You are on page 1of 23

I.

KHÁI NIỆM CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

1.1 Cổ tức: 1.1.1 Khái niệm:


Cổ tức là phần lợi nhuận sau thuế của công ty được dùng để chi trả cho các cổ
đông của công ty hay cũng chính là chủ sở hữu của công ty ( Công ty cổ phần)
+ Phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và chính sách
phân chia cổ tức
+ Thường được trả định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.

1.1.2 Quá trình chi trả cổ tức:


Căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm và chính sách cổ tức được đại hội
đồng cổ đông trong năm trước thông qua, hội đồng quản trị sẽ đề xuất việc trả cổ tức
của cả năm, và kế hoạch dự kiến trả cổ tức của công ty trong năm tiếp theo. Cổ tức
được trả tới cổ đông thông qua tài khoản lưu ký của cổ đông tại đơn vị nhận lưu ký cổ
phiếu của công ty, hoặc tại trụ sở của công ty. Mặc dù, có một số khác biệt nhỏ, nhưng
về cơ bản, trình tự chi trả cổ tức diễn ra với các mốc thời gian như sau:
Ngày công bố: Là ngày hội đồng quản trị công ty công bố trên phương tiện thông tin
đại chúng về quyết định trả cổ tức tới các cổ đông. Nội dung công bố bao gồm số cổ
tức trên mỗi cổ phiếu được nhận, ngày ghi sổ, ngày không hƣởng quyền, ngày trả cổ
tức và phương thức thanh toán.
Ngày ghi sổ (ngày đăng ký cuối cùng): Là ngày chốt danh sách các cổ đông hiện hành
có quyền nhận cổ tức của công ty. Vào cuối ngày này, công ty sẽ lập danh sách các cổ
đông hiện hành có quyền nhận cổ tức của đợt chi trả vào ngày công bố trước đó. Để
được nhận cổ tức, các cổ đông phải có tên trong danh sách này. Ngày khóa sổ thường
được ấn định trước ngày trả cổ tức một thời gian nhất định.
Ngày không hưởng quyền (ngày không có cổ tức): Bắt đầu từ ngày này, nhà đầu tư nào
mua cổ phiếu thì sẽ không có quyền nhận cổ tức của đợt chi trả đã công bố. Ngày này
thường được ấn định trƣớc ngày khóa sổ một thời gian nhất định, thường tùy thuộc vào
thời gian hoàn tất giao dịch thanh toán bù trừ trên thị trường chứng khoán. Và vào
ngày này, giá cổ phiếu dự kiến sẽ sụt giảm một khoản bằng với số tiền cổ tức vì giá trị
này được rút ra khỏi doanh nghiệp.
Ngày chi trả: Thường từ hai đến bốn tuần sau ngày ghi sổ, công ty thực hiện chi trả cổ
tức cho các cổ đông. Vào ngày này, mỗi cổ đông sẽ nhận được phần cổ tức của mình
thông qua tài khoản lưu ký hoặc nhận trực tiếp tại trụ sở của công ty.

1.2 Chính sách cổ tức:


+ Thể hiện quyết định giữa việc trả lợi nhuận cho cổ đông so với việc giữ lại
lợi nhuận để tái đầu tư
+ Nó ấn định mức lợi nhuận sau thuế: Bao nhiêu phần trăm được giữ lại để
tái đầu tư và bao nhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông
 Những tác động của chính sách cổ tức đến lợi ích cổ đông:
 Ảnh hưởng quan trọng đến rủi ro và tỷ lệ tăng trưởng cổ tức trong
tương lai
 Tác động trực tiếp đến giá trị tài sản thực tế của cổ đông
 Thể hiện dấu hiệu thông tin về hiệu quả hoạt động của công ty ra
ngoài thị trường

Do đó, đòi hỏi nhà quản trị công ty phải cân nhắc xem xét trong việc hoạch
định chính sách cổ tức một cách hợp lý.

