You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH

ššššš v ›››››

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Đề tài: TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI


CHÍNH NGẮN HẠN

Giảng viên hướng dẫn: Hồ Thu Hoài

Sinh viên thực hiện: Nhóm 1

Mã học phần: 21CFIN50503912

TP. HCM, ngày 10 tháng 10 năm 2021


1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................3

1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN.......................................................4


1.1. Các khái niệm.................................................................................................4
1.2. Vai trò của chính sách tài chính ngắn hạn......................................................4
2. THEO DÕI TIỀN MẶT VÀ VỐN LUÂN CHUYỂN RÒNG...............................5
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền mặt................................................................5
2.2. Phương trình tiền mặt.....................................................................................5
2.3. Hoạt động ảnh hưởng đến tiền mặt.................................................................6
2.3.1. Các hoạt động làm tăng tiền mặt – Nguồn tiền.........................................6
2.3.2. Các hoạt động làm giảm tiền mặt – Sử dụng tiền......................................6
3. CHU KỲ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHU KỲ TIỀN MẶT...................7
3.1. Định nghĩa chu kỳ hoạt động kinh doanh và chu kỳ tiền mặt.........................7
3.1.1. Chu kỳ kinh doanh....................................................................................7
3.1.2. Chu kỳ tiền mặt.........................................................................................7
3.1.3. Nhà quản lý giả quyết các vấn đề tài chính ngắn hạn...............................8
3.2. Chu kỳ hoạt động kinh doanh và sơ đồ tổ chức của công ty..........................9
3.2.1. Chu kỳ hoạt động kinh doanh và sơ đồ tổ chức của công ty....................9
3.2.2. Ví dụ.........................................................................................................9
3.3. Tính toán chu kỳ hoạt động kinh doanh và chu kỳ tiền mặt........................10
3.3.1. Chu kỳ hoạt động kinh doanh................................................................10
3.3.2. Chu kỳ tiền mặt......................................................................................11
3.4. Giải thích chu kỳ tiền mặt.............................................................................12
4. MỘT SỐ KHÍA CẠNH KHÁC CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
4.1. Quy mô đầu tư vào tài sản lưu động của công ty..........................................13
4.2. Các chính sách tài trợ khác nhau cho tái sản lưu động.................................16
4.2.1. Mô hình lý tưởng....................................................................................16
4.2.2. Các chiến lược khác để tài trợ lưu động..................................................16

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
2

4.3. Chính sách tài trợ tài sản lưu động nào là tốt nhất?......................................17
4.3.1. Dữ trữ tiền mặt (Cash reserves)..............................................................17
4.3.2. Phòng ngữa rủi ro đáo hạn (Maturity hedging)........................................18
4.3.3. Cấu trúc kì hạn cuả lãi suất (Term structure)...........................................18
5. LẬP NGÂN SÁCH TIỀN MẶT......................... .................................................19
5.1. Dòng tiền ra..................................................................................................19
5.1.1. Thanh toán các khoản phải trả (Payment of accounts payable)...............19
5.1.2. Tiền lương, thuế và chi phí khác (Wages, taxes and other expenses).....20
5.1.3. Chi phí vốn (Capital expenditures).........................................................20
5.1.4. Chi phí tài trợ dài hạn (Long-term financing).........................................20
5.2. Cán cân tiền mặt...........................................................................................21
6. KẾ HOẠCH TÀI TRỢ NGẮN HẠN...................................................................21
6.1. Vay không có đảm bảo.................................................................................21
6.2. Vay có đảm bảo............................................................................................21
6.2.1. Tài trợ được bảo đảm bằng khoản phải thu (under accounts receivable
financing)...............................................................................................21
6.2.2. Khoản vay được đảm bảo bằng hàng tồn kho (inventory loan).............22
6.3. Các nguồn tài trợ khác.................................................................................22

KẾT LUẬN.......................................................................................................................24

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................25

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
3

LỜI NÓI ĐẦU

Doanh nghiệp nhỏ nhưng không hề nhỏ, theo thống kê doanh nghiệp tại Mỹ do SBA thực
hiện, chỉ ra 99.9% là doanh nghiệp nhỏ, tổng nguồn lực nhân công chiếm tới 47.1%. Và
ngay tại Việt Nam con số cũng không quá khác biệt khi có trên 97% là doanh nghiệp nhỏ
và vừa, trong đó gần 60% doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ. Vậy những con số này có liên
quan gì đến chủ đề chính sách tài chính ngắn hạn?

Không chỉ là liên quan, tài chính ngắn hạn còn là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp
nhỏ hay có thể nói là của gần như toàn bộ nền kinh tế (với con số 97% vừa đề cập). Các
doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc vào nguồn tài chính ngắn hạn để tiếp tục hoạt động hàng ngày
và đối phó với những giai đoạn khủng hoảng như COVID-19. Có thể nói tài chính ngắn
hạn chính là xương sống cho bất kỳ doanh nghiệp đang hoạt động nào vì nếu không có,
doanh nghiệp không thể thành lập chứ chưa nói đến là tăng trưởng và phát triển.

Với cơ hội được tìm hiểu và thực hiện Chương 26: Tài chính ngắn hạn và Lập kế hoạch tài
chính ngắn hạn, nhóm 1 sẽ sơ lược một số vấn đề cơ bản về tài chính ngắn hạn cũng như
cách mà các doanh nghiệp đang làm để thiết lập cho mình một kế hoạch tài chính ngắn hạn.

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
4

1. TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm
• Tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn): tiền mặt và các tài sản khác dự kiến
được chuyển thành tiền mặt trong vòng một năm.
• Nợ lưu động (nợ ngắn hạn): nghĩa vụ nợ phải thanh toán bằng tiền trong
vòng một năm (hoặc một chu kỳ kinh doanh nếu dài hơn một năm)
• Vốn luân chuyển ròng (Net Capital Working): là chênh lệch giữa tài sản lưu
động và tổng các khoản nợ nợ ngắn hạn. Thông qua đó vốn luân chuyển ròng
trở thành thước đo tóm lược mức độ hữu ích của tài sản lưu động và nợ ngắn
hạn, mà ít bị ảnh hưởng bởi tính thời vụ giữa hai tài khoản này.
• Quản lý tài chính ngắn hạn là quản lý vốn luân chuyển. Doanh nghiệp dựa
trên mô hình quy hoạch tuyến tính nhận diện các chiện lược tốt. Bên cách đó
vẫn liên tục thử và sửa sai để tìm kiếm cho mình mô hình tài chính tối ưu
nhất.

Sự khác biệt quan trọng nhất giữa tài chính ngắn hạn và tài chính dài hạn là ở
thời gian dòng tiền ra và vào doanh nghiệp. Tài chính ngắn hạn chủ yếu quản lý
dòng tiền phát sinh trong khoảng thời gian một năm.

1.2. Vai trò của chính sách tài chính ngắn hạn

Mục tiêu hướng tới của tài chính ngắn hạn là quản lý dòng tiền. Nhưng xung quanh
dòng tiền có rất nhiều điểm doanh nghiệp cần lưu ý để đưa ra được chính sách đúng
đắn và phù hợp. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không phải là tiền mặt thực sự
mà doanh nghiệp có thể trực tiếp đem đi đầu tư hay chi trả các khoản vay, chi phí
hiện tại. Hay khấu hao không phải là chi phí phi tiền mặt đuy nhất được ghi trừ trong
sổ sách kế toán. Các khoản lời lỗ doanh thu được ghi nhận khi lập báo cáo cũng
không phải là tiền mặt từ khách hàng.

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
5

Vì vậy, chính sách tài chính ngắn hạn giúp doanh nghiệp trả lời những câu hỏi:

1. Mức độ nắm giữ tiền mặt để thanh toán các hóa đơn bao nhiêu là hợp lý?
2. Trong ngắn hạn công ty nên vay mượn bao nhiêu?
3. Nên mở rộng tín dụng cho khách hàng bao nhiêu là hợp lý?
2. THEO DÕI TIỀN MẶT VÀ VỐN LUÂN CHUYỂN RÒNG
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền mặt
• Tài sản lưu động:
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
2. Chứng khoản khả nhượng (khoản đầu tư ngắn hạn)
3. Khoản phải thu
4. Hàng tồn kho

• Nợ ngắn hạn:
1. Khoản phải trả
2. Chi phí phải trả (tiền lương dồn tích, thuế phải trả)
3. Thương phiếu phải trả (nợ vay ngắn hạn)

2.2. Phương trình tiền mặt

Bằng cách tách biệt tiền mặt ra khỏi tài sản lưu động về chuyển về một khoản mục
riêng, chúng ta có thể tìm hiểu những ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh và các
quyết định tài chính đến dòng tiền của doanh nghiệp.

Đồng nhất thức từ bảng cân đối kế toán được viết như sau:

Vốn luân Tài sản


+ = Nợ dài hạn + Vốn CSH (2.1)
chuyển ròng cố định

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
6

Vốn luân Tài sản lưu động


= Tiền mặt + - Nợ ngắn hạn (2.2)
chuyển ròng (khác tiền mặt)

Vốn luân chuyển ròng Tài sản


Tiền mặt = Nợ dài hạn + Vốn CSH - - (2.3)
(khác tiền mặt) cố định

2.3. Hoạt động ảnh hưởng đến tiền mặt

Dựa vào đồng nhất thức ở trên chúng ta có thể xác định được hoạt động nào ảnh
hưởng đến tiền mặt và ảnh hưởng như thế nào. Một khoản mục tài khoản riêng biệt
khi thay đổi sẽ có thể khiến tiền mặt tăng hoặc giảm nên chúng ta cần xem xét cẩn
thận dấu của khoản mục trong phương trình (2.3) và sự thay đổi là tăng hay giảm.

2.3.1. Các hoạt động làm tăng tiền mặt – Nguồn tiền

Mang dấu (+) trong phương trình (2.3)

Tăng nợ dài hạn

Tăng Vốn chủ sở hữu

Giảm tài sản lưu động (khác tiền mặt)

Giảm tài sản cố định

2.3.2. Các hoạt động làm giảm tiền mặt – Sử dụng tiền

Mang dấu (–) trong phương trình (2.3)

Giảm nợ dài hạn

Giảm Vốn chủ sở hữu

Tăng tài sản lưu động (khác tiền mặt)

Tăng tài sản cố định

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
7

3. CHU KỲ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHU KỲ TIỀN MẶT


3.1. Định nghĩa chu kỳ hoạt động kinh doanh và chu kỳ tiền mặt
Tài chính ngắn hạn xem xét chủ yếu đến hoạt động kinh doanh và tài trợ ngắn hạn.
Nhưng cái hoạt động không đồng bộ về thời điểm dòng tiền vào và dòng tiền ra.
3.1.1. Chu kỳ kinh doanh

Chu kỳ kinh doanh là toàn bộ khoảng thời gian từ lúc doanh nghiệp mua hàng về
kho cho đến khi thu được tiền mặt từ khách hàng cho hàng hóa được xuất bán. Chu
kỳ này có hai phần riêng biệt là: thời gian tồn kho (tính từ lúc hàng về tới kho đến
lúc xuất kho), kỳ thu tiền (từ lúc hàng được bán đến lúc doanh nghiệp nhận được
khoản chi trả từ khách hàng)

Dựa vào chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp theo dõi được cách nào một sản phẳm
thay đổi hình thái giữa các tài sản lưu động.

Chú ý rằng, tại mỗi giai đoạn, tài sản tiến gần hơn đến tiền mặt.

Chu kỳ kinh doanh = Thời gian tồn kho + Kỳ thu tiền

3.1.2. Chu kỳ tiền mặt

Chu kỳ tiền mặt là khoảng thời gian tính từ lúc doanh nghiệp thanh toán giá trị hàng
tồn kho cho nhà cung cấp cho đến khi doanh nghiệp thu được tiền mặt từ khách
hàng của mình.

Chu kỳ tiền mặt = Chu kỳ kinh doanh - Kỳ thanh toán

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
8

Hình 26..1 Đường biểu diễn thời gian của dòng tiền và các hoạt động kinh
doanh ngắn hạn của một doanh nghiệp sản xuất

Trong hình 26.1, nhu cầu quản lý tài chính ngắn hạn chính là nhu cầu quản lý khoản
chênh lệch giữa các dòng tiền vào và dòng tiền ra. Điều này liên quan đến độ dài
của chu kỳ kinh doanh và kỳ thanh toán.

3.1.3. Nhà quản lý giả quyết các vấn đề tài chính ngắn hạn

Để lấp đầy khoảng chênh lệch giữa các dòng tiền, nhà quản lý phải đưa ra các
quyết định về việc vay ngắn hạn, hoặc nắm giữ tài sản thanh khoản dưới dạng
tiền mặt. Ngoài ra, có thể rút ngắn thông qua thay đổi thời gian tồn kho, kỳ thu
tiền và kỳ thanh toán.

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
9

3.2. Chu kỳ hoạt động kinh doanh và sơ đồ tổ chức của công ty


3.2.1. Chu kỳ hoạt động kinh doanh và sơ đồ tổ chức của công ty

Bảng 26.1 Các nhà quản lý giải quyết các vấn đề tài chính ngắn hạn

Bảng 26.1 minh họa việc quản lý tài chính ngắn hạn trong một công ty lớn liên
quan đến một số nhà quản lý tài chính và phi tài chính khác nhau. Ta thấy hoạt
động bán hàng theo tín dụng bao gồm ít nhất 3 thực thể khác nhau: nhà quản lí
tín dụng, nhà tiếp thị, bộ phận kiểm soát. Cho nên, nếu các nhà quản lý khác
nhau chỉ tập trung vào một phần của bức tranh tổng thể thì rất có khả năng xảy
ra xung đột.

3.2.2. Ví dụ

Ví dụ, nếu bộ phận quản lý mua hàng của một doanh nghiệp nhỏ mà dùng đòn
bẩy nợ quá lớn để tích trữ hàng tồn kho, khi có biến cố bất ngờ xảy ra điển
hình là ảnh hưởng của Covid-19 sẽ chịu khó khăn cả hai đầu: hàng không bán

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
10

được trong khi phải chịu chi phí lãi vay cao trong suốt một thời gian dài dẫn
đến phá sản.

3.3. Tính toán chu kỳ hoạt động kinh doanh và chu kỳ tiền mặt

Hình 26.2 Đường biểu diễn thời gian của dòng tiền và các hoạt động kinh
doanh ngắn hạn của một doanh nghiệp sản xuất

3.3.1. Chu kỳ hoạt động kinh doanh

Vòng quay hàng tồn kho = (Giá vốn hàng bán )/(Hàng tồn kho)

Thời gian tồn kho = (365 ngày)/(Số vòng quay hàng tồn kho) ( là khoảng thời
gian có và bán được hàng tồn kho)

Vòng quay khoản phải thu = (Doanh thu )/(Khoản phải thu bình quân)

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
11

Kỳ thu tiền bình quân = (365 ngày)/(Số vòng quay khoản phải thu) ( là khoảng
thời gian để chuyển khoản phải thu thành tiền mặt – tức thời gian để thu tiền từ
khách hàng kể từ thời điểm ghi hóa đơn )

Chu kỳ hoạt động kinh doanh là tổng của các thời gian hàng tồn kho và kỳ thu
tiền:

Chu kỳ hoạt động kinh doanh = Thời gian tồn kho + Kỳ thu tiền bình quân

Suy ra, chu kỳ hoạt động kinh doanh lớn thì thời gian tồn kho lớn, kỳ thu tiền
bình quân lớn => doanh nghiệp giam vốn (dưới dạng tài sản phi tiền mặt) =>
doanh nghiệp quản lý vốn luân chuyển chưa hiệu quả

3.3.2. Chu kỳ tiền mặt

Vòng quay khoản phải trả = (Giá vốn hàng bán )/(Khoản phải trả bình quân)

Kỳ thanh toán bình quân = (365 ngày)/(Số vòng quay khoản phải trả) ( là độ dài
thời gian từ khi mua nguyên liệu hay thuê lao động đến khi thanh toán cho họ )

Chu kỳ tiền mặt là hiệu giữa chu kỳ hoạt động kinh doanh và kỳ thanh toán bình
quân:

Chu kỳ tiền mặt = Chu kỳ hoạt động kinh doanh – Kỳ thanh toán bình quân
(hoặc)

Chu kỳ tiền mặt = Thời gian tồn kho + Kỳ thu tiền bình quân - Kỳ thanh toán
bình quân

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
12

3.4. Giải thích chu kỳ tiền mặt

- Chu kỳ tiền mặt phụ thuộc vào thời gian tồn kho, kỳ thu tiền và kỳ thanh toán. Chu
kỳ tiền mặt tăng khi thời gian tồn kho, kỳ thu tiền kéo dài hơn và kỳ thanh toán ngắn
hơn. Ngược lại chu kỳ tiền mặt sẽ giảm khi công ty có thể trì hoãn việc thanh toán
các khoản phải trả hay kéo dài kỳ thanh toán.

- Chu kỳ tiền mặt càng tăng thì công ty cần nhiều nguồn tài trọ hơn (vì chưa thu kịp
tiền chẳng hạn) => đem lại rủi ro tài chính cho công ty => Công ty quản trị vốn luân
chuyển chưa hiệu quả.

- Cách thức rút ngắn chu kỳ tiền mặt:

Chu kỳ tiền mặt = Thời gian tồn kho + Kỳ thu tiền bình quân - Kỳ thanh toán bình
quân

+ Thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa

+ Thúc đẩy chính sách bán hàng và thu nợ hợp lý

+ Trì hoãn thời gian thanh toán cho các nhà cung cấp

- Trong các điều kiện cố định khác, chu kỳ tiền mặt càng ngắn, đầu tư của công ty
vào hàng tồn kho và khoản phải thu thấp => làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản =>
tăng ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản) => tăng ROE (tỷ suất sinh lợi trên vốn
chủ sở hữu)

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
13

4. MỘT SỐ KHÍA CẠNH KHÁC CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
4.1. Quy mô đầu tư vào tài sản lưu động của công ty

Quy mô đầu tư vào tài sản ngắn hạn của công ty thương được đo lường bằng tỷ lệ
tài sản ngắn hạn trên tổng doanh thu hoạt động của công ty hoặc tài sản ngắn hạn
trên tổng tài sản.

Hai chính sách tài chính ngắn hạn bao gồm:

Chính sách Chính sách tài chính ngắn hạn Chính sách tài chính ngắn hạn
Đặc điểm linh hoạt hạn chế
Tỷ lệ tài sản lưu động so với Tỷ lệ tài sản lưu động so với
1
doanh số cao doanh số thấp
Duy trì số dư tiền mặt thấp và
Duy trì số dư tiền mặt và
2 không đầu tư vào chứng khoán
chứng khoán khả nhượng lớn
khả nhượng
3 Đầu tư lớn cho hàng tồn kho Đầu tư thấp vào hàng tồn kho
Thắt chặt điều khoản tín dụng
Nới lỏng điều khoản tín dụng, hoặc không cho phép bán hàng
4
dẫn đến các khoản phải thu cao trả chậm, dẫn đến không có các
khoản phải thu

Nếu doanh nghiệp thực hiện chính sách tài chính ngắn hạn linh hoạt, doanh nghiệp
sẽ dự trữ hàng tồn kho ở mức cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng; tăng
doanh số bán hàng thông qua những điều khoản tín dụng nới lỏng, cho khách hàng
mua chịu. Tuy nhiên chính sách này yêu cầu dòng tiền ra lớn để tài trợ cho khoản
mục tiền mặt và chứng khoán khả nhượng, hàng tồn kho và các khoản phải thu.

Còn đối với chính sách tài chính ngắn hạn hạn chế, doanh nghiệp có thể bị ngưng
trệ sản xuất do tình trạng thiếu hụt hàng tồn kho nguyên liệu sản xuất, không đáp

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
14

ứng được nhu cầu mua hàng của khách hàng do thiếu tồn kho thành phẩm, không
có khoản phải thu do không cho phép trả chậm.
Có hai loại chi phí phụ thuộc vào mức độ đầu tư vào tài sản lưu động:
1. Chi phí lưu giữ (carrying cost): là các chi phí gia tăng cùng với mức độ
đầu tư vào tài sản lưu động. Chi phí này gồm 2 loại:
- Chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội là một một mức giá phải trả của việc bỏ qua
sự lựa chọn khác, có thể là một cách sử dụng tiền có lợi hơn so với việc
dùng để mua hàng hóa trong kho. Vì tỷ suất sinh lợi trên tài sản lưu động là
thấp so với các tài sản khác, nên tồn tại chi phí này.
- Chi phí để duy trì giá trị của mặt hàng: một số loại chi phí thuộc loại này
có thể kể đến như chi phí kho bãi, chi phí bảo dưỡng, chi phí bảo hiểm,...

2. Chi phí thiếu hụt hàng tồn kho (shortage costs): là các chi phí mà sẽ được
giảm thiểu khi gia tăng mức độ đầu tư vào tài sản lưu động. Chi phí này
gồm 2 loại:
- Các chi phí giao dịch (hay chi phi đặt hàng): Là chi phí cho mỗi lần đặt
hàng để có thêm hàng tồn kho bổ sung, chi phí thiết lập sản xuất hoặc chi
phí môi giới (chi phí cho mỗi lần bán chứng khoán để có thêm tiền mặt)
- Các chi phí liên quan đến dự trữ an toàn: Là những chi phí liên quan đến
doanh nghiệp bị mất đơn đặt hàng, bị mất tín nhiệm của khách hàng, mất
khách hàng và gián đoạn tiến độ sản xuất do kho hết hàng.

Có thể nói việc quản lý tài sản lưu động được xem như là cân nhắc sự đánh đổi giữa
chi phí lưu giữ và chi phí thiếu hụt hàng tồn kho. Doanh nghiệp cần so sánh giữa
chi phí lưu trữ và chi phí thiếu hụt để lựa chọn chính sách linh hoạt hay hạn chế.
Nếu công ty có chi phí thiếu hụt cao và chi phí lưu giữ thấp thì chính sách tài chính
ngắn hạn linh hoạt sẽ là tối ưu (Hình 26.3) và ngược lại, nếu công ty có chi phí lưu
giữ cao và chi phí thiếu hụt thấp thì chính sách tài chính ngắn hạn hạn chế sẽ là lựa
chọn tốt hơn (Hình 26.4).

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
15

Hình 26.3

Hình 26.4
Tổng chi phí nắm giữ tài sản lưu động được xác định bằng cách cộng các chi phí
lưu giữ và các chi phí thiếu hụt. Điểm CA* (điểm thấp nhất trên đường tổng chi
phi) phản ánh sự cân bằng tối ưu của mức độ đầu tư vào tài sản lưu động.

Ta không thể khẳng định rằng chính sách nào là sự lựa chọn tốt nhất trong hai
chính sách là Chính sách tài chính ngắn hạn linh hoạt và Chính sách tài chính
ngắn hạn hạn chế. Vì tùy thuộc vào các yếu tố như quy mô, tình hình kinh doanh,
thị phần, rủi ro tài chính của doanh nghiệp sẽ đưa ra lựa chọn chính sách phù hợp.

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
16

Chẳng hạn như những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng
cao, có rủi ro cao trong đầu tư, hoặc có mức tín nhiệm thấp sẽ thường lựa chọn
Chính sách tài chính ngắn hạn linh hoạt. Và ngược lại những doanh nghiệp lớn,
doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng thấp, có rủi ro thấp trong đầu tư, hoặc có mức
tín nhiệm cao sẽ thường lựa chọn Chính sách tài chính ngắn hạn linh hoạt.
4.2. Các chính sách tài trợ khác nhau cho tái sản lưu động
4.2.1. Mô hình lý tưởng

Trong một nền kinh tế hoàn hảo, tài sản lưu động luôn luôn được tài trợ bằng nợ
ngắn hạn, các tài sản dài hạn được tài trợ bằng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
trong nền kinh tế này, vốn luân chuyển ròng luôn luôn bằng không.

Tức là: vốn luân chuyển= tài sản ngắn hạn- nợ ngắn hạn

Nếu VLC > 0, ngoài nợ ngắn hạn thì còn có thêm nợ dài hạn hoặc vốn chủ sở
hữu.

Nếu VLC = 0 thì nhu cầu cho nợ dài hạn sẻ bằng các nguồn mà mình huy động
được.

4.2.2. Các chiến lược khác để tài trợ lưu động

Trong thế giới thực tài sản lưu động không thể kì vọng giảm xuống bằng không
vì một mức độ gia tăng trong dài hạn của doanh số bán sẻ dẫn đến kết quả là
công ty cần phải duy trì đầu tư thường xuyên vào tài sản lưu động.

Tổng nhu cầu tài sản được thể hiện sự cân bằng theo thời gian, trong đó phản
ánh: (1) xu hướng tăng trưởng lâu dài,(2) sự thay đổi theo mùa vụ xung quanh
xu hướng này, (3) sự biến động không thể đoán trước trong nhu cầu tài sản lưu
động theo từng ngày và từng tháng.

Khi quy mô tài trợ dài hạn không đủ đáp ứng chon chon hu cầu đầu tư vào tổng
tài sản, công ty phải vay ngắn hạn để đền bù vào số thiếu hụt. chiến lược hạn chế
này được gọi là chiến lược R (Restrictive).

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
17

Hình 26.5

4.3. Chính sách tài trợ tài sản lưu động nào là tốt nhất?

!Ợ $%ắ$ 'ạ$
Tài trợ cho tài sản ngắn hạn được đo lường bằng tỷ số:
!ợ *à, 'ạ$

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách tài trợ ngắn hạn:

4.3.1. Dữ trữ tiền mặt (Cash reserves)

Chiến lược tài trợ linh hoạt kéo theo thặng dư tiền mặt và nhu cầu vay ngắn hạn
ít. Chiến lược này làm giảm xác suất công ty gặp khó khăn về tài chính và họ
không còn lo lắng về nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn định kỳ. việc
đầu tư vào tiền mặt và chứng khoán khả nhượng là những đầu tư có giá trị hiện
giá thuần – NVP bằng không.

Dữ trữ tiền mặt có ích khi một người hay tổ chức có vấn đề phát sinh và cần có
tiền ngay lập tức. Tuy nhiên, việc dữ trữ tiền mặt quá nhiều cũng gây bất lợi và
quan trọng là phải đạt được sự cân bằng phù hợp. Việc dự trữ tiền mặt dư thừa
có thể làm cho một người hay tổ chức bỏ lỡ cơ hội đầu tư tiền năng.

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
18

4.3.2. Phòng ngữa rủi ro đáo hạn( Maturity hedging)

Đa phần các công ty tài trợ cho hang tồn kho bằng các khoản vay ngăn hạn ngân
hang và tài trợ cho tài sản cố định bằng nguồn vốn dài hạn. Các công ty thường
tránh tài trợ cho các tài sản dài hạn bằng các nguồn vay ngắn hạn. Thời gian đáo
hạn không tương thích sẻ đòi hỏi các doanh nghiệp tài trợ ngắn hạn thường xuyên
và điều này dẫn đến rui ro vì lãi suất ngắn hạn biến động nhiều hơn so với lãi
suất dài hạn.

Phương pháp tài trợ vốn lưu động phù hợp này có thể giả thích như sau :

Nguồn vốn dài hạn sẽ tài trợ = Tài sản cố định + vốn lưu động vĩnh viễn.

Nguồn vốn ngắn hạn sẽ tài trợ = Vốn lưu động tạm thời.

Nguồn vốn dài hạn được so khớp với tài sản dài hạn và ngược lại.

4.3.3. Cấu trúc kì hạn cuả lãi suất (Term structure)

Lãi suất ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất dài hạn. Doanh nghiệp thường sử
dụng tài trợ vay dài hạn tốn kém hơn so với sử dụng tài trợ vay ngắn hạn.

Ngoài ra cấu trúc kì hạn của lãi suất còn giải thích nguyên nhân dẫn tới sự khác
biệt về lãi suất giữa các công cụ nợ có kì hạn thanh toán khác nhau nhưng có
cùng đặc tính rủi ro, tính lỏng và thuế thu nhập.. nhưng khác nhau về thời gian
đáo hạn đường cong lãi suất( yield curve) là đồ thị mô tả mối quan hệ giữa lãi
suất và kỳ hạn của một công cụ nợ (cùng mức và chất lượng tín dụng). Đồ thị
này bắt đầu với mức lãi suất ở kỳ hạn thấp nhất và mở rộng ra theo thời gian,
thường là đến kỳ hạn 30 năm. Đường cong lãi suất có thể được tạo cho bất cứ
công cụ nợ nào, nhưng người ta thường chọn đường cong lãi suất Trái phiếu
Chính phủ (TPCP) làm chuẩn do đặc tính rủi ro thấp (gần như không rủi ro) và
sự đa dạng của các kỳ hạn trái phiếu. Đường cong lãi suất chuẩn đóng vai trò
quan trọng trong việc tạo lãi suất tham chiếu cho hoạt động phát hành, giao dịch
và đầu tư trên thị trường trái phiếu.Ngoài ra, nó cũng được xem là công cụ quan

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
19

trọng trong việc cung cấp thông tin cho công tác quản lý, điều hành thị trường
tài chính nhờ vào nội dung thông tin phản ánh.

5. LẬP NGÂN SÁCH TIỀN MẶT


Công cụ chủ yếu để lập kế hoạc tài chính dài hạn, giúp nhà quản lý tài chính xác
định các nhu cầu (và các cơ hội) tài trợ ngắn hạn. Dựa vào kế hoạch tài chính ngắn
hạn này, nhà quản lý có thể quyết định khi nào vay vốn. Ý tưởng về lập ngân sách
tiền mặt khá đơn giản: ghi lại các ước tính về thu và chi tiền mặt. Thu tiền mặt, thu
từ bán hàng.
Lập ngân sách tiền mặt là một công cụ chủ yếu để lập kế hoạch tài chính ngắn hạn.
Nó cho phép nhà quản lý tài chính xác định các nhu cầu (và các cơ hội) tài trợ ngắn
hạn quyết định việc đi vay hoặc cho vay trong ngắn hạn.
Ý tưởng về lập ngân sách tiền mặt khá đơn giản: ghi lại các ước tính về thu và chi
tiền mặt.
• Thu tiền mặt: Khoản thực thu từ doanh thu, thu từ bán hàng, ….
• Chi tiền mặt: Chi trả khoản phải trả, chi phí lương, thuế và chi tiêu vốn...
5.1. Dòng tiền ra
5.1.1. Thanh toán các khoản phải trả (Payment of accounts payable)

Là những khoản thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ: mua nguyên liệu, trang
thiết bị,...

Các khoản thanh toán nói chung sẽ được thực hiện sau khi mua hàng.

Việc mua hàng phụ thuộc vào dự báo doanh số bán.

Giả sử:

Khoản thanh toán = Khoản mua hàng của quý trước đó.

Khoản mua hàng = ½ dự báo doanh số bán hàng trong quý tới.

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
20

5.1.2. Tiền lương, thuế và các chi phí khác (Wages, taxes and other
expenses)
• Gồm tất cả các chi phí kinh doanh thông thường khác mà đòi hỏi phát
sinh chi phí thực.
• Chi trả tiền lương hàng tháng cho nhân viên → có ghi lại trong nhật
ký.
• Thuế phát sinh do việc bán tài sản mới, hoặc chi phí khác phát sinh
trong quá trình thực hiện dự án.
• Chi phí sửa chữa, thay thế tài sản nếu xảy ra hư hại, hỏng hóc khi thực
hiện dự án
• Chi phí dự án mới ( chuyên chở, lắp đặt, mua tài sản,…) để đưa dự án
vào sử dụng
5.1.3. Chi phí vốn (Capital expenditures)

Là những khoản thanh toán tiền mặt cho đầu tư mua sắm các tài sản dài hạn.

Tất cả các nguồn vốn đều có một chi phí, có thể trực tiếp như trường hợp vốn
vay hoặc chi phí cơ hội trong trường hợp thu nhập giữ lại.

Chi phí vốn là tỷ suất lợi nhuận cần có để thuyết phục các nhà đầu tư lựa chọn
công ty, doanh nghiệp để đầu tư tài chính.

5.1.4. Chi phí tài trợ dài hạn (Long-term financing)

Bao gồm các khoản thanh toán lãi và vốn gốc trên số dư nợ dài hạn và chi trả cổ
tức cho các cổ đông.

Tài trợ dài hạn có rủi ro cao hơn và trong thời gian dài hơn, lãi suất cho tài trợ
dài hạn sẽ cao hơn.

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
21

5.2. Cán cân tiền mặt

Tổng kết các khoản thu chi → Tính thặng dư cho doanh nghiệp.

Có tác động đến những quyết định của doanh nghiệp.

Chỉ ra những lỗ hổng trong quá trình vận hành, đầu tư → Giúp doanh nghiệp thấy
rõ vấn đề để tìm cách giải quyết.

6. KẾ HOẠCH TÀI TRỢ NGẮN HẠN


6.1. Vay không có đảm bảo

Cách phổ biến nhất để tài trợ cho thâm hụt tiền mặt tạm thời là sắp xếp một khoản
vay ngắn hạn ngân hàng không có bảo đảm. Các doanh nghiệp sử dụng vốn vay
ngân hàng ngắn hạn thường yêu cầu ngân hàng của họ một hạn mức tín dụng không
cam kết (noncommitted line of credit) hoặc một hạn mức tín dụng cam kết
( committed line of credit)

Hạn mức tín dụng không cam kết là thỏa thuận không chính thức lãi suất thường có
khoảng cộng thêm.

Hạn mức tín dụng có cam kết thỏa thuận pháp lý chính thức có khoản phí cam kết
và yêu cầu duy trì số dư bù trừ.

Số dư bù trừ (compensating balances) là số dư tối thiểu phải được duy trì trong tài
khoản ngân hàng được sử dụng để bù đắp chi phí phát sinh của ngân hàng để thiết
lập khoản vay

6.2. Vay có đảm bảo


6.2.1. Tài trợ được bảo đảm bằng khoản phải thu (under accounts
receivable financing)
Các khoản phải thu hoặc được thế chấp (assigned) hoặc được bán hẳn
(factored) cho bên cho vay.
Theo hình thức thế chấp, bên cho vay không chỉ có quyền lưu giữ các
khoản phải thu mà còn có quyền truy đòi khách hàng đi vay nếu không

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
22

thu được tiền từ khoản phải thu. Theo hình thức bán khoản phải thu. Khi
đó người mua, được gọi là bên bao thanh toán (factor), phải chịu trách
nhiệm thu tiền từ các khoản phải thu. Bên bao thanh toán sẽ chịu hoàn
toàn rủi ro không thu được tiền đối với các khoản nợ xấu.

6.2.2. Khoản vay được đảm bảo bằng hàng tồn kho (inventory loan)
Sử dụng hàng tồn kho như tài sản thế chấp. Một số loại phổ biến của các
khoản vay bảo đảm bằng hàng tồn kho bao gồm:
1. Quyền lưu giữ toàn bộ hàng tồn kho (Blanket inventory lien):
Quyền lưu giữ toàn bộ hàng tồn kho trao cho bên cho vay quyền lưu
giữ đối với tất cả các hàng tồn kho của bên đi vay.
2. Biên nhận ủy thác (Trust receipt): Bên đi vay chịu trách nhiệm giữ
hàng tồn kho theo ủy thác của bên cho vay. Tài liệu ghi nhận khoản
vay được gọi là biên nhận ủy thác. Tiền thu được từ việc bán hàng
tồn kho được nộp ngay vào tài khoản của bên cho vay.
3. Lưu giữ tại kho bãi (Field warehouse financing): Trong hình thức
lưu giữ tại kho bãi, một công ty kho bãi công cộng sẽ giám sát hàng
tồn kho cho bên cho vay.

Tài trợ theo đơn đặt hàng (Purchase order financing hay PO financing) là
một hình thức tài trợ phổ biến của bao thanh toán được sử dụng bởi các
công ty vừa và nhỏ.

6.3. Các nguồn tài trợ khác

Nhiều nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng bởi các doanh nghiệp. Quan trọng nhất
trong số này là phát hành thương phiếu (commercial paper) và nhận tài trợ thông
qua hối phiếu chấp nhận thanh toán của ngân hàng (banker's acceptances).

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
23

Phát hành thương phiếu (commercial paper): Thương phiếu bao gồm các chứng
khoán ngắn hạn do các doanh nghiệp lớn, được xếp hạng tín nhiệm cao,phát hành,
thời gian đáo hạn ngắn không quá 270 ngày.

Hối phiếu chấp nhận thanh toán của ngân hàng (banker's acceptances): Thỏa thuận
mà ngân hàng tín chấp nhận sẽ phải trả một khoản tiền. Phát sinh từ hợp đồng thương
mại, ngân hàng bên mua hàng sẽ ghi chữ chấp nhận(accepts) lên hóa đơn và nó trở
thành nghĩa vụ tài chính của ngân hàng.

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
24

KẾT LUẬN

Lập chính sách tài chính ngắn hạn là một bước vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong
toàn bộ hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế. Dòng tiền được ví như là “dòng máu”
của doanh nghiệp, vì có ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính, lợi nhuận thuần và đầu tư
kinh doanh của doanh nghiệp. Nên dòng tiền cần được quản lý liên tục hàng quý, hàng
tháng và thậm chí hàng ngày, hàng giờ. Chỉ cần có một sự chênh lệch đột biến giữa các
dòng tiền vào và dòng tiền ra cũng hoàn toàn có khả năng khiến doanh nghiệp kiệt quệ một
thời gian dài trong trương lai. Tài chính ngắn hạn giúp doanh nghiệp nhận biết được tầm
quan trọng của tiền mặt và vốn luân chuyển, khi các tài khoản này chạy khắp các bộ phận
và cần cho mọi hoạt động từ sản xuất đến chi đầu tư. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra được
quyết định cải thiện về khoản phải thu, chính sách tín dụng, khoản phải chi và hoạt động
sản xuất trong chính doanh nghiệp mình.
Vì những ảnh hưởng mang tính toàn diện của tài chính ngắn hạn, nên nó vẫn là một trong
những chủ đề lớn được kinh tế học liên tục nghiên cứu và đưa ra các giả định nhằm định
hướng hoạt động doanh nghiệp tốt hơn để đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI
25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ việt Quảng (2017), Tài chính doanh nghiệp, sách biên dịch, chủ biên TS. Vũ
Việt Quảng, NXB Kinh tế.
2. Maturity Matching or Hedging Approach to Working Capital Financing
https://efinancemanagement.com/working-capital-financing/maturity-
matching-or-hedging-approach

3. Cấu trúc kì hạn của lãi suất ( Term Structure Of Interest Rates) là gì?
https://vietnambiz.vn/cau-truc-ki-han-cua-lai-suat-term-structure-of-interest-
rates-la-gi-20190913165335092.htm#:

4. Tài liệu giảng dạy: Kế hoạch tài chính ngắn hạn, TS. Ngô Quang Huân, Khoa Quản
trị kinh doanh, ĐH Kinh tế HCM

5. Small Business Satistics

https://smallbiztrends.com/small-business-statistics

NHÓM 1 Chương 26: Tài chính ngắn hạn GVHD: HỒ THU HOÀI

You might also like