You are on page 1of 103

Trường ĐH Kinh Tế TP.

Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Tiểu luận

Đầu tư quốc tế gián tiếp, thực trạng và giải


pháp ở Việt Nam

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 1


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 4

1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................. 5

2. Đố i tượng và phạm vi nghiên cứu. ..................................................................................... 1

3. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................................... 6

4. Kết cấu của bài tiểu luận...................................................................................................... 6

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC


NGOÀI FPI ................................................................................................................................... 7

1.1 Khái niệm đầu tư gián tiếp FPI ......................................................................................... 4

1.2 Đặc trưng của FPI............................................................................................................... 8

1.3 Tính chất của FPI................................................................................................................ 6

1.3.1 Tính thanh khoản cao ............................................................................................. 6

1.3.2 Tính bất ổn định.................................................................................................... 10

1.3.3 Tính dễ đảo ngược................................................................................................ 10

1.4 So sánh FPI và FDI ............................................................................................................ 7

1.4.1 Điểm tương đồng .................................................................................................... 7

1.4.2 Điểm khác biệt ...................................................................................................... 11

1.5. Các quy chế đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.............................................. 13

1.5.1. Công ty chứng khoán............................................................................................... 11

a. Định nghĩa:....................................................................................................................... 15

b. Phân loại các công ty chứng khoán .............................................................................. 15

1.5.2 Công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán.................................................. 25

1.5.3. Quyền mua cổ phiếu các doanh nghiệp Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài 43

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở
VIỆT NAM.................................................................................................................................. 48

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 2


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

2.1 Thực trạng hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam. .............................. 49

2.2 Các giai đoạn thu hút FPI tại Việt Nam......................................................................... 49

2.2.1 Giai đoạn 1(1988-1997): .......................................................................................... 49

2.2.2 Giai đoạn 2 (1998-2002): ......................................................................................... 49

2.2.3 Giai đoạn 3 (2003-2007): ......................................................................................... 50

2.2.4 Giai đoạn 4 (2008-nay):............................................................................................ 50

2.3 Hoạt động của các công ty chứng khoán....................................................................... 52

2.3.1 Giai đoạn 2000 - 2005............................................................................................... 52

2.3.2. Giai đoạn 2006 : ....................................................................................................... 53

2.3.3 Giai đoạn 2007:.......................................................................................................... 54

2.3.4 Giai đoạn 2008:.......................................................................................................... 55

2.3.5 Giai đoạn 2009 ........................................................................................................... 57

2.3.6 Giai đoạn 2010........................................................................................................... 58

2.3.7 Giai đoạn 2011 ........................................................................................................... 61

2.3.8 Tác động của các công ty chứng khoán nước ngoài ............................................. 61

2.4 Hoạt động của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư ở Việt Nam............... 62

2.4.1 Giai đoạn từ năm 1991 - 2000 ................................................................................. 62

2.4.2 Giai đoạn 2000 đến nay. ........................................................................................... 62

2.4.3 Một số công ty Quản lý quỹ chủ yếu ...................................................................... 66

2.4.4 Một số quỹ đầu tư chủ yếu ....................................................................................... 69

2.4.5 Những tác động tích cực của các quỹ đầu tư nước ngoài..................................... 74

2.5 Hoạt động của các nhà đầu tư lẻ..................................................................................... 75

2.5.1 Thực trạng hoạt động của nhà đầu tư nhỏ lẻ nước ngoài trong thời gian qua. .. 75

2.6 Tác động của nguồn vốn đầu tư gián tiếp. .................................................................... 82

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 3


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

2.6.1 Những tác động tích cực:.......................................................................................... 82

2.6.2 Tác động tiêu cực. ..................................................................................................... 83

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN
TIẾP NƯỚC NGOÀI ................................................................................................................. 85

3.1. Nhó m giải pháp về luật lệ chính sách.......................................................................... 86

3.1.1. Tái cấu trúc thị trường chứng khoán một cách sâu rộng. .................................... 86

3.1.2. Hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý nhằm khuyến khích tổ chức và cá nhân
tham gia vào TTCK Việt Nam........................................................................................... 87

3.1.3. Xây dựng và áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị và điều hành doanh
nghiệp.................................................................................................................................... 89

3.1.4. Thiết lập chính sách bình đẳng về ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, phí, lệ phí
giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.......................................................................... 90

3.2. Nhóm giải pháp phát triển thị trường. .......................................................................... 91

3.3. Nhóm giải pháp về các yếu tố đảm bảo khác. ............................................................. 94

KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 98

LỜI MỞ ĐẦU

-----

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 4


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể.
Chỉ số GDP tăng liên tục trong nhiều năm. Muốn duy trì và tăng tốc độ tăng trưởng GDP
trong thời gian tới, nền kinh tế Việt Nam cần được đầu tư một lượng vốn lớn không chỉ
từ Chính phủ, các đơn vị kinh tế, hộ gia đình, từng cá nhân trong nước mà còn từ các nhà
đầu tư nước ngoài. Để có thể huy động nguồn vốn lớn từ mọi đối tượng trong cũng như
ngoài nước, chúng ta cần có nhiều kênh huy động vốn hiệu quả. Huy động vốn thông qua
đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là một kênh huy động như thế.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cải tiến về cơ chế chính sách nhằm
thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài và cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy
nhiên bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn tồn tại đã và đang cản trở quá trình thu hút
nguốn vốn này. Do đó việc đánh giá lại thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài thời gian qua đồng thời đề ra những giải pháp để tăng cường thu hút nguồn vốn này
nhằm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế trong thời gian tới là một vấn đề cấp bách
và có ý nghĩa thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Đầu tư quốc tế
gián tiếp, thực trạng và giải pháp ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của
mình.
1. Mục tiêu nghiên cứu.
 Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về đầu tư gián tiếp nước ngoài.
 Điểm qua thực trạng hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong
thời gian vừa qua.
 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thu
hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua và các giải pháp
để tăng cường thu hút nguồn vốn này trong thời gian tới.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 5


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động của các công ty
chứng khoán, các quỹ đầu tư nước ngoài và hoạt động của các nhà đầu tư nước
ngoài nhỏ lẻ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu.
 Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, thống kê mô tả đóng vai trò chủ
đạo trong suốt quá trình nghiên cứu tiểu luận.
4. Kết cấu của bài tiểu luận.
 Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư gián tiếp.
 Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư gián tiếp vào Việt Nam thời gian qua.
 Chương 3: Các giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư quốc tế gián tiếp ở Việt
Nam.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 6


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ


NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI FPI

1.1 Khái niệm đầu tư gián tiếp FPI


Theo quy định trong Khoản 3, Điều 3 của Luật Đầu tư mới: "Đầu tư gián tiếp
là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có
Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 7
Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian
khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư".

Theo cách hiểu này, đầu tư gián tiếp nước ngoài là các khoản đầu tư gián tiếp
do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện – để phân biệt với đầu tư gián tiếp trong nước
do các nhà đầu tư trong nước thực hiện – thông qua 2 hình thức chủ yếu sau:

Nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có
giá khác của các doanh nghiệp, của chính phủ và của các tổ chức tự trị được phép phát
hành trên thị trường tài chính.

Nhà đầu tư gián tiếp thực hiện đầu tư thông qua Quỹ đầu tư chứng
khoán hoặc định chế tài chính trung gian khác trên thị trường tài chính.

1.2 Đặc trưng của FPI

Thứ nhất, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp phát
hành chứng khoán hoặc các hoạt động quản lý nói chung của cơ quan phát hành chứng
khoán.

Thứ hai, nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất,
công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong trực tiếp đầu tư
(FDI). FPI là đầu tư tài chính thuần túy trên thị trường tài chính.

Như vậy có thể thấy, FPI là một khái niệm khá mới mẻ, nhất là ở nước ta, vì
chúng xuất hiện và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của thị trường
chứng khoán quốc gia và quốc tế.

Trên thực tế, mặc dù FPI dùng để chỉ các hình thức đầu tư không phải là đầu
tư trực tiếp nước ngoài truyền thống (tức đầu tư để lập doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài, lập liên doanh hoặc công ty cổ phần và kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh
doanh…), song sự phân biệt này không phải lúc nào cũng rạch ròi và thống nhất.
Chẳng hạn, khi nhà đầu tư dùng vốn của mình để mua cổ phiếu của doanh nghiệp, nếu

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 8


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

tỷ lệ cổ phiếu do nhà đầu tư nắm giữ thấp hơn mức nhất định (10% theo tiêu chuẩn
của IMF và 30% theo tiêu chuẩn của Việt Nam hiện hành) là đầu tư gián tiếp, nhưng
khi vượt ngưỡng này lại được xếp vào đầu tư trực tiếp và khi đó, nhà đầu tư có thể
dùng quyền bỏ phiếu của mình để can thiệp trực tiếp vào thực tế quản lý, kinh doanh
của doanh nghiệp…

Cũng như FDI, động thái dòng FPI chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của
các nhân tố như bối cảnh quốc tế (hòa bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại giao
và môi trường pháp lý quốc tế thuận lợi); nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư
nước ngoài; mức độ tự do hóa và sức cạnh tranh (chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự
thân thiện, thuận tiện của quản lý nhà nước đối với nhà đầu tư) của môi trường đầu tư
trong nước; sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói
riêng, của các thể chế thị trường nói chung của nước tiếp nhận đầu tư v.v…

Nhưng khác với FDI, FPI chịu ảnh hưởng trực tiếp mạnh hơn từ các nhân tố
như: sự phát triển và độ mở cửa của thị trường chứng khoán, chất lượng của các cổ
phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và Nhà nước phát hành, cũng như các chứng khoán
có giá khác lưu thông trên thị trường tài chính; sự đa dạng và vận hành có hiệu quả
của các định chế tài chính trung gian (trước hết là các quỹ đầu tư chứng khoán, công
ty đầu tư tài chính các loại, các quỹ đầu tư đại chúng, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ
thành viên); sự phát triển và chất lượng của hệ thống thông tin và dịch vụ chứng
khóan, trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn và dịch vụ định mức hệ số
tín nhiệm doanh nghiệp và chứng khoán. Dòng FPI sẽ chảy mạnh vào trong nước tỷ lệ
thuận và cấp số nhân cùng với sự gia tăng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp,
doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động hiệu
quả ở trong nước, cũng như cùng với việc nới rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà
đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp đó…

1.3 Tính chất của FPI

1.3.1 Tính thanh khoản cao

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 9


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Do mục đích của FPI là tỷ suất lợi tức cao với một mức độ rủi ro nhất định (hoặc
tỷ suất lợi tức nhất định với mức rủi ro thấp nhất) chứ không quan tâm đến quá trình
sản xuất kinh doanh giống như trong phương thức FDI, cho nên NĐT nước ngoài sẵn
sàng bán lại những chứng khoán mà họ đang nắm giữ để đầu tư sang thị trường
khác hoặc chứng khoán khác với tỷ suất lợi tức dự tính cao hơn, an toàn hơn. Tính
thanh khoản cao của FPI khiến cho hình thức đầu tư này trở thành khoản mục đầu tư
ngắn hạn mặc dù cố phiếu được coi là chứng khoán dài hạn và nhiều loại trái phiếu
giao dịch trên TTCK có thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm.

1.3.2 Tính bất ổn định

Tính thanh khoản cao là nguyên nhân làm cho dòng vốn FPI mang tính bất ổn
định. Sự bất ổn định, trong một giới hạn nào đó có thể có lợi do nó làm cho thị trường
tài chính nội địa hoạt động năng động và hiệu quả hơn, vốn đầu tư không ngừng được
phân bổ lại, dịch chuyến từ nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp sang nơi có tỷ suất lợi nhuận
cao. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra với tốc độ quá nhanh, những ảnh hưởng xấu đến
hệ thống tài chính và tình trạng bất ổn định của nền kinh tế xảy ra là không thể tránh
khỏi. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn đối với các nước có thị trường tài chính mới
hình thành và nền kinh tế còn trong giai đoạn chuyển đổi như Việt Nam.

1.3.3 Tính dễ đảo ngược

Tính dễ đảo ngược của dòng vốn FPI thực sự gây tác động xấu đến nền kinh tế, nó
là hệ quả của hai đặc tính thanh khoản cao và bất ổn định. Do dễ đảo ngược cho nên có
thể chỉ trong khoảng thời gian ngắn một lượng vốn FPI lớn tháo lui “bẻ ghi” đầu tư
sang thị trường khác để lại hậu quả khôn lường cho nền kinh tế. Kinh nghiệm khủng
khoảng kinh tế tài chính của các nước châu Á vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20 đã cho
thấy tác hại của sự đảo ngược dòng vốn FPI khi nền kinh tế của các quốc gia này xuất
hiện những khoảng trống, hậu quả là nền kinh tế bong bóng nhanh chóng bị sụp đổ mà
trong ngắn hạn khó có thể khắc phục được.

1.4 So sánh FPI và FDI


Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 10
Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

1.4.1 Điểm tương đồng

Thứ nhất, cả hai đều là hoạt động đưa vốn ra nước ngoài làm tăng lượng vốn và
dự trữ ngoại tệ của nước chủ nhà. FDI và FPI xuất hiện do nhu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế.

Thứ hai, luồng vốn được luân chuyển từ nước của nhà đầu tư sang nước sử dụng
vốn đầu tư, nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Để tạo lợi ích tốt nhất cho
mình, nhà đầu tư có thể lựa chọn cho mình cách thức đầu tư phù hợp nhất hoặc kết
hợp cả 2 hình thức trên. Lợi nhuận của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp và tỉ lệ thuận với số vốn đầu tư. Do đó, tình hình hoạt động của
doanh nghiệp là mối quan tâm chung của hai hoạt động đầu tư này.

Thứ ba, cả hai nguồn vốn này đều chịu sự điều chỉnh của nhiều luật lệ khác nhau.
Do đều là đầu tư quốc tế nên cả FDI và FPI đều chịu sự điều chỉnh của nhiều luật lệ
khác nhau. Mặc dù các hoạt động này chịu ảnh hưởng lớn từ luật pháp nước tiếp nhận
đầu tư nhưng trên thực tế vẫn bị điều chỉnh bởi các điều ước, thông lệ quốc tế và luật của
bên tham gia đầu tư. Do đó, để tạo một môi trường đầu tư lành mạnh, tránh những xung
đột và tranh chấp không đáng có, trong quá trình hội nhập và phát triển, các nước nên có
sự điều chỉnh luật lệ của mình gần và phù hợp với điều ước và luật lệ quốc tế.

1.4.2 Điểm khác biệt


Điểm khác biệt thứ nhất là quyền sử dụng và quyền sở hữu nguồn vốn. Với FDI,
nhà đầu tư có quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn còn FPI nhà đầu tư chỉ có quyền sở
hữu chứ không có quyền sử dụng vốn. Khi đầu tư theo hình thức trực tiếp, nhà đầu tư
vừa là người bỏ vốn, vừa là người trực tiếp quản lý điều hành việc sử dụng vốn của
mình, vừa có quyền tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, nhà đầu tư đặc
biệt quan tâm tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì liên quan trực
tiếp đến lợi nhuận của họ. Lợi ích thu được theo lợi nhuận công ty và được chia theo tỉ
lệ vốn góp. Trái lại, n ếu đầu tư theo hình th ức vốn gián t iếp FPI, nhà đầu tư chỉ đơn
thuần là hoạt động bỏ vốn, đầu tư vốn vào doanh nghiệp thông qua việc mua bán

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 11


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

chứng khoán hoặc những tài sản có giá khác, nhà đầu tư không có quyền tham dự vào
hoạt động của công ty. Lợi nhuận thu được từ việc chia cổ tức hoặc việc bán chứng
khoán thu chênh lệch, Tuy nhiên, nếu nắm giữ một t rên mộ t tỷ lệ cổ phần nhất định,
FPI có thể trở thành FDI, nhà đầu tư có quyền ra quyết định đối với công ty họ bỏ vốn.

Điểm khác biệt thứ hai là tốc độ luân chuyển vốn: FPI có khả năng luân chuyển vốn
tốt hơn FDI. Đặc điểm nổi bật nhất của FPI là t ính bất ổn định. Việc bán chứng khoán
diễn ra đơn giản hơn nhiều so với việc hủy bỏ một dự án đầu tư trong đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Do đó, tốc độ luân chuyển vốn của FPI cao hơn nhiều so với FDI. Điều
này có thể giúp các nền kinh tế mới nổi tăng tính linh hoạt, thúc đẩy quá trình phát triển
của mình. Tuy nhiên, trong thời kì nền kinh tế suy thoái, lượng vốn ra và vào quá nhanh
lại làm nền kinh tế mất tính cân bằng, gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất,
Ngược lại, FDI là nguồn bổ sung vốn dài hạn cho nước chủ nhà không dễ bị rút đi trong
thời gian ngắn vì gắn liền với hoạt động của dự án. Nước chủ nhà sẽ được tiếp nhận
một nguồn vốn lớn bổ sung cho vốn đầu tư trong nước mà không lo phải trả nợ. Ví dụ
như, nếu nhà đầu tư chọn hình thức đầu tư trực tiếp FDI vào một dự án xây dựng 1 công
trình, muốn thu hồi vốn thì phải đợi công trình được hoàn thiện và như vậy có thể sẽ
mất tới rất nhiều năm. Trong khi đó, nếu đầu tư vào thị trường chứng khoán, có thể dễ
dàng thu hồi vốn bằng cách bán lại chứng khoán.

Điểm khác biệt thứ ba là tính chấp nhận rủi ro: FPI thường chấp nhận rủi ro cao
hơn FDI. FDI thường hướng tới cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận cụ thể, có thể tính
toán và dự báo với xác suất thành công cao. Ngược lại, nhà đầu tư gián tiếp có điều kiện
theo đuổi những cơ hội đầu tư với mức rủi ro lớn hơn với kì vọng vào thời cơ tăng
trưởng bùng nổ trong tương lai.

Về hình thức đầu tư: FPI chỉ là hoạt động luân chuyển vốn còn FDI là hoạt
động luân chuyển vốn có thể kèm theo các loại hình đầu tư khác. FDI không chỉ gắn với
việc di chuyển vốn mà còn đi kèm hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến
thức và kinh nghiệm, tạo thị trường mới cho cả bên đầu tư và tiếp nhận đầu tư. Vốn

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 12


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp
định mà còn bao gồm cả vốn vay doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án cũng
như vốn đầu tư trích từ lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Thông thường, FDI thường đi kèm với 3 yếu tố: hoạt động thương mại, chuyển giao
công nghệ, di cư lao động. Sản phẩm của FDI thường thấy là những nhà máy mới,
hiện đại ; mạng lưới công nghệ thông tin cao cấp; những khu thương mại khổng lồ;
những lao động chất lượng cao giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ quốc tế.

Về đối tượng tiếp nhận đầu tư FPI thường đi vào các nước phát triển trong khi FDI
lại chuyển từ nước phát triển sang các nước đang phát triển. Để thực hiện FPI cần 1 hệ
thống tài chính hoạt động hiệu quả. Trong khi đó, các nước kém phát triển lại có hệ
thống tài chính yếu nên FPI có xu hướng luân chuyển giữa các nước phát triển với nhau
hoặc các nước đang phát triển sang các nước phát triển. Trong khi đó, FDI nhằm mục tiêu
tìm kiếm thị trường, nguồn nhân công rẻ, lợi nhuận cao

Về chủ thể đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện chủ yếu bằng các
Công ty xuyên quốc gia, các thương nhân. Những công ty xuyên quốc gia rất lớn và có
lịch sử phát triển lâu đời là Unilever, Ford Motor, Royal Dutch Shell, Siemens. Còn đầu
tư gián tiếp được thực hiện bởi Nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế.

1.5. Các quy chế đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

* Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt
Nam
Luật chứng khoán số 70/2006/QH 11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 do Quốc hội
khóa 11 ban hành.

Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán

Nghị định số 84/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 08 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi
NĐ 14/2007/NĐ-CP.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 13


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 04 năm 2007 về việc ban hành Quy
chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán

Quyết định 126/2008/QĐ-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế
tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán

Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC ngày 5 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về quy chế thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2007 của Bộ
Trưởng Bộ Tài chính về quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý quỹ.

Quyết định số 125/2008/QĐ-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ Trưởng Bộ


Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của QĐ 35/2007/QĐ-BTC.

Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2007 của chính phủ về việc nhà
đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam.

Thông tư 07/2007/TT-NHNN ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Ngân hàng Nhà
nước hướng dẫn thưc hiện NĐ 69/2007/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài
mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam.

Quyết định 121/2008/QĐ-BTC ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài Chính về
việc ban hành quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.

Quyết định 88/2009/QĐ-TTg ngày 18 tháng 06 năm 2009 về quy chế góp vốn,
mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam

Thông tư 131/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 09 năm 2010 của Bộ tài chính Hướng
dẫn thực hiện quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các
doanh nghiệp VN.

Quyết định 55/2009/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của Nhà đầu tư nước ngoài trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.

***************************************************************

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 14


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

1.5.1. Công ty chứng khoán.

1.5.1.1 Khái quát về công ty chứng khoán

a. Định nghĩa:

Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian ở thị trường chứng khoán,
thực hiện trung gian tài chính thông qua các hoạt động chủ yếu như mua bán chứng
khoán, môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, phát hành và bảo
lãnh chứng khoán, tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư. Công ty chứng khoán có thể
tham gia quá trình trao đổi cổ phiếu trong thị trường với vai trò trung gian. (nguồn:
Wikipedia)

Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng
khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự
doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.
(Trích Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán-Quyết định số
27/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007 của Bộ Tài Chính).

b. Phân loại c ác công ty chứng khoán

Các công ty môi giới chứng khoán hiện nay trên thế giới được chia thành 2 nhóm
chính: full-service brokerage firms (tạm dịch là công ty "tổng hợp") và dis count
firms (công ty "chuyên doanh").

Công ty "chuyên doanh" chỉ cung cấp 2 loại


dịch vụ duy nhất là thực hiện lệnh (order
execution) và thanh toán (clearance) khi
lệnh mua/bán "khớp" với 1 hoặc nhiều lệnh
khác. Một trong những ưu điểm chính của
các công ty "chuyên doanh" là phí hoa hồng
sẽ thấp hơn khoảng từ 1/4 cho đến 2/3 so với
các công ty "tổng hợp".