Mục tiêu của chính sách cổ tức này là tối đa hoá giá cổ phiếu trên thị trường

1.2.2 Tầm quan trọng của chính sách cổ tức:


Trong công ty cổ phần, việc quyết định phân chia lợi tức cổ phần cho các cổ đông là
điều hết sức quan trọng, nó không đơn thuần chỉ là việc phân chia lãi cho các cổ đông,
mà nó còn liên quan mật thiết đến công tác quản lý tài chính của công ty cổ phần.
Những lý do được đưa ra để giải thích cho tầm quan trọng của chính sách cổ tức như
sau:
Thứ nhất, chính sách cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông. Cổ tức
cung cấp cho cổ đông một lợi nhuận hữu hình thường xuyên và là nguồn thu nhập duy
nhất mà nhà đầu tư có thể nhận đƣợc ngay trong hiện tại khi họ đầu tư vào công ty. Do
vậy, việc công ty có duy trì trả cổ tức ổn định hay không ổn định, đều đặn hay giao
động thất thường đều làm ảnh hưởng đến quan điểm của nhà đầu tư về công ty, do vậy
nó có thể dẫn đến sự biến động giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường.
Thứ hai, chính sách cổ tức ảnh hưởng đến chính sách tài trợ của công ty. Thông qua
việc quyết định chính sách cổ tức mà công ty cũng quyết định luôn chính sách tài trợ.
Vì lợi nhuận giữ lại là nguồn quan trọng cho việc tài trợ vốn cổ phần cho khu vực tư
nhân. Nên từ đó, chính sách cổ tức ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần thường trong
cấu trúc vốn của một doanh nghiệp, và mở rộng ra, ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn
của doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu chi trả cổ tức thì các doanh nghiệp phải bù trừ lại
nguồn tài trợ thiếu hụt do lợi nhuận giữ lại ít bằng việc huy động vốn từ bên ngoài với
nhiều thủ tục phức tạp, và tốn nhiều chi phí hơn.
Thứ ba, chính sách cổ tức ảnh hưởng tới chính sách đầu tư của công ty. Với nguồn tài
trợ có chi phí sử dụng vốn thấp từ lợi nhuận giữ lại, sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn của
doanh nghiệp ở mức tương đối thấp. Và đồng thời, lợi nhuận giữ lại luôn sẵn có tại
doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn đầu tư vào các dự án có
tỷ suất sinh lợi cao. Như vậy, lợi nhuận giữ lại có thể kích thích tăng trưởng lợi nhuận
trong tương lai và do đó có thể ảnh hưởng đến giá trị cổ phần của doanh nghiệp trong
tương lai.
II.Các chỉ tiêu đo lường chính sách cổ tức

2.1 Tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận ( DIV/EPS)


Tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phiếu là tỷ số phản ánh mức cổ
tức mà các cổ đông của công ty cổ phần được hưởng chiếm tỷ lệ bao
nhiêu trong lợi nhuận của công ty.
- Công thức:

Cổ tức một cổ pℎần (DPS)


Tỷ lệ chi trả cổ tức= Tℎu nℎập một cổ pℎần ( EPS )

- Trong đó:
 Cổ tức mỗi cổ phần (DPS) = Tổng cổ tức chi trả / Tổng số cổ phần
 Thu nhập mỗi cổ phần ( EPS) = Tổng lợi nhuận sau thuế / Tổng số cổ
phần

Chỉ tiêu này chỉ cho nhà đầu tư biết được họ nhận được bao nhiều tiền cổ tức,
chứ họ không biết công ty trích bao nhiêu phần trăm từ lợi nhuận sau thuế để
chia cổ tức và bao nhiêu giữ lại cho đầu tư. Vì vậy đây chưa phải là chỉ tiêu đo
lưởng triệt để của chính sách cổ tức.

Ví dụ 1: Bảng lưu chuyển tiền tệ của CocaCola năm 2003 cho thấy rằng công ty
trả cổ tức $2,166 tỷ. Bảng kết quả kinh doanh cùng năm cho thấy rằng thu nhập
ròng $4,347 tỷ.

$ 2.166.000 .000
 Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức = $ 4.347 .000.000 = 49,8%

Ví dụ 2: Tỷ lệ chi trả cổ tức của payout ratio là 16 %. Con số 16% này cho biết
điều gì?

-Có nghĩa là khi công ty làm ra lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS) là 100 đồng
thì công ty sẽ giữ lại và phân bổ vào phần lợi nhuận còn lại chưa phân phối. Sau
đó, phần lợi nhuận chưa phân phối sẽ đươc phân bổ vào hoạt động kinh doanh
và lập các quỹ dự phòng.

2.2 Tỷ suất cổ tức ( Divedend Yied)


Tỷ suất cổ tức phản ánh tỷ lệ giữa côe tức và giá trị thị trường của cổ phiếu hay
tỉ lệ cổ tức mà nhà đầu tư nhận được so với số tiền mà họ phải bỏ ra để mua cổ
phiếu.

Cổ tức mỗi cổ pℎiếu


Tỷ suất cổ tức (DY) = Giá cổ pℎiếu ℎiện tại

Ví dụ: The Washington Post trả cổ tức $7, giao dịch với giá $910 cho mỗi cổ
phần. Altria Group trả cổ tức $2,72, giao dịch với giá $49,50 cho mỗi cổ phần.

 Tỷ suất cổ tức:
$7
 The Washington Post = $ 910 = 0,77%
$ 2,72
 Altria Group = $ 49,75 = 5,5%

 Ý nghĩa: Mặc dù The Washington Post trả cổ tức cao hơn cho mỗi cổ
phần này thì chỉ nhận được $770 thu nhập hằng năm, trong khi cùng với
số tiền đầu tư nhưng ở Altria Group nhận được $5.500

2.3 Tỷ lệ bảo chứng cổ tức ( Securities Dividend Rate):


Là một công cụ hữu dụng cho việc đo lường xem thu nhập có đủ để trang
trải nghĩa vụ chi trả cổ tức hay không

Tℎu nℎập mỗi cổ pℎần


Tỷ lệ bảo chứng cổ tức = Cổ tức mỗi cổ pℎần

 Ý nghĩa :
 Dưới 1: Sử dụng lợi nhuận giữ lại năm ngoái để trả cổ tức cho năm
nay
 Dưới 1,5: Điểm bắt đầu rủi ro
 Bằng 2 hoặc 3: An toàn
 Trên 5: Đảm bảo sự ổn định trong tương lai

III Các hình thức trả cổ tức

3.1.Cổ tức tiền mặt


-Là hình thức cổ tức phổ biến nhất. Khi trả cổ tức, họ thường trả cổ tức tiền
mặt định kì ( regular cash dividend) 4 lần 1 năm.

