You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


~~~~~~*~~~~~~

ĐỀ TÀI: CỔ TỨC VÀ CÁC HÌNH THỨC


CHI TRẢ KHÁC

MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Giảng viên hướng dẫn: Hồ Thu Hoài


Danh sách nhóm 4:
1. Phạm Đăng Thanh Bình
2. Lê Đoàn Phương Dung
3. Đặng Thùy Linh
4. Đỗ Quỳnh Như
5. Đỗ Hoàng Thạch Thảo

TP.HCM - 2021
19.1. CỔ TỨC VÀ CÁC HÌNH THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC
19.1.1. Cổ tức cổ phần
- Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng trả cho mỗi cổ phần, bằng tiền mặt hoặc tài sản khác từ
nguồn lợi nhuận được giữ lại của công ty, sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài chính
(Theo Luật Doanh nghiệp 2020). Có 2 hình thức chi trả phổ biến nhất, đó là:

• Trả bằng tiền


• Trả bằng cổ phiếu
> Bên cạnh đó còn có hình thức chi trả cổ tức bằng tài sản như: hàng hóa của công ty, bất
động sản, cổ phiếu của công ty khác mà công ty đang sở hữu, … Tuy nhiên, hình thức này ít
được các doanh nghiệp sử dụng trong thực tiễn.
- Cổ tức là cách thức quan trọng nhất để việc kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho những chủ sở
hữu của nó.
- Cổ tức cổ phần là phần thu nhập mà cổ đông thực nhận từ phần thu nhập đáng lẽ cổ đông
nhận được.
- Tỷ lệ chi trả cổ tức được đo lường bằng tỷ lệ giữa mức cổ tức cổ đông nhận được so với thu
nhập mà cổ đông đáng lẽ được nhận.
𝑫𝑰𝑽
Tỷ lệ chi trả cổ tức =
𝑬𝑷𝑺

> Là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến giá thị trường của cổ phiếu.
19.1.2. Quy trình chi trả cổ tức

Ngày Ngày không có Ngày Ngày chi trả


công bố cổ tức ghi sổ Ngày công bố: Ngày Hội đồng quản trị họp xem xét
quyết định cổ tức và ra Nghị quyết chi trả cổ tức.

Ngày ghi sổ: là ngày công ty chốt danh sách cổ đông


đang nắm giữ cổ phiếu hiện tại của doanh nghiệp.
Hầu hết các doanh nghiệp áp dụng thể thức thông báo và chi
Ngày không có cổ tức: còn gọi là ngày giao dịch không
trả cổ tức xoay quanh các ngày then chốt như sau: ngày công hưởng quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát
hành thêm, quyền tham dự ĐHCĐ…, các cổ đông mua
bố, ngày không có cổ tức (ngày giao dịch không hưởng cổ phiếu vào ngày này sẽ không có tên trong danh sách
quyền), ngày ghi sổ (ngày đăng ký cuối cùng, ngày chốt danh cổ đông vào ngày ghi sổ và không được nhận cổ tức.

sách cổ đông) và ngày chi trả. Ngày giao dịch không hưởng quyền được xác định là 2
ngày làm việc trước ngày đăng ký cuối cùng.

Bên cạnh đó, trong ngày giao dịch không hưởng quyền,
giá tham chiếu của cổ phiếu sẽ tự động điều chỉnh giảm
một lượng bằng với mức cổ tức được chia.
19.1.3. Các hình thức chi trả cổ tức
19.1.3.1. Chi trả cổ tức bằng tiền mặt (Cổ tức tiền mặt)
1. Khái niệm:
- Là việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt (hoặc chuyển khoản) thông qua một tỷ lệ
chi trả cổ tức đã được công ty công bố.
2. Tác động:
* Góc độ DN:
- Thứ nhất, sẽ làm giảm tài sản (khoản mục tiền) và giảm LNGL trên bảng cân
đối kế toán do có một lượng tiền đi ra khỏi doanh nghiệp.
- Thứ hai, làm giảm giá cổ phiếu 1 lượng bằng với cổ tức được chi trả trong
ngày giao dịch không hưởng quyền.
* Góc độ cổ đông:
- Về lý thuyết, tổng tài sản của cổ đông khi có 1 công bố cổ tức tiền mặt là
không đổi.
3. Ưu điểm:
- Tiền mặt có tính thanh khoản cao.
- Phát tín hiệu kép đến thị trường. Tín hiệu thứ nhất là sự kỳ vọng về thời kỳ
hoạt động tốt, có khả năng tiếp tục chi trả cổ tức trong tương lai. Tín hiệu thứ
hai là thông qua trả cổ tức tiền mặt, công ty phát tín hiệu với thị trường rằng sẽ
không giữ lại nhiều quá nhiều tiền vì thế làm giảm chi phí đại diện và tăng tài
sản cổ đông.