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 15


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Các công ty "tổng hợp": ngoài việc cung cấp 2 loại dịch vụ kể trên, còn cung cấp
các dịch vụ khác như: phát hành các bản nghiên cứu tình hình đầu tư (investment
research reports) do các chuyên viên phân tích của phòng nghiên cứu soạn thảo,
cung cấp dịch vụ quản lý tài s ản (asset management), tư vấn đầu tư (investment
advice), giúp lập các dự toán tài chính (financial planning), tư vấn các biện pháp
giảm hoặc tránh thuế (tax shelters)… cho khách hàng. Ngày nay, cụm từ "dịch vụ
môi g iới" đang dần dần được thay bằng thuật ngữ "các dịch vụ tài chính" do các
dịch vụ mà nhà môi giới cung cấp cho khách hàng ngày càng được mở rộng. Các
công ty "tổng hợp" này được chia làm nhiều loại như sau:

o Wire houses: là các công ty cung cấp rất nhiều loại hình công cụ đầu tư cho
khách hàng và đối tượng chủ yếu của các công ty này là những nhà đầu tư cá
nhân, mặc dù họ cũng phục vụ các nhà đầu tư có tổ chức và tiến hành mua bán
cho chính mình. Merrill Lynch, Dean Witter Reynolds, Shearson/Hutton,
Prudential Bache, Smith Barney… là những công ty thuộc loại này.

o Specialized firms: là những công ty chỉ chuyên cung cấp dịch vụ liên quan
đến một hoặc một số rất ít các công cụ đầu tư. Lebenthal & Co. là một công ty
rất nổi tiếng chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến trái phiếu đô thị

o Carriage trade houses: các công ty "đóng đô" tại thành phố New York.
Khách hàng của các công ty này đều được lựa chọn kỹ càng và đều là khách
hạng sang. Muốn mở tài khoản tại các công ty này, nhất thiết phải được sự giới
thiệu của các khách hàng hiện tại. Dịch vụ do các công ty này cung cấp đều
được cá nhân hóa cao độ để phù hợp với từng khách hàng. Morgan Stanley,
Donaldson Lufkin, Bear Stearns … đều thuộc dạng này.

o Bouti que firms: là các công ty vừa có đặc điểm của một carriage trade firm
vừa có đặc điểm của một wire house. Dịch vụ do các công ty này cung cấp
cũng mang tính chất cá nhân hóa như các carriage trade houses. Đối tượng của
các công ty này là những nhà đầu tư có thu nhập trung bình. Một số các công
ty thuộc dạng này là Grunthal, Butcher and Singer, F.S. Mos ely…
Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 16
Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

c. Quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán tại Việt Nam

Theo quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007 về việc ban hành Quy chế tổ
chức và hoạt động công ty chứng khoán (sau đây gọi tắt là quy chế) gồm 7 chương
với 46 đ iều:

Chương 1: Những quy định chung (điều 1-2)

Chương 2: Giấy phép thành lập và hoạt động (điều 3-9)

Chương 3: Tổ chức công ty chứng khoán (điều 10-23)

Chương 4: Quản lý an toàn tài chính (điều 24-29)

Chương 5: Hoạt động của công ty chứng khoán (điều 30-42)

Chương 6: Chế độ báo cáo, lưu trữ, công bố thông tin (điều 43-45)

Chương 7: Tổ chức thực hiện (điều 46)

Ngoài ra còn có Quyết định 126/2008/QĐ-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán.

 Một số nội dung cơ bản của quy chế

a. Quy định về hoạt động của công ty chứng khoán

 Môi giới chứng khoán: là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện
mua, bán chứng khoán cho khách hàng.

 Tự doanh chứng khoán: là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán
cho chính mình.

 Bảo lãnh phát hành chứng khoán: là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết
với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận
mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số
chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ
chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 17


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

 Tư vấn đầu tư chứng khoán: là việc công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu
tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng
khoán.

 Lưu ký chứng khoán: là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán
cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến s ở hữu chứng
khoán.

 Nghiệp vụ tư vấn tài chính.

b. Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán

 Có trụ sở đảm bảo các yêu cầu sau: Quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu một
năm, trong đó diện tích làm sàn giao dịch phục vụ nhà đầu tư tối thiểu 150 m2 ; Có đủ
cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh, bao gồm: sàn giao dịch phục
vụ khách hàng; thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm thực hiện
hoạt động giao dịch chứng khoán; trang thông tin điện tử, bảng tin để công bố thông
tin cho khách hàng; hệ thống kho, két bảo quản chứng khoán, tiền mặt, tài sản có giá
trị khác và lưu giữ tài liệu, chứng từ giao dịch đối với công ty chứng khoán có nghiệp
vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán; Hệ thống phòng cháy chữa cháy
theo quy định của pháp luật; Có hệ thống an ninh, bảo vệ an toàn trụ sở làm việc.

 Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Điều
18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 18


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Trích Đi u 18 Ngh đ nh s 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 c a


Chính ph quy đ nh chi ti t thi hành m t s đi u c a Lu t Ch ng khoán:

V n pháp đ nh cho các nghi p v kinh doanh c a công ty ch ng khoán, công


ty ch ng khoán có v n đ u t n c ngoài, chi nhánh công ty ch ng khoán n c
ngoài t i Vi t Nam là:

a) Môi gi i ch ng khoán: 25 t đ ng Vi t Nam;

b) T doanh ch ng khoán: 100 t đ ng Vi t Nam;

c) B o lãnh phát hành ch ng khoán: 165 t đ ng Vi t Nam;

d) T v n đ u t ch ng khoán: 10 t đ ng Vi t Nam.

Tr ng h p t ch c đ ngh c p gi y phép cho nhi u nghi p v kinh doanh,


v n pháp đ nh là t ng s v n pháp đ nh t ng ng v i t ng nghi p v xin c p
phép.

 Giám đốc (Tổng Giám đốc) phải đáp ứng các quy định sau: Không phải là người
đã từng hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù hoặc bị tòa án tước
quyền hành nghề theo quy định của pháp luật; Chưa từng là người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp bị phá sản, trừ trường hợp phá sản vì lý do bất khả kháng;
Trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc : có bằng đại học hoặc trên đại học; có kinh
nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán ít nhất 03 năm
và có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu 03 năm; Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề
nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán; Có Chứng chỉ hành nghề chứng
khoán; Chưa từng bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt theo pháp luật chứng
khoán và thị trường chứng khoán trong vòng 02 năm gần nhất; có tối thiểu 03 người
hành nghề chứng khoán cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 19


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

 Đối với cá nhân góp vốn: Cá nhân là cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập phải
đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Chứng khoán; Chỉ được phép sử
dụng vốn của chính mình để góp vốn, không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu
tư của tổ chức, cá nhân khác. Cá nhân tham gia góp vốn phải chứng minh khả năng
góp vốn bằng tiền, chứng khoán, hoặc các tài sản khác. Giá trị tiền, chứng khoán, tài
sản khác để chứng minh năng lực tài chính tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp vào
công ty chứng khoán. Thời điểm xác nhận giá trị tiền, chứng khoán hoặc tài sản khác
để chứng minh năng lực tài chính tối đa không quá ba mươi (30) ngày tính đến ngày
hồ sơ đề nghị thành lập công ty chứng khoán đã đầy đủ và hợp lệ.

 Đối với pháp nhân: Đang hoạt động hợp pháp; có thời gian hoạt động tối thiểu là
05 năm; Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty
trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên phải có tối thiểu hai (02) cổ đông sáng
lập, thành viên sáng lập là tổ chức, trong đó phải có ít nhất 01 tổ chức là ngân hàng
thương mại, công ty tài chính hoặc công ty bảo hiểm.Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn
góp của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều
lệ, trong đó tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là ngân
hàng thương mại, công ty tài chính hoặc công ty bảo biểm tối thiểu phải đạt 30% vốn
điều lệ của công ty chứng khoán; Đối với công ty chứng khoán thành lập theo hình
thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng
thương mại, công ty tài chính hoặc công ty bảo hiểm; Nguồn vốn góp của pháp nhân
phải là nguồn vốn hợp pháp và được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận, không được
sử dụng vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; Tại Báo cáo tài chính
được kiểm toán năm gần nhất và tại báo cáo tài chính được kiểm toán tính tới thời
điểm gần nhất (nhưng không quá 90 ngày tính đến thời điểm hồ sơ đề nghị thành lập
công ty chứng khoán đã đầy đủ và hợp lệ), tổ chức tham gia góp vốn phải đáp ứng các
điều kiện sau:

- Vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi các quỹ khen thưởng, phúc lợi và trừ đi tài sản dài hạn
tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp vào công ty chứng khoán. Trường hợp pháp

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 20


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

nhân là công ty bảo hiểm: vốn chủ sở hữu cộng nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng
nghiệp vụ bảo hiểm sau khi trừ đi tài sản dài hạn tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến
góp vào công ty chứng khoán. Trường hợp pháp nhân là ngân hàng thương mại, công
ty tài chính: vốn điều lệ cộng Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ sau khi trừ đi tài sản dài
hạn tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp vào công ty chứng khoán.

- Tài sản lưu động ròng tối thiểu phải bằng số vốn góp.

- Pháp nhân hoạt động kinh doanh phải có lãi trong 02 năm liền trước năm xin phép
thành lập công ty chứng khoán và không có lỗ luỹ kế đến thời điểm hồ sơ đề nghị
thành lập công ty chứng khoán đã đầy đủ và hợp lệ;

Công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính tham gia góp vốn thành
lập công ty chứng khoán phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn vốn
và các điều kiện tài chính khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”

 Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập công ty chứng khoán không được chuyển
nhượng cổ phần, phần vốn góp ban đầu của mình trong vòng 03 năm kể từ ngày được
cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông
sáng lập, thành viên sáng lập khác, trong đó, ngân hàng thương mại, công ty tài chính
hoặc công ty bảo hiểm phải luôn đảm bảo nắm giữ tối thiểu 30% vốn điều lệ công ty
chứng khoán.

c. Thủ tục cấp Giấy phép thành l ập và hoạt động công ty chứng khoán

 Sau khi nhận được hồ sơ theo quy định, trong thời hạn 30 ngày Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước xem xét chấp thuận nguyên tắc việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt
động công ty chứng khoán. Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ đề nghị
cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước có quyền đề nghị người đại diện trong số cổ đông sáng lập, thành viên sáng
lập hoặc người dự kiến được bổ nhiệm, tuyển dụng làm Giám đốc (Tổng giám đốc)
của công ty chứng khoán giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản. Trong vòng 30 ngày,
kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có yêu cầu bằng văn bản, các cổ đông

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 21


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

sáng lập, thành viên sáng lập công ty chứng khoán phải bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Sau thời hạn trên, nếu các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập không bổ sung, hoàn
thiện đầy đủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không tiếp tục xem xét hồ sơ.

 Trong vòng 06 tháng, kể từ ngày được chấp thuận nguyên tắc, tổ chức xin cấp
phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán phải hoàn tất việc đầu tư cơ sở vật
chất kỹ thuật, chuẩn bị đủ người hành nghề chứng khoán và phong toả vốn pháp định.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra cơ sở vật chất tại trụ sở công ty chứng khoán
trước khi chính thức cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Trường hợp không hoàn
tất theo thời gian quy định, việc chấp thuận nguyên tắc coi như bị huỷ bỏ.

 Số vốn pháp định phải được gửi vào một tài khoản phong toả tại ngân hàng do Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước chỉ định và phải có xác nhận của ngân hàng này về số
vốn trên tài khoản phong toả. Số vốn này chỉ được giải toả và phải được chuyển vào
tài khoản của công ty chứng khoán sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
chính thức cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

 Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được xác nhận phong tỏa vốn của ngân
hàng do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chỉ định và biên bản kiểm tra cơ sở vật chất
trụ sở công ty, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
cho công ty chứng khoán. Trường hợp từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 Công ty chứng khoán phải chính thức hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ
ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

 Trường hợp có bất kỳ thay đổi liên quan đến vốn đóng góp và cơ cấu cổ đông sáng
lập, thành viên sáng lập trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kể
từ khi chấp thuận nguyên tắc cho đến khi chính thức đi vào hoạt động, việc chấp
thuận nguyên tắc coi như bị huỷ bỏ.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 22


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán

Nộp hồ sơ đăng ký thành lập tại UBCKNN

UBCKNN chấp thuận nguyên tắc (30 ngày)

Hoàn tất CSVCKT và phong tỏa vốn (06 tháng)

UBCKNN kiểm tra CSVCKT

UBCKNN nhận XN PTV và BB KT CSVC

UBCKNN cấp Giấy phép thành lập (7 ngày)

Chính thức đi vào hoạt động (12 tháng)

d. Thủ tục chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi công ty chứng khoán

- Công ty chứng khoán khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi phải được Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước ra quyết định chấp thuận chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi công ty
chứng khoán. Trường hợp từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do.

- Công ty mới hình thành sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi chỉ được
phép hoạt động ngành nghề kinh doanh chứng khoán khi đáp ứng các điều kiện kinh

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 23


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

doanh chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán và phải hoàn tất hồ sơ đề
nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định.

- Việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất chuyển đổi công ty chứng khoán được thực hiện
theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

- Công ty mới hình thành từ việc chia, tách, hợp nhất phải hoàn tất hồ sơ và làm thủ
tục đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định.

- Trường hợp tách công ty, công ty bị tách phải chứng minh đủ điều kiện hoạt động
kinh doanh chứng khoán để duy trì Giấy phép thành lập và hoạt động.

- Công ty được hình thành sau khi sáp nhập công ty, chuyển đổi hình thức công ty
phải thực hiện việc đổi Giấy phép thành lập và hoạt động.

e. Nguyên tắc tổ chức trong công ty chứng khoán

- Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phải đảm bảo tách biệt về văn phòng làm
việc, nhân sự, hệ thống dữ liệu, báo cáo giữa các bộ phận nghiệp vụ có xung đột giữa
lợi ích của công ty chứng khoán và của khách hàng hoặc giữa lợi ích của các khách
hàng với nhau.

- Công ty chứng khoán phải tuân thủ các nguyên tắc về quản trị công ty được quy
định trong Điều lệ công ty. Công ty chứng khoán là công ty đại chúng phải tuân thủ
quy định pháp luật về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng.

- Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của một công ty
chứng khoán không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội
đồng thành viên của công ty chứng khoán khác.

- Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Giám đốc chi
nhánh không được đồng thời làm việc cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
hoặc doanh nghiệp khác; Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty chứng khoán không
được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của công ty
chứng khoán khác.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 24


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

 Nguyên tắc quản lý an toàn tài chính:

- Công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần được mua lại
không quá 10% số cổ phần phổ thông đã bán làm cổ phiếu quỹ.

- Công ty chứng khoán phải duy trì tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng vốn nợ điều chỉnh tối
thiểu bằng 5%.

- Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán không được vượt quá
sáu lần. Nợ ngắn hạn tối đa bằng tài sản ngắn hạn.

- Công ty chứng khoán được mua, đầu tư vào tài sản cố định của mình theo nguyên
tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không được vượt quá 50% vốn điều lệ của công
ty CK.

1.5.2 Công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán.


1.5.2.1 Khái quát về công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán

a. Khái niệm

Công ty quản lý quỹ đầu tư là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động cung cấp
dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Ngoại trừ Công ty quản lý quỹ được cấp phép, các tổ chức kinh tế khác không được
cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư.

Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích
kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể
cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với
việc ra quyết định đầu tư của quỹ.

b. Đặc điểm của quỹ đầu tư chứng khoán

- Thứ nhất, quỹ luôn dành đa số vốn đầu tư của Quỹ để đầu tư vào chứng khoán. Quỹ
có thể xây dựng danh mục đầu tư đa dạng và hợp lý theo quyết định của các nhà đầu
tư nhằm tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Ngoài việc chủ yếu đầu tư vào

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 25


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán cũng có thể tiến hành đầu tư vào những lĩnh
vực khác như góp vốn, kinh doanh bất động sản v.v..

- Thứ hai, quỹ được quản lý và đầu tư một cách chuyên nghiệp bởi công ty quản lý
quỹ đầu tư chứng khoán. Nói cách khác, các nhà đầu tư đã uỷ thác cho công ty quản
lý quỹ đầu tư chứng khoán việc quản lý quỹ và tiến hành hoạt động đầu tư chứng
khoán từ số vốn của quỹ. Công ty quản lý quỹ có thể cử ra một cá nhân chịu trách
nhiệm thực hiện việc quản lý quỹ gọi là nhà quản trị quỹ. Để đảm bảo công ty quản lý
quỹ đầu tư chứng khoán tiến hành hoạt động đúng như mong muốn của các nhà đầu
tư, quỹ đầu tư chứng khoán cần phải có một ngân hàng giám sát. Ngân hàng này sẽ
thay mặt các nhà đầu tư để giám sát cũng như giúp đỡ quỹ đầu tư chứng khoán hoạt
động đúng mục tiêu mà các nhà đầu tư đã đề ra, tránh tình trạng công ty quản lý quỹ
tiến hành các hoạt động đi ngược lại lợi ích của nhà đầu tư.

- Thứ ba, quỹ có tài sản độc lập với tài sản của công ty quản lý quỹ và các quỹ khác
do công ty này quản lý. Đặc điểm này đảm bảo việc đầu tư của quỹ đầu tư chứng
khoán tuân thủ đúng mục đích đầu tư, không bị chi phối bởi lợi ích khác của công ty
quản lý quỹ. Sự tách bạch về tài sản giữa công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng
khoán nhằm đảm bảo công ty quản lý quỹ hoạt động quản lý vì lợi ích của các nhà
đầu tư vào quỹ chứ không vì mục đích của riêng mình. Từ yêu cầu tách bạch về tài
sản đã chi phối rất lớn đến nội dung những quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ
của công ty quản lý quỹ.

c. Phân loại Quỹ đầu tư chứng khoán:

Phân loại theo phương thức huy động vốn và quyền quản lý:

 Quỹ đại chúng: là loại quỹ đầu tư chứng khoán được chào bán chứng chỉ quỹ ra
công chúng. Quỹ đại chúng thường không bị pháp luật giới hạn về số lượng nhà đầu
tư tối đa vào quỹ. Tuy nhiên, do số lượng các nhà đầu tư lớn nên quỹ đại chúng có
nhiều giới hạn đầu tư do pháp luật quy định nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn các
nhà đầu tư vào quỹ. Trên thế giới, quỹ đại chúng có nhiều dạng khác nhau. Cách phân

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 26


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

loại phổ biến dựa vào tiêu chí nghĩa vụ của quỹ đối với nhà đầu tư, theo đó, quỹ đại
chúng có hai loại là quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở.

 Quỹ đại chúng dạng đóng là loại quỹ mà theo đó, quỹ không có nghĩa vụ
mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư được phát hành ra công chúng theo yêu cầu
của nhà đầu tư. Do vậy, nhà đầu tư chỉ có thể thu hồi số vốn đầu tư bằng
cách chuyển nhượng chứng chỉ quỹ đầu tư cho nhà đầu tư khác trên thị
trường chứng khoán.

 Quỹ đại chúng dạng mở là loại quỹ mà theo đó, quỹ có nghĩa vụ mua lại
chứng chỉ quỹ đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư. Loại quỹ này có số vốn
và số thành viên luôn biến động, nên thường chỉ xuất hiện ở những quốc
gia có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ, Canada,
Anh, Đức, Nhật Bản v.v..

 Ưu điểm của quỹ đại chúng

- Thứ nhất, quỹ đại chúng có khả năng huy động vốn rộng rãi thông qua việc
chào bán chứng khoán ra công chúng. Điều này cho phép quỹ có thể được niêm
yết trên thị trường giao dịch tập trung và như vậy, khả năng thu hút các nhà đầu tư
và làm gia tăng giá trị cho chứng chỉ quỹ. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn ưa
thích loại quỹ này ở khả năng thanh khoản cao của chứng chỉ quỹ.

- Thứ hai, quỹ đại chúng có khả năng thu hút được những nhà đầu tư nhỏ và
không chuyên nghiệp. Mặc dù từng nhà đầu tư không chuyên nghiệp có thể không
có nhiều vốn, nhưng thực tế đã cho thấy lượng vốn do những chủ thể này nắm giữ
trong nền kinh tế là rất đáng kể. Nếu quỹ thu hút được nguồn vốn này, sức mạnh
tài chính của quỹ sẽ tăng lên rất nhiều.

- Thứ ba, đối với công ty quản lý quỹ, quỹ đại chúng chính là mô hình đầu tư
mà công ty có cơ hội thể hiện hết khả năng quản lý của mình, do được các nhà đầu
tư trao quyền điều hành quỹ hàng ngày. Chính vì vậy, chiến lược đầu tư của công

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 27


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

ty quản lý được thực thi một cách dễ dàng hơn, thuận lợi hơn so với mô hình quỹ
thành viên.

 Nhược điểm của quỹ đại chúng

- Thứ nhất, quỹ đại chúng có số lượng nhà đầu tư tham gia lớn nên có thể gây
ảnh hưởng đến giá trị của quỹ vì hai nguyên nhân:

+ Việc mua bán chứng chỉ quỹ diễn ra liên tục và do đó, có thể làm ảnh
hưởng tốt hoặc xấu đến hình ảnh của quỹ.

+ Đối với quỹ đại chúng dạng mở, việc số lượng nhà đầu tư và giá trị ròng
của quỹ luôn biến đổi có thể làm sai lệch các biện pháp đầu tư hoặc vi phạm các
giới hạn tài chính do pháp luật quy định

- Thứ hai, quỹ đại chúng thường chịu sự giám sát khá chặt chẽ của cơ quan
quản lý nhà nước trên quan điểm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, đặc biệt là
những nhà đầu tư nhỏ. Pháp luật thường có những yêu cầu đối với quỹ đại chúng
cao hơn so với quỹ thành viên.

 Quỹ thành viên: là quỹ đầu tư chứng khoán được lập bằng vốn góp của một số nhà
đầu tư nhất định và không phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng. Nhà đầu tư vào quỹ
thành viên được gọi là thành viên góp vốn hay thành viên quỹ đầu tư. Pháp luật thường
có quy định giới hạn số lượng thành viên góp vốn của Quỹ thành viên. Luật chứng khoán
năm 2006 quy định quỹ thành viên có tối đa không quá 30 thành viên và tất cả thành viên
phải là pháp nhân. Thành viên của quỹ thông thường là những nhà đầu tư chuyên nghiệp
và có năng lực tài chính mạnh như công ty tài chính, ngân hàng hoặc doanh nghiệp bảo
hiểm. Các thành viên góp vốn có quyền tham gia quản lý quỹ nhiều hơn so với nhà đầu tư
trong quỹ đại chúng, đồng thời khả năng chịu đựng rủi ro cũng tốt hơn nên quỹ thành
viên không chịu nhiều hạn chế đầu tư như quỹ công chúng.

 Ưu điểm của quỹ thành viên

- Thứ nhất, quỹ thành viên thường đưa ra những quyết định quan trọng một
cách nhanh chóng do số thành viên ít nên dễ nhóm họp hơn. Bên cạnh đó, tính
Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 28
Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

chuyên nghiệp của những thành viên và kiến thức chuyên môn của họ là một nhân
tố quyết định đến sự thành công của quỹ.

- Thứ hai, thành viên của quỹ có quyền năng cao hơn trong điều hành quỹ so
với quỹ đại chúng. Pháp luật cũng không có những đòi hỏi khắt khe đối với quỹ
trong hoạt động đầu tư chứng khoán như đối với quỹ đại chúng.

 Nhược điểm của quỹ thành viên

- Thứ nhất, quỹ thành viên thường không dành cơ hội cho những nhà đầu tư
nhỏ tham gia. Những nhà đầu tư nhỏ không thể có đủ khả năng góp những khoản
vốn lớn để đảm bảo nguồn vốn của quỹ.

- Thứ hai, quỹ thành viên không bắt buộc phải có ngân hàng giám sát, do đó,
nếu cơ chế quản lý lỏng lẻo, có thể sẽ không kiểm soát được một cách tốt nhất
những rủi ro trong đầu tư hay ngăn chặn những hành vi gian lận từ công ty quản lý
quỹ hoặc của nhân viên.

