You are on page 1of 18

Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần

BÀI 3: CỔ TỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Nội dung

 Cổ tức và hình thức, trình tự trả cố tức.


 Chính sách trả cố tức của công ty.
 Cổ tức bằng cổ phiếu.
 Mua lại cổ phiếu.

Mục tiêu Hướng dẫn học

 Giúp học viên hiểu được khái quát về cổ  Cần nắm khái quát những vấn đề về
tức của công ty cổ phần. công ty cổ phần.
 Nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến việc  Nghiên cứu lý thuyết về cổ tức đồng
kinh doanh chính sách cổ tức của công ty. thời liên hệ với tình hình thực tế của
 Hiểu được nội dung các chính sách cổ tức công ty cổ phần niêm yết ở các Sở
của công ty. giao dịch chứng khoán Việt Nam.
 Hiểu được việc mua lại cổ phiếu của  Tìm hiểu các văn bản pháp quy liên
công ty. quan đến việc trả cổ tức.
 Đọc thêm tài liệu tham khảo như:
o Chương 7, Giáo trình tài chính
doanh nghiệp – Học viện tài chính,
Chủ biên PGS-TS Nguyễn Đình
Khiêm và TS. Bạch Đức Hiển,
Thời lượng học NXB Tài chính, 2008.
o Chương 13, Tài chính doanh nghiệp
 5 tiết hiện đại – chủ biên TS. Trần Ngọc
Thơ – NXB Thống Kê, 2007.

FIN102_Bai3_v2.0013107202 45
Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Một số thông tin chính sách cổ tức nổi bật của công ty cổ phần

Bạn đã có lần nào tham dự Đại hội cổ đông của một công ty cổ
phần và tham gia biểu quyết thông qua nghị quyết về cổ tức
của công ty chưa? Và đã lần nào đi lĩnh tiền cổ tức chưa? Cảm
giác của bạn như thế nào khi thực hiện những công việc đó.
Nếu chưa bạn hãy thử xem sao? Còn biết bao điều thú vị và bí
ẩn xung quanh vấn đề cổ tức. Bạn hãy đọc những dòng tin sau:
 Chỉ tính riêng năm 1995, Tổng số tiền các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán New York trả cổ tức cho cổ đông là trên 130 tỷ USD. Tuy
nhiên, trong năm đó cũng có đến 25% số công ty niêm yết không trả một xu cổ tức nào.
 Công ty Mirosoft từ năm 1986 đến năm 2003 không hề trả cổ tức. Tuy nhiên, công ty đã
tích lũy được lượng tiền mặt khổng lồ (43 tỷ USD trong 17 năm) nhờ đó tạo nên một đế chế
Microsoft hùng mạnh như ngày nay.
 Ngày 7/4/2008 Đại hội cổ đông của công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức (TDH), Hội
đồng quản trị đưa ra phương án chia cổ tức vừa bằng tiền mặt 10%, vừa bằng cổ phiếu 10%.
Tuy nhiên, nhiều cổ đông đã phản đối và đề nghị nên trả bằng một phương án duy nhất là
tiền mặt.
 Từ đầu tháng 11 năm 2008, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế khá ảm đạm, thị trường
chứng khoán trượt dốc nhưng không ít doanh nghiệp đã thông báo trả cổ tức với tỷ lệ trả cổ
tức gây sốc, như công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hà Nội quyết định trả cổ tức năm
2008 đến 550%; Công ty cổ phần Gạch ngói Nhị Hiệp (NHC) là 30%; Công ty cổ phần May
Phú Thịnh (NPS) 40%; Công ty cổ phần Cửu Long An Giang (ACL) 36%. Bên cạnh đó, có
không ít công ty công bố cổ tức khá thấp, thậm chí hoãn trả do lợi nhuận thấp, chẳng hạn
cũng trong thời gian này, công ty cổ phần nhiệt điện Phả lại (PPC) thông báo hoãn chia cổ
tức đợt 1/2008 do lợi nhuận trong năm không đủ để tạm ứng cổ tức 3%; Cổ đông của công
ty Bông Bạch Tuyết (BBT) cũng không cón hy vọng chia cổ tức vì khoản lỗ và nợ của công
ty lên đến hàng chục tỷ đồng…

Câu hỏi
Xem những dòng thông tin trên bạn có những suy nghĩ gì? Nghiên cứu nội dung của bài này có
thể giúp bạn tự giải đáp được những vấn đề mà bạn vướng mắc về cổ tức của công ty cổ phần.