4. Nhược điểm:
- Giá cổ phần bị pha loãng khi công bố cổ tức bằng tiền mặt.
- Tạo sức ép chi trả cổ tức khiến việc kinh doanh của công ty gặp nhiều khó
khăn.
- Buộc doanh nghiệp phải tăng nợ để trả cổ tức khi công ty không có sẵn tiền
mặt làm cho rủi ro tổng thể của doanh nghiệp gia tăng.
Mua lại cổ phần
1. Khái niệm:
- Là hành động của công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần đang lưu
hành trong công ty. Số cổ phần mua lại gọi là cổ phiếu quỹ.
- Có 3 hình thức mua lại:
+ Mua lại trên thị trường mở: công ty giấu danh tính và mua lại cổ phần từ các
cổ đông trên thị trường mở. Các cổ đông không biết cổ phiếu đã được bán lại
cho ai.
+ Chào mua: công ty thông báo tới tất cả các cổ đông số lượng cổ phần muốn
mua ở một mức giá cụ thể (thường cao hơn giá thị trường để khuyến khích cổ
đông bán lại). Nếu lượng cổ phần muốn bán cao hơn lượng muốn mua, công ty
sẽ mua lại một lượng tỷ lệ nhất định các cổ phần. Nếu số lượng cổ phần muốn
bán ít hơn, vụ mua lại có thể bị hủy.
(+) Đấu giá kiểu Hà Lan (một phương thức có liên quan đến phương thức chào
mua): công ty sẽ tiến hành đấu giá và thông báo số lượng cổ phần muốn mua
lại ở các mức giá khác nhau, các cổ đông sẽ cho biết số lượng cổ phần muốn
bán ứng với từng mức giá. Cuối cùng, công ty trả mức giá thấp nhất mà tại đó
công ty đạt đươc số cổ phần mong muốn.
+ Mua lại riêng lẻ: công ty mua lại cổ phần từ các cổ đông cụ thể.
- Các công ty ưa chuộng phương thức mua lại riêng lẻ vì:
+ Trong một số trường hợp, giá mua lại từ một cổ đông lớn có thể thấp hơn
phương thức chào mua.
+ Phí pháp lý thấp.
+ Mua lại từ các cổ đông lớn nhằm tránh bị thâu tóm.
2. Tác động:
* Góc độ cổ đông:
- Gia tăng thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) cho cổ đông của số cổ phần lưu
hành còn lại, và làm tăng giá cổ phần với giả định các nhà đầu tư tiếp tục áp
dụng cùng một tỷ giá trên thu nhập (P/E) cho mỗi cổ phần trước và sau khi mua
lại.
* Áp dụng mua lại cổ phần khi:
- Doanh nghiệp vừa trải qua một đợt sụt giá trên thị trường.
- Điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ cổ phần của cổ đông, chống lại âm mưu thâu tóm
của các cổ đông lớn.
3. Ưu điểm:
- Tránh nộp thuế thu nhập cá nhân cho cổ đông.
- Tác động phát tín hiệu: phát tín hiệu rằng công ty kỳ vọng sẽ có dòng tiền và
thu nhập cao hơn trong tương lai do đó có thể đẩy giá cổ phiếu tăng nếu các
nhà đầu tư cũng kỳ vọng doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt.
4. Nhược điểm:
- Giảm vốn cổ phần từ đó dịch chuyển cấu trúc vốn sang nhiều nợ hơn.
- Tài sản của công ty giảm dẫn đến khả năng thực hiện nghĩa vụ với chủ nợ
giảm từ đó làm gia tăng rủi ro của chủ nợ.
Trong thị trường vốn hoàn hảo
Tổng giá trị của cổ đông là như nhau ð Lựa chọn giữa mua lại cổ phần và cổ tức tiền
mặt không quan trọng trong thế giới hoàn hảo.
Trong thị trường vốn không hoàn hảo có thuế thu nhập cá nhân
Trong môi trường có thuế thu nhập cá nhân, các công ty có động cơ giảm cổ tức bằng
các phương án thay thế.
TH1: Công ty không đủ tiền chi trả cổ tức
Giả sử, một công ty hiện không có tiền mặt và được sở hữu bởi 1 người duy nhất. Nếu
công ty muốn chi trả cổ tức 100$, công ty sẽ huy động vốn mới (phát hành cổ phiếu
hoặc trái phiếu). Trong môi trường hoàn hảo, người chủ sẽ nhận lại đúng 100$. Trong
môi trường bất hoàn hảo với mức thuế suất đánh trên cổ tức là 15%, người chủ sẽ chỉ
nhận được 85$ (chưa tính chi phí khác).