Phân loại theo tư cách chủ thể của quỹ

o Quỹ không có tư cách chủ thể là loại quỹ do công ty quản lý quỹ thành lập và
không phải là một chủ thể pháp luật. Mọi hoạt động của quỹ đều do công ty
quản lý quỹ thực hiện trên cơ sở thoả thuận với các nhà đầu tư vào quỹ. Bản
chất của quỹ đầu tư chứng khoán không có tư cách chủ thể là một quỹ tài
chính, chứ không phải là một công ty. Tuy nhiên, nguồn vốn của quỹ lại không
phải là nguồn vốn của công ty quản lý quỹ. Nó được quản lý một cách độc lập
với nguồn vốn các quỹ khác và nguồn vốn của công ty quản lý quỹ. Theo Luật
chứng khoán 2006, loại quỹ này được gọi là Quỹ đầu tư chứng khoán.

o Quỹ có tư cách chủ thể là một loại quỹ được thành lập dưới dạng công ty, gọi
là công ty đầu tư hoặc công ty đầu tư chứng khoán (investment company).
Công ty đầu tư chứng khoán là công ty cổ phần được thành lập theo s ự cho
phép của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, có hoạt động đầu tư chủ yếu vào
chứng khoán. Luật chứng khoán năm 2006 đã quy định về địa vị pháp lý của

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 29


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

mô hình này, và đây được coi là một trong những sự khác biệt cơ bản của Luật
chứng khoán năm 2006 với những văn bản pháp luật chứng khoán trước đây.

Phân loại theo mục tiêu đầu tư của quỹ

o Quỹ đầu tư trái phiếu: là loại quỹ đầu tư mà chứng khoán do nó nắm giữ là
các loại trái phiếu, bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty. Đầu tư
vào trái phiếu được coi là giải pháp đầu tư khá an toàn, vì nó luôn bao hàm khả
năng được hoàn trả từ phía những chủ thể phát hành trái phiếu. Đổi lại, mức lợi
tức mà quỹ thu được lại không cao nên không phải lúc nào cũng hấp dẫn được
các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các quỹ này lại có một ưu điểm là chi phí quản lý
thấp do sự ổn định của việc đầu tư, và thường được ưu đãi về thuế hơn các lĩnh
vực đầu tư khác.

o Quỹ đầu tư mạo hiểm: là loại quỹ đầu tư chuyên tìm kiếm và đầu tư vào
những lĩnh vực kinh doanh mới mẻ hoặc những công ty mới được thành lập.
Việc đầu tư như vậy có thể đem đến những rủi ro nhiều hơn cho quỹ, nhưng
đổi lại, nếu thành công thì mức độ lợi nhuận sẽ cao hơn bình thường. Nhìn
chung, mặc dù gọi là đầu tư mạo hiểm nhưng việc đầu tư này không phải là
đánh bạc mà luôn có sự cân nhắc, tính toán cụ thể dựa trên những thông tin có
thể tin cậy. Trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, trình độ của quản trị viên giữ một
vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của quỹ.

o Quỹ đầu tư ngành kinh doanh: là loại quỹ chuyên đầu tư vào chứng khoán
của một hoặc một số ngành nhất định như dầu mỏ, điện tử, công nghệ thông
tin, v.v.. Việc đầu tư theo ngành thể hiện mối quan tâm của nhà đầu tư và sự
hiểu biết của quản trị viên về một ngành nghề nhất định. Đôi khi, các quỹ đầu
tư theo ngành sẽ đầu tư vào những ngành có liên quan với nhau nhằm hạn chế
rủi ro, ví dụ như đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ và vận tải. Nếu dầu mỏ giảm giá
thì đồng nghĩa với việc ngành vận tải sẽ làm ăn phát đạt và ngược lại.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 30


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

o Quỹ đầu tư có mục tiêu đạo đức: là loại quỹ đầu tư đặt mục tiêu đạo đức
không thấp hơn mục tiêu lợi nhuận. Quỹ tập trung đầu tư theo những tiêu chí
đạo đức mà quỹ đặt ra. Ví dụ: quỹ có thể chỉ đầu tư cho những doanh nghiệp
sử dụng nhiều người lao động là đối tượng chính sách, hoặc cho những doanh
nghiệp trên địa bàn kinh tế còn nhiều khó khăn v.v.. Cần nhấn mạnh rằng, đây
không phải là một quỹ từ thiện. Đơn giản là, các nhà đầu tư mong muốn kết
hợp mục tiêu lợi nhuận với mục tiêu xã hội trong hoạt động đầu tư mà thôi.

o Quỹ đầu tư chủ động: là loại quỹ đầu tư mà chiến lược đầu tư thường xuyên
thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của tình hình đầu tư trên thị trường chứng
khoán. Những quỹ đầu tư chủ động cần đến những nhà quản trị tài ba kể cả về
sách lược và chiến lược đầu tư. Hơn những thế, thông tin và phương pháp xử
lý thông tin cũng góp phần quan trọng vào thành công của quỹ.

o Quỹ đầu tư thụ động: là quỹ đầu tư coi trọng tính ổn định của danh mục
chứng khoán do quỹ nắm giữ. Quỹ tuân thủ những tiêu chí nhất định khi xây
dựng danh mục này và thường không có sự thay đổi lớn. Mặc dù có phương
pháp tiếp cận ngược hẳn với quỹ đầu tư chủ động, nhưng thực tiễn cho thấy ở
Hoa Kỳ, sự thành công của hai dạng quỹ này là ngang nhau.

1.5.2.2 Quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư
chứng khoán tại Việt Nam

a. Quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ

Theo Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 05 năm 2007 và Quyết


định số 125/2008/QĐ-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 (sửa đổi bổ sung quyết định
số 35/2007/QĐ-BTC) của Bộ Tài Chính, Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty
quản lý quỹ gồm 06 chương với 37 điều:

Chương I: Quy định chung (điều 1-2)

Chương II: Thành lập, tổ chức và hoạt động (điều 3-24)

Chương III: Nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ (điều 25-32)
Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 31
Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Chương IV: Chế độ báo cáo và quản lý hồ sơ, chứng từ (điều 33-34)

Chương V. Thanh tra, giám sát xử lý vi phạm (điều 35-36)

Chương VI. Tổ chức thực hiện (điều 37)

* Một số nội dung cơ bản của Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty quản lý
quỹ (sau đây gọi tắt là quy chế):

 Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ

- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;

- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán: là việc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng
khoán thực hiện quản lý theo uỷ thác của từng nhà đầu tư trong mua, bán, nắm giữ
chứng khoán.

- Tư vấn đầu tư chứng khoán: là việc cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công
bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán.

 Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty quản lý quỹ

- Có trụ sở và trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiệp vụ bao gồm: Quyền sử dụng trụ
sở Công ty có thời hạn tối thiểu một năm, các thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh cho
trụ sở làm việc của Công ty; Trang thiết bị tối thiểu bao gồm các thiết bị văn phòng,
hệ thống máy tính cùng các phần mềm phục vụ cho hoạt động phân tích đầu tư, phân
tích và quản lý rủi ro, lưu trữ bảo quản chứng từ. Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu
bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP
ngày 19/01/2007 (25 tỷ đồng); Đảm bảo có đủ số lượng nhân viên có Chứng chỉ hành
nghề quản lý quỹ theo phương án kinh doanh, trong đó tối thiểu phải có 5 nhân viên
được cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ tại trụ sở chính.

- Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách nghiệp vụ quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư
hoặc Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc phụ trách nghiệp vụ quản lý quỹ, quản lý
danh mục đầu tư, Trưởng bộ phận nghiệp vụ quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư và

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 32


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

người hành nghề quản lý quỹ đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 10 của Quy chế
và các điều kiện về người hành nghề quản lý quỹ do Bộ Tài chính quy định.

- Điều kiện đối với cá nhân góp vốn: Không thuộc các trường hợp không được quyền
thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại Điểm b, c, d, đ và e
Khoản 2 và Điểm b Khoản 4, Điều 13 Luật Doanh nghiệp. Đáp ứng điều kiện tài
chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quy chế.

- Điều kiện đối với tổ chức góp vốn: Đang hoạt động hợp pháp và không thuộc các
trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo
quy định tại Điểm a, g Khoản 2 và Điểm a Khoản 4, Điều 13 Luật Doanh nghiệp;
Đáp ứng điều kiện tài chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Quy chế; Không phải là
pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đã bị cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép kinh doanh
hoặc các văn bản pháp lý tương đương.

- Các cá nhân trong trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 3 Điều 10 Quy chế và
các tổ chức mà cá nhân đó là cổ đông lớn nhất, thành viên góp vốn lớn nhất không
được tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần vượt quá 5% vốn điều lệ hoặc phần
vốn góp có quyền biểu quyết của Công ty quản lý quỹ.

- Tổ chức theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 13 Luật Doanh nghiệp không được
mua cổ phần, góp vốn vào Công ty quản lý quỹ.

 Trình tự cấp Giấy phép thành lập và hoạt động

- Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 30 ngày Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước xem xét chấp thuận nguyên tắc việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt
động Công ty quản lý quỹ. Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến Hồ sơ đề nghị
cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của Công ty quản lý quỹ, Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước có quyền đề nghị người đại diện trong số thành viên sáng lập hoặc cổ đông
sáng lập hoặc người dự kiến được bổ nhiệm, tuyển dụng làm Giám đốc hoặc Tổng

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 33


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Giám đốc của Công ty quản lý quỹ giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản. Trường hợp
từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Trong vòng sáu (06) tháng kể từ ngày được chấp thuận nguyên tắc, tổ chức xin cấp
phép thành lập và hoạt động Công ty quản lý quỹ phải hoàn tất việc đầu tư cơ sở vật
chất kỹ thuật. Tổ chức xin cấp phép thành lập và hoạt động Công ty quản lý quỹ được
trích phần vốn góp của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập để đầu tư cơ sở vật
chất phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của Công ty phù hợp với phương án kinh
doanh. Phần vốn góp còn lại phải được gửi vào một tài khoản phong toả tại một ngân
hàng do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chỉ định và phải có xác nhận của Ngân hàng
về số vốn trên tài khoản phong toả. Số vốn này chỉ được giải toả sau khi Công ty được
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chính thức cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

- Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận phong toả vốn,
Biên bản kiểm tra cơ sở vật chất tại trụ sở Công ty và các tài liệu hợp lệ khác theo quy
định tại Điều 5 Quy chế này, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập
và hoạt động cho Công ty quản lý quỹ. Trường hợp từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Nếu có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và
hoạt động kể từ khi chấp thuận nguyên tắc cho đến khi chính thức đi vào hoạt động,
Công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn ba
(03) ngày kể từ khi có sự thay đổi đó.

- Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt
động, Công ty quản lý quỹ phải công bố Giấy phép thành lập và hoạt động trên trang
thông tin điện tử (website) của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và một tờ báo điện tử
hoặc báo viết đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam trong ba số liên tiếp.

- Trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt
động, Công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các quy trình
nghiệp vụ quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư, quy trình quản lý rủi ro. Trong thời

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 34


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

hạn mười hai (12) tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Công
ty quản lý quỹ phải chính thức hoạt động.

Thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty QLQ

Nộp hồ sơ đăng ký thành lập CTQLQ tại


UBCKNN

UBCKNN chấp thuận nguyên tắc (30 ngày)

Hoàn tất CSVCKT và phong tỏa vốn (06 tháng)

UBCKNN kiểm tra CSVCKT

UBCKNN nhận XN PTV và BB KT CSVC

UBCKNN cấp Giấy phép thành lập (7 ngày)

Gửi quy trình QLQ, quản lý DMĐT (6 tháng)

 Tổ chức của Công ty quản lý quỹ

- Bộ máy tổ chức của Công ty quản lý quỹ phải tách biệt, độc lập với bộ máy tổ chức
(nếu có) của Chủ sở hữu, các thành viên sáng lập, các cổ đông sáng lập của Công ty
quản lý quỹ và các Công ty khác là người có liên quan (nếu có).

- Công ty quản lý quỹ phải đảm bảo sự tách biệt về tổ chức và hoạt động, hệ thống
công nghệ thông tin và hệ thống báo cáo giữa hoạt động quản lý tài s ản với các hoạt
động kinh doanh khác của chính Công ty quản lý quỹ, các hoạt động kinh doanh của
các tổ chức khác là người có liên quan.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 35


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

- Công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các nguyên tắc về quản trị Công ty được quy định
trong Điều lệ Công ty phù hợp với Điều lệ mẫu quy định tại Phụ lục số 20 ban hành
kèm theo Quy chế. Công ty quản lý quỹ là công ty đại chúng phải tuân thủ quy định
pháp luật về quản trị Công ty áp dụng đối với công ty đại chúng.

- Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch của một
Công ty quản lý quỹ không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành
viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch của Công ty quản lý quỹ khác.

- Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách nghiệp vụ quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư
hoặc Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc phụ trách nghiệp vụ quản lý quỹ, quản lý
danh mục đầu tư, Giám đốc các chi nhánh, tất cả các nhân viên nghiệp vụ thực hiện
hoạt động quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư phải có chứng chỉ hành nghề quản lý
quỹ.

 Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, giải thể, phá sản Công ty quản lý
quỹ

- Công ty quản lý quỹ muốn chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, giải thể phải
làm Hồ sơ đề nghị chấp thuận chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi Công ty và
phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

- Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận chia, tách, sáp nhập, hợp nhất,
chuyển đổi Công ty quản lý quỹ và cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho Công ty
mới hình thành từ việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi. Trường hợp từ
chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Quy trình chia, tách, sáp nhập, hợp nhất chuyển đổi Công ty quản lý quỹ được thực
hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Công ty quản lý quỹ giải thể trong các trường hợp sau:

+ Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ Công ty mà không có quyết định gia
hạn;
Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 36
Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

+ Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu quyết định giải
thể;

+ Giấy phép thành lập và hoạt động của Công ty bị thu hồi;

+ Công ty bị sáp nhập hoặc hợp nhất với một Công ty quản lý quỹ khác.

- Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận giải thể hoạt động trước thời hạn.
Trường hợp từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
do.

- Công ty quản lý quỹ thực hiện quy trình giải thể, phá sản theo quy định của Luật
Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan.

1.5.2.3 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán

Ngày 05 tháng 06 năm 2007, Bộ Tài Chính đã có quyết định số 45/2007/QĐ-BTC về


việc ban hành quy chế quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (sau đây gọi tắt là quy chế)
gồm 5 chương với 34 điều.

Chương 1: Quy định chung (điều 1-2)

Chương 2: Qũy đầu tư chứng khoán (điều 3-25)

Chương 3: Ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký (điều 26-31)

Chương 4: Thanh tra, giám sát xử lý vi phạm (điều 32-33)

Chương 5: Tổ chức thực hiện (điều 34)

*Một số nội dung cơ bản của quy chế

a. Quỹ đại chúng

 Chào bán chứng chỉ

- Việc chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng dạng đóng bao gồm chào bán chứng chỉ quỹ lần
đầu ra công chúng, phát hành chứng chỉ quỹ để tăng vốn.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 37


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

 Điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng:

o Giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán ít nhất 50 tỷ đồng;

o Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán
chứng chỉ quỹ;

o Có quy trình nghiệp vụ quản lý quỹ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý
rủi ro phù hợp.

 Điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ cho các lần tiếp theo:

o Điều lệ Quỹ có quy định về việc tăng vốn của Quỹ;

o Lợi nhuận của Quỹ trong năm liền trước năm đề nghị tăng vốn phải là số dương;

o Công ty quản lý quỹ không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động chứng
khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn hai năm, tính đến thời điểm tăng
vốn;

o Phương án phát hành thêm chứng chỉ quỹ và phương án đầu tư số vốn thu được
phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua.

 Phân phối chứng chỉ quỹ

- Việc phân phối chứng chỉ quỹ chỉ được thực hiện sau khi Công ty quản lý quỹ bảo đảm
người mua tiếp cận Bản cáo bạch trong Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ. Việc
phân phối chứng chỉ quỹ phải đảm bảo tính công bằng, công khai và bảo đảm thời hạn
đăng ký mua chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư tối thiểu là 20 ngày. Thời hạn đăng ký mua
chứng chỉ cho nhà đầu tư phải được ghi trong Bản thông báo phát hành.

- Tiền mua chứng chỉ quỹ phải được chuyển vào tài khoản phong toả mở tại Ngân hàng
giám sát cho đến ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập
quỹ.

- Công ty quản lý quỹ phải hoàn thành việc phân phối chứng chỉ quỹ trong thời hạn 90
ngày, kể từ ngày bắt đầu thực hiện đợt chào bán. Và có thể được gia hạn thêm không quá
30 ngày.
Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 38
Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

- Trường hợp việc phân phối chứng chỉ quỹ không hoàn thành trong thời gian quy định
hoặc việc huy động vốn không thành công, công ty quản lý quỹ phải có trách nhiệm hoàn
trả cho nhà đầu tư mọi khoản tiền mà nhà đầu tư đã đóng góp và phải chịu mọi phí tổn và
nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc huy động vốn. Quá thời hạn nêu trên, Công ty quản lý
quỹ phải bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư theo các điều khoản đã cam kết với nhà đầu
tư.

Thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ đại chúng

Lập hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ

UBCKNN cấp GCN chào bán CCQ (30 ngày)

Nhà đầu tư đăng ký mua CCQ (20 ngày)

Hoàn thành đợt phát hàng chứng chỉ quỹ (90 ngày)

Nộp hồ sơ lập quỹ đến UBCKNN (10 ngày)

UBCKNN cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ (10 ngày)

 Niêm yết chứng chỉ quỹ

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày diễn ra Đại hội nhà đầu tư đầu tiên, Công ty quản
lý quỹ phải hoàn tất hồ sơ đề nghị niêm yết chứng chỉ quỹ đến Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán. Điều kiện, hồ sơ đăng ký, thủ tục đăng ký,
Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 39
Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

thay đổi đăng ký, hủy bỏ niêm yết chứng chỉ quỹ thực hiện theo quy định tại Nghị định
số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 1 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

 Giải thể Quỹ

 Việc giải thể Quỹ được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

o Quỹ kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ Quỹ và Giấy Chứng nhận đăng
ký lập quỹ mà không được gia hạn;

o Đại hội nhà đầu tư tự nguyện giải thể Quỹ hoặc quyết định giải thể Quỹ trước khi
kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ Quỹ.

 Các trường hợp Đại hội nhà đầu tư quyết định giải thể Quỹ trước khi kết thúc thời
hạn:

o Công ty quản lý quỹ đề nghị chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với Quỹ hoặc Công
ty quản lý quỹ giải thể, bị phá sản hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động của
Công ty quản lý quỹ bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi mà không xác lập
được Công ty quản lý quỹ thay thế theo thời hạn quy định tại Điều lệ Quỹ;

o Ngân hàng giám sát đề nghị chấm dứt Hợp đồng giám sát, Ngân hàng giám sát
giải thể, bị phá sản hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán
của Ngân hàng giám sát bị thu hồi mà không xác lập được Ngân hàng giám sát
thay thế theo thời hạn quy định tại Điều lệ Quỹ;

o Đại hội nhà đầu tư quyết định chuyển toàn bộ tài sản của Quỹ vào một Quỹ khác;

o Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ Quỹ.

 Công ty quản lý quỹ, Ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm hoàn tất việc thanh lý
tài sản Quỹ và phân chia tài sản Quỹ cho nhà đầu tư theo phương án được Đại hội nhà
đầu tư thông qua.

 Danh mục đầu tư của quỹ đóng

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 40


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

 Cơ cấu danh mục đầu tư của Quỹ được Công ty quản lý quỹ thiết lập trên cơ sở
các điều khoản đã quy định rõ tại Điều lệ Quỹ và Bản Cáo bạch để đa dạng hóa danh
mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro.

 Quỹ đóng được phép đầu tư vào các loại tài sản tài chính sau:

o Cổ phiếu của công ty đại chúng;

o Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu công ty;

o Công cụ thị trường tiền tệ bao gồm chứng chỉ tiền gửi tại tổ chức tín dụng; tín
phiếu kho bạc và thương phiếu với thời gian đáo hạn tính từ ngày phát hành không
quá một 01 năm;

o Các loại tài sản tài chính khác theo quy định của pháp luật và được Đại hội Nhà
đầu tư chấp thuận bằng văn bản.

 Công ty quản lý quỹ không được phép vay để tài trợ cho hoạt động của Quỹ đại
chúng, trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải các chi phí cần thiết cho Quỹ đại
chúng. Tổng giá trị các khoản vay ngắn hạn của Quỹ đại chúng không được quá năm
phần trăm (5%) giá trị tài sản ròng của Quỹ đại chúng tại mọi thời điểm và thời hạn
vay tối đa là ba mươi (30) ngày.

 Công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các
sai lệch trên. Trong thời hạn ba (03) tháng kể từ ngày sai lệch phát sinh, Công ty quản
lý quỹ phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư để bảo đảm các hạn mức đầu tư.

b. Quỹ thành viên

Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng, do thành viên góp vốn thành
lập trên cơ sở Biên bản thoả thuận góp vốn và Điều lệ Quỹ.

 Thành lập Quỹ thành viên

- Việc thành lập Quỹ thành viên phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và phải đáp
ứng các điều kiện sau đây:

 Vốn góp tối thiểu là năm mươi (50) tỷ đồng Việt Nam;
Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 41
Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

 Có tối đa ba mươi (30) thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là pháp
nhân. Tổ chức tham gia góp vốn thành lập Quỹ thành viên chỉ được phép sử dụng vốn
của chính mình, không bao gồm các nguồn vốn ủy thác đầu tư, vốn chiếm dụng từ các
cá nhân, tổ chức khác;

 Quỹ được uỷ thác cho một Công ty quản lý quỹ được cấp phép quản lý quỹ thực
hiện việc quản lý;

 Tài s ản của Quỹ thành viên được lưu ký tại một Ngân hàng lưu ký không phải là
người có liên quan với Công ty quản lý quỹ.

- Hồ sơ thành lập quỹ thành viên: Hồ sơ thành lập do Công ty quản lý quỹ gửi Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước bao gồm:

 Thông báo lập Quỹ thành viên;

 Điều lệ Quỹ;

 Hợp đồng lưu ký tài sản Quỹ phù hợp với Điều lệ Quỹ;

 Biên bản thoả thuận góp vốn và Danh sách các thành viên góp vốn;

 Giấy xác nhận của Ngân hàng lưu ký về quy mô vốn đã huy động;

 Bản Cáo bạch tóm tắt của Quỹ;

 Biên bản họp và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị,
Quyết định của Hội đồng thành viên hoặc của Chủ sở hữu thành viên góp vốn về việc
tham gia góp vốn vào Quỹ và cử người đại diện phần vốn góp theo uỷ quyền, văn bản
ủy quyền, bản sao hợp lệ Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại
diện theo ủy quyền.

 Giải thể Quỹ thành viên

- Việc giải thể Quỹ được tiến hành như đối với quỹ đầu tư chứng khoán.