46 FIN102_Bai3_v2.0013107202
Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần

3.1. Cổ tức và hình thức, trình tự trả cổ tức

3.1.1. Khái niệm về cổ tức


 Đối với công ty cổ phần, số lợi nhuận sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho
Nhà nước, về cơ bản sẽ được chia thành hai phần:
o Phần lợi nhuận dành để trả cho các cổ đông hiện hành của công ty được gọi là
lợi tức cổ phần hay cổ tức.
o Phần lợi nhuận lưu giữ lại không chia gọi là lợi nhuận giữ lại.
Như vậy, cổ tức là khoản lợi nhuận sau thuế của công ty dành trả cho các cổ đông
hiện hữu. Việc trả cổ tức hay không trả, tỷ lệ và hình thức chi trả cổ tức cho cổ
đông như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh, chính
sách cổ tức của công ty và do Đại hội đồng cổ đông của công ty quyết định. Nếu
công ty giữ lại nhiều lợi nhuận để tái đầu tư, thì phần để trả cổ tức sẽ ít và ngược
lại. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế của công ty được phân bổ cho mục đích giữ lại và chia
cổ tức như thế nào là tuỳ thuộc vào chiến lược của từng công ty. Những công ty
lớn, nhiều uy tín trong kinh doanh có thể dành một tỷ lệ cao lợi nhuận sau thuế để
trả cổ tức. Một số công ty đang tăng trưởng rất nhanh có thể dành phần lớn hoặc
thậm chí là toàn bộ lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng
của công ty. Mặc dù về mặt pháp lý không có quy định nào bắt buộc các công ty
phải trả cổ tức cho các cổ đông; tuy nhiên, hầu hết các công ty làm ăn có lợi nhuận
đều thực hiện chi trả cổ tức cho các cổ đông.
 Để đánh giá tình hình cổ tức của một công ty cổ phần, người ta thường sử dụng
các chỉ tiêu sau:
o Cổ tức một cổ phần: chỉ tiêu này phản ánh mức trả cổ tức tính trên một cổ phần
phổ thông (hay còn gọi là cổ phần thường) mà cổ đông nhận được trong năm.

Cổ tức 1cổ Lợi nhuận sau thuế dành trả cổ tức cho cổ đông
=
phần (DIV) Số cổ phần đang lưu hành

o Hệ số trả cổ tức hay Tỷ lệ chi trả cổ tức: phản ánh mối quan hệ giữa mức cổ
tức cổ đông thường nhận được so với thu nhập của một cổ phần thường. Chỉ
tiêu này cho biết công ty đã dành bao nhiêu phần trăm (%) thu nhập của một
cổ phần để trả cổ tức cho cổ đông.

Cổ tức 1 cổ phần
Hệ số trả cổ tức =
Thu nhập 1 cổ phần

Trong đó, thu nhập một cổ phần hay còn được gọi là lãi cơ bản 1 cổ phần được
xác định:

Phần dành trả cổ tức cho cổ


Lợi nhuận sau thuế –
Thu nhập 1 đông ưu đãi (nếu có)
=
cổ phần (EPS) Số cổ phần đang lưu hành

FIN102_Bai3_v2.0013107202 47
Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần

Hệ số trả cổ tức càng cao chứng tỏ công ty đã sử dụng đại bộ phận lợi nhuận sau
thuế để chi trả cổ tức cho các cổ đông, đồng thời chỉ có một phần nhỏ lợi nhuận
được sử dụng để tái đầu tư và ngược lại. Những nhà đầu tư muốn tìm kiếm thu
nhập cho tiêu dùng cá nhân từ cổ tức và không muốn thử vận may của quá trình
tái đầu tư thường thích hệ số trả cổ tức cao. Ngược lại, những nhà đầu tư muốn
công ty giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư nhằm tăng giá trị thị trường của cổ phần
lại thích hệ số chi trả cổ tức thấp.