(Hội đồng quản trị của doanh nghiệp sẽ căn cứ trên kết quả hoạt động
kinh doanh và các kế hoạch kinh doanh để quyết định tỷ lệ chi trả cổ
tức bằng tiền mặt.

Đối với các công ty, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, khi trả cổ tức bằng
tiền mặt thì cần sử dụng Việt Nam đồng. Nếu phía công ty có thông tin tài
khoản ngân hàng của cổ đông, công ty có thể trả cổ tức bằng tiền mặt bằng cách
chuyển khoản ngân hàng.

Khi một công ty cổ phần công bố trả cổ tức theo tỷ lệ %, cổ đông sẽ được nhận
số tiền được tính theo mệnh giá cổ phiếu tương ứng trên thị trường

Ví dụ 1: Một cổ đông sở hữu 10.000 cổ phần của một công ty, công ty
tuyên bố trả cổ tức bằng tiền 2.000 đồng/cổ phần. Vậy cổ đông đó sẽ nhận
được cổ tức là?

 10.000 cổ phần * 2.000 đồng/cổ phần = 20.000.000 đồng


Ví dụ 2: Một cổ đông sở hữu 10.000 cổ phần của một công ty mệnh giá là
10.000 đồng/cp. Công ty tuyên bố chi trả cổ tức là 20% trên tổng mệnh giá.
Vậy cổ đông đó sẽ nhận được cổ tức là bn?

 10.000 * 10.000 đồng*20% = 20.000.000 đồng

* Nếu được trả cổ tức bằng tiền mặt, cổ đông sẽ phải chịu một lần thuế nữa.
Tức là cổ tức tiền mặt chịu thuế lần 1, do công ty đóng, sau đó chịu thuế lần 2
khi cổ đông nhận được tiền cổ tức

 Làm giảm tiền mặt và thu nhập giữ lại của công ty – ngoại trừ trường hợp cổ
tức thanh lý, lúc này góp vốn của công ty có thể giảm

 Ưu và nhược điểm:
Ưu điểm:
 Mang lại cảm giác chắc chắn cho cổ đông khi tìm kiếm lợi nhuận
trong đầu tư cổ phiếu.  Đối với những nhà đầu tư phòng thủ thì
việc nhận tiền mặt từ công ty, mang tính đảm bảo hơn nhiều so
với việc công ty giữ lại tiền và chạy theo những cơ hội “hào
nhoáng” nhưng không chắc chắn.

Những doanh nghiệp chỉ trả cổ tức đều đặn hàng năm luôn thu hút được nhà
đầu tư. Chứng minh mình là công ty có dòng tiền vững mạnh, an toàn khi
đầu tư.  Ví dụ FPT (công ty FPT), VNM (Công ty Sữa Việt Nam Vinamilk) ,
GAS (Tổng công ty khí Việt Nam), REE (Cơ điện lạnh), HCM (công ty
chứng khoán HSC)…
Nhược điểm:
 Nhà đầu tư chịu thuế 2 lần. ( thuế TNDN và thuế suất đánh
vào cổ tức cho thu nhập các nhân nhà đầu tư )  Lần đầu là thuế
thu nhập doanh nghiệp (hiện tại là 20-22%), tuy nhiên tùy
ngành nghề đặc thù vùng miền mà có những ưu đãi về thuế
riêng. Thuế thứ 2 là thuế thu nhập cá nhân cho phần cổ tức là
5%. Khi công ty trả cổ tức 2.000 đồng, bạn thực nhận chỉ là
1.900 đồng.
 đối với doanh nghiệp đang khó khăn về tài chính, hay đang trên
đà phát triển nhanh. Việc trả cổ tức bằng tiền sẽ làm giảm lượng
tiền hoạt động của doanh nghiệp, có thể gây ra thiếu hụt tiền
trong mở rộng sản xuất kinh doanh. )

3.2 Cổ tức bằng cổ phiếu:


- Là một hình thức cổ tức chi trả dưới dạng cổ phần, hay còn gọi là phát
hành cổ phiếu thường cho cổ đông hiện hữu.
Đây không phải là cổ tức đúng nghĩa vì không có khoản tiền
nào đi ra khỏi công ty. Thay vào đó cổ tức cổ phiếu làm tăng
số lượng cổ phần đang lưu hành, đồng thời làm giảm giá trị
mỗi cổ phần.
- Trả cổ tức bằng cổ phiếu được nhiều doanh nghiệp sử dụng khi đang
trong giai đoạn phát triển. Việc này giúp công ty giữ được lượng tiền
để nâng cao nguồn vốn, từ đó mở rộng hoạt động kinh doanh dễ hơn

Trên bảng cân đối kế toán của công ty trả cổ tức bằng cổ
phiếu được thể hiện trong tài khoản là việc chuyển từ lợi
nhuận sang phần vốn chủ sở hữu

- Ví dụ: Công ty A trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100:30, có nghĩa


là?

TL: Nếu cổ đông hiện đang nắm giữ 100 cổ phiếu thì sau khi nhận cổ
tức sẽ có thêm 30 cổ phiếu mới phát hành.

 Ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm:
 Không cần đóng thuế.( tức là khi một công ty trả cổ tức bằng cổ
phiếu, công ty đó không có nghĩa vụ phải đóng thuế vì cổ tức bằng
cổ phiếu không được xem là doanh thu trong khi trả cổ tức bằng
tiền mặt sẽ bị đánh thuế)

 Lượng tiền mặt được duy trì ổn định. Trả cổ tức bằng cổ phiếu
giúp công ty giữ vững lượng tiền mặt cần thiết đồng thời vẫn chi trả
cổ tức đầy đủ cho cổ đông. Công ty có thể giữ lại nguồn vốn để đầu tư
mở rộng hoạt động kinh doanh

 Tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu. Việc ban hành thêm cổ phiếu
làm giá thị trường giảm, từ đó tiếp cận thêm nhiều nhà đầu tư hơn. 
- Nhược điểm
 Số cổ phiếu lưu hành tăng lên, vốn hoá không đổi ( tức là cùng một
lượng vốn mà số lượng cổ phiếu lại tăng lên) dẫn đến.  thị giá
một cổ phiếu sẽ giảm
 Nếu đầu tư vào các dự án không tạo thêm khả năng lợi nhuận cho
nhà đầu tư  Giá cổ phiếu có thể giảm  nhà đầu tư mất đi cơ hội
nhận tiền mặt cổ tức.

 Các dự án đầu tư mạo hiểm. Đôi lúc một số công ty cạn kiệt nguồn
tiền mặt và trả cổ tức bằng cổ phiếu để họ có thể sử dụng tiền mặt
vào đầu tư các dự án mạo hiểm không đảm bảo có lời. Thực tế trên
khiến nhà đầu tư nghi ngại liệu doanh nghiệp có được quản lý đúng
cách và hiệu quả hay không

Vậy khi nào doanh nghiệp nên trả cổ tức bằng tiền, khi nào nên trả bằng cổ
phiếu?

Đối với doanh nghiệp đang có thế mạnh về vốn, muốn thể hiện sự minh bạch và
uy tín thường sẽ lựa chọn hình thức trả cổ tức bằng tiền. Bên cạnh đó, các công
ty đang trên đà phát triển, muốn mở rộng kinh doanh nên cần tiền vốn lưu động
nhiều. Vì vậy lựa chọn hình thức trả bằng cổ phiếu sẽ phù hợp hơn.

3.3 Cổ tức bằng tài sản


-Công ty sử dụng tài sản tài sản để chi trả cổ tức. Chẳng hạn công ty có
sở hữu chứng khoán do các công ty khác phát hành có thể phân phối số
chứng khoán này cho cổ đông của công ty như là cổ tức, hoặc có thể phân
phối cổ tức bằng sản phẩm, hàng hóa của công ty, hoặc công ty vẫn có
thể trả cổ tức bằng những tài sản khác.
Song, hình thức này có một số nhược điểm là khó phân phối hơn hình
thức trả cổ tức bằng tiền, rất ít được sự ủng hộ của cổ đông và được xem
là tín hiệu tiêu cực làm giá thị trường của cổ phiếu có xu hướng giảm
xuống.

IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH


CỔ TỨC
1. Những quy định pháp lý: Việc phân chia cổ tức phải tuân thủ những quy
định pháp lý nhất định.
2. Nhu cầu hoàn trả nợ vay: Nếu công ty đã sử dụng nhiều nợ dài hạn để đầu tư
thì cần phải giữ lại phần lợi nhuận ròng để chuẩn bị cho việc trả nợ.
3. Cơ hội đầu tư: Nếu công ty có những cơ hội đầu tư hứa hẹn khả năng tăng
trưởng cao thì công ty có xu hướng giữ lại phần lớn lợi nhuận ròng để tái đầu tư, thu
hẹp chi trả cổ tức cho cổ đông nhằm tránh huy động vốn từ bên ngoài.

4. Mức doanh lợi vốn của công ty: Nếu công ty có mức tỷ suất sinh lời trên vốn
chủ sở hữu (ROE) cao hơn so với doanh nghiệp khác thì các cổ đông có xu hướng
muốn để lại phần lớn lợi nhuận ròng để tái đầu tư và ngược lại.
5. Sự ổn định về lợi nhuận của công ty: Nếu công ty có mức lợi nhuận tương
đối ổn định hoặc chắc chắn tăng trong tương lai thì công ty có thể dành phần lớn lợi
nhuận ròng để tái đầu tư và ngược lại
6. Khả năng thâm nhập vào thị trường vốn: Những công ty lớn, có thời gian hoạt
động lâu, có lợi nhuận tương đối ổn định, có uy tín cao… thường có khả năng dễ
dàng huy động vốn trên thị trường tài chính. Vì vậy, các công ty này có thể dành
tỷ lệ cao lợi nhuận ròng để trả cổ tức và ngược lại.
7. Xu hướng của nền kinh tế: Trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, ít có cơ hội đầu
tư, lãi suất thị trường sụt giảm. Nếu công ty có nhu cầu về vốn, có thể dễ dàng vay
vốn khối lượng lớn với lãi suất thấp, thì công ty có thể dành phần lớn lợi nhuận
ròng để trả cổ tức và ngược lại.
8. Quyền kiểm soát công ty: Nếu các cổ đông của công ty muốn duy trì quyền quản
lý và kiểm soát công ty thig thường giữ lại phần nhiều lợi nhuận ròng để tái đầu tư
và ngược lại.
9. Thuế thu nhập cá nhân: Do thuế TNCN thường đánh thuế theo biểu thuế lũy tiến
hoặc có sự khác nhau về thuế suất giữa cổ tức và lãi vốn, nên nhiều công ty căn cứ
vào sự khác biệt để xác định mức trả cổ tức.

V. CÁC CHÍNH SÁCH CỔ TỨC:

5.1 Trả cổ tức sau đầu tư:


Chính sách trả cổ tức sau đầu tư là chính sách theo đó cổ tức chỉ được trả sau
khi nhu cầu vốn cho đầu tư đã được đáp ứng đồng thời với việc duy trì tỷ lệ nợ
vốn như hoạch định. Chính sách này có thể tránh được việc làm thay đổi cấu
trúc vốn của công ty và giảm chi phí phát hành để huy động vốn bên ngoài.

Các bước thiết lập

+ Lập dự toán vốn đầu tư.

+ Xác định cơ cấu vốn (tỷ lệ nợ-vốn) mục tiêu.

+ Tài trợ các dự án đầu tư bằng cách kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu
phù hợp với cơ cấu vốn mục tiêu.

+ Nếu có thu nhập dư ra thì chi trả phần còn dư dưới dạng cổ tức.

Vd: Lợi nhuận sau thuế của công ty là 6.000, tỷ lệ nợ - vốn chủ sở hữu là 2/3
(40% là nợ và 60% là vốn)

Th1: Chi đầu tư năm tới 10.000


Để duy trì cơ cấu 40% nợ và 60% vốn thì công ty sẽ cần thêm 4.000
nợ và 6.000 vốn => Công ty vay thêm 4.000, giữ lại toàn bộ lợi nhuận 6.000 và
không chia cổ tức.

Th2: Chi đầu tư năm tới 9.000

Tương tự, công ty cần thêm 3.600 nợ và 5.400 vốn => Công ty vay
thêm 3.600 và giữ lại 5.400 lợi nhuận, chia cổ tức: 6.000 – 5.400 = 600

5.2 Trả cổ tức ổn định:


Mức lợi tức cổ phần mà cổ đông được hưởng không thay đổi trong một
khoản thời gian.

Khi lợi nhuận sau thuế của công ty tăng, mức lợi tức cổ phần chưa tăng
ngay. Chỉ khi nào công ty tin tưởng rằng sự gia tăng ấy là bền vững, lúc đó lợi
tức cổ phần mới tăng và công ty phải cố gắng duy trì nó ở mức này.

Nếu lợi nhuận sau thuế giảm, lợi tức cổ phần vẫn được duy trì cho đến khi
công ty thấy rõ không thể hy vọng ngăn chặn được sự giảm sút lợi nhuận kéo
dài trong tương lai.

Đặc điểm của chính sách cổ tức ổn định:

- Công ty cố gắng duy trì sự ổn định của cổ tức, tránh sự điều chỉnh cổ
tức lên xuống thất thường.

- Việc nâng mức cổ tức trả cho các cổ đông phải dực trên sự tăng trưởng
ổn định của công ty.

- Việc giảm mức cổ tức phải đước thực hiện từng bước và lưu ý đến tác
động của hiệu ứng tín hiệu, tránh để cho nhà đầu tư hiểu lầm về tình trạng
hoạt động của công ty.

Ưu điểm của chính sách cổ tức ổn định:


- Đưa ra thông tin hay tín hiệu về sự ổn định trong kinh doanh

- Tạo tiền đề cho việc tăng giá cổ phiếu của công ty trên thị trường -
Tạo điều kiện thuận lợi cho cho việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh
của công ty

- Tạo điều kiện để chứng khoán của công ty được niêm yết, trao đổi trên
thị trường sở giao dịch

Nhược điểm của chính sách cổ tức ổn định:

- Bị động trong việc bố trí nguồn vốn bên trong công ty cho đầu tư

- Khi có nhu cầu vôn công ty phải huy động vốn bằng việc phát hành cổ
phiếu mới làm cho chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu tăng. Đồng thời các cổ
đông hiện hữu phải chia sẻ quyền kiểm soát công ty cho số cổ đông mới.

5.3 Trả cổ tức thặng dư:


Chính sách thặng dư cổ tức là chính sách mà theo đó cổ tức được chi trả là
phần còn lại sau khi đã dành lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư trong điều kiện
duy trì được cơ cấu nguồn vốn tối ưu của công ty.

Ưu điểm chính sách trả cổ tức thặng dư:

- Trường hợp công ty đang có nhiều cơ hội đầu tư tăng trưởng và đem lại
tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần cao hơn so với mức trung bình của thị trường,
khi đó cổ đông sẽ dễ dàng chấp thuận việc trả cổ tức thấp để dành lợi nhuận tái
đầu tư vào công ty.

- Công ty sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn.

- Giúp cổ đông có thể hoãn thuế thu nhập cá nhân.

- Tránh phải phân chia quyền kiểm soát, biểu quyết.


Nhược điểm chính sách trả cổ tức thặng dư:

- Việc công ty theo đuổi chính sách thặng dư cổ tức sẽ dẫn đến sự biến
thiên về cổ tức của các cổ đông. Điều này sẽ làm cho nhiều nhà đầu tư có mức
độ rủi ro cao, dẫn đến làm giảm giá cổ phiếu.

- Chính sách này sẽ làm cho cổ đông không có thu nhập để đảm bảo chi
tiêu thường xuyên, làm cho nhiều nhà đầu tư phải bán cổ phiếu để có thu nhập
đáp ứng nhu cầu chi tiêu khiến cho giá cổ phiếu bị giảm.

Ví dụ:

Lợi nhuận sau thuế (dự kiến) của công ty X = 500 triệu đồng

Cơ cấu vốn nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) tối ưu là 2/3

Nhu cầu vốn đầu tư (dự kiến) = 600 triệu đồng

Số lượng cổ phần thường đang lưu hành trên thị trường 100.000 cổ phần

Xác định cổ tức trên một cổ phần nếu công ty thực hiện theo chính sách
thặng dư cổ tức.

Lời giải

Nhu cầu vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu đầu tư dự kiến trong điều kiện
duy trì cơ cấu nguồn vốn tối ưu là: (Trong 600 triệu đồng, 2 phần là vốn nợ, 3
phần là vốn chủ sở hữu)

-> 240 triệu đồng vốn vay, 360 triệu đồng vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư = Nhu cầu vốn chủ sở hữu = 360 triệu đồng

Lợi nhuận dành trả cổ tức cho cổ đông: 500 - 360 = 140 (triệu đồng)
Vậy cổ tức trên một cổ phần là: 140.000.000/100.000 = 1.400 (đồng/cổ
phần)

5.4 Trả cổ tức thỏa hiệp:


Do chính sách nào cũng có mặt trái của nó nên nhà quản trị theo đuổi chính
sách cổ tức thỏa hiệp, tức là chính sách nhằm dung hòa nhiều mục tiêu khác
nhau.

Thường có 5 mục tiêu cần quan tâm là:

- Tránh cắt giảm đầu tư những dự án có NPV dương để tiền chi trả cổ tức

- Tránh cắt giảm cổ tức để dành tiền cho đầu tư

- Tránh bán cổ phiếu để huy động thêm vốn cổ phần

- Duy trì tỷ lệ nợ - vốn mục tiêu

- Duy trì tỷ lệ trả cổ tức mục tiêu

Chính sách hướng đến mục tiêu thực hiện các dự án có NPV dương và vẫn
không tạo ra các dấu hiệu tiêu cực trong chi trả cổ tức cũng như tránh việc phát
hành thêm cổ phiếu mới hoặc thay đổi cấu trúc vốn mục tiêu.

Chính sách cho phép sự thay đổi tỷ lệ chi trả cổ tức trong ngắn hạn để tránh
việc cắt giảm cổ tức hoặc phát hành cổ phiếu mới. Tuy nhiên, trong dài hạn
công ty luôn hướng đến tỷ lệ chi trả ổn định.

Cách thức thực hiện: Cổ tức thông thường và cổ tức thưởng.

VI. Chia tách và mua lại cổ phiếu

6.1. Chia tách cổ phiếu


Chia tách cổ phiếu (stock split) là quyết định của Hội đồng quản trị
nhằm tăng số cổ phiếu đang lưu hành bằng cách phát hành thêm cổ
phiếu cho cổ đông đồng thời làm giảm giá trị của mỗi cổ phần hiện tại
nhưng không ảnh hưởng đến khối lượng vốn của công ty.
Chẳng hạn công ty Y đã phát hàng 1.000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có
mệnh giá là 1 triệu đồng. Tổng số vốn mà cổ đông ghi trong bảng
tổng kết tài sản là 1 tỷ đồng. Nếu thị trường chứng khoán định giá
công ty được 10 tỷ đồng, thì như vậy mỗi mệnh giá cổ phiếu là 10
triệu đồng.
Tuy nhiên, công ty Y có thể thu hút nhiều cổ đông hơn bằng cách
giảm giá thị trường của mỗi cổ phiếu. Để đạt được mục đích đó, công
ty cần chia nhỏ cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 và cổ đông của công ty cũng sẽ
nhận được số lượng cổ phiếu gấp đôi.
Với cách chia tách cổ phiếu, công ty sẽ có 2 nghìn cổ phiếu. Mỗi cổ
phiếu có mệnh giá 500 nghìn đồng, nhưng khối lượng vốn của công ty
vẫn là 1 tỷ đồng như cũ. Tuy nhiên, giá thị trường của mỗi cổ phiếu
bây giờ chỉ còn là 5 triệu đồng. Công ty dự kiến với giá thấp hơn này
thì cổ phần của công ty sẽ dễ tiêu thụ hơn.
Mục đích và ý nghĩa:
- Tính thanh khoản của cổ phiếu đó tăng. ( khi chia tách CP làm giá
CP giảm, việc mua bán CP trên thị trường diễn ra thuận lợi hơn, thu
hút nhiều nhà đầu tư mới.)
Ưu điểm của việc chia tách cổ phiếu
 Thu hút các nhà đầu tư nhỏ lẻ
 Tính thanh khoản lớn hơn
 Định giá theo tâm lý
 Thúc đẩy giá đi lên
Nhược điểm
 Nhà đầu tư hiểu lầm một số vấn đề về chia tách cổ phiếu
 Doanh nghiệp có them nguồn vốn và phát triển kinh doanh
 Sở hữu nhiều CP hơn, tài sản và quyền cổ đông cũng nhiều
hơn
 Tỷ lệ sở hữu CP của NĐT tăng lên

6.2. Mua lại cổ phiếu


Mua lại cổ phiếu (buyback) là việc công ty mua lại cổ phiếu do chính
công ty đó đã phát hành trước đó. Cổ phiếu được mua lại gọi là cổ
phiếu quỹ (treasury shares). Việc mua lại cổ phiếu (quỹ) sẽ làm giảm
số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Các hình thức mua lại cổ phiếu
- Mua lại CP trên thị trường thứ cấp như mua qua sở giao dịch
chứng khoán
- Công ty đề đề nghị mua lại từ các cổ đông của công ty
- Mua lại theo mục tiêu
Kết luận: Lựa chọn hình thức nào còn tùy thuộc vào tình hình cụ thể
của DN
Mục đích và ý nghĩa
- Mua để bán lại (DN muốn hưởng lợi nhuận từ sự chênh lệch
giữa giá mua vào và bán ra)
- Tăng quyền kiểm soát công ty ( để tránh bị thâu tóm, cty sẽ tìm
cách mua lại CP của các cổ đông lớn mà công ty không mong
muốn, hạn chế một số cá nhân thao túng, trong trường hợp này,
công ty sẽ thương lượng truwch tiếp để mua lại CP nhóm cổ
đông này đang nắm giữ.)
- Đảm bảo lợi ích cho cổ đông
- Cải thiện các chỉ số tài chính
Ưu điểm mua lại cổ phiếu:
Được xem như tín hiệu khả quan cho nhà đầu tư. (việc mua lại xuất
phát từ việc BQT cho rằng cổ phiếu công ty đang bị định giá thấp, giá
thị trường đang thấp hơn giá trị thực của cổ phiếu. Do vậy tuyên bố
mua lại cổ phiếu được coi là tín hiệu khả quan để họ mua vào. Điều
này làm tác động tăng giá cổ phiếu.)
Cổ đông có lựa chọn là họ có thể bán hoặc không bán.
Mua lại để tạo ra thay đổi trong cơ cấu vốn. ( mua lại cổ phần là
phương pháp để cty thay đổi cơ cấu vốn theo hướng tăng tỷ trọng nợ.
khi công ty vay thêm tiền để mua lại cổ phiếu, tỷ trọng nợ của cty
tăng và tỷ trọng vốn cổ phần giảm. Như vậy, cơ cấu vốn sẽ thay đổi
theo hướng có lợi cho cty.)
Nhược điểm của mua lại cổ phiếu:
Thu nhập của cổ đông gồm cổ tức và lãi vốn (Khi thực hiện việc mua
lại cổ phiếu, cổ đông không nhận cổ tức mà nhận lãi vốn từ sự chênh
lệch giữa giá mua và giá bán. Nếu thu nhập từ lãi vốn cho thuế suất
cao hơn thu nhập từ cổ tức, cổ đông sẽ bị thiệt khi bán lại CP cho
cty.)
Thông tin bất cân xứng (cổ đông không có đầy đủ thông tin về hiện
tại và tương lai của cty như các nhà quản trị. Họ không hiểu động cơ
mua lại cổ phiếu của cty, vì vậy họ có thể bán lại CP với mức giá
thấp hơn)
Công ty có thể trả giá cao cho cổ phiếu mua lại (bất lợi cho cổ đông
còn lại)

VII. LIÊN HỆ THỰC TẾ

CÔNG TY FPT
7.1 Phân tích tác động của hình thức trả cổ tức tới giá cổ
phiếu:
Năm 2011:
Tạm ứng cổ tức 6 tháng đầu năm 2011:
- Ngày giao dịch không hưởng quyền: 27/09/2011
- Ngày đăng ký cuối cùng: 29/09/2011
- Thời gian thực hiện: 19/10/2011
- Tỷ lệ phân bổ quyền: 1:1
- Tỷ lệ thực hiện: 10% trên mệnh giá (tương ứng với 1.000 đồng trên 1 cổ
phiếu)

Ngày 27/09/2011: giá: 51.000đ


Ngày 29/09/2011: giá: 51.500đ
Ngày 19/10/2011: giá: 48.800đ
Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy, vào khoảng ngày 08/09/2011, giá cổ phiếu FPT
rất cao 56.000đ. Tuy nhiên sang các ngày giao dịch tiếp theo, giá cổ phiếu tụt nhanh
chóng. Lý giải cho việc này là do FPT phát hành thêm 2.771.610 cổ phiếu thưởng cho
cán bộ nhân viên có thành tích xuất sắc của công ty, thời gian đang ký mua là từ ngày
30/8/2011 đến 9/9/2011. Cầu không đổi trong khi đó cung cổ phiếu tăng, khiến cho
giá cổ phiếu sụt giảm mạnh.
Trước ngày giao dịch không hưởng quyền 27/09/2011, giá cổ phiếu sụt giảm
mạnh, từ 53.500đ ngày 22/09/2011 xuống còn 51.000đ 27/09/2011. Lý giải cho điều
này là việc FPT trả cổ tức thấp hơn kỳ vọng của nhà đầu tư, thêm vào đó, giá trị của
cổ phiếu FPT khá lớn ( >50.000đ/cp) do đó kéo theo chỉ số P/E cao, điều này khiến
các nhà đầu tư cân nhắc và tiến hành cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình bằng việc
bán đi cổ phiếu của FPT và đầu tư vào cổ phiếu có mức lợi tức cao hơn.
Trả cổ tức còn lại năm 2011:
- Ngày giao dịch không hưởng quyền: 15/05/2012
- Ngày đăng ký cuối cùng: 17/05/2012
- Trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ: 10%, ngày thực hiện: 01/06/2012
- Trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%, ngày thực hiện: 19/07/2012

Ngày 14/05/2012: giá 64.000đ


Ngày 15/05/2012: giá 49.500đ
Ngày 17/05/2012: giá: 49.800đ
Ngày 01/06/2012: giá 49.300đ
Ngày 19/07/2012: giá: 47.100đ
Nhìn vào đồ thị ta thấy, ngày 14/05/2012, một ngày trước ngày giao dịch
không hưởn quyền, giá cổ phiếu là 64.000đ. Đến phiên giao dịch hôm sau, ngày
15/05/2012, giá cổ phiếu tụt xuống chỉ còn 49.500đ. Điều này được lý giải là do việc
FPT tiến hành trả cổ tức đồng thời bằng tiền mặt và cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu mới
phát hành để trả cổ tức cho cổ đông đã pha loãng cổ phiếu FPT, do đó làm cổ phiếu
FPT giảm giá mạnh như vậy. Việc này đã xác lập một ngưỡng giá mới cho cổ phiếu
FPT. Bên cạnh đó nhìn vào số lượng giao dịch trước ngày giao dịch không hưởng
quyền tăng cao, tuy nhiên sau đó giá trị giao dịch của cổ phiếu FPT giảm hẳn xuống,
không còn sôi nổi như trước ngày chốt danh sách chia cổ tức.
Như vậy trong năm 2011, cổ đông của FPT được chia cổ tức 2 lần, tổng cộng
gồm tiền mặt và cổ phiếu. Tỷ lệ tiền mặt được chia là 20% và tỷ lệ cổ phiếu được chia
là 25%.

2.4 Tác động của hình thức chi trả cổ tức tới tình
hình tài chính của công ty cổ phân FPT:
Qua việc phân tích về chính sách chi trả cổ tức của FPT trên, ta có thể thấy
rằng FPT chỉ trả cổ tức qua 2 hình thức đó là chi trả bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu.

Việc trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm giảm lượng tiền mặt của công ty. Kéo theo
đó là việc giảm khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời, khả năng tự
cung ứng vốn của doanh nghiệp...v...v. Khả năng thanh toán của công ty giảm sẽ kéo
theo nhiều vấn đề phát sinh như thâm hụt nhu cầu vốn ngắn hạn và lợi nhuận giữ lại
của công ty giảm đi.

Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp vì:
Vốn điều lệ = Mệnh giá cổ phiếu x khối lượng cổ phiếu đang lưu hành. Tuy nhiên trên
thực tế công ty không thu được một đồng nào mà còn có nguy cơ bị pha loãng quyền
điều hành do tỷ lệ sỡ hữu thay đổi sau khi phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.

Năm 2011:

Chính sách cổ tức:

 Trả bằng tiền mặt: 20%


 Trả cổ tức bằng cổ phiếu: 25%

Lợi nhuận sau thuế của FPT năm 2011 đạt trên 2.088 tỷ đồng, tăng 23,46% so
với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt trên 1.681 tỷ đồng,
tăng 33,75% so với năm 2010 và đạt 96,6% kế hoạch mới đã điều chỉnh. Cũng trong
năm này, FPT thực hiện phương án tái cấu trúc 3 công ty thành viên, phát hành cổ
phiếu để hoán đổi cổ phiếu tại các đơn vị thành viên do cổ đông thiểu số nắm giữ. Sau
khi thực hiện việc hoán đổi, các Công ty con FPT Sofware, FPT IS, FPT Trading sẽ
chuyển thành công ty TNHH 01 thành viên do FPT sở hữu 100%.

Năm 2011, tỷ lệ trả cổ tức của FPT khá cao đạt 20%. Do đó tỷ lệ tiền mặt tại
FPT giảm. Thêm vào đó, trái phiếu phát hành năm 2009 tới hạn thanh toán cho nên nợ
ngắn hạn của FPT tăng đột biến hơn so với năm ngoái. Chính 2 điều trên đã khiến cho
chỉ số khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện hành của FPT giảm sút
so với năm 2010. Trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25% thể hiện rằng công ty muốn
giữ 1 phần lợi nhuận để tái đầu tư, nhằm cải thiện tỷ số tài chính cũng như tăng cường
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

You might also like