- Công ty quản lý quỹ và Ngân hàng lưu ký chịu trách nhiệm hoàn tất việc thanh lý
tài sản Quỹ theo phương án mà Đại hội thành viên đã thông qua.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 42


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

1.5.3. Quyền mua cổ phiếu các doanh nghiệp Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài

1.5.3.1 Quyền mua cổ phiếu của các Ngân hàng thương mại Nhà nước được cổ phần
hóa và Ngân hàng thương mại cổ phần:

Theo Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2007 về việc nhà đầu tư
nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam được chính phủ ban hành
thì :

 Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đông
nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó
không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

 Mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài không phải là tổ chức tín
dụng nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt
quá 5% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

 Mức sở hữu cổ phần của một tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan
của tổ chức tín dụng nước ngoài đó không vượt quá 10% vốn điều lệ của một ngân
hàng Việt Nam.

 Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan
của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó không vượt quá 15% vốn điều lệ của một
ngân hàng Việt Nam.

 Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn cứ đề nghị của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, quyết định mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược
nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó vượt
quá 15%, nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt
Nam.

 Trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, khi
chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy
định nói trên.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 43


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

 Tổng mức sở hữu cổ phần của các tổ chức tín đụng nước ngoài tại một ngân hàng
thương mại nhà nước được cổ phần hoá như tổng mức sở hữu cổ phần của các
ngân hàng Việt Nam tại ngân hàng thương mại nhà nước đó.

 Ngân hàng Việt Nam có quyền quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài tại ngân hàng nhưng không vượt quá các tỷ lệ quy định nói trên.

 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là người có thẩm quyền chấp thuận
việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam theo quy định
tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 Một tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được là nhà đầu tư chiến lược tại một ngân
hàng Việt Nam; chỉ được tham gia Hội đồng quản trị tại không quá hai ngân hàng
Việt Nam.

 Các Ngân hàng thương mại nhà nước khi lập phương án cổ phần hoá, trong đó có
việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài phải trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt. còn các Ngân hàng thương mại cổ phần khi lập phương án tăng vốn điều lệ,
trong đó có việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ do Đại hội đồng cổ
đông quyết định.

 Riêng các cổ đông của ngân hàng Việt Nam khi quyết định việc chuyển nhượng cổ
phần của mình cho nhà đầu tư nước ngoài phải tuân theo quy định của pháp luật
và Điều lệ của ngân hàng Việt Nam đó.

 Chỉ có các Ngân hàng có đủ các điều kiện sau đây mới được bán cổ phần cho nhà
đầu tư nước ngoài: a) Vốn điều lệ tối thiểu đạt 1.000 tỷ đồng; b) Có tình hình tài
chính lành mạnh, đáp ứng các điều kiện liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam; c) Có bộ máy quản trị, điều hành, hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán
nội bộ hoạt động có hiệu quả; d) Không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt do vi
phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng trong thời gian 24 tháng
đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 44


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

 Chỉ có các tổ chức tín dụng nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau mới được
mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam : a) Có tổng tài sản Có tối thiểu tương
đương 20 tỷ đô la Mỹ vào năm trước nă m đăng ký mua cổ phần. b) Có kinh
nghiệm hoạt động quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. c) Được các tổ chức xếp loại
tín nhiệm quốc tế xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và
hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều
hướng không thuận lợi. d) phải có văn bản cam kết về việc hỗ trợ ngân hàng Việt
Nam trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng lực quản
trị, điều hành và áp dụng công nghệ hiện đại

 Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan chỉ được phép chuyển
nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong
nước và ngoài nước) tối thiểu sau 5 năm kể từ khi trở thành là nhà đầu tư chiến
lược nước ngoài tại một ngân hàng Việt Nam.

 Tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan sở hữu 10% vốn điều lệ tại
một ngân hàng Việt Nam chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của
mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 3
năm kể từ khi sở hữu 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

1.5.3.2 Quyền mua cổ phiếu của các công ty khác:

Theo quyết định số 55/2009/QĐ-TTg 15/04/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về tỷ lệ
tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam thì nhà đầu tư
nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được phép nắm
giữ:

 Đối với cổ phiếu: tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng.

 Đối với chứng chỉ quỹ đầu tư đại chúng: tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư
của một quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng.

 Đối với công ty đầu tư chứng khoán đại chúng: tối đa 49% vốn điều lệ của một
công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 45


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

 Đối với trái phiếu: tổ chức phát hành có thể quy định giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối
với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành.

 Quyết định này cũng cho phép các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài
được tham gia thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tại Việt Nam.
Theo đó các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được phép góp vốn,
mua cổ phần thành lập công ty chứng khoán. Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước
ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ. Ngoài ra chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán
nước ngoài có nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức kinh doanh bảo
hiểm nước ngoài mới được góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty quản lý quỹ.
Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ.

Ngày 18/06/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 88/2009/QĐ-
TTg về quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh
nghiệp Việt Nam. Tiếp theo đó Bộ Tài chính đã có Thông tư số 131/2010/TT-BTC
ngày 06 tháng 9 năm 2010 hướng dẫn thực hiện quy chế trên. Theo đó:

 Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt
Nam với mức không hạn chế trừ các trường hợp sau đây:

o Đối với các công ty đại chúng việc mua, góp vốn theo tỷ lệ quy định của pháp luật
về chứng khoán và các văn bản hướng dẫn liên quan.

o Đối với việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong
lĩnh vực, ngành nghề thuộc pháp luật chuyên ngành theo tỷ lệ quy định của pháp
luật chuyên ngành đó.

o Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp
Việt Nam kinh doanh thương mại dịch vụ tuân theo các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.

o Đối với doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực, bao gồm
cả một số ngành nghề, lĩnh vực có quy định khác nhau về tỷ lệ tham gia của nhà
đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần không

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 46


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

quá mức của ngành nghề, lĩnh vực có quy định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước
ngoài thấp nhất.

o Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, nhà đầu
tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần theo tỷ lệ tại phương án được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, nhưng không vượt mức quy định nếu doanh nghiệp chuyển đổi
hoạt động trong các lĩnh vực thuộc các trường hợp vừa nêu trên.

 Các hình thức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài:

o Mua lại phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, góp vốn vào
công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên mới của công ty đó hoặc mua
lại toàn bộ số vốn điều lệ của chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên để trở thành chủ sở hữu mới của công ty đó.

o Mua lại phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh hoặc góp
vốn vào công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn mới.

o Mua lại một phần vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc góp vốn với chủ doanh
nghiệp tư nhân để chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên và trở thành thành viên của công ty đó.

 Các hình thức mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài:

o Mua cổ phần phát hành lần đầu của các công ty cổ phần theo quy định của Luật
Doanh nghiệp;

o Mua cổ phần phát hành lần đầu của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực
hiện cổ phần hóa;

o Mua cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán, cổ phần phát hành thêm của
công ty cổ phần;

o Mua lại cổ phần của các cổ đông trong công ty cổ phần, bao gồm cả các công ty
đại chúng niêm yết và các công ty đại chúng chưa niêm yết trên Sở Giao dịch
chứng khoán.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 47


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG


HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GIÁN
TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT
NAM

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 48


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

2.1 Thực trạng hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Theo quy định của luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì Nhà
đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức:

+ Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;

+ Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;

+ Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.

2.2 Các giai đoạn thu hút FPI tại Việt Nam.
Thực tiễn thu hút FPI ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy tác động của sự điều
chỉnh chính sách đã tạo khung pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn cho dòng vốn này. Kể
từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 cho đến nay, vốn FPI vào Việt Nam có
thể được chia thành 4 giai đoạn cơ bản:
2.2.1 Giai đoạn 1(1988-1997):
Đây là thời kỳ mở cửa cho dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên,
những khuôn khổ pháp lý cho đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn
này chưa được hoàn thiện, thị trường chứng khoán chưa được thành lập. Trong thời gian
này, Việt Nam có 7 quỹ đầu tư với số vốn khoảng 400 triệu USD, trong đó có 4 quỹ đại
chúng niêm yết ở Anh và Ireland. Đây là những quỹ mạo hiểm, sẵn sàng chấp nhận rủi
ro.
Sau khi Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Mỹ, giá chứng chỉ của các quỹ này
tăng và luôn cao hơn giá trị tài sản ròng. Trong hai năm 1996-1997, do tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á, giá chứng chỉ của 4 quỹ niêm yết giảm mạnh, mức chiết
khấu từ 43,6-47,7% so với giá trị tài sản ròng. Trong giai đoạn này, các công ty cổ phần
hoá ở Việt Nam còn rất hạn chế. Trong thời kỳ 1992-1998, cả nước chỉ có 38 doanh
nghiệp tư nhân được thành lập, 128 doanh nghiệp được cổ phần hoá. Chính vì vậy, đầu tư
gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam không có môi trường thuận lợi để phát triển.
2.2.2 Giai đoạn 2 (1998-2002):

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 49


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Đây là thời kỳ Việt Nam chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á
và suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn 1998-2002, không có quỹ đầu tư mới nào
được thành lập ở Việt Nam. Ngược lại, các quỹ đầu tư đều có xu hướng rút vốn khỏi Việt
Nam. Trong số 7 quỹ được thành lập, có 5 quỹ rút khỏi Việt Nam, 1 quỹ thu hẹp quy mô
tới 90%, chỉ còn duy nhất quỹ Vietnam Enterprise Invesment Fund (Veil) – là quỹ nhỏ
nhất trong số 7 quỹ trên, có số vốn đầu tư 35 triệu USD - còn duy trì hoạt động.
2.2.3 Giai đoạn 3 (2003-2007):
Đây là giai đoạn phục hồi và bùng nổ vốn FPI tại Việt Nam. Trong giai đoạn này,
một loạt các chính sách, nghị định, Luật lệ đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý thông
thoáng, minh bạch, rõ ràng hơn cho dòng vốn FPI. Hàng loạt các định chế thị trường tài
chính, trong đó có việc thành lập Sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (tháng
7/2000) và Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (tháng 3/2005), đặc biệt là những chủ
trương, quyết tâm của chính phủ trong việc đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh
nghiệp, nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổ phần, cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài trong các
doanh nghiệp nhà nước và trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán đã
khiến dòng vốn FPI vào Việt Nam tăng mạnh. Theo báo cáo của Ngân hàng ANZ (tập
đoàn ngân hàng hữu hạn Úc và New Zeland), trong giai đoạn 2001-2006, vốn FPI vào
Việt Nam đạt 12 tỷ USD, năm 2007 đạt khoảng 5,7 tỷ USD. Còn theo báo cáo của Bộ
ngoại giao, vốn FPI vào Việt Nam nă m 2007 đạt 7,414 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với con
số 1,313 tỷ USD của năm 2006. Tính đến tháng 6 năm 2006, cả nước có 19 quỹ đầu tư
nước ngoài với tổng số vốn là 1,9 tỷ USD đang hoạt động ở Việt Nam. Vào năm 2005,
Việt Nam có khoảng 436 nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài, trong đó có 38 nhà đầu tư nước
ngoài có tổ chức và 389 nhà đầu tư nước ngoài cá nhân.
2.2.4 Giai đoạn 4 (2008-nay):
Đây là thời kỳ dòng vốn FPI vào Việt Nam có xu hướng chững lại do tác động tiêu
cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, kể từ
tháng 8 năm 2008 các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu bán ròng, khiến thị trường chứng
khoán bị rối loạn, gây tác động tâm lý không tốt đối với các nhà đầu tư trong nước. Chỉ
số VN-Inde x giảm gần 70% giá trị trong tháng 8 năm 2008. Trong hai năm 2008-2009,

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 50


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

thị trường chứng khoán Việt Nam bị coi là thị trường tồi tệ nhất thế giới. Trong giai đoạn
khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt
Nam có dấu hiệu chững lại, khối lượng không nhiều, với khoảng 13.000 tài khoản giao
dịch, trong đó có trên 1.200 tài khoản là của các tổ chức và quỹ đầu tư nước ngoài, nhà
đầu tư nước ngoài chỉ chiếm khoảng 1,5% số nhà đầu tư tham gia thị trường chứng
khoán. Cả năm 2008, dòng vốn FPI chảy ra ước khoảng 558 triệu USD. Trong quý I năm
2009, luồng vốn FPI sụt giảm mạnh, chỉ còn khoảng 3,7 tỷ USD trong giá trị danh mục
trên thị trường chứng khoán. Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán giảm
khoảng 70-80% so với năm 2008. Tuy nhiên, trong quý II năm 2009, dòng vốn FPI có
dấu hiệu tăng trở lại nhưng không nhiều khi các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên thị
trường chứng khoán khoảng 500 triệu USD. Tính cho cả năm 2009, vốn FPI rút khỏi Việt
Nam đạt trị giá 600 triệu USD, tương đươg với mức của năm 2008. Năm 2009 được đánh
giá là năm khó khăn trong thu hút FPI và tổng FPI vào Việt Nam trong năm 2009 chỉ đạt
khoảng 5 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2010, vốn FPI bắt đầu phục hồi ở mức nhẹ, đạt
thặng dư khoảng 1,8 tỷ USD Thay vì mức sụt giảm khoảng 500 - 600 triệu USD trong
năm 2009. Tính ở thời điểm cuối năm 2010, chỉ số chứng khoán của Việt Nam (VN
Index) vẫn liên tục sụt giảm, ở mức dưới 500 điểm kể từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 11
năm 2010. Những dự báo lạc quan về việc thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục
tăng trong xu thế giới hạn tỏ ra không hiệu quả. Vòng luẩn quẩn của thị trường chứng
khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010 là một điều đáng lo ngại, khiến dòng vốn
ngoại vào thị trường chứng khoán liên tục tháo lui.
Sáu tháng đầu năm 2011 dòng vốn gián tiếp (FPI) có xu hướng đi lên rất mạnh mẽ.
Vốn vào trong tháng 7, 8 tuy có giảm nhẹ so với các tháng trước đó, nhưng dòng vào vẫn
ở trạng thái dương. Hiện vốn FPI ròng vào Việt Nam cũng tương đương với cùng kỳ năm
2010. Tổng giá trị tài s ản của dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán
Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại đạt hơn 7 tỷ USD, con số này có nhích hơn so với
cùng kỳ năm 2010.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 51


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

2.3 Hoạt động của các công ty chứng khoán.


2.3.1 Giai đoạn 2000 - 2005
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào
vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực
hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000.
Trong 5 năm từ năm 2001 đến 2005, chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm,
mức thấp nhất xuống đến 130 điểm. Lý do chính là ít hàng hoá, các doanh nghiệp niêm
yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn nhà đầu tư trong nước cũng như nước
ngoài. Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN) chính
thức đi vào hoạt động. Giai đoạn phát triển mạnh dần xuất hiện từ năm 2005 khi tỷ lệ
nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng).
Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của
đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã
hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống
của mỗi người dân. Ta có thể nhận định rõ được điều đó thông qua biểu đồ sau:
Hình 2.1: Chỉ số chứng khoán VN Index (VNI) và khối lượng giao dịch từ

2000 đến 2005.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 52


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

(Nguồn: Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM)

Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2005, tổng giá trị
thị trường chứng khoán việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69% tổng thu nhập
quốc nội (GDP). Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 4.500 tỷ đồng cổ phiếu, 300
tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính
quyền địa phương, thu hút 28.300 tài khoản giao dịch. Trong năm 2005, tốc độ tăng
trưởng của thị trường chứng khoán gấp đôi so với năm 2004, huy động được 44,600 tỷ
đồng, giá trị cổ phiếu so với GDP của cả nước đạt gần 1%.
2.3.2. Giai đoạn 2006 :
Đây là thời kỳ phát triển đột phá của TTCK Việt Nam. Mốc thời gian kể từ đầu năm
2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán
Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”:
Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC. Năm
2006 , TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD
vào cuối năm (chiếm 22,7% GDP). Giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang
nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường. Tính đến
cuối tháng 12- 2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở, trong đó
gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 53


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Hình 2: Biểu đồ chỉ số VN-Index năm 2006

(Nguồn: website www.vietstock.com.vn)

2.3.3 Giai đoạn 2007:


Đây là giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ. Luật Chứng khoán có hiệu lực từ
ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội
nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm
yết được tăng cường. VNIndex đạt đỉnh 1.170,67 điểm HASTC-Index chạm mốc 459,36
điểm.
Năm 2007 tổng giá trị vốn hóa của thị trường (cả hai sàn HOSE và HASTC, chưa
tính trái phiếu) đã đạt trên 43% GDP. Có hơn 330.000 tài khoản chứng khoán trong đó số
tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài là 7.000. Tổng số tiền mà khối ngoại bỏ vào thị
trường là 3 tỷ USD, nhưng nếu tính cả một lượng tiền để dành cho các IPO "hàng khủng"
thì vào khoảng 7-10 tỷ USD. Các nhà đầu tư ngoại gọi Việt Nam là "second China" ở
châu Á và được đánh giá là một điểm sáng về đầu tư.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 54


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Tính đến 30/8/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấp phép hoạt động
kinh doanh chứng khoán cho 61 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt 5.735 tỷ đồng. Trong
đó, có 43 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng
khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Hình 2: Biểu đồ chỉ số VN-Index năm 2007

(Nguồn: website www.vietstock.com.vn)

2.3.4 Giai đoạn 2008:


Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép lại năm 2008 với sự
sụt giảm mạnh. Nhìn lại thị trường sau 01 năm giao dịch, những điểm nổi bật của thị
trường: Index giảm đ iểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã CP rơi
xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, s ự can thiệp

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 55


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các NĐT. Trong năm 2008, lượng
cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hoá
DNNN, đặc biệt là các DN quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt CP Nhà
nước trong các DN đã CPH, chưa kể hàng loạt ngân hàng, Công ty chứng khoán, doanh
nghiệp... phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng thị trường
CK có nguy cơ thừa "hàng"
Nguồn vốn FPI từ trước tới nay vào Việt Nam chủ yếu thông qua các quỹ đầu tư.
Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 08/2008 cùng với sự sụt giảm của TTCK thế giới nói chung,
TTCK Việt Nam cũng giảm mạnh. Tính đến tháng 12/2008, những dấu hiệu về khả năng
nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi thị trường chứng khoán cũng bắt đầu xuất hiện, thể
hiện qua việc bán ròng của khối ngoại trong những tháng cuối năm. Chỉ tính trong 3
tháng cuối năm, khối ngoại bán ròng hơn 1.730 tỷ đồng cổ phiếu và hơn 27.000 tỷ đồng
trái phiếu.
Tính đến thời điểm tháng 12/2008, g iá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài trên
thị trường chứng khoán Việt Nam vào khoảng 4,6 tỷ USD, giảm gần 4 tỷ USD so với đầu
năm 2008 - thời điểm giá trị danh mục đầu tư lớn nhất.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 56


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Hình 2.5: Diễn biến giao dịch khối ngoại năm 2008

(Nguồn: www.vietstock.com.vn)

2.3.5 Giai đoạn 2009


Nếu như 2008 được coi là một năm rất đáng quên khi các chỉ số liên tục sụt giảm thì
bước sang 2009, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có sự phục hồi tương đối
ấn tượng, không ít thời điểm đã để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử 9 năm phát
triển với những kỷ lục mới
Tính đến tháng hết tháng 11-2009, đã có 430 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được niêm
yết. Tổng giá trị vốn hóa thị trường lên tới hơn 669 nghìn tỷ đồng (39 tỷ USD), tương
đương 55% GDP của năm 2008. So với cuối năm 2008 (225 nghìn tỷ đồng), mức vốn hóa
này tăng gần gấp 3 lần. Tính đến đầu tháng 12 toàn bộ thị trường đã có 730,000 tài khoản
chứng khoán được mở, tăng thêm 180,000 tài khoản so với thời điểm cuối năm 2008. Số
lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài là 13,443 tài khoản trong đó của tổ chức là
1,129 tài khoản.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 57


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Tính trong cả năm 2009, giá trị giao dịch toàn thị trường trên HOSE là 423,299 tỷ
đồng với 10,432 triệu cổ phiếu được chuyển giao. Tính trung bình một cổ phần được giao
dịch ở mức giá 40,577 đồng, trong khi năm 2008 mức giá này là 41,832 đồng.

Hình 2.6: Diễn biến của VN – Index trong năm 2009

(Nguồn: Công ty CP Chứng khoán Âu Việt)

Tính đến cuối năm 2009, đã có 541 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả hai
SGDCK và 4 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, với tổng giá trị niêm yết đạt 127,489
nghìn tỷ đồng, tăng 66,5 lần so với cuối năm 2005. Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước
ngoài trên thị trường chứng khoán tính đến tháng 12/2009 đạt gần 6,6 tỷ USD, tăng gần
1,5 tỷ USD so với năm 2008.
2.3.6 Giai đoạn 2010.
Năm 2010 đánh dấu chặng đường 10 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thị trường đã có những phát triển vượt bậc, đạt gấp 2 lần so với kế hoạch ban đầu về quy

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 58


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

mô vốn hóa, số lượng công ty niêm yết tăng gấp 10 lần. Năm 2010 cũng là năm khối
ngoại mua vào với số lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất. Thống kê cho thấy,
trong năm 2010, khối ngoại đã mua vào khoảng 840 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.
Tổng giá trị mua ròng trên cả hai sàn lên đến 16.000 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2009
và chỉ đứng sau mức kỷ lục 24.000 tỷ đồng của năm 2007. Thị trường cũng đã trở thành
kênh huy động vốn cho doanh nghiệp với hàng trăm ngàn tỉ đồng. Năm 2010 đạt kỷ lục
lên sàn niêm yết: thêm 81 cổ phiếu trên HOSE, 110 cổ phiếu niêm yết trên HNX và 82 cổ
phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Hình 2.8: Diễn biến của VN-Index trong năm 2010

(Nguồn: www.vietstock.com.vn)

Tổng giá trị giao dịch ròng của nhà đầu tư nước ngoài trong năm đạt mức kỷ lục 15.000
tỷ đồng và đóng vai trò dẫn dắt thị trường ở nhiều thời điểm. Thực tế, tổng giá trị mua
vào của khối ngoại trong năm 2010 chỉ đạt 66% so với năm 2007 nhưng khối lượng cổ

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 59


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

phiếu mua vào đạt trên 200%. Ngoài ra, giá mua trung bình tính theo giá cổ phiếu năm
2010 là 44.000 đồng mỗi cổ phiếu so với 48.000 đồng năm 2009 và 140.000 đồng năm
2007. Như vậy, giá trị cổ phiếu của khối ngoại mua vào năm 2010 thấp hơn nhiều so với
những năm trước đây. Chính mức giá hấp dẫn này là động lực giúp cho khối ngoại tăng
cường mua ròng trong năm 2010. Cả năm 2010 tổng mức vốn thuần vào Việt Nam
khoảng 1,1 tỷ USD.
Giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài cuối năm 2010 vào khoảng 6,5 tỷ
USD, trong đó tỷ trọng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư chiếm khoảng 78,2%, trái phiếu
khoảng 10% và giá trị số dư tiền gửi khoảng 5,3%.
Nhà đầu tư nước ngoài tham gia TTCK Việt Nam đóng góp phần đáng kể vào tỷ lệ
sở hữu trong các công ty cổ phần Việt Nam và nắm giữ khối lượng trái phiếu Chính phủ
phát hành, góp phần tạo tính thanh khoản trên thị trường. Nhìn chung, các dòng vốn đầu
tư gián tiếp nước ngoài qua TTCK chủ yếu được đầu tư thông qua các định chế quỹ đầu
tư chuyên nghiệp và một số nhà đầu tư cá nhân. Trong đó, nhiều quỹ đầu tư được lập tại
các vùng “thiên đường thuế” như Cayman; Brirtich Island…đầu tư với cơ chế hưởng lợi
từ các chính sách ưu đãi thuế và năng động trong việc đầu tư, giải ngân vốn, nên chu
chuyển dòng vốn vào ra khỏi Việt Nam khá phức tạp.
Bảng 1: Tài khoản của nhà đầu tư qua các năm

Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức


Năm Tổng
trong nước trong nước nước ngoài nước ngoài
2007 303.190 800 7.949 200 312.139
2008 517.463 2.003 11.465 497 513.428
2009 807.558 2.662 12.067 627 822.914
2010 1.038 730 3.468 13.035 800 1.056 027

Nguồn: UBCKNN-BTC

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 60


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Thị trường CK Việt Nam năm 2010 có 105 công ty chứng khoán với tổng vốn điều
lệ là 33.300 tỷ đồng, tăng 1,3 lần so với năm 2009; 47 công ty quản lý quỹ, với tổng vốn
điều lệ là 2.100 tỷ đồng, quản lý tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, trong đó có 23 quỹ
đầu tư với tổng vốn điều lệ là 13.300 tỷ đồng
2.3.7 Giai đoạn 2011

Tính đến tháng 06/2011, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấp phép
hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 105 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt 35.045 tỷ
đồng. Trong đó có 10 công ty chứng khoán có 49% vốn của nước ngoài, chủ yếu là của
các nước châu Á. Ngoài ra còn có một số công ty mà đối tác nước ngoài chiếm trên 10%
vốn cổ phần. Số lượng tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng dần qua các năm.

Riêng trong tháng 5 và 6/2011, nhà đầu tư nước ngoài đã mua gần 6.000 tỷ đồng trái
phiếu chính phủ. Đây là một thay đổi lớn trong khi 4 tháng đầu năm 2011, khối này gần
như không tham gia thị trường sơ cấp.

Trong tháng 8/2011, nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bán ròng khoảng 224,5 tỷ đồng.
Hoạt động bán ra đã có những tín hiệu từ tháng trước nhưng chỉ thực sự trở nên rõ rệt
trong tháng 9 với cao điểm là tuần từ 12-16/9, đạt giá trị bán ròng 695,4 tỷ đồng.

Hoạt động chuyển nhượng thỏa thuận nội khối của nhà đầu tư nước ngoài trong
tháng 9 lên tới gần 1.546,5 tỷ đồng (không tính trái phiếu) nhưng lượng vốn ròng bị rút ra
lại quá nhỏ (16,6 tỷ đồng) cho thấy có sự thế chân của dòng vốn này. Việc thanh lý hoặc
cơ cấu lại danh mục đầu tư của tổ chức nước ngoài được thực hiện khá êm thấm, ngoại
trừ những hoạt động bán ròng qua khớp lệnh..

Hiện nay, có 9 công ty chứng khoán Việt Nam có 49% số lượng cổ phần nắm giữ bởi
đối tác nước ngoài. Bao gồm:

 Công ty cổ phần chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS)

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 61


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Hoạt động vào tháng 02.2008, với việc góp 49% vốn của tập đoàn Kim Eng, KEVS
đã trở thành công ty chứng khoán đầu tiên có đối tác chiến lược là tổ chức nước ngoài
nhận giấy phép kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam.

 Công ty cổ phần chứng khoán Mirae Asset (Mirae Asset)

Là liên doanh giữa Công ty Mirae Asset với đối tác trong nước, trong đó Mirae Asset
nắm giữ 49% vốn và trở thành công ty nước ngoài đầu tiên có đầy đủ các chức năng hoạt
động trong lĩnh vực chứng khoán. Công ty chính thức hoạt động vào tháng 03.2008.

 Công ty cổ phần Chứng khoán Morgan Stanley Hướng Việt (GSI)

Vào tháng 02.2008, Công ty cổ phần chứng khoán Hướng Việt chính thức đổi tên
thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Morgan Stanley Hướng Việt (Morgan Stanley
Gateway Securities JSC) sau khi đã chuyển nhượng 14.500.000 cổ phần, có giá trị
145.000.000.000 đồng theo mệnh giá, tương đương 48,33% vốn điều lệ, cho Morgan
Stanley (Singapore) Holdings Pte. Ltd.

 Công ty cổ phần Chứng khoán Âu Lạc (ACS)

Tháng 03.2008, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa chấp thuận cho Công ty cổ phần
Chứng khoán Âu Lạc Việt Nam được bán 4.900.000 cổ phần, tương đương 49% vốn điều
lệ, cho Công ty Technology CX (quần đảo Cayman), là cổ phần trên được bán trong đợt
phát hành tăng vốn từ 50 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng của công ty Âu Lạc.

 Công ty cổ phần chứng khoán Việt Nam (VSEC)

Tháng 03.2008, Tập đoàn Ngân hàng RHB Malaysia đã thành công trong việc thỏa
thuận mua 49% cổ phần Công ty cổ phần chứng khoán Việt Nam (VSEC) trị giá 13,3
triệu RM (tương đương hơn 4,1 triệu USD).

 Công ty cổ phần chứng khoán Nhấp và Gọi (CLIFONE)

Tháng 03.2008, CTCK Nhấp và Gọi nhận giấy phép thành viên chính thức của
HOSE và bắt đầu ngày giao dịch đầu tiên của mình, đồng thời được UBCKNN chấp

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 62


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

thuận việc tăng vốn điều lệ từ 30 tỉ lên 135 tỉ đồng, với sự tham gia của cổ đông chiến
lược nắm giữ 49% VĐL là tập đoàn đầu tư tài chính Golden Bridge (Hàn Quốc).

 Công ty cổ phần chứng khoán Biển Việt (CBV)

Ngày 23/11/2009, CTCP Chứng khoán Biển Việt (CBV) thông báo đã hoàn tất thủ
tục để nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là công ty TNHH Chứng khoán và Đầu tư Woori
(WIS) sở hữu 49% cổ phần. Ngay sau đó công ty đã chuyển tên thành CTCP Chứng
khoán Woori CBV với vốn điều lệ là 135 tỷ đồng.

 Công ty cổ phần chứng khoán Thành Công (TCSC)


CTCP Chứng khoán Thành Công (TCSC) chính thức hoạt động vào ngày 01/02/2008
với vốn điều lệ 360 tỷ đồng (khoảng 23 triệu đô-la Mỹ), một trong 15 công ty chứng
khoán có vốn điều lệ trên 300 tỷ đồng. TCSC là công ty liên doanh với Công ty Đại
chúng Chứng khoán Seamico (một trong 5 công ty chứng khoán đã niêm yết lớn nhất
Thái Lan). Seamico sẽ góp thêm vốn lên đến 49% cổ phần của TCSC.

 Công ty cổ phần chứng khoán Vàng

Công ty chứng khoán Vàng sau khi được Tập doàn Ngân hàng đầu tư Kenanga
Maylaysia Berhad (Maylaysia) đầu tư mua 49% cổ phần cũng đã đổi tên thành Công ty
cổ phần chứng khoán Kenanga Việt Nam (KVS)…

Bảng 2: Thông tin về một số công ty chứng khoán đã được nước ngoài mua

Thời điểm VĐL (tỷ


Tên mới Đối tác nước ngoài Tỷ lệ sở hữu
thực hiện đồng)
Woori CBV CT chứng khoán và 49.00% 2009 135
Đầu tư Woori (WIS –
Hàn Quốc)
Go lden Bridge Go lden Bridge 49.00% 2008 135
Việt Nam

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 63


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

GBVS
Kenanga Việt Kenangan (Malays ia) 49.00% 2009 135
Nam (KVS)
KIS Việt Nam Korea Investment & 49.00% 2010 263,6
Securities Co. (KIS)
Hàn Quốc
Morgan Stanley Morgan Stanley 48.33% 2008 300
Hướng Việt (Singapore)
(MSGS)
Chứng khoán Ngân hàng RHB 49.00% 2008 135
Việt Nam (Malays ia)
CTCP CK Mirae Asset 49.00% 2007 300
Mirae Asset Securities (HK)
Limited
Chứng khoán VinaCapital Group 49.00% 2010 185
Vina (VNSC) Ltd
CTCK Nhật CTCK Aizawa và 49.00% 2009 41
Bản Công ty Japan Asia
Holding
Phú Hưng CX Technology (Đài 46.00% 2008 300
(PHS) Loan)
Chứng khoán SBI Securities (Nhật 20% 2011 440
FPT Bản)
CTCK Hồ Chí Dragon Captial 31.42% 2007 599,9
Minh (HSC)
Chứng khoán CTCK Nikko Cordial 14,9% 2010 598,4
Dầu Khí (PSI) Securities Inc (Nhật
Bản)

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 64


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

(Nguồn: HSX, SSC)

Sau khi mua các công ty thay đổi cơ cấu sở hữu, vốn điều lệ đã được tăng lên, song
song đó là việc đầu tư công nghệ và phát triển các nghiệp vụ, dịch vụ hỗ trợ khách
hàng.

2.3.8 Tác động của các công ty chứng khoán nước ngoài

a. Tác động tích cực:

- Tăng nguồn cung vốn: Nhà đầu tư nước ngoài tham gia TTCK Việt Nam đóng góp
phần đáng kể vào tỷ lệ sở hữu trong các công ty cổ phần Việt Nam và nắm giữ khối
lượng trái phiếu Chính phủ phát hành, góp phần tạo tính thanh khoản trên thị trường.
Cùng với việc bán cổ phần cho các đối tác chiến lược, các công ty đã tăng vốn điều lệ lên
rất nhiều: CTCK Hướng Việt tăng từ 30 tỉ lên 200 tỉ đồng, Âu Lạc tăng từ 50 tỉ lên 100 tỉ
đồng, Nhấp vả Gọi tăng từ 30 tỉ lên 135 tỉ đồng…

- Khả năng tiếp cận và s ử dụng các công nghệ hiện đại. Các tập đoàn tài chính lớn
trên thế giới đầu tư vào các công ty chứng khoán Việt Nam, đi theo đó là việc áp dụng
những công nghệ và cách quản lý hiện đại đang được áp dụng ở các nước phát triển trên
thế giới.

- Học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia chuyên nghiệp trên thế giới.

- Phát triển các dịch vụ.

- Tăng áp lực cạnh tranh đối với các công ty chứng khoán.

- Thêm sự lựa chọn cho các nhà đầu tư.

b. Tác động tiêu cực

Việc các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các công ty chứng khoán trong
nước làm tăng sự cạnh tranh, làm cho các công ty chứng khoán trong nước khó khăn hơn
trong hoạt động. Phải cạnh tranh với những công ty giàu kinh nghiệm và vốn lớn của

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 65


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

những tổ chức tài chính nước ngoài làm tăng nguy cơ giảm thị phần, thua lỗ và phá sản
đối với các CTCK Việt Nam.
2.4 Hoạt động của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư ở Việt Nam
2.4.1 Giai đoạn từ năm 1991 - 2000
Đầu tư gián tiếp bắt đầu vào Việt Nam kể từ năm 1991 với sự xuất hiện của Quỹ
Vietnam Fund (thành lập năm 1991) với số vốn 54,3 triệu USD. Vietnam Investment
Fund (thành lập năm 1992) với số vốn 90 triệu USD, Beta Vietnam Fund (thành lập năm
1993) với số vốn 71 triệu USD, Vietnam Frontier Fund (thành lập năm 1994) với số vốn
67 triệu USD, Templeton Vietnam Opportunities Fund (thành lập năm 1994) với số vốn
117 triệu USD, Vietnam Lazad Fund (thành lập năm 1994) với số vốn 58,8 triệu USD,
Vietnam Enterprise Investment Fund (thành lập năm 1995) với số vốn 35 triệu USD.
Tính đến trước khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997-1998, ở Việt Nam có tổng
cộng 7 quỹ quản lý đầu tư với tổng số vốn ước khoảng 400 triệu USD. Trong năm 1996
và 1997, có 3 trong số 7 quỹ trên thông báo đóng cửa, giá tài sản của 4 quỹ còn lại giảm
tới 44% - 48% so với giá trị tài sản thực tế ban đầu.
Lý do khiến các quỹ đầu tư vào Việt Nam còn ít, manh mún là trong giai đoạn này
Việt Nam còn thiếu những cơ sở cần thiết nhất cho thị trường đầu tư. Từ năm 1992 đến
năm 1998, chỉ có 38 doanh nghiệp tư nhân được thành lập và 128 doanh nghiệp nhà nước
được cổ phần hóa. Sau khi bị tác động nặng nề từ khủng hoảng tài chính châu Á, tổng số
vốn đầu tư gián tiếp rút khỏi Việt Nam lên tới 250 triệu USD. Trong thời điểm này, Việt
Nam không thu hút được thêm một quỹ đầu tư nào mới. Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam
được coi như là tắc nghẽn, không đem lại đóng góp quan trọng trong chiến lược huy động
vốn cho phát triển kinh tế ở Việt Nam.

2.4.2 Giai đoạn 2000 đến nay.


Kể từ cuối năm 2001 - thời điểm Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực và
sau Quyết định 36/2003/Q Đ-TTg, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bắt đầu đổ vào
Việt Nam với khối lượng lớn. Tính từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2005, đã có thêm 13
quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập ở Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên tới gần 1 tỷ

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 66


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

USD. Trong đó có các quỹ tên tuổi như Dragon Capital, Vina Capital, Mekong Capital,
Indochina Capital, Prudential, Vietnam Enterprise Investment Fund, Vietnam Growth
Fund, Vietnam Emeging Equity Fund, Mekong Enterprise Fund, IDG Ventures Vietnam
(xem bảng 1).
Bảng 1: Các quỹ đầu tư nước ngoài chủ yếu ở Việt Nam
Tên quỹ/công ty quản Năm thành Tổng số vốn
Lĩnh vực hoạt động
lý quỹ lập (triệu USD)
Vietnam Fund 1991 54,3 Đóng cửa năm 2001
Vietnam Investment Giảm vốn
1992 90,0
Fund
Templetion Vietnam Đóng cửa năm 1997
1994 117,0
Opportunities Fund
Vietnam Lazard Fund 1994 58,8 Đóng cửa năm 1997
Vietnam Enterprise Đang hoạt động trong lĩnh
Investment Fund (VEIL) vực tài chính ngân hàng, cơ
1995 35,0 sở hạ tầng, bưu chính viễn
thông, du lịch, khai thác
khoáng sản, tiêu dung
Dragon Capital Đầu tư chứng khoán, kinh
2003 1.000,0
doanh tài nguyên thiên nhiên
Vina Capital Bất động sản, cơ sở hạ tầng
2003 1.800,0 (năng lượng, vận tải, nước,
viễn thông), đầu tư công nghệ
Mekong Capital Đầu tư cho các công ty
tư nhân trong lĩnh vực sản
2002 18,5
xuất, phân phối, quảng gá
thương hiệu
Indochina Capital 2001 1.000,0 Địa ốc, chứng khoán

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 67


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Vietnam Opportunity Dịch vụ tài chính, hàng tiêu


Fund (VOF) 2003 171,0 dùng, bất động sản, du lịch,
cơ sở hạ tầng, công nghệ.
Mekong Enterprise Chứng khoán, doanh nghiệp.
2002 18,5
Fund (MEF)
IDG Ventures Vietnam Công nghệ cao và media
(thông tin, viễn thông,
2004 100,0
Internet, truyền thông, công
nghệ sinh học).
PXP Vietnam Fund 2005 25,8 Chứng khoán
Vietnam Emerging Chứng khoán, doanh nghiệp
2005 15,9
Equity Fund (VEEF)
Prudential Trái phiếu chính phủ, chứng
2006 500,0
khoán, tài sản vốn.
Vietnam Dragon Fund Tài chính ngân hàng, cơ sở hạ
(VDF) tầng, bưu chính viễn thông,
2006 35,0
du lịch, khai thác khoáng sản,
hàng tiêu dùng.
Vietnam Emerging Chứng khoán, doanh nghiệp
2007 71,3
Market Fund (VEMF)
VAM Vietnam Strategic Chứng khoán, doanh nghiệp
2007
Fund, Ltd (VVSF)
HLG Vietnam Fund Chứng khoán, doanh nghiệp
2008
(HLVF)
HS-VAM Vietnam Chứng khoán
Index Linked Fund 2008
(VILF)
Hong Leong Vietnam 2010 Chứng khoán

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 68


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Strategic Fund (HLSF)


(Nguồn: Theo thống kê của tác giả từ tin tức của Bộ Ngoại giao và các tin tức khác trên
các sách báo, tạp chí…)

Điều đáng nói ở đây là kể từ năm 2001 đến năm 2005, các quỹ đầu tư chủ yếu ở
Việt Nam có số vốn nhỏ hơn rất nhiều so với giai đoạn 1991-1995 (chỉ bằng 1/4). Các
nhà đầu tư này thường tập trung đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất động sản.
Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài rất ít đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam. Lý
do chủ yếu là một số ngành nghề đòi hỏi công nghệ cao của Việt Nam chưa được phép
gọi vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như ngành quản lý tài sản, dịch vụ định giá
doanh nghiệp, định mức tín nhiệm, dịch vụ mua bán nợ, tư vấn kiến trúc đô thị, phát triển
nguồn nhân lực, tư vấn phát triển cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường… Nhiều ngành nghề
đòi hỏi vốn lớn như điện, nước, sản xuất thép, phát triển cơ sở hạ tầng… cũng chưa nằm
trong danh mục ngành nghề được bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Số lượng công ty quản lý quỹ gia tăng nhanh kể từ năm 2006 trở lại đây (năm 2005 mới
chỉ có 6 công ty quản lý quỹ thì đến cuối 2009 đã có 47 công ty được cấp phép hoạt
động). Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của các Công ty quản lý quỹ là không đồng
đều và đang có sự phân hóa rõ rệt. Hiện nay, mới chỉ có 33/46 Công ty đã triển khai hoạt
động quản lý tài sản, trong đó, mới có 14 công ty huy động được quỹ.
Trong ba năm 2008-2010, có một số quỹ mới đã được thành lập ở Việt Nam như
Quỹ HLG Vietnam Fund (HLVF), Quỹ đầu tư HS-VAM Vietnam Index Linked Fund
(VILF), Quỹ Hong Leong Vietnam Strategic Fund (HLSF)… Ngoài ra, các nhà đầu tư
lớn trên thế giới như Merrill Lynch, Morgan Stanles, Gold man Sachs, JP Morgan
Chase… cũng đang quan tâm đến việc đầu tư lâu dài ở Việt Nam. Trong giai đoạn này,
mặc dù FPI vào Việt Nam có xu hướng giảm do tác động của khủng hoảng tài chính toàn
cầu, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn dự đoán được tiềm năng phát triển của thị
trường chứng khoán Việt Nam, do vậy vẫn tiếp tục quan tâm đầu tư vào Việt Nam.
Trong số những nhà đầu tư gián tiếp, Mỹ là đối tác tiềm năng nhất, chiếm tới 50%
tổng số vốn đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Các nhà đầu tư Mỹ gia tăng nguồn vốn đầu tư
Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 69
Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư nước ngoài. Kể từ khi ký kết Hiệp định Thương mại
Việt - Mỹ cho đến giữa năm 2006, đầu tư gián tiếp của Mỹ vào Việt Nam ước khoảng 1
tỷ USD. Có tới 1/3 đến 1/2 các khoản tiền luân chuyển qua các quỹ đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam là của người Mỹ. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nguồn vốn gián
tiếp của Mỹ thường thông qua các quỹ đầu tư lớn như Indochina Capital, Vietnam
Partners, Dragon Capital, IDG… Bên cạnh Mỹ, có các nhà đầu tư quan trọng khác tại
Việt Nam là Pháp (Quỹ Finansa với số vốn 18 triệu USD), Đức (Quỹ DIG 100 triệu
USD), Hàn Quốc (Korean Investment Trust Management với số vốn 50 triệu
USD)…Hiện có khoảng 20 quỹ đang tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán VN,
trong đó có các quỹ lớn thuộc các công ty quản lý VinaCapital và Dragon Capital như
Vietnam Opportunity Fund (VOF), Vietnam Infrastructure Ltd (VNI), Vietnam Growth
Fund (VGF), Vietnam Enterprise Investment Ltd (VEIL) và Vietnam Dragon Fund
(VDF).

2.4.3 Một số công ty Quản lý quỹ chủ yếu

a. Dragon Capital

Dragon Capital là điển hình về sự kiên trì “bám trụ” ở VN. Đây là công ty quản lý
quỹ thành lập ở Anh năm 1994. Năm 1997-1998, khi cuộc khủng hoảng tài chính khu
vực xảy ra, nhiều quỹ đầu tư đã ra đi. Nhưng Dragon Capital thì ở lại, và đã thành công.
Dragon Capital lập Quỹ Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) năm 1995. Đây
là quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài sản hiện nay ước tính khoảng
1 tỷ USD. Năm 2003, Dragon Capital liên doanh với Sacombank để thành lập VietFund
Mangagement (VFM), công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam. Hiện VFM đang quản
lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1).

Cuối năm 2004, Dragon Capital lại thành lập quỹ thứ hai tại Việt Nam là Vietnam
Growth Fund Limited (VGF) hiện có tổng vốn 500 triệu USD. Sang năm 2005, Dragon
lập thêm quỹ Vietnam Dragon Fund Limited (VDF) có tài s ản hiện tại là 340 triệu USD.
Quỹ đầu tư mới nhất của hãng này là Vietnam Resource Investment (Holdings) Limited

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 70


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

(VRI), từ 2007. Đây là quỹ đầu tiên đầu tư vào các công ty kinh doanh về tài nguyên
thiên nhiên.

Hiện Dragon Capital đang quản lý 5 quỹ là VEIL, VGF, VDeF, VPF và VRI. Trong
đó 2 quỹ lớn nhất là VEIL, VGF chuyên về đầu tư cổ phiếu.

b. VinaCapi tal

Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 11/2003
với việc ra đời quĩ đầu tư tư nhân Vietnam Opportunity Fund (VOF). VOF là quĩ do một
số tổ chức tài chính lớn thành lập để đầu tư vào Việt Nam, trong đó ông Robert Knapp,
Giám đốc quĩ Millennium Partners (là quĩ đầu tư lớn tại Mỹ với số vốn 4 tỷ USD), có tỉ
lệ góp vốn lớn nhất.

Từ giữa năm 2006, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital khai trương Quỹ bất động sản
VinaLand, nhưng số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài góp vào quỹ đã lên tới 65 triệu đô
la Mỹ, vượt mức dự kiến 15 triệu đô la Mỹ. Ngoài VinaLand, VinaCapital đang nỗ lực
giải ngân nốt số tiền còn lại chừng 50 triệu đô la Mỹ trong tổng số 171 triệu đô la Mỹ của
Quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF) với hướng đầu tư chính của VOF t iếp tục là cổ
phiếu OTC và địa ốc.

Ngay từ đầu năm 2007, VinaCapital đã lên kế hoạch thành lập mới một quỹ đầu tư
bất động sản với tổng vốn đầu tư lên tới 200 triệu USD. Ngày 5/7/2007, Vina Captial đã
chính thức đưa Quỹ Cơ sở hạ tầng Việt Nam (Vietnam Infrastructure Limited – VIL) lên
niêm yết trên sàn chứng khoán thứ cấp London (Alternative Investment Market – AIM).
Đây là quỹ đầu tiên giao dịch trên thị trường AIM tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng cơ
sở then chốt của Việt Nam, bao gồm năng lượng, vận tải, nước và viễn thông. Sự kiện
này đã nâng số quỹ đầu tư mà Vina Capital mở tại Việt Nam lên thành bốn quỹ với tổng
số vốn đầu tư gián tiếp đã thu hút vào Việt Nam lên tới 1,8 tỷ USD.

VinaCapital cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các công ty công nghệ. Công ty quản lý
quỹ này đã liên doanh với Tập đoàn Draper Fisher Jurveton - tập đoàn đầu tư mạo hiểm

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 71


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

với tổng vốn đầu tư trên 3,5 tỷ USD để lập quỹ đầu tư DFJ VinaCapital với tổng số vốn
đầu tư ban đầu là 50 triệu USD.

Hiện tại, VinaCapital đang quản lý 4 quỹ đầu tư đang hoạt động đầu tư tại Việt Nam
là Vietnam Opportunity Fund - VOF, Vina Land - VNL, Vietnam Infrastructure - VNI và
DFJV.

c. Mekong Capital

Mekong Capital là công ty quản lý quỹ đầu tư tập trung vào Việt Nam do các cá
nhân có kinh nghiệm về mảng quản lý đầu tư cả ở Việt Nam và quốc tế thành lập năm
2001. Phần lớn các vị trí cao cấp trong công ty là do người Việt Nam nắm giữ và cũng là
cổ đông của công ty.

Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 2002 tại Việt Nam với v iệc thành lập Quỹ đầu tư
Mekong Enterprise Fund đầu (tổng vốn đầu tư 18,5 triệu USD). Mekong Capital chọn
những công ty thuộc khu vực tư nhân ở các địa phương với quy mô nhỏ làm đối tác. Đến
nay, quỹ đã đầu tư hết vào 10 công ty Việt Nam như Công ty Xây dựng và Kiến trúc AA,
Công ty tin học Lạc Việt, Công ty nhựa Tân Đại Hưng, Công ty gỗ Đức Thành.

Ngày 5/6/2006, công ty đã chính thức khai trương quỹ đầu tư cổ phần thứ 2
(Mekong Enterprise Fund II) tại TP.HCM. Quỹ có tổng vốn 50 triệu USD, tập trung đầu
tư vào các công ty tư nhân Việt Nam phục vụ cho thị trường trong nước, hoạt động trong
các lĩnh vực sản xuất, phân phối và quảng bá thương hiệu (vốn đầu tư trung bình cho mỗi
dự án là 3 triệu USD).

Cũng từ giữa năm 2006, Công ty đã đẩy mạnh đầu tư gần hết số vốn 18,5 triệu đô
la Mỹ của Mekong Enterprise Fund vào các doanh nghiệp cổ phần. Mekong Capital hiện
đang quản lý 3 quỹ đầu tư với tổng vốn ban đầu gần 133 triệu đô la Mỹ. Công ty đang
trong quá trình huy động để đưa ra quỹ thứ 4 trong năm nay. Một số công ty nằm trong
danh mục đầu tư của Mekong Capital là Thế giới di động, hệ thống trường Quốc tế Việt
Úc, Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang…

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 72


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

d. Indochina Capital

Indochina Capital đã hoạt động ở Việt Nam 15 nă m. Trong 15 năm qua, công ty đã
tiến hành đầu tư 1 tỷ USD vào các dự án địa ốc, trong đó tiêu biểu là các dự án như
Khách sạn Furama (Đà Nẵng), Saigon Center (Tp.HCM)... và nhiều dự án địa ốc khác do
công ty đầu tư chính; và góp vốn chung với một công ty khác đầu tư dự án khu du lịch
Nam Hải (Đà Nẵng).

Ngoài lĩnh vực bất động sản, công ty còn đầu tư vào thị trường chứng khoán kể từ
khi thị trường chứng khoán bắt đầu mở cửa cho đến nay và tổng cộng công ty đã đầu tư
khoảng 50 triệu USD vào thị trường chứng khoán. Hiện công ty đang quản lý số vốn khá
lớn của các tổ chức tài chính và các cá nhân nhà đầu tư nước ngoài.

Năm 2006, Indochina Capital cũng đã thành lập hai quỹ, một địa ốc với 42 triệu đô
la Mỹ và một quỹ chứng khoán với 50 triệu đô la Mỹ. Để phục vụ cho mục tiêu lâu dài
trên thị trường Việt Nam, Indochina Capital đã thành lập Quỹ Indochina Capital Holding
Limited và thực hiện đợt phát hành và niêm yết trên thị trường chứng khoán London với
quy mô ban đầu là 500 triệu USD (3/2007). Sự kiện này ngay lập tức đã thu hút sự quan
tâm của nhà đầu tư nước ngoài và trong đợt phát hành lần đầu Indochina Capital Vietnam
Holding Limited dự định thu hút khoảng 300-350 triệu USD nhưng đã nhận được sự quan
tâm rất lớn của các nhà đầu tư và đạt được con số 500 triệu USD. Năm 2011 Indochina
Capital đã huy động thành công 50 triệu USD từ Cơ quan đầu tư và khu vực tư nhân ở
nước ngoài của Chính phủ Hoa Kỳ (OPIC) tài trợ, và chính thức ra mắt Quỹ đầu tư năng
lượng tái tạo Mê Kông. Quỹ này đầu tư vào 4 lĩnh vực chính là năng lượng tái tạo, dịch
vụ môi trường, lâm nghiệp và chương trình tiết kiệm năng lượng tại 3 nước hạ lưu sông
Mê Kông.

2.4.4 Một số quỹ đầu tư chủ yếu

a. Prudential

Quỹ đầu tư Prudential (PRUBF1) do Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Prudential Việt
Nam thành lập năm 2006. Trong các quỹ đầu tư của nước ngoài đang hoạt động tại Việt

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 73


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Nam hiện nay, Prudential được xem là quỹ đầu tư lớn nhất với quy mô quỹ vào khoảng
500 triệu USD.

Tuy nhiên, 65% vốn của quỹ này dành để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, chỉ có
khoảng 35% còn lại tương đương với khoảng 175 triệu USD là dành đầu tư vào tài sản
vốn và thị trường chứng khoán.

Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, Quỹ đầu tư này rất phù hợp với các nhà
đầu tư có khả năng chấp nhận rủi rot rung bình, thời gian đầu tư từ trung bình đến dài hạn
và mong muốn có thu nhập định kỳ cùng triển vọng nâng cao giá trị vốn đầu tư.

b. Vietnam Enter prise Investment Fund (VEIL)

VEIL là quỹ đầu tư nước ngoài duy nhất có thời gian hoạt động lâu nhất tại Việt
Nam. Quỹ được thành lập vào tháng 7-1995 với tổng số vốn huy động ban đầu là 35 triệu
USD, và trong hơn 10 năm hoạt động đó VEIL đã vượt qua khủng hoảng kinh tế khu vực
và nâng số vốn huy động lên đến hơn 109 triệu USD. Hiện nay, VEIL là quỹ đứng thứ
hai tại Việt Nam về mặt quy mô vốn huy động nhưng lại đứng đầu về lượng vốn hóa thị
trường.

Nguồn vốn đầu tư của VEIL được huy động từ các nhà đầu tư có tổ chức nước ngoài
chủ yếu từ Anh, Mỹ và Canada. Bên cạnh đó, VEIL có một phần vay từ tổ chức tài chính
quốc tế IFC trực thuộc Ngân hàng Thế giới WorldBank. VEIL là quỹ đóng và được niêm
yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) NCB ở Ailen.

Quỹ VEIL được thành lập bởi Công ty quản lý quỹ Dragon Capital với mục tiêu
đầu tư vào các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa, công ty cổ
phần niêm yết hoặc chưa niêm yết và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà nguồn
doanh thu chủ yếu từ Việt Nam. VEIL ưu tiên đầu tư vào 5 ngành chính là tài chính ngân
hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính - viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản và hàng tiêu
dùng. VEIL tập trung đầu tư vào doanh nghiệp có quy mô vốn từ 2 - 3 triệu USD trở lên
và đặc biệt không đầu tư vào các công ty được quản lý bởi gia đình.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 74


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Trong năm 2005, VEIL được xem là quỹ có kết quả hoạt động tốt nhất tại Việt Nam
khi giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ tăng 37,1% so với các năm trước và giá của
một đơn vị quỹ VEIL được giao dịch cao hơn gần 11% giá trị tài sản ròng. Tính tới
25/8/2010, giá trị tài sản ròng của quỹ VEIL là 364,8 triệu USD.

c. Vietnam Growth Fund (VGF)

Quỹ VGF cũng được quản lý bởi Dragon Capital và thành lập vào tháng 10-2004
với số vốn huy động ban đầu là 60 triệu USD. Cũng như VEIL, VGF là quỹ đóng và
được niêm yết ở TTCK NCB ở Ailen. VGF có tốc độ tăng vốn khá nhanh so với VEIL,
chỉ sau hơn một năm hoạt động quy mô vốn của quỹ đã tăng 66,7% đạt 100 triệu USD.
Mục tiêu đầu tư của VGF là nhằm vào những công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh và
thuộc những ngành đầu tư như VEIL. VGF đặc biệt không đầu tư vào thị trường bất động
sản. Giá trị tài s ản ròng trên một cổ phiếu quỹ và giá giao dịch của VGF vào cuối năm
2006 tăng 15% và 17,6% so với năm trước. Tính tới 24/11/2011, giá trị tài sản ròng của
quỹ là 189,1 triệu USD, tương đương 14,48 USD/chứng chỉ quỹ. Tỷ lệ chiết khấu của
quỹ là 13,3%.

d. Vietnam Dragon Fund (VDeF)

Dragon Capital cho biết mới vừa thành lập Quỹ VDeF vào đầu năm 2006 với số
vốn đầu tư ban đầu là 35 triệu USD. Quỹ VDeF được huy động vốn bởi các nhà đầu tư
Nhật Bản. Đây cũng là một quỹ đóng và được niêm yết ở TTCK NCB. Mục tiêu đầu tư
của VDeF tương tự như VEIL là ưu tiên đầu tư vào 5 ngành chính là tài chính - ngân
hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính - viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản và hàng tiêu
dùng.

Trong 9 tháng đầu năm 2006, VDeF đã thực hiện 30 khoảng đầu tư vào các công ty
niêm yết và không niêm yết hoạt động chủ yếu ở Việt Nam. Tổng giá trị tài sản ròng tính
đến cuối tháng 9-2006 đạt hơn 169 triệu USD tăng gần 22,5% so với tháng 12-2005. Đến
ngày 30/11/2011, giá trị tài sản ròng của VDeF-A là 13,51 triệu USD

e. Vietnam Opportunity Fund (VOF)

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 75


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

VOF của Vinacapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 9-2003, đến tháng 9-
2006 có quy mô tổng vốn huy động 171 triệu USD được tập trung đầu tư vào những
ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh như dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất
động sản, du lịch, cơ sở hạ tầng và ngành công nghệ.

Mới hoạt động hơn 3 năm, VOF đã đạt kết quả đầu tư tốt và tốc độ tăng vốn nhanh.
Giá trị chứng chỉ quỹ luôn được giao dịch cao hơn giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu
quỹ khoảng 20 – 25% và thậm chí đạt đến đỉnh điểm 44,6%. Giá trị tài s ản ròng trên một
cổ phiếu quỹ vào đầu năm 2006 đạt 1,6 USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm trước. Quy
mô vốn của VOF vào cuối năm 2005 nhỏ hơn VEIL, nhưng gần đây VOF đã huy động
thêm được hơn 76 triệu USD từ nhà đầu tư Millenium Parnerts của Mỹ và vươn lên đứng
đầu về vốn đầu tư tại Việt Nam.

Cơ cấu tài sản của quỹ tại thời điểm cuối năm 2010 bao gồm:

 Cổ phiếu niêm yết: 35,4%, Cổ phiếu OTC: 9,4%


 Private Equity: 5,7%
 Cổ phiếu hải ngoại: 6,2%. Trong đó có 4,6% là chứng chỉ quỹ VNL
 Bất động sản: 31,5%:
 Tiền và tương đương tiền chiếm 10,1%; Trái phiếu: 1,5%

f. PXP Vietnam Fund

Thành lập sau VOF chừng 3 tháng, PXP Việt Nam chỉ tập trung đầu tư vào những
công ty đã niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết tại TTCK Việt Nam. Quỹ PXP đầu tư dài hạn
vào những công ty Việt Nam hoặc có vốn đầu tư nước ngoài nhưng lượng vốn hóa ở mỗi
công ty phải đạt tối thiểu 5 triệu USD hay có chỉ số giá trên thu nhập (P/E) của công ty
đó phải tương đương với P/E thị trường.

Nhờ vào sự tăng trưởng mạnh của TTCK Việt Nam nên PXP đã cải thiện nhanh kết
quả đầu tư, s au 2 năm hoạt động giá trị tài s ản ròng trên một đơn vị quỹ đạt 3,2 USD,
tăng 33,3% so với năm trước. Với việc đầu tư vào Công ty Dược phẩm Imexpharm, trong

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 76


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

cùng thời gian này PXP đã nâng tổng số công ty đã đầu tư lên 23 đơn vị và đạt 93% tổng
lượng vốn huy động.

Tất cả 10 công ty chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng tài sản ròng của PXP là những
doanh nghiệp đã niêm yết trên TTCK và có kết quả kinh doanh tốt trong năm vừa qua.
Ngoài việc thành lập quỹ mới VEEF vào cuối tháng 11-2005, PXP tăng quy mô quỹ từ
25,8 triệu USD lên khoảng 40 triệu vào quý 2-2006 bằng cách phát hành thêm hơn 2 triệu
cổ phiếu.

g. Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF)

Bên cạnh PXP Việt Nam, PXP Asset Management đã mở thêm quỹ đầu tư mới
Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF) vào thị trường Việt Nam với quỹ mô vốn
khoảng 15,9 triệu USD từ tháng 11-2005 và được niêm yết tại TTCK Ai-len (NCB).
VEEF cũng tập trung đầu tư vào những công ty niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết trên
TTCK Việt Nam. Đến giữa quý 3-2006, VEEF đầu tư vào 28 công ty Việt Nam, giá trị tài
sản ròng đạt 52,5 USD, tăng 36% so với lúc mới thành lập.

h. Mekong Enterprise Fund (MEF)

Trong số 7 quỹ tư nhân và quỹ không niêm yết của nước ngoài đầu tư tại Việt
Nam, MEF ra đời từ tháng 4-2002 với quy mô vốn 18,5 triệu USD và do Công ty
Mekong Capital quản lý. Đối tượng đầu tư của MEF là những công ty gia đình vừa và
nhỏ, có kết quả kinh doanh tốt, đặc biệt năng động trong kinh doanh và có khuynh hướng
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. MEF không quan tâm đến những công ty có
quy mô lớn và thường cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau đầu tư để giúp các công ty đó cải thiện
hoạt động quản lý doanh nghiệp và có thể phát triển vượt bậc trong tương lai. Với tốc độ
đầu tư khoảng 3 - 4 công ty mỗi năm, đến nay MEF đã đầu tư 10 doanh nghiệp với tổng
vốn khoảng 13 – 14 triệu USD. MEF đã đầu tư gần hết lượng vốn huy động, vì vậy
Mekong Capital mở thêm quỹ mới vào năm 2006 với quy mô vốn khoảng 40 triệu USD
và cùng chiến lược đầu tư như MEF.

i. IDG Ventures Vietnam (IDG)

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 77


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

IDG Ventures Vietnam (IDGVV) là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên của Mỹ tập
trung vào lĩnh vực công nghệ cao được thành lập vào tháng 3-2004. Quỹ này ưu tiên đầu
tiên vào các doanh nghiệp trẻ kinh doanh các ngành công nghệ cao tại Việt Nam.

Với quy mô 100 triệu USD, IDGVV đầu tư vào những doanh nghiệp có tiềm năng
phát triển cao thuộc các ngành công nghệ thông tin, viễn thông, internet, truyền thông và
công nghệ sinh học. Đến nay, IDGVV đã đầu tư 5 triệu USD vào 4 doanh nghiệp
PeaceSoft, Isphere, Vina Game và VietnamWorks.com.

Trong thời gian 7 năm (2003-2010), IDG dự kiến dành khoảng 100 triệu USD đầu
tư CNTT tại Việt Nam, riêng đầu tư mạo hiểm chiếm tới 80 triệu USD. Cho đến nay,
IDG có 16 dự án đầu tư vào các công ty của Việt Nam với tổng số vốn trên 25 triệu USD.
Theo kế hoạch, từ nay tới cuối năm, IDG sẽ đầu tư vào hai công ty nữa với số vốn từ 10
đến 12 triệu USD.

Theo IDG Ventures, yếu tố chính để họ quyết định đầu tư vào các công ty được lựa
chọn là yếu tố con người, lãnh đạo. Trung bình 1 tháng IDG nhận được hơn 100 dự án
mời gọi đầu tư của các công ty Việt Nam. Lĩnh vực mà IDG quan tâm nhất vẫn là công
nghệ cao và media.

2.4.5 Những tác động tích cực của các quỹ đầu tư nước ngoài.

Sự xuất hiện của các quỹ ĐTNN đã đóng góp không nhỏ vào tiến trình phát triển nền
kinh tế Việt Nam:

- Đối với TTCK Việt Nam: Các quỹ ĐTNN đã đóng góp rất lớn trong việc giúp ổn
định thị trường, định hướng đầu tư và thúc đẩy sự hình thành các quỹ ĐTTN. Mặt khác,
các quỹ ĐTNN đã góp phần hình thành nên một đội ngũ các nhà quản lý quỹ chuyên
nghiệp, phong cách đầu tư CK chuyên nghiệp. Đây là những nền tảng hết sức quý báu
cho sự phát triển loại hình quỹ đầu tư tại Việt Nam, cũng như sự phát triển TTCK Việt
Nam trong thời gian tới.

- Đối với Nhà nước: Sự xuất hiện của các quỹ ĐTNN tại Việt Nam đã giúp cho các
nhà làm luật Việt Nam có sự tiếp cận thực tế để từ đó sửa đổi, bổ sung nhiều quy định
Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 78
Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

liên quan đến quỹ đầu tư theo hướng tạo môi trường thuận lợi cho sự ra đời và phát triển
của các quỹ.

- Đối với DN: là những nhà đầu tư tài chính dài hạn, các quỹ đã tham gia vào hoạt
động quản trị các công ty như: trường hợp VFF tham gia vào hội đồng quản trị Bibica,
quỹ VEIL tham gia hội đồng quản trị của các Công ty Ree, Halong, CanFoco, Lafooco,
Thủy sản 4, Sacombank, Viti Bank…, giúp các công ty này nâng cao năng lực quản trị,
tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động kinh doanh và tăng cường tính hiệu
quả của các CTNY.

2.5 Hoạt động của các nhà đầu tư lẻ.

Nhà đầu tư nhỏ là các nhà đầu tư cá nhân, những người mua một lượng nhỏ các cổ
phần, trái phiếu thường là các lượng không tròn lô, còn được gọi là nhà đầu tư lẻ.

Việt Nam đã bắt được mạch của thị trường chứng khoán trong vài năm qua, với hàng
chục nghìn nhà đầu tư tham gia giao dịch thị trường chứng khoán và có lẽ hơn hàng trăm
nghìn giao dịch qua Internet. Những giao dịch kiểu cá nhân như vậy gần giống cách
người ta bán hàng trên mạng eBay hoặc Craigs list tại Mỹ. Mặc dù gọi là chợ đen nhưng
thị trường OTC cũng tương đối nhiều màu sắc, với việc cổ phần giao dịch bằng tiền mặt
tại các hàng trà nhắc lại hình ảnh về các quán cà phê sản sinh ra thị trường chứng khoán
châu Âu.

Tuy nhiên, có một đặc điểm của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước là phụ thuộc
nhiều vào tâm lý đám đông hơn là tính toán khi ra quyết định giao dịch.

2.5.1 Thực trạng hoạt động của nhà đầu tư nhỏ lẻ nước ngoài trong thời gian qua.

FPI là việc người không cư trú mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác và góp
vốn, mua cổ phần dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật Việt Nam mà không
trực tiếp tham gia quản lý. Và FPI được thực hiện chủ yếu thông qua các định chế tài
chính trung gian. Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã tiếp nhận
rất nhiều nguồn vốn FDI lẫn FPI từ các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đối với nguồn
vốn FPI của các nhà đầu tư nhỏ nước ngoài, thì đa phần được thực hiện thông qua TTCK.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 79


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Chính vì vậy, trong phần này,chúng tôi sẽ chủ yếu đề cập đến họat động đầu tư FPI của
các nhà đầu tư nhỏ nước ngoài thông qua TTCK.
2.5.1.1 Khối lượng và giá trị giao dịch:
Như đã nói ở trên, TTCK Việt Nam chính thức được đưa vào hoạt động từ 2000. Và
theo số liệu từ Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp. HCM HOSE thì khối lượng và giá trị giao
dịch của các nhà ĐTNN những năm qua có sự biến động rõ rệt, thể hiện:

Bảng 1: Khối lượng giao dịch từ năm 2000 đến nay

Khối lượng giao dịch (1 CK) Lượng giao dịch


Năm Toàn thị NĐT so với toàn thị
ĐTNN (mua) ĐTNN (bán)
trường trường
2000 3,662,790 - - 0.00%
2001 19,721,930 161,600 45,000 1.05%
2002 37,008,649 3,699,979 867,979 12.34%
2003 53,155,990 3,176,020 331,910 6.60%
2004 248,072,240 17,590,250 3,466,495 8.49%
2005 353,070,622 26,799,963 15,220,492 11.90%
2006 1,120,781,689 121,979,031 41,366,218 14.57%
2007 2,389,522,805 385,934,052 223,883,240 25.52%
2008 3,404,797,430 481,439,423 433,684,395 26.88%
2009 11,089,431,493 738,715,925 704,416,301 13.01%
2010 11,849,098,768 1,035,823,701 765,593,065 15.20%
2011
7,477,724,673 839,833,713 840,766,480 22.47%
(4/12/ 2011)

(Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp Hồ Chí Minh)

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 80


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Bảng 2: Giá trị giao dịch từ năm 2000 đến nay

Giá trị giao dịch (1000 đồng) GTGD


của
Năm NĐTNN
Toàn thị trường ĐTNN (mua) ĐTNN (bán) Mua-B án
so với
toàn TT
2000 92,357,484 - - - 0.00%
2001 1,034,721,064 12,069,650 2,364,900 9,704,750 1.40%
2002 1,080,891,076 107,238,433 25,228,283 82,010,150 12.26%
2003 2,998,321,487 79,705,888 6,023,904 73,681,984 2.86%
2004 19,887,150,295 766,982,679 175,323,622 591,659,057 4.74%
2005 26,877,958,797 1,457,604,068 1,131,914,557 325,689,511 9.63%
2006 86,829,272,287 9,783,109,783 3,243,421,845 6,539,687,938 15.00%
2007 263,054,025,582 52,955,315,672 29,981,381,831 22,973,933,841 31.53%
2008 152,615,908,978 26,554,641,578 21,454,850,284 5,099,791,294 31.46%
2009 432,651,016,562 34,409,558,791 31,699,805,615 2,709,753,176 15.28%
2010 380,684,485,626 44,883,420,366 29,515,133,383 15,368,286,983 19.54%

147,612,620,537 27,625,288,744 25,488,618,737 2,136,670,007 35.98%


(4/12/ 2011)

(Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp Hồ Chí Minh)


Từ bảng số liệu, có thể dễ dàng thấy qua các năm, khối lượng lẫn giá trị giao dịch của
nhà ĐTNN qua các năm có xu hướng ngày càng tăng nhưng với tốc độ không đều, đặc
biệt là giai đoạn năm 2000-2003 khối lượng và giá trị giao dịch hết sức biến động. Năm
2000 là năm TTCK Việt Nam mới bắt đầu nên chưa thấy bóng dáng của các nhà ĐTNN.
Sang năm 2001, thì các nhà đầu tư đã bắt đầu thâm nhập vào TTCK Việt Nam mặc dù
với mức độ khiêm tốn chỉ chiếm khoảng 1.4% tổng giao dịch thị trường. Nhưng sang
năm 2002 thì có sự tăng vọt với tổng giá trị giao dịch là khoảng 132 tỷ VNĐ chiếm 12%

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 81


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

tổng giao dịch toàn thị trường. Tuy nhiên, s ang năm 2003 lại có sự sụt giảm đáng kể,
tổng giá trị giao dịch của các nhà ĐTNN chỉ chiếm 2.86% tổng giá trị giao dịch của toàn
thị trường. Nguyên nhân cho sự sụt giảm này là do sau khi TTCK phát triển quá nóng
trong giai đoạn đầu, để ổn định, chính phủ đã đưa ra rất nhiều biện pháp hành chính để
kiềm chế sự tăng trưởng nóng đó. Cụ thể là giảm biên độ giao dịch từ 7% xuống 2%,
giảm lô giao dịch từ 100 xuống 10 cổ phiếu/lô, không cho mua quá 2000 cổ phiếu/phiên
v.v. Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam mới chính thức đi vào hoạt động, còn rất mới mẻ nên
số lượng công ty niêm yết lẫn nhà đầu tư không nhiều, và đa số chỉ giao dịch dưới dạng
thăm dò thị trường, do đó, cả khối lượng lẫn giá trị giao dịch đều rất thấp nên chỉ cần 1 sự
thay đổi nhỏ trong giai đoạn này cũng đủ làm tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu biến
động mạnh.

Năm 2004 đánh dấu sự tăng trưởng trở lại về đầu tư của các nhà ĐTNN, giá trị giao
dịch mặc dù chỉ chiếm 4.74% g iá trị giao dịch của toàn thị trường nhưng đã giúp mang
lại nguồn vốn khoảng 592 tỷ VNĐ gấp 8 lần so với năm 2003. Tuy nhiên, trong năm
2004 nguồn vốn FPI này bên cạnh cổ phiếu còn có một lượng lớn trái phiếu đã được các
nhà ĐTNN mua vào (chiếm khoảng 33% tổng nguồn vốn FPI trong năm). Có thể nói giai
đoạn 2005-2007 là giai đoạn phát triển tương đối ổn định và mạnh mẽ về đầu tư của các
nhà ĐTNN, đặc biệt là đạt đỉnh điểm vào năm 2007 cả về mặt khối lượng giao dịch, giá
trị giao dịch cũng như lượng vốn nhận được (22,973 tỷ VNĐ). Điều này cho thấy các nhà
ĐTNN tin tưởng vào tương lai kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO, tin tưởng vào đường
lối chính sách lãnh đạo đất nước. Ngoài ra, sự phát triển “nóng” của TTCK những tháng
đầu năm 2007 đã thu hút một khối lượng khá lớn vốn FPI vào Việt Nam, đưa tổng vốn
FPI đổ vào VN năm 2007 lên khoảng 5-6 tỷ USD, tăng hơn rất nhiều so với những năm
trước đó.

Nhìn chung trong giai đoạn 2000-2007, vai trò của các nhà ĐTNN đầu tư trong việc
cung cấp vốn FPI cho đầu tư trong nước ngày càng tăng. Điều này sẽ đem đến rất nhiều
tác động tích cực cho phát triển kinh tế, cụ thể:

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 82


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

- Đối với các quốc gia đang phát triển, FPI luôn được xem là một nguồn lực quan
trọng bổ sung cho sự thiếu hụt vốn khi mà tỷ lệ tiết kiệm trong nước thấp trong khi áp lực
mục tiêu tăng trưởng cao. Nhờ vào tính linh hoạt và thanh khoản cao, các nguồn vốn FPI
có khả năng lấp đầy lỗ hổng vốn này một cách nhanh chóng mà không cần phải trải qua
các bước thẩm tra và phê duyệt thường thấy trong các dự án FDI.
- Vốn FPI sẽ giúp nâng cao sự minh bạch thị trường tài chính thông qua hàng loạt
các tiêu chuẩn về phổ biến thông tin, từ đó giảm thiểu sự bất cân xứng về thông tin và tạo
nền tảng đầu tư tốt hơn cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước
Tuy nhiên, vốn FPI của các nhà đầu tư nhỏ cũng có nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế
lớn nhất là nó rất dễ đảo chiều. Nếu trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, nhà đầu tư nhỏ
có thể ồ ạt rút vốn bằng cách bán tháo cổ phiếu và trái phiếu, để lại rất nhiều hậu quả
nặng nề cho nền kinh tế (nếu không có các biện pháp quản lý thích hợp) như sự phá giá
đồng tiền, lạm phát, v.v... Điều này rất dễ nhận thấy trong cuộc khủng hoảng tài chính
Đông Á 1997, khủng hoảng Argentina 2001, v.v.

Và TTCK Việt Nam cũng không ngoại lệ, khi cuộc khủng hoảng năm 2008 xãy ra
tình trạng hàng loạt nhà ĐTNN đã rút một lượng lớn vốn ra khỏi thi trường Việt Nam, cụ
thể là lượng vốn FPI thu hút được vào năm 2008 chỉ đạt 5,000 tỷ VNĐ, giảm 18,000 tỷ
VNĐ so với năm 2007. Sang năm 2009, mặc dù tổng giá trị giao dịch có tăng so với năm
2008 nhưng lượng giao dịch bán phát sinh nhiều hơn lượng giao dịch mua dẫn đến lượng
vốn thu hút được lại tiếp tục giảm chỉ đạt được 2,700 tỷ VNĐ vào năm 2009. Sang năm
2010 khi nền kinh tế thế giới tương đối ổn định trở lại, các nhà ĐTNN đã quay trở lại và
kết quả là nguồn vốn vào đã tăng trở lại đạt mức 15,300 tỷ VNĐ. Nhưng sang năm 2011,
cùng với tình hình kinh tế thế giới ảm đạm, tình trạng nợ công quá mức đe dọa nền kinh
tế của nhiều nước trên thế giới kể cả những nền kinh tế lớn, bên cạnh đó cùng với những
khó khăn của nền kinh tế trong nước mà việc thu hút vốn FII trong năm 2011 đã sụt giảm
nghiêm trọng, đến ngày 04/12/2011 lượng vốn vào chỉ đạt được khoảng 2,200 tỷ VNĐ.
2.5.1.2 Tác động của nhà đầu tư nước ngoài.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 83


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động được hơn 10 năm, nhưng
cho đến nay, sự chi phối và những tác động cụ thể của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị
trường vẫn còn là những ẩn số. Từ năm 2005 trở về trước, vai trò của nhà đầu tư nước
ngoài không nổi bật trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này có thể giải thích do
hoạt động chưa đạt mức độ tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán, cũng như giai
đoạn nằm ngang kéo dài quá lâu của chỉ số chứng khoán đã khiến cho không chỉ rất nhiều
nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng không đánh giá cao về tiềm
năng hồi phục và phát triển của giá cả cổ phiếu.

Tuy nhiên, năm 2006 lại thực sự là một năm “bản lề” đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Riêng trong năm nay, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng
khoán Việt Nam đã tăng vọt gấp gần ba lần, từ 6% lên 17%. Đến đầu tháng 3/2007, tỷ lệ
này lên đến 19% và cho đến tháng 5/2007, có tính toán cho biết tỷ lệ này đã lên đến 20-
25%. Như vậy, so sánh hai mốc thời điểm đầu năm 2006 với những tháng đầu năm 2007,
tỷ lệ sở hữu giá trị cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng gấp gần 4 lần. Tình hình
đó cũng có tính tương ứng với thông tin của Ngân hàng thế giới ước tính các nhà đầu tư
nước ngoài đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tính đến tháng 4/2007, nhà đầu tư nước ngoài vẫn mạnh nhất trên thị trường niêm yết,
trong đó giá trị đầu tư vào cổ phiếu của các công ty niêm yết chiếm đến 68% trong tổng
giá trị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư vào trái phiếu niêm yết chiếm 25%; đầu
tư vào trái phiếu không niêm yết chỉ chiếm 6% và đầu tư vào cổ phiếu không niêm yết
chỉ vỏn vẹn có 1%.

Tại thị trường niêm yết, nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng sở hữu đến 49% hoặc
đang có xu hướng đạt đến 49% (tỷ lệ cao nhất cho phép đối với nhà đầu tư nước ngoài)
đối với một số mã cổ phiếu như AGF, CII, BT6, GIL, GMD, IFS, SAM, TDH, TMS,
TYA, VNM, chứng chỉ quỹ VFMVF1.

Trong diễn biến tại thị trường chứng khoán Việt Nam, có một động thái rất đặc biệt:
trong đa số trường hợp biến động về giá cổ phiếu, dường như nhà đầu tư nước ngoài luôn

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 84


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

giữ một tư thế độc lập và tách rời hẳn tâm lý đá m đông của các nhà đầu tư Việt Nam.
Trong đợt điều chỉnh đầu tiên của VN-Index xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm, việc mua
vào của nhà đầu tư nước ngoài khi thị trường đảo chiều vẫn hầu như không có gì đột
biến. Vào những thời điểm thị trường sụt giảm mạnh, khi không khí ảm đạm lộ rõ ở các
nhà đầu tư trong nước, thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn chiếm khoảng 20% giá trị giao dịch
toàn thị trường.

Trong thời gian qua, đặc biệt từ đầu năm 2007, đã xuất hiện ngày càng nhiều đánh
giá mang tính nhận định, phân tích về vai trò và hoạt động của các nhà đầu tư nước
ngoài. Tuy nhiên, đáng chú ý là diễn biến hoạt động của họ vẫn còn là một ẩn số lớn.
Những bài phân tích tuy có đề cập đến xu hướng vận động chung của nhà đầu tư nước
ngoài nhưng rất ít thông tin cụ thể về hoạt động của một nhà đầu tư nước ngoài cụ thể
nào.
Nói tóm lại, toàn bộ các hoạt động mua bán của nhà đầu tư nước ngoài, mố i quan
hệ giữa khối lượng mua và khối lượng bán, thời điểm mua vào và thời điểm bán ra, và tất
nhiên phải kể đến những tính toán phương án chiến thuật “lướt sóng” của nhà đầu tư
nước ngoài, đã hầu như chưa được nghiên cứu và phân tích, dù chỉ mang tính tổng lược.
Cũng bởi thế, trong nhiều trường hợp, từ hoạt động đấu giá cổ phần cho đến những tác
động vào sự lên hoặc xuống của thị trường chứng khoán, mặc dù nhiều người đoán chắc
là có bàn tay của nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí tác động rất sâu, nhưng cũng không có
một minh chứng nào được dẫn ra.

Vậy thì những câu hỏi cần được đặt ra là trong tương lai không quá xa là vai trò của
nhà đầu tư nước ngoài sẽ ra sao tại thị trường chứng khoán Việt Nam? Và cùng với vai
trò có thể mang tính thượng phong ấy, nhà đầu tư nước ngoài s ẽ “nắm giữ” thị trường
thông qua những động thái nào?. Và đương nhiên, yếu tố đầu cơ của nhà đầu tư nước
ngoài sẽ lộ diện đến mức nào và tạo được ảnh hưởng ra sao đối với sự lên xuống của thị
trường chứng khoán? Hoặc một khía cạnh tiêu cực khác không thể không dự liệu: trong
những trường hợp nào và kèm theo những điều kiện gì, nhà đầu tư nước ngoài có thể rút

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 85


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

một phần vốn hoặc toàn bộ vốn ra khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam, dẫn đến nguy
cơ đổ vỡ của thị trường này? Đây quả không phải là một câu hỏi dể giải đáp mà cần có
giải pháp toàn diện từ nhiều phía để kênh thu hút đầu tư này diển ra sôi động hơn nhưng
cũng phải hiệu quả hơn.

2.6 Tác động của nguồn vốn đầu tư gián tiếp.


2.6.1 Những tác động tích cực:
- Trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư trực
tiếp của xã hội. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khi đổ vào Việt Nam sẽ trực tiếp
làm tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn trong nước như một phép cộng
đương nhiên vào tổng số dòng vốn này. Hơn nữa, khi vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia
tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tư gián tiếp
trong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ “nhìn gương” các nhà đầu tư
gián tiếp nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết quả tổng đầu
tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên.
- Góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng, hoàn thiện các thể chế
và cơ chế thị trường nói chung. Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trường vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài s ẽ làm cho thị trường tài chính (đặc biệt là thị trường chứng khoán)
Việt Nam trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn, khắc phục được sự thiếu hụt, trống
vắng và trầm lắng, thậm chí đơn điệu, kém hấp dẫn kéo dài của thị trường này trong thời
gian qua. Hơn nữa, điều kiện và như là kết quả đi kèm với sự gia tăng dòng vốn này là sự
phát triển nở rộ các định chế và dịch vụ tài chính – chứng khoán, trước hết là các loại quỹ
đầu tư, công ty tài chính, và các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ
tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán,
kiểm toán và thông tin thị trường; Đồng thời còn kéo theo sự gia tăng yêu cầu và hiệu quả
áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường, trước hết trên thị trường chứng khoán…
- Tăng cường cơ hội và đa dạng hoá phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân
lực và thu nhập của đông đảo người dân. Đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài và cả trong
nước, từ người dân, các doanh nhân đến các tổ chức và pháp nhân đầu tư chuyên nghiệp

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 86


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

và không chuyên nghiệp sẽ có thêm điều kiện lựa chọn sử dụng vốn của mình để đầu tư
dưới các hình thức trực tiếp tự mình hay thông qua các định chế tài chính trung gian để
mua – bán các cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán có giá khác của Việt Nam trên thị
trường tài chính Việt Nam và nước ngoài. Thông qua quá trình tham gia đầu tư gián tiếp
này, các nhà đầu tư trong nước và người dân sẽ được dịp “cọ xát”, rèn luyện và bồi
dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, bản lĩnh đầu tư, nâng cao trình độ bản thân nói
riêng, chất lượng nguồn nhân lực nói chung, phù hợp yêu cầu và điều kiện kinh doanh thị
trường, hiện đại.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế
thị trường, hội nhập quốc tế. Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận và cá
nhân trong hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến thị trường tài chính, nhất là đến đầu
tư gián tiếp nước ngoài sẽ phải được hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt
động hơn theo yêu cầu, đặc điểm của thị trường này, cũng như theo các cam kết hội nhập
quốc tế. Đồng thời, thông qua tác động vào thị trường tài chính, nhà nước sẽ đa dạng hoá
các công cụ và thực hiện hiệu quả việc quản lý của mình theo các mục tiêu lựa chọn thích
hợp. Trên cơ sở đó, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung,
thị trường tài chính nói riêng sẽ được cải thiện hơn.
2.6.2 Tác động tiêu cực.
Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng có thể gây ra một số tác động tiêu cực sau:
- Tăng mức độ nhạy cảm và khả năng bất ổn về kinh tế liên quan đến các nhân tố nước
ngoài. Khác với FDI, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện dưới dạng đầu tư
tài chính thuần tuý với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao
trên thị trường tài chính, nên các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng
mở rộng hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay chuyển
sang đầu tư dưới dạng khác, ở địa phương khác tuỳ theo kế hoạch và mục tiêu kinh doanh
của mình. Đặc trưng nổi bật đó cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên nguy cơ tạo
và khuyếch đại độ nhạy cảm và chấn động kinh tế ngoại nhập của dòng vốn này đối với
nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt khi việc chuyển đổi và rút vốn đầu tư gián
tiếp nói trên diễn ra theo kiểu “tháo chạy” đồng loạt trên phạm vi rộng và số lượng lớn…

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 87


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Trong tình huống như vậy, một sự đổ vỡ, một cuộc khủng hoảng đầu tư – tài chính – tiền
tệ, lạm phát cao, thậm chí là khủng hoảng kinh tế hết sức tệ hại và bất khả kháng là hoàn
toàn có thể xảy ra đối với nước tiếp nhận đầu tư, nếu không có và triển khai tốt các
phương án phòng ngừa hiệu quả.
- Gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn tài chính đối với các
doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán.Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán,
nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập, được biểu quyết của các nhà đầu tư gián tiếp nước
ngoài đến một mức “vượt ngưỡng” nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp
vào chi phối và quyết định các hoạt động sản xuất – kinh doanh và các chủ quyền khác
của doanh nghiệp, tổ chức phát hành chứng khoán, thậm chí lũng đoạn doanh nghiệp theo
phương hướng, kế hoạch, mục tiêu riêng của mình, kể cả các hoạt động mua lại, sáp nhập
doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là, tính chất gián tiếp của vốn đầu tư nước ngoài đã
chuyển hoá thành tính trực tiếp. Nhà đầu tư gián tiếp sẽ chuyển hoá thành nhà đầu tư trực
tiếp. Thậm chí, về lô-gích, quá trình “diễn biến hoà bình” này đạt tới quy mô và mức độ
nào đó còn có thể làm chuyển đổi về chất quyền sở hữu và tính chất kinh tế ban đầu của
doanh nghiệp và quốc gia.
- Tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình trạng tội phạm kinh tế quốc tế
như: Hoạt động lừa đảo, hoạt động rửa tiền, hoạt động tiếp vốn cho các kinh doanh phi
pháp và hoạt động khủng bố, cùng các loại tội phạm và các đe doạ an ninh phi truyền
thống khác. Sự cộng hưởng của các hoạt động tội phạm và tác động mặt trái của các dòng
vốn kể trên, nhất là khi chúng diễn ra một cách “có tổ chức” của giới đầu cơ hay lực
lượng thù địch chính trị quốc tế, sẽ ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài
gây tổn hại tới hoạt động kinh tế lành mạnh và làm tăng tính dễ tổn thương và có thể gây
ra lạm phát cao của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện
nay; Thậm chí trong một số trường hợp, chúng còn làm mất uy tín nhà nước và gây sụp
đổ một nội các chính phủ…

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 88


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU


QUẢ THU HÚT

VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC


NGOÀI

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 89


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm thiểu tác động tiêu cực của các dòng vốn FPI,
nhóm xin đưa ra 3 nhóm giải pháp:

Nhóm 1: Nhóm giải pháp về luật lệ chính sách,

Nhóm 2: Nhóm giải pháp về phát triển thị trường

Nhóm 3: Các nhóm giải pháp về yếu tố đảm bảo khác.

3.1. Nhóm giải pháp về luật lệ chính sách.

3.1.1. Tái cấu trúc thị trường chứng khoán một cách sâu rộng.
Năm 2011 doanh nghiệp huy động vốn qua thị trường chứng khoán quá khó khăn,
hàng loạt cổ phiếu trở nên rẻ rúng, mệnh giá chỉ dưới 10.000 đồng. Khoảng 67% doanh
nghiệp niêm yết có thị giá thấp hơn giá trị sổ sách, 38% công ty niêm yết trên HOSE
(Thành phố Hồ Chí Minh) có thị giá dưới mệnh giá và trên HNX (Hà Nội) là 55%. Điều
này khiến thị trường chứng khoán s uy giảm mạnh và khó hồi phục nếu như không có
chính sách, giải pháp hợp lý thì khả năng thâu tóm giữa các doanh nghiệp cũng như thâu
tóm từ phía bên ngoài rất lớn.

Trong 105 công ty chứng khoán và 47 định chế hoạt động trong ngành chứng khoán,
đến 68% công ty thua lỗ; một số bị âm vốn chủ sở hữu, đặc biệt yếu tố mất thanh khoản
rất nghiêm trọng. Hiện Ủy ban chứng khoán đã tạm thời đình chỉ tư cách thành viên của
một số trung tâm lưu ký, thành viên giao dịch và sẽ tiến tới yêu cầu bắt buộc phải rút
nghiệp vụ môi giới. Hiện tại đã có một số công ty tự nguyện rút nghiệp vụ này.
Trong bối cảnh nhiều công ty chứng khoán đang đứng trước bờ vực phá sản, không thể
đứng nhìn thị trường chứng khoán “chìm dần,” các chuyên gia cho rằng, cấu trúc lại thị
trường chứng khoán là việc làm cần kíp trong năm 2012. Thách thức trong năm 2012 vẫn
khá lớn, lạm phát tuy giảm nhưng vẫn còn cao, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thị trường
chứng khoán quốc tế biến động mạnh. Tuy nhiên vẫn có thể tận dụng những điểm sáng
và chính sách hợp lý để tìm “cửa” làm ăn trong bóng tối. Trong năm 2012, trọng tâm sẽ
đi sâu vào tái cấu trúc thị trường chứng khoán, trong đó xoay quanh 4 vấn đề gồm tái cấu
trúc các trung gian tài chính, thị trường hàng hóa, cầu đầu tư và các công ty chứng khoán.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 90


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Ủy ban Chứng khoán đã chuẩn bị xong đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán. Theo
đó, đề án này có 4 nội dung trọng tâm để tái cấu trúc kênh chứng khoán, bao gồm tái cấu
trúc công ty chứng khoán, tái cấu trúc các trung gian tài chính (hợp nhất 2 sở giao dịch
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội), tái cấu trúc hàng hóa và tái cấu trúc cơ sở các nhà
đầu tư

Việt Nam cần có một sở giao dịch chứng khoán thống nhất nhưng cần có thời gian
và công nghệ kéo dài từ 2-3 năm vì còn phải phát triển mảng thị trường phái s inh. Hiện
tại, s ở giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội hoạt động không có gì khác, cũng
niêm yết cổ phiếu và doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 2 sàn. Do đó, trong đề án
tái cấu trúc thị trường cho phép cơ cấu lại còn một sở giao dịch chứng khoán thống nhất
bao gồm một thị trường cổ phiếu, một thị trường trái phiếu và một thị trường công cụ
phái sinh. Thị trường cổ phiếu sẽ đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và 2 thị trường còn lại
đặt tại Hà Nội.

Về việc cấu trúc lại thị trường hàng hóa, trước kia thị trường chứng khoán Việt Nam
theo chiều rộng, các công ty vào sàn càng nhiều càng tốt nhưng bây giờ khi doanh nghiệp
vào sàn cần được nâng cấp tiêu chuẩn niêm yết để tạo ra dòng hàng hóa tốt cho thị
trường. Hoàn thiện các khung pháp lý, thể chế… để tạo minh bạch cho thị trường. Vì cứ
như điều kiện hiện nay doanh nghiệp rất khó huy động các nguồn vốn trong nước nên
nhiều doanh nghiệp Việt Nam huy động vốn và niêm yết trên sàn quốc tế.

3.1.2. Hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý nhằm khuyến khích tổ chức và cá nhân
tham gia vào TTCK Việt Nam

TTCK Việt Nam đi vào hoạt động được 10 năm, Luật CK đã được ban hành và áp
dụng. Tuy nhiên, Luật CK ra đời chưa lâu còn trong giai đoạn hoàn thiện nên việc xuất
hiện nhiều bất cập trong thực tiễn là khó tránh khỏi. Bên cạnh Luật CK, nhiều văn bản
liên quan đến CK và TTCK cũng được ban hành song vẫn chưa thể hiện rõ vai trò của
mình trong việc bảo vệ nhà đầu tư và thúc đẩy thị trường phát triển. Chúng ta cần phải
thúc đẩy hơn nữa việc hoàn thiện Luật CK, điều chỉnh hoạt động của TTCK theo hướng

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 91


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

bao quát, toàn diện và phù hợp với thực tiễn thị trường. Một khi Luật CK được hoàn
thiện sẽ giúp cho TTCK phát triển mạnh và ổn định, phù hợp với nguyện vọng của các
nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, khuôn khổ quản lý thị trường theo hướng thống
nhất, đồng bộ, minh bạch nhằm hướng đến mục tiêu tự do hóa dòng vốn đầu tư đồng thời
bảo vệ cho quyền lợi của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư nói chung rất e ngại khi đầu tư vào
những nước có hệ thống luật pháp còn yếu, có nền tài chính không minh bạch và đồng
bộ. Họ đặc biệt quan tâm đến những chính sách quản lý của Nhà nước, hệ thống luật pháp
và tính ổn định của nó bao gồm chính sách về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
suất áp dụng cho các quỹ đầu tư), quản lý ngoại hối, luật điều chỉnh đầu tư gián tiếp nước
ngoài, luật về thị trường chứng khoán….

- Từng bước nâng cao tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt
Nam thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, đối với ngành ngề
không trọng yếu, liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia thì không cần phải giới hạn tỷ
lệ này; thu hẹp đối tượng ngành nghề Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ
phần chi phối.

- Xây dựng, triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản lý và điều hành doanh
nghiệp và quản lý Nhà nước. Nâng cao nhận thức và xây dựng cơ chế bắt buộc các doanh
nghiệp phải áp dụng các chuẩn mục quản trị và điều hành, các bộ đạo đức nghề nghiệp
theo thông lệ quốc tế. Cũng cần phải có những cơ chế để đảm bảo sự thực thi của các quy
định này. Bản thân các quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ cũng phải tuân thủ các quy định
này. Chính phủ đang có những biện pháp để khuyến khích các doanh nghiệp chuẩn bị và
tiến hành công bố thông tin theo các tiêu chuẩn chất lượng cao về kế toán cũng như công
bố các thông tin tài chính và phi tài chính. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng nhằm
tăng cường tính minh bạch trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp
Việt Nam, tăng tính hấp dẫn của các doanh nghiệp này trong con mắt nhà đầu tư nước
ngoài.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 92


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

- Tiếp tục thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vãng lai để tạo điều kiện thu hút
nguồn từ nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các nguồn thu nhập hợp
pháp của các nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài. Ở đây hệ thống ngân hàng đóng vai
trò rất quan trọng trong việc kiểm soát các giao dịch của tài khoản vốn.

- Tăng cường an ninh của hệ thống tài chính, thực hiện kiểm soát các dòng vốn khi cần
thiết. Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và chính sách thu
hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân
hàng - tài chính - chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an
toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính.

3.1.3. Xây dựng và áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị và điều hành
doanh nghiệp

Chuẩn mực kế toán quốc tế là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp, tổ chức
trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán thống nhất trong công tác báo cáo tài
chính (BCTC).

Khi mới ban hành, các chuẩn mực tập trung vào mục đích đáp ứng yêu cầu của các
tổ chức hoạt động động trong những nền kinh tế đang phát triển, song từ năm 2000 đến
nay lại chú trọng hơn đến việc hỗ trợ cho cổ đông và các đối tượng khác tham gia vào thị
trường vốn thế giới trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Do đó, Ủy ban các Chuẩn
mực Kế toán Quốc tế đã chuyển trọng tâm sang xây dựng các chuẩn mực phức tạp hơn,
có thể bắt buộc các thị trường vốn trên toàn thế giới phải tôn trọng. Tuy nhiên, việc làm
này đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa chi phí để soạn lập các báo cáo tài chính tuân thủ
với các Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) và những lợi ích gia tăng đối với
người sử dụng về phương diện tính phù hợp và độ tin cậy của thông tin tại những nền
kinh tế đang phát triển.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 93


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

3.1.4. Thiết lập chính s ách bình đẳng về ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, phí, lệ phí
giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Rõ ràng, khả năng thẩm thấu vốn đầu tư gián tiếp của khối các doanh nghiệp nhà
nước được cổ phần hoá còn rất mỏng trong khi đây lại là khu vực có tiềm năng nhất. Vì
thế, muốn tăng khả năng hấp thụ nguồn vốn FPI phục vụ phát triển kinh tế, không có
cách nào khác là phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn. Đối với các
doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, phải mạnh dạn bán cổ phần
rộng rãi kể cả cho các NĐTNN để vừa thu hút vốn từ bên ngoài, vừa là tiền đề để cải
thiện tình trạng lãng phí, trì trệ, kém hiệu quả của khối doanh nghiệp này. Song song với
việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, cần phải có biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp
cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch và phát triển hoạt động giao dịch thứ cấp trên TTCK
Việt Nam. Đây sẽ là kênh thu hút vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài chủ chốt trong
tương lai khi TTCK của Việt Nam phát triển hơn. Bởi, ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu
tư gián tiếp nước ngoài là cổ phiếu của các công ty niêm yết, đặc biệt là các loại cổ phiếu
có tính thanh khoản cao. TTCK phát triển, s ự đa dạng về chủng loại hàng hóa, quy mô
lớn về giá trị thị trường và tính thanh khoản cao của các loại chứng khoán hàng hóa chắc
chắn sẽ hấp dẫn các NĐTNN. Đó được xem là cầu nối hết sức quan trọng giúp các
NĐTNN có thể nhanh chóng tiếp cận được vốn trên thị trường đầu tư tiềm năng của Việt
Nam.

Đối với khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước, để có thể tăng khả năng hấp thụ
vốn FPI trong dài hạn, cần thiết phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát
triển không những cả về số lượng, quy mô mà còn cả về trình độ quản lý, kỹ năng giao
thương và các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Đây cũng đồng thời là xu hướng tất yếu khi
gia nhập WTO.

3.2. Nhóm giải pháp phát triển thị trường.


3.2.1. Khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế tham gia vào TTCK

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 94


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

"Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 đặt ra mục tiêu tổng sản phẩm
quốc nội năm 2010 tăng gấp đôi so với năm 2000, giai đoạn 2006-2010 còn phải đạt tốc
độ tăng trưởng kinh tế từ 7,5% - 8% năm và phấn đấu đạt trên 8%/năm. Tỷ lệ huy động
vốn cho đầu tư là 40% GDP. Tỷ lệ huy động vốn trong nước là 65 - 67%, nước ngoài là
33 - 35%. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần ổn định và cải thiện môi trường kinh tế
vĩ mô; thực thi chính sách mở cửa thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Cụ thể là, mở rộng tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam
trên nguyên tắc đảm bảo mặt bằng chung về tỷ lệ tham gia giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư
gián tiếp; thu hẹp đối tượng ngành nghề Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ
cổ phần chi phối. Phát triển các công ty quản lý quỹ, khuyến khích thành lập các công ty
liên doanh quản lý quỹ, lập văn phòng đại diện và cho phép lập chi nhánh công ty quản lý
quỹ nước ngoài tại Việt Nam. Khuyến khích lập các quỹ đầu tư nước ngoài để huy động
vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Đa dạng hoá các loại hình quỹ đầu tư như quỹ đóng,
quỹ mở, quỹ dạng hợp đồng, quỹ đầu tư là pháp nhân...Thiết lập các chính sách bình
đẳng về ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, phí, lệ phí giữa các nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Chính phủ tiếp tục thực hiện bảo hộ tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam dưới mọi hình thức. Tiếp tục thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vãng lai để
tạo điều kiện thu hút nguồn từ nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các
nguồn thu nhập hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài. Ở đây hệ thống
ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát các giao dịch của tài khoản
vốn.
Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường an ninh của hệ thống tài chính, thực hiện
kiểm soát các dòng vốn khi cần thiết. Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính
sách tài khoá và chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; đảm bảo sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng - tài chính - chứng khoán trong việc quản lý các
dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính.
Vì dòng vốn đầu tư gián tiếp di chuyển giữa các quốc gia, các khu vực và mang tính toàn
cầu nên sự hợp tác, phối hợp trên không chỉ giới hạn trong nước mà phải mang tính quốc
tế liên quốc gia, liên thị trường thì mới có hiệu quả.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 95


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

3.2.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm tài chính

Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm tài chính nhằm thu hút hơn nữa sự
quan tâm của các nhà đầu tư

3.2.3. Tăng cường hợp tác Quốc tế

Tăng cường các hội nghị quốc tế về lĩnh vực tài chính, các chuyến thăm, hợp tác
song phương, đa phương, trong ngoài khu vực của Chính phủ có s ự tháp tùng của các
doanh nghiệp Việt Nam. Tổ chức các sự kiện, diễn đàn, các cuộc gặp cấp cao, các dự án
tài trợ, hợp tác liên doanh liên kết. Tạo mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp trong nước và
Lãnh sự quán của Việt Nam ở các nước để tiếp thị thu hút đầu tư.

3.2.4. Xây dựng được trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực

Xây dựng được trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực. Hiện tại, Hà Nội đã
có đề án xây dựng "Trung tâm Tài chính - Ngân hàng Hà Nội" nhằm mục tiêu đến năm
2010, Hà Nội sẽ có một trung tâm tài chính - ngân hàng thuộc loại hàng đầu khu vực. Đó
sẽ là nơi hội tụ các tổ chức tài chính ngân hàng và phi ngân hàng lớn, có tầm cỡ quốc gia
và quốc tế, nhằm phát triển một mạng lưới hạ tầng tài chính toàn diện, hiện đại trên quy
mô lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh và tầm vóc thị trường tài chính Việt Nam trong
phạm vi khu vực và quốc tế; phục vụ hiệu quả nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước trong thời kỳ đổi mới và từng bước hội nhập quốc tế

3.2.5. Đầu tư cho việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh đất nước và môi trường đầu tư
của Việt Nam

Một đất nước mà tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc
và được thế giới công nhận là ổn định về chính trị lại tồn tại trong suy nghĩ là một đất
nước chiến tranh, lạc hậu… Chúng ta cần tăng cường hơn nữa trong việc quảng bá chính
chúng ta. Không thể ngồi một chỗ để đợi mọi người biết chúng ta, phải chủ động cho mọi
người thấy rằng chúng ta là một đất nước tươi đẹp. Trên bình diện nền kinh tế nói chung,
Việt Nam đã từng bước cử các chuyên gia đi tiếp thị và mời gọi đầu tư. Tuy nhiên, phần
lớn các nhà ĐTNN đều không hài lòng đối với các cuộc gặp gỡ, xúc tiến thương mại.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 96


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Hạn chế lớn nhất là phong cách làm việc, ngôn ngữ trao đổi… trong các cuộc tiếp xúc,
những câu hỏi của các nhà đầu tư được trả lời không thoả đáng bởi rào cản ngôn ngữ, bởi
các nhà Lãnh đạo với tính cách bảo thủ không chịu nhường cho những người có năng lực
đi tiếp thị. Cần phải học cách tiếp thị chuyên nghiệp của những nước xung quanh. Quảng
cáo trên báo, tạp chí, qua các Tham tán Đại sứ… đã không được chú trọng. Cần phải cho
mọi người biết hình ảnh Việt Nam là một đất nước luôn dang rộng cánh tay đón chào các
nhà đầu tư trên thế giới.

Trên bình diện riêng của TTCK, mặc dù UBCKNN vẫn tiếp tục kế hoạch phối hợp
hoạt động cùng với UBND TP.HCM để đẩy mạnh phát triển thị trường hơn nữa, nhưng
kế hoạch này chỉ nhằm quảng bá hình ảnh TTCK Việt Nam cho các công ty cổ phần là
nhà ĐTTN, chưa tiếp thị một cách đúng mức với nhà ĐTNN, đặc biệt là các tổ chức đầu
tư lớn trên thế giới.

Hầu hết các CTCK khi tổ chức đại hội cổ đông đều không chuẩn bị tài liệu bằng tiếng
Anh, ngay cả khi công ty có cổ đông là người nước ngoài và ngay cả các CTCK đều như
vậy. Cho đến nay, hầu hết các CTCK không xây dựng trang thông tin bằng tiếng Anh
trên Website của mình, hoặc nếu có cũng chưa được đầy đủ thông tin cần thiết cho các
nhà ĐTNN. Ngoài ra các văn bản pháp luật cũng cần nhanh chóng có bảng tiếng Anh để
nhà ĐTNN tham khảo.

Điều đơn giản và dễ thực hiện là phát hành bản tin TTCK của TTGDCK TP.HCM
bằng tiếng Anh cũng chưa được thực hiện. Đây là một kênh thông tin chính thức của
TTCK, nhưng hiện chỉ tập trung phát hành trong nước. Do đó cần phải có những quảng
bá trên Website mới có thể thu hút nhà ĐTNN. Nhà ĐTNN cần biết về tính an toàn khi
đổ tiền đầu tư vào TTCK Việt Nam, đặc biệt là chính sách thuế và quản lý ngoại hối

3.2.6. Khuyến khích phát triển các quỹ đầu tư trong nước

Quỹ ĐTNN có vai trò rất lớn trong việc thu hút dòng vốn FPI. Hiện nay, ở nước ta có
nhiều quỹ ĐTNN đang hoạt động như những vệ tinh để nghiên cứu thị trường Việt Nam.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 97


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Chính điều đó, cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa để khuyến khích các nhà ĐTNN tham gia
vào TTCK Việt Nam.

- Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi đối với hoạt động của các quỹ ĐTNN.

- DN cần chủ động trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các quỹ ĐTNN thông qua
các đối tác kinh doanh. Cần mạnh dạn chia sẻ ý tưởng kinh doanh, đừng sợ chia sẻ quyền
lực kiểm soát với người nước ngoài. Chính sự tham gia của các quỹ đầu tư này sẽ giúp
doanh nghiệp học hỏi những phương thức quản lý tiến bộ, áp dụng những công nghệ tiên
tiến của người nước ngoài, …

3.3. Nhóm giải pháp về các yếu tố đảm bảo khác.

3.3.1. Tăng cường hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tài chính trong nước

Hiện nay Việt Nam chúng ta đang thiếu trầm trọng những chuyên gia trong lĩnh vực
tài chính, phần lớn các chuyên gia tại Việt Nam là chuyên gia nước ngoài. Hệ thống tài
chính của chung ta đang còn non yếu so với hệ thống tài chính của các nước trên thế giới
có cả vài trăm năm. Chỉ cần thế giới “hắt hơi” thì hệ thống tài chính của nước ta “phát
bệnh”. Do đó vấn đề con người luôn được đặt lên hàng đầu. Phải đào tạo nguồn lực nhân
sự cho ngành tài chính, đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh vực này để xây dựng và vận
hành hệ thống tài chính trước những tác động của tình hình biến động phức tạp của thị
trường.

3.3.2. Cải thiện xếp hạng tín nhiệm để thu hút đầu tư

Việt Nam cần phải coi định mức t ín nhiệm như một công cụ hỗ trợ đầu tư, góp phần
tăng cường tính minh bạch, chất lượng của các công ty trong nước cũng như mức độ tín
nhiệm quốc gia của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư quốc tế. Do đó, cần có biện
pháp thúc đẩy sự ra đời và hoạt động của các tổ chức phân hạng tín nhiệm của Việt Nam.
Nhà nước với vai trò “bà đỡ” cần đứng ra thành lập các tổ chức phân hạng tín nhiệm. Sau
một thời gian có thể chuyển đổi hình thức sở hữu thành các công ty cổ phần hoạt động
độc lập kết hợp với việc kêu gọi đầu tư với mô hình 100% vốn nước ngoài hoặc kết hợp
hỗn hợp các hình thức nêu trên

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 98


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Trong điều kiện thị trường vốn Việt Nam còn nhỏ bé và định mức tín nhiệm còn là một
khái niệm hết sức mới mẻ thì các tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam chỉ nên triển
khai một số nghiệp vụ cơ bản, cần thiết cho sự phát triển của thị trường vốn trong
nước.Trước mắt, có 4 đối tượng cần được ưu tiên triển khai việc định mức tín nhiệm:

Một là, xếp hạng các công cụ nợ dài hạn, bao gồm việc xếp hạng tổ chức phát hành nợ
dài hạn và xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn. Xếp hạng tổ chức phát hành nợ liên quan
tới việc đưa ra đánh giá chung về năng lực của tổ chức phát hành nợ, của tổ chức bảo
lãnh hoặc cung cấp các hỗ trợ tín dụng nhằm đáp ứng các cam kết tài chính liên quan đến
các nhà phát hành nợ hoạt động trên thị trường tài chính Việt Nam. Còn xếp hạng đợt
phát hành nợ dài hạn là việc đánh giá khả năng của công ty hoàn trả vốn gốc và lãi vay.

Hai là, xếp hạng tiền gửi và khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại quốc
doanh và thương mại cổ phần Việt Nam. Điều này liên quan tới khả năng của một ngân
hàng có thể đáp ứng đúng hạn các nghĩa vụ nợ của mình đối với các tổ chức hoặc cá nhân
gửi tiền trong và ngoài nước. Còn xếp hạng khả năng tài chính của ngân hàng liên quan
tới đặc tính an toàn và chất lượng hoạt động của một ngân hàng, thường tính tới các yếu
tố như các chỉ số tài chính cơ bản, giá trị mạng lưới hoạt động, sự đa dạng hóa tài sản đầu
tư và cả các yếu tố liên quan tới môi trường hoạt động của ngân hàng, triển vọng của nền
kinh tế...

Ba là, xếp hạng các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn đã và đang tiến hành cổ phần
hóa, các doanh nghiệp đang niêm yết trên TTCK Việt Nam. Việc tiến hành định mức tín
nhiệm đối với các đối tượng này cần được coi là một điều kiện bắt buộc nhằm bảo vệ
công chúng đầu tư nói chung, vì đại bộ phận trong số họ còn chưa có đầy đủ kiến thức và
kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán.

Bốn là, xếp hạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam. Hiện SMEs chiếm
tới 95% tổng số doanh nghiệp Việt Nam và được coi là khu vực có nhiều tiềm năng phát
triển xen lẫn rủi ro cao. Một trong những vấn đề nghiêm trọng cản trở việc vay vốn ngân

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 99


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

hàng cho đầu tư phát triển của khu vực SMEs chính là sự thiếu minh bạch thông tin và
thiếu những nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy về tình hình tài chính của các SMEs.
Vì thế, việc xếp hạng các SMEs được coi là một bước đi quan trọng trong việc đem lại
những lợi ích cho chính các SMEs cũng như cho các tổ chức cho vay và sự phát triển nói
chung của kinh tế Việt Nam.

3.3.3. Thường xuyên có các hoạt động đối thoại giữa chính phủ và doanh nghiệp để
lắng nghe doanh nghiệp.

Mục đích của hoạt động đối thoại là trao đổi về các hoạt động của chính phủ và
doanh nghiệp, các thủ tục pháp lý, về thuế và hải quan, nhằm tăng cường công tác thông
tin, tìm hiểu và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Doanh nghiệp và chính phủ tham gia sẽ
cùng nhau tìm ra các giải pháp cụ thể thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo môi
trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp các thành phần kinh tế đang hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam.

3.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý

Cần phải ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại vào trong tất cả các khâu
của các quá trình hoạt động để giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, tiết kiệm thời
gian, chi phi phí ẩn, giảm thiểu rủi ro. Ứng dụng công nghệ thông tin để chuyên nghiệp
hóa, xử lý nhanh, dự báo được tình hình biến động của thị trường kiểm soát mọi hoạt
động của thị trường.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 100


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

KẾT LUẬN
Nhìn lại những kết quả trên, chúng ta có thể nói rằng việc thu hút đầu tư gián tiếp
nước ngoài của nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định. Sự
thành tựu này một phần đã khẳng định được những bước đi quan trọng trong định hướng
xây dựng nền kinh tế thị trường, tạo được kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, phía sau những thành tựu đó, yêu cầu số một hiện nay là phải xây dựng
được thể chế pháp luật phù hợp tạo điều kiện cho việc thu hút FPI hiệu quả hơn. Bằng
việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, người viết đã thực hiện được các
mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra đó là: Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về đầu tư gián tiếp
nước ngoài. Đồng thời trên cơ sở thực trạng hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài vào
Việt Nam trong thời gian vừa qua, đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu
hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.

Các giải pháp trong đề tài xuất phát từ những đánh giá và nhận định chủ quan của tập
thể nhóm. Tuy nhiên cũng hy vọng rằng các ý kiến đề xuất này sẽ góp phần tích cực vào
việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 101


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Luật Đầu Tư năm 2005
2. Luật Chứng Khoán năm 2006 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng
khoán năm 2010.
3. Giáo trình: Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - TS. Đào
Lê Minh (chủ biên)- NXB Ch ính trị quốc gia Hà Nội - 2002
4. Luận văn thạc sĩ kinh tế - Những giải pháp để thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt
Nam phát triển bền vững - Nguyễn Thị Lệ Hoa - 2008

5. Vietnam Economic Review- No 3 (151), 2007- Inducing Foreign Indirect Investment–


Facts, Pros pects, and Solutions – Nguyen Van Hieu
6. Thanh niên online - “Quỹ đầu tư nước ngoài hướng về Việt Nam”– Trung Trực,
29/10/2009

7. Báo tin tức 247 - “Quỹ đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam”– Bạch Hường,
03/04/2010

8. Các Trang thông tin điện tử của:


Cổng thông tin Chính phủ: www.chinhphu.vn

Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn

Bộ Kế hoạch và đầu tư: http://www.mpi.gov.vn


Ngân hàng Thế giới (trang Tiếng Việt): www.worldbank.org.vn
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn

Ủy ban chứng khoán nhà nước : www.ssc.gov.vn

Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM : www.hn x.vn

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội : www.has tc.org.vn

Báo Đầu tư chứng khoán: http://tinnhanhchungkhoan.vn

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 102


Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Thời báo kinh tế Việt Nam: http://vneconomy.vn

Thị trường tài chính online: http://thitruongtaichinh.vn

Kênh thông tin đối ngoại –Phòng thương mại và công nghiệp VN:
http://vccinews.vn

Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt: http://vi.wikipedia.org


Thư viện pháp luật điện tử: http://thuvienphapluat.vn
Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM): www.vinafund.com
Doanh nhân 3600 : http://www.doanhnhan360.com.vn
Diễn đàn Ngân hàng: http://diendannganhang.com/
Báo Công thương-cơ quan ngôn luận của bộ Công Thương: http://congthuong.vn
Vietnam Investment Review: http://www.vir.com.vn

Nhóm 1 – Lớp Thương mại Cao học K20 Trang 103

You might also like