3.1.2. Hình thức và trình tự trả cổ tức

3.1.2.1. Hình thức trả cổ tức


Các công ty cổ phần thường trả cổ tức theo các kỳ hạn ấn định trước: có thể trả theo
tháng, quý, nửa năm hoặc một năm tuỳ thuộc vào quyết định của từng công ty. Cổ tức
có thể được trả dưới hình thức: Bằng tiền, bằng cổ phiếu hoặc bằng tài sản khác quy
định tại Điều lệ công ty. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp ở Việt Nam cũng cho phép
công ty cổ phần trả cổ tức bằng các hình thức nêu trên.
 Cổ tức bằng tiền
o Là khoản lợi nhuận sau thuế được thể hiện dưới dạng tiền mặt mà công ty trả
cho cổ đông theo số cổ phần họ đang sở hữu.
o Hầu hết các công ty trả cổ tức bằng tiền mặt, bởi điều này trực tiếp làm tăng tài
sản thực của cổ đông và tạo thuận lợi cho cổ đông trong việc sử dụng tiền đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
 Cổ tức bằng cổ phiếu
o Là khoản lợi nhuận sau thuế được thể hiện dưới dạng cổ phiếu mà công ty chia
cho các cổ đông theo số cổ phần hiện họ đang sở hữu.
o Việc trả cổ tức bằng tiền mặt có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán
và vốn bằng tiền cho đầu tư của công ty. Vì vậy, nhiều công ty đang tăng trưởng
nhanh, thay vì trả cổ tức bằng tiền có thể thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu.
 Trả cổ tức bằng tài sản khác
Mặc dù không có tính chất phổ biến, song các công ty cổ phần cũng có thể trả cổ
tức bằng các tài sản khác. Chẳng hạn cổ đông có thể nhận cổ tức bằng các tài sản
khác của công ty như: các sản phẩm của công ty, các chứng khoán của một công ty
khác mà công ty sở hữu...

3.1.2.2. Trình tự trả cổ tức của công ty cổ phần


Trong công ty cổ phần, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc kiến nghị phương án trả cổ tức, Hội đồng quản
trị kiến nghị mức cổ tức được trả và cuối cùng Đại
hội đồng cổ đông quyết định mức cổ tức và thông
qua phương án cổ tức. Việc thực hiện trả cổ tức
được thực hiện theo trình tự thời gian sau đây:

48 FIN102_Bai3_v2.0013107202
Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần

 Ngày công bố trả cổ tức: là ngày HĐQT công ty công bố trên phương tiện thông tin
đại chúng về quyết định trả cổ tức của công ty. Nội dung công bố gồm: Số cổ tức trả
cho mỗi cổ phần, ngày đăng ký cuối cùng (ngày khoá sổ), ngày trả cổ tức và phương
thức thanh toán.
 Ngày đăng ký cuối cùng (Ngày khoá sổ): Là ngày chốt danh sách các cổ đông hiện
hữu có quyền nhận cổ tức của công ty. Công ty sẽ lập danh sách người sở hữu cổ
phiếu của công ty với mục đích để thực hiện quyền được nhận cổ tức cho cổ đông.
Tại ngày chốt danh sách nếu nhà đầu tư có tên trong danh sách cổ đông của công
ty sẽ được quyền nhận cổ tức.
 Ngày không hưởng cổ tức (Ngày giao dịch không có cổ tức): Là ngày mà nhà đầu
tư mua cổ phiếu không được hưởng quyền nhận cổ tức của đợt chi trả đã công bố.
Ngày này thường được ấn định tùy thuộc vào thời hạn thanh toán trong giao dịch
chứng khoán do Sở giao dịch hay Trung tâm giao dịch chứng khoán quy định .
Ví dụ: nếu thời hạn thanh toán giao dịch chứng khoán quy định là T+3, thì ngày
giao dịch không có cổ tức trước ngày đăng ký cuối cùng 2 ngày làm việc (tức
không kể ngày nghỉ theo quy định). Như vậy, nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu vào
trước ngày giao dịch không có cổ tức thì sẽ có tên trong danh sách cổ đông được
quyền hưởng cổ tức. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu vào ngày giao dịch không có cổ
tức hoặc sau ngày giao dịch không có cổ tức sẽ không có tên trong danh sách cổ
đông được quyền hưởng cổ tức. Vào ngày không hưởng cổ tức, giá cổ phiếu
thường sẽ được điều chỉnh giảm đi một lượng tương ứng với cổ tức của 1 cổ phần.
 Ngày chi trả (Ngày thanh toán): Là ngày công ty thực hiện thanh toán cổ tức cho các
cổ đông, ngày này được ấn định sau ngày khoá sổ một khoảng thời gian nào đó.
Ví dụ: Ngày 2 tháng 4 năm 2008, HĐQT công ty cổ phần Nam Việt công bố trên
các phương tiện thông tin đại chúng: Vào ngày 26 tháng 4 công ty sẽ trả cổ tức
năm 2007 với tỷ lệ 15%/mệnh giá cổ phiếu cho các cổ đông có tên trong danh sách
cổ đông của công ty tính đến ngày 17 tháng 4. Thời gian hoàn tất thanh toán giao
dịch chứng khoán hiện được quy định là 3 ngày, như vậy:
o Ngày công bố cổ tức là ngày 2 tháng 4.
o Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 17 tháng 4.
o Ngày giao dịch không có cổ tức là ngày 15 tháng 4.
o Ngày chi trả là ngày 26 tháng 4.
Do đó, nếu nhà đầu tư nào mua cổ phiếu Nam Việt vào ngày 15/4/2007 thì sẽ
không được hưởng cổ tức.