ð Trong thế giới có thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp sẽ không phát hành
cổ phần để trả cổ tức (trừ một vài trường hợp vẫn sẽ phát hành).
TH2: Công ty đủ tiền chi trả cổ tức
- Công ty có thể chi trả cổ tức nhưng sẽ xem xét các lựa chọn thay thế.
1. Chọn thêm dự án đầu tư: khi đã chấp nhận các dự án có NPV dương sẵn có, công
ty phải đầu tư vào dự án có NPV âm. Các nhà quản lý thích giữ lại tiền trong công ty
vì uy thế, thù lao, đặc quyền của họ thường gắn chặt với quy mô của công ty.
2. Mua công ty khác: chiến lược này sẽ có lợi nếu mua lại các tài sản sinh lợi. Tuy
nhiên nếu công ty tiến hành một vụ mua lại chỉ để né tránh cổ tức thì không chắc
thành công do phải gánh chịu chi phí rất lớn.
3. Mua các tài sản tài chính: quyết định về đầu tư vào tài sản tài chính hay chi trả cổ
tức là một quyết định phức tạp, tùy thuộc vào thuế suất của công ty, thuế suất biên tế
của các nhà đầu tư và việc áp dụng các điều khoản miễn trừ thuế trên cổ tức.
4. Mua lại cổ phần: theo luật thuế, các cổ đông nói chung thích mua lại cổ phần hơn
là cổ tức tiền mặt. Thuế từ mua lại cổ phần thấp hơn thuế đánh trên cổ tức ngay cả khi
áp dụng cùng một suất thuế.
Các nhân tố trong thế giới thực hỗ trợ cho chinh sách mua lại cổ phần
Sự linh hoạt
Một công ty có sự gia tăng ổn định trong dòng tiền có thể tăng cổ tức. Ngược lại, khi
sự gia tăng chỉ là tạm thời, công ty sẽ lựa chọn mua lại cổ phần.
Thù lao cho ban điều hành
Các quản lý thường được trao các quyền chọn cổ phiếu. Ví dụ, mua 1000 cổ phần với
giá 20$ bất kỳ lúc nào. Do giá cổ phiếu sau mua lại cao hơn, thực hiện quyền chọn
luôn có giá trị hơn khi công ty mua lại cổ phần.
Bù trừ sự pha loãng
Thực hiện quyền chọn cổ phiếu làm tăng số lượng cổ phần đang lưu hành, gây ra sự
pha loãng. Mua lại cổ phần giúp bù trừ sự pha loãng này. Tuy nhiên, đây không hẳn là
lý do hợp lý cho việc mua lại.
Định giá thấp
Công ty mua lại cổ phần vì tin rằng cổ phần được mua lại là một khoản đầu tư tốt.
Điều này xảy ra thường xuyên hơn khi các nhà quản lý nghĩ rằng giá cổ phiếu của
công ty đang bị định giá thấp. Tuy nhiên niềm tin của nhà quản lý không phải lúc nào
cũng đúng, chỉ có các nghiên cứu thực nghiệm mới có thể xác định được điều này.
Thuế
Mua lại cổ phần mang lại lợi ích về thuế hơn so với cổ tức.
Ví dụ: Một cá nhân nhận được 1$/cổ phần và hiện tại cá nhân đó đang sở hữu 100 cổ
phần
Nếu thuế thu nhập cá nhân là 15% và công ty quyết định chi trả cổ tức, cá nhân đó sẽ
phải nộp 100 x 15% = 15$ tiền thuế
Nếu công ty mua lại 100 cổ phần với giá 100$, giả sử giá mua ban đầu là 60$, thuế lãi
vốn là 15%, cổ đông sẽ lãi 100 – 60 = 40$, thuế lãi vốn là 40 x 15% = 6$
ð Cổ đông nhìn chung thích mua lại cổ phần hơn.
Các nhân tố trong thế giới thực hỗ trợ cho chính sách cổ tức tiền mặt cao
Mong muốn thu nhập hiện tại: Việc bán cổ phiếu chịu phí môi giới và các chi phí giao
dịch khác, đồng thời cũng tiêu tốn thời gian tránh khiến các nhà đầu tư thích chứng
khoán có cổ tức cao.
Tài chính hành vi: cổ đông đầu tư vào các cổ phiếu có cổ tức cao vì họ không tin
tưởng vào khả năng kiểm soát của bản thân. Mặc dù đầu tư vào cổ tức thấp hoặc
không trả cổ tức sau đó bán đi có sự tương đương về mặt tài chính, các cổ đông lại
cảm thấy bán cổ phiếu có sự tự do quá mức. Để giảm khả năng này, nhà đầu tư lựa
chọn đầu tư vào cổ phiếu có cổ tức cao với quy tắc nghiêm ngặt: không bao giờ “ăn
thâm vào vốn”.
Chi phí đại diện: phát sinh do mâu thuẫn lợi ích giữa các bên liên quan. Ví dụ, trái
chủ luôn muốn công ty nắm giữ nhiều tiền mặt để sẵn sàng thanh toán nợ. Trong khi
đó, cổ đông lại muốn giữ phần thặng dư tiền cho riêng họ. Các nhà quản lý, hành
động vì lợi ích của cổ đông có thể trả cổ tức để rút tiền khỏi tay trái chủ. Mặt khác,
các nhà quản lý cũng có thể theo đuổi lợi ích riêng bằng cách thực hiện các dự án có
NPV âm, … gây thiệt hại cho các cổ đông. Khi đó, hội đồng quản trị có thể dùng cổ
tức để giảm lượng tiền sẵn có, tránh sự chi tiêu phung phí của nhà quản lý.
Nội dung thông tin và phát tín hiệu thông qua cổ tức:
Các công ty không muốn giảm cổ tức do đó công ty chỉ tăng cổ tức khi kỳ vọng thu
nhập, dòng tiền tương lai tăng đủ để không có khả năng bị cắt giảm về mức ban đầu.
Sự kỳ vọng về thời kỳ hoạt động tốt, chứ không chỉ là sự hưng phấn của các cổ đông
đối với thu nhập hiện tại, đã khiến giá cổ phiếu tăng. Sự gia tăng trong giá cổ phiếu
sau các tín hiện cổ tức được gọi là hiệu ứng nội dung thông tin.
Phát tín hiệu thông qua cổ tức:
Thị trường suy luận sự gia tăng thu nhập và dòng tiền từ việc gia tăng cổ tức làm tăng
giá cổ phiếu và ngược lại.Ban quản lý có thể đánh lừa công chúng rằng dòng tiền sẽ
cao hơn kể cả khi không hề có sự gia tăng trong dòng tiền. Chiến lược này không
trung thực và không thể tăng cổ tức một cách vô hạn vì chi phí khi gia tăng cổ tức.
Khi đó, giá cổ phiếu có thể sẽ giảm sâu hơn mức giá mà lẽ ra sẽ đạt được nếu không
tăng cổ tức.
Hiệu ứng khách hàng
Hai nhóm nhân tố ủng hộ cho chính sách cổ tức thấp và chính sách cổ tức cao có thể
triệt tiêu lẫn nhau một cách hoàn toàn được gọi là hiệu ứng khách hàng.
Nếu thị trường đang không cân bằng, giả sử 30% các nhà đầu tư thích cổ tức cao và
70% còn lại thích cổ tức thấp nhưng chỉ có 20% công ty trả cổ tức cao dẫn đến tình
trạng thiếu hụt nguồn cung từ các công ty trả cổ tức cao. Trong trường hợp này, một
công ty có thể hưởng lợi từ sự thay đổi chính sách. Tuy nhiên, khi thị trường đang ở
trạng thái cân bằng, số người mong muốn có cổ phiếu thấp bằng số người mong
muốn có cổ phiếu cao, không một công ty đơn lẻ nào có thể tác động đến giá trị thị
trường của mình bằng cách thay đổi chính sách cổ tức.
So sánh điểm giống và khác nhau giữa cổ tức tiền mặt và mua lại cổ phần
Giống:
Cổ tức tiền mặt và mua lại cổ phần đều có tác động làm giảm tài sản của công ty do
cả hai hình thức chi trả này đều đòi hỏi một dòng tiền đi ra khỏi doanh nghiệp
Khi công ty đang không có sẵn tiền mặt, công ty sẽ phải đi vay thêm nợ để đáp ứng
việc chi trả cổ tức tiền mặt. Mua lại cổ phần cũng khiến VCSH và dịch chuyển cấu
trúc vốn sang nợ nhiều hơn ð Gia tăng rủi ro về nợ cho doanh nghiệp.
Tổng tài sản của cổ đông là như nhau dù lựa chọn hình thức chi trả nào
Khác:
Cổ tức tiền mặt làm giá cổ phần bị pha loãng và gây nên sức ép chi trả khi công ty
đang kinh doanh thua lỗ
Mua lại cổ phần có lợi về thuế hơn do không chịu thuế suất đánh trên cổ tức. Đồng
thời, mua lại cổ phần có tác động điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ cổ phần của mỗi cổ đông,
giảm khả năng thâu tóm từ một cổ đông lớn và bù trừ sự pha loãng từ thực hiện quyền
chọn của ban điều hành.
19.3.1.2 Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu (Cổ tức cổ phiếu)
1. Khái niệm:
- Là hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu thêm thay vì tiền mặt cho các cổ
đông nắm giữ cổ phần thường. Đây không là cổ tức đúng nghĩa do không có
khoản tiền nào đi ra khỏi doanh nghiệp.
- Cổ tức cổ phiếu thường được thể hiện dưới dạng phần trăm.
Ví dụ: Cổ tức cổ phiếu 20 phần trăm nghĩa là một cổ đông nhận thêm 1 cổ phần
mới cho mỗi 5 cổ phần mà họ đang sở hữu. Vì mỗi cổ đông nhận thêm 20 phần
trăm cổ phiếu, tổng số cổ phần đang lưu hành tăng 20 phần trăm. Kết quả là
mỗi cổ phần sẽ có giá trị giảm đi 20 phần trăm.
- Cổ tức cổ phiếu được chia thành 2 loại:
+ Cổ tức cổ phiếu thấp hơn 20 đến 25 phần trăm thì gọi là cổ tức cổ phiếu thấp.
+ Một cổ tức cổ phiếu lớn hơn 20 đến 25 phần trăm thì được gọi là cổ tức cổ
phiếu cao.
2. Tác động:
* Góc độ DN:
- Không làm thay đổi tổng nguồn vốn và tổng tài sản. Tuy nhiên, sẽ tạo nên sự
chuyển dịch giữa các tài khoản con trong Vốn chủ sở hữu.
* Góc độ cổ đông:
- Chi trả cổ tức bằng cổ phần làm số lượng cổ phần mà các cổ đông đang sở
hữu tăng lên. Tổng vốn cổ phần của cổ đông nắm giữ cổ phần thường và trái
quyền tương ứng đối với lợi nhuận của doanh nghiệp là không đổi.
- Cổ tức cổ phiếu cũng có tác động làm giảm giá cổ phiếu do số lượng cổ phần
tăng lên nhưng vốn chủ sở hữu là không đổi.
3. Ưu điểm:
- Doanh nghiệp không mất đi lượng tiền mặt do đó hạn chế tăng sức ép đối với
doanh nghiệp trong việc huy động vốn từ bên ngoài.
- Vốn cổ phần thường tăng liên tục giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu
vốn tối thiểu theo quy định của Nhà nước trong trường hợp nguồn vốn của
doanh nghiệp đang nằm dưới mức pháp định.
- Số lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên làm cho tính thanh khoản của cổ phiếu
cũng tăng ð làm thoáng hơn quyền sở hữu các cổ phần của doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt, tâm lý cổ đông luôn muốn
nhận cổ tức bằng cổ phiếu hơn bằng tiền mặt do cổ đông tránh được thuế suất
đánh trên cổ tức khi nhận cổ tức cổ phiếu.
- Khi doanh nghiệp muốn thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ công bố chi
trả cổ tức cổ phần nhằm đẩy giá cổ phiếu xuống trong 1 khoảng thời gian nhất
định.
4. Nhược điểm:
- Tính thanh khoản không cao bằng tiền đặc biệt là không dễ dàng trong việc
bán cố phần đối với Hội đồng quản trị.
- Mỗi cá nhân sẽ nắm giữ nhiều hơn cổ phần của doanh nghiệp ở hiện tại làm
gia tăng áp lực chi trả cổ tức cho những năm sau nhiều hơn.
-Tạo sự chú ý đối với các cơ quan thuế vì trốn tránh việc nộp thuế thu nhập cá
nhân đánh trên cổ tức tiền mặt.
- Công bố cổ tức cổ phần làm hạ giá cổ phần là nhược điểm khi doanh nghiệp
không mong muốn giá cổ phiếu giảm.
Chia nhỏ cổ phiếu
1. Khái niệm:
- Chia nhỏ cổ phiếu là hành động của doanh nghiệp nhằm tăng thêm số lượng
cổ phiếu của công ty bằng cách chia nhỏ giá mỗi cổ phần sao cho lượng vốn
hóa thị trường của cổ phiếu đó vẫn giữ nguyên không đổi.
- Chia nhỏ cổ phiếu thường được thể hiện dưới dạng tỷ số. Tỷ lệ chia nhỏ
thường là 1:2, 1:3, 2:3.
Ví dụ: Chia nhỏ cổ phiếu bốn-cho-một thì mỗi cổ phần cũ sẽ được tách ra thành
4 cổ phần mới.
2. Tác động:
* Góc độ DN:
- Không làm thay đổi tổng nguồn vốn và tổng tài sản. Đồng thời, chia nhỏ cổ
phiếu không tạo nên sự chuyển dịch giữa các tài khoản trong khoản mục Vốn
chủ sở hữu.
- Chỉ có tác động làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
* Góc độ cổ đông:
- Số cổ phần nắm giữ của các cổ đông tăng lên, giá cổ phiếu giảm nhưng tỷ lệ
sở hữu cổ phần không thay đổi giống như cổ tức cổ phiếu.
3. Ưu điểm:
- Việc tiến hành chia tách sẽ làm giảm giá cổ phiếu đang lưu hành, từ đó hấp
dẫn nhiều nhà đầu tư hơn. Đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đây sẽ là cơ hội để họ
sở hữu một phần tài sản của các công ty vốn trước đây có giá cổ phiếu rất cao.
- Chia nhỏ cổ phần nhằm làm gia tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu. Nhiều cổ
phiếu hơn có thể đồng nghĩa với nhiều giao dịch hơn và lượng tiền trao tay lớn
hơn.
- Tâm lý nhà đầu tư luôn thích có nhiều cổ phiếu hơn vì việc nắm giữ nhiều cổ
phiếu sẽ tạo nhiều sự lựa chọn hơn cho nhà đầu tư.
- Số lượng cổ phần tăng, dẫn đến khả năng số lượng cổ đông cũng tăng lên
thông qua giao dịch, từ đó hạn chế được khả năng thâu tóm.
4. Nhược điểm:
- Chia nhỏ cổ phiếu làm pha loãng giá cổ phiếu, cũng như tăng áp lực chi trả cổ
tức trong tương lai.
So sánh điểm giống và khác giữa Cổ tức cổ phiếu và Chia nhỏ cổ phiếu
Giống:
Cổ tức cổ phiếu và chia nhỏ cổ phiếu về cơ bản có tác động như nhau lên công ty và
cổ đông. Chúng đều làm tăng số lượng cổ phần đang lưu hành và giảm giá trị mỗi cổ
phần, không làm thay đổi giá trị tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty, tỷ lệ nắm
giữ của mỗi cổ đông hiện hành trong doanh nghiệp sẽ không thay đổi.
Khác:
+ Về mục đích:
Cổ tức cổ phiếu thường được sử dụng trong các tình huống mà công ty không thể trả
cổ tức bằng tiền mặt, tuy nhiên, điều này có thể không được nhiều nhà đầu tư thích vì
đa số mong đợi thu nhập thường xuyên mà chỉ có cổ tức tiền mặt mới có thể cung
cấp. Còn đối với chia nhỏ cổ phiếu được thực hiện nhằm giảm giá trị thị trường và để
cải thiện tính thanh khoản của cổ phiếu, từ đó thu hút nhiều nhà đầu tư hơn.
+ Về số lượng và giá mỗi cổ phần:
Khi thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm tăng thêm một lượng cổ phiếu mới,
nhưng số cổ phiếu tăng thêm này thường nhỏ hơn rất nhiều so với số cổ phiếu đang
lưu hành trước đó. Còn việc chia nhỏ cổ phiếu sẽ làm tăng rất lớn số lượng cổ phiếu
tăng thêm, điều này sẽ làm giá cổ phiếu giảm mạnh hơn rất nhiều so với trường hợp
chia cổ tức bằng cổ phiếu.
+ Về các bút toán trong bảng cân đối kế toán:
Trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ có sự dịch chuyển qua lại giữa các tài khoản con trong
vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán. Chia nhỏ cổ phiếu sẽ không làm ảnh hưởng
đến bất kỳ khoản con nào trên vốn chủ sở hữu.
+ Về mặt lợi ích của các cổ đông:
Cổ tức bằng cổ phiếu chỉ dành cho cổ đông hiện hữu của công ty. Còn với chia nhỏ cổ
phiếu thì cả cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư tiềm năng của công ty đều có thể hưởng
lợi do giá cổ phiếu giảm.
19.2. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
19.2.1. Chính sách cổ tức là gì?
- Chính sách cổ tức ấn định một tỷ lệ hợp lý giữa phần thu nhập giữ lại và phần
thu nhập dùng để trả cổ tức cho cổ đông.
- Lợi nhuận giữ lại cung cấp một nguồn tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai
trong khi cổ tức cung cấp cho cổ đông một phân phối hiện tại
19.2.2. Những đặc điểm của một chính sách chi trả hợp lý
1. Trả toàn bộ dòng tiền tự do từ năm này qua năm khác.
2. Tránh cắt giảm dự án án có NPV dương để trả cổ tức và mua lại cổ phần
3. Không trả cổ tức lần đầu cho đến khi công ty tạo ra dòng tiền tự do đáng kể.
4. Thiết lập cổ tức định kỳ trong ngắn hạn phù hợp với tỷ lệ chi trả mục tiêu.
5. Thiết lập mức cổ tức đủ thấp để tránh phải tài trợ bên ngoài tốn kém trong
tương lai.
6. Dùng mua lại để phân phối phần gia tăng tạm thời trong dòng tiền hoặc làm
mượt cổ tức.

19.2.3. Chính sách cổ tức trong mối quan hệ với giá trị doanh nghiệp trong điều kiện thị
trường cạnh tranh hoàn hảo
Theo Miller và Modigliani (1961): “Trong điều kiện thị trường hoàn hảo, tồn tại quy luật
bảo tồn giá trị, thì việc chi trả cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp.”
Quy luật chiếc bánh
Điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo
• Không có thuế đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân.
Vốn cổ Nợ
phần
• Không có chi phí phát hành.
• Không có chi phi giao dịch khi mua và bán chứng khoán.
• Chính sách đầu tư và chính sách vay nợ là cố định.
• Thị trường không có hiện tượng độc quyền.
• Giá cả cổ phần do thị trường quyết định.
• Tất cả các nhà đầu tư đều có kỳ vọng hợp lý và đồng nhất.
• Không tồn tại tình trạng bất cân xứng thông tin thị trường.
Cổ tức tự tạo
Ví dụ:
Nhà đầu tư sở hữu 1000 cổ phần của công ty LK Corporation. Nhà đầu tư sẽ nhận
được cổ tức 1,1$ mỗi cổ phần sau một năm. Sau hai năm LK Corporation sẽ trả một
cổ tức thanh lý là 56$ mỗi cổ phần. tỷ suất sinh lợi đòi hỏi đối với cổ phiếu của công
ty là 14%. Giá trị hiện tại của cổ phần này là bao nhiêu (bỏ qua thuế)? Nếu nhà đầu tư
thích cổ tức bằng nhau mỗi năm trong hai năm tới, nhà đầu tư có thể tự tạo cổ tức cho
mình như thế nào?
Đáp án
Giá trị hiện tại của cổ phần: 1,1/1,14 + 56/1,142 = 44,055
Đặt số cổ tức là D
Để số cổ tức bằng nhau trong mỗi năm thì:
44,055 = D/1,14 + D/1,142 => D = 26,754
Mức cổ tức mới được nhận trong năm đầu tiên: 26,754 x 1000 = 26754
Mức cổ tức công ty chỉ trả trong năm đầu tiên: 1,1 x 1000 = 1100
Để đạt được mức cổ tức là 26754, cần phải bán bớt số cổ phiếu
Giá cổ phiếu tại năm 1: 56/1,14 = 49,12
Số cổ phiếu cần bán là: (26754 – 1100)/49,12 = 522,25
Số tiền nhận được ở năm 2 là: 56 x (1000 – 522,25) = 26754
ð Với những điều kiện của MM về thị trường hoàn hảo, cổ đông cũ sẽ không quan tâm
đến việc doanh nghiệp chia cổ tức hay không chia cổ tức. Những thay đổi trong chính
sách cổ tức của nhà quản lý có thể được nhà đầu tư loại bỏ bằng cách thực hiện chính
sách cổ tức tư tạo. Do đó, chính sách cổ tức sẽ không có bất cứ tác động nào đến giá trị
doanh nghiệp trong điều kiện thị trường hoàn hảo.
19.2.4. Chính sách cổ tức trong mối quan hệ với giá trị doanh nghiệp trong điều kiện thị
trường cạnh tranh không hoàn hảo – có thuế (đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân)
Ví dụ: Hai công ty A và B trong cùng ngành giống nhau về tất cả chỉ khác nhau về
chính sách cổ tức. hai công ty có tình hình như sau:
Giá cổ phần của hai công ty ở thời điểm hiện tại đều là 100$
Công ty A không chia cổ tức, công ty B chi trả 7$ cổ tức/cổ phần
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đánh trên cổ tức là 35%. Thuế suất thuế thu nhập cá
nhân đánh trên lãi vốn 15%
Tổng thu nhập trước thuế thu nhập cá nhân của 2 công ty đều là 112,5$/cổ phần
Hãy xác định tổng thu nhập sau thuế thu nhập cá nhân cho mỗi cổ phần của 2 công ty
và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần của cổ đông 2 công ty.
Đáp án
Chỉ tiêu Công ty A Công ty B
Tổng thu nhập trước thuế 112,5 112,5
Cổ tức 0 7
Giá cổ phần của năm 1 112,5 105,5
Thuế đánh trên cổ tức 0 2,45
Thuế đánh trên lãi vốn 1,875 0,825
Tổng thu nhập sau thuế 10,625 9,225
Tỷ suất sinh lợi sau thuế 10,625% 9,225%

ð Trong môi trường có thuế, chính sách cổ tức có tác động đến giá trị doanh
nghiệp.
19.3. MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC
19.3.1. Các công ty làm mượt cổ tức
Năm 1956, John Lintner nhận thấy 2 điểm quan trọng trong chính sách cổ tức. Đầu
tiên, các công ty thường thiết lập các tỷ lệ chi trả cổ tức trong dài hạn. Kế đến, sự thay
đổi trong thu nhập thường ít bền vững. Vì thế, làm mượt cổ tức giúp nhà quản lý có
thời gian đánh giá tính bền vững của sự thay đổi trong thu nhập. Quan sát của Lintner
đã đề xuất mô hình thay đổi cổ tức như sau:
Thay đổi cổ tức = Div1 – Div0 = s (t.EPS1 – Div0)
Trong đó, Div1 và Div0 lần lượt là cổ tức năm tiếp theo và cổ tức năm hiện tại. EPS1
là thu nhập trên mỗi cổ phần năm tiếp theo, (t) là tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu, (s) là
tốc độ điều chỉnh của cổ tức hiện tại về mức mục tiêu.
Hàm ý của mô hình: Tỷ số của cổ tức trên thu nhập tăng khi một công ty bước vào
thời kỳ bất lợi và tỷ số này sẽ giảm khi công ty bước vào thời kỳ có lợi.
19.3.2. Gộp cổ phiếu
Là một hình thức làm giảm số cổ phiếu đang lưu hành mà không làm thay đổi vốn
điều lệ, vốn cổ phần hay toàn bộ giá trị thị trường tại thời điểm gộp cố phiếu. Thường
được thể hiện dưới dạng tỷ số giống với chia nhỏ cổ phiếu
Tác động của việc gộp cổ phiếu là đẩy giá cổ phiếu lên đạt mức giá tối thiểu nhằm
tránh việc bị hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, việc gộp cổ phiếu
sau đó mua lại cổ phần giúp công ty loại bỏ các cổ đông nhỏ, làm giảm tổng số cổ
đông trong công ty.
Có 3 lý do được đưa ra cho việc gộp cổ phiếu trong thực tế:
+ Chi phí giao dịch ít hơn
+ Tính thanh khoản của cổ phiếu được cải thiện khi giá cổ phiếu tăng đến phạm vi giá
biến (mức giá tổi thiểu)
+ Cổ phiếu được bán thấp hơn một mức nào đó thì không được coi trọng do nhà đầu
tư ước lượng thấp thu nhập, tăng trưởng, dòng tiền và sự ổn định của công ty.
Tuy nhiên không có lý do nào là đặc biệt chính đáng.
19.4. TÓM TẮT
Đầu tiên các công ty tương đối trẻ nhìn chung không nên phân phối tiền của mình.
Những công ty này cần tiền để tài trợ cho các dự án đầu tư có NPV dương (và chi phí
phát hành không khuyến khích công ty huy động từ bên ngoài).
Tuy nhiên, khi một công ty sống sót và trưởng thành, nó bắt đầu tạo ra dòng tiền tự do
và lúc này công ty đối mặt với nhiều vấn đề nếu dòng tiền thặng dư không được phân
phối. Công ty sẽ phải chịu áp lực từ cổ đông phải phân phối hơn là giữ lại nhiều tiền.
Có 2 hình thức chi trả cổ tức phổ biến đó là chi trả cô tức bằng tiền mặt và chi trả cổ
tức bằng cổ phiếu. Trong khi cổ tức tiền mặt có tác động tương đương so với mua lại
cổ phần thì cổ tức cổ phiếu có tác động như chia nhỏ cổ phần.
Lập luận về thuế ủng hộ khá rõ ràng và mạnh mẽ cho việc mua lại. Tuy nhiên, nhiều
công ty vẫn lựa chọn chi trả cổ tức ngay cả trong môi trường có thuế là do việc chi trả
cố tức bằng tiền mặt gửi một tín hiệu kép đến thị trường.
Xu hướng lịch sử dường như cho thấy sự tăng trưởng liên tục trong hoạt động mua lại
cổ phần so với cổ tức tiền mặt. Do hiệu ứng kế thừa từ nhiều công ty lớn (những công
ty đã trả một tỷ lệ lớn cổ tức từ rất lâu) và hiệu ứng “ổn định” từ các công ty lâu đời
đã dẫn đến xu hướng sụt giảm nhanh chóng các công ty xung mãn trả cổ tức lần đầu
và sự gia tăng tương đối trong mua lại cổ phần so với cổ tức tiền mặt qua các năm.
Trong một môi trường với những điều kiện thị trường hoàn hảo của MM, chính sách
cổ tức của công ty không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp vì cổ đông có thể tự
mình loại bỏ tác động từ chiến lược cổ tức của công ty bằng chính sách cổ tức tự tạo.
Trong môi trường cạnh tranh không hoàn hảo (có thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá
nhân), chính sách cổ tức có tác động đến giá trị doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Ross, S., Westerfield, R., Jaffe, J., & Jordan B., (1988). Corporate Finance.
New York, NY: The McGraw-Hill.
2. Hồ Thu Hoài, Slide bài giảng Tài chính doanh nghiệp.
3. Gộp cổ phiếu (Stock Consolidation) là gì? (2020). Truy xuất từ
https://vietnambiz.vn/gop-co-phieu-stock-consolidation-la-gi-
20200213160021962.htm

You might also like