3.2. Chính sách cổ tức của công ty

3.2.1. Tầm quan trọng của chính sách cổ tức


Đối với công ty cổ phần, lợi nhuận sau thuế là thuộc
quyền sở hữu của cổ đông. Tuy nhiên việc phân
chia số lợi nhuận đó thành phần trả cổ tức và phần
để lại tái đầu tư là vấn đề không đơn giản, bởi lẽ nó

FIN102_Bai3_v2.0013107202 49
Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần

liên quan tới việc giải quyết mối quan hệ lợi ích trước mắt và lợi ích dài hạn của cổ
đông, đến sự tăng trưởng của công ty. Điều đó đòi hỏi các nhà quản trị công ty phải
hoạch định chính sách cổ tức của công ty.
Chính sách cổ tức thể hiện chiến lược trả cổ tức của công ty, giải quyết mối quan hệ
giữa việc trả cổ tức và việc tái đầu tư lợi nhuận trong phân chia lợi nhuận sau thuế của
công ty cổ phần. Chính sách cổ tức là một trong ba chính sách tài chính hàng đầu của
công ty: Chính sách đầu tư, chính sách tài trợ và chính sách cổ tức.
Tầm quan trọng của chính sách cổ tức thể hiện ở chỗ:
 Chính sách cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ đông.
 Cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập hiện tại của cổ đông, mặt khác việc trả cổ
tức cũng phát ra tín hiệu triển vọng của công ty. Do vậy, nó thu hút sự quan tâm
của các cổ đông.
 Chính sách cổ tức ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của công ty trong tương lai.
 Chính sách cổ tức liên quan tới việc sử dụng nguồn tiền mặt của công ty. Vì vậy,
nó có mối liên hệ chặt chẽ với chính sách đầu tư và chính sách tài trợ, từ đó ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng của công ty. Việc trả cổ tức cổ phần ảnh hưởng quyết
định số lợi nhuận để lại tái đầu tư nhiều hay ít, điều này ảnh hưởng tới nguồn vốn
bên trong và nhu cầu huy động vốn từ bên ngoài tài trợ cho nhu cầu đầu tư của
công ty trong tương lai.
 Chính sách cổ tức ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty.
 Chính sách cổ tức liên quan đến nhiều yếu tố có tác động không nhỏ đến giá cổ
phiếu của công ty, nó có thể làm cho giá cổ phiếu tăng lên hoặc giảm xuống.
Chính sách cổ tức có ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của cổ đông và sự phát triển của
công ty; vì vậy, ban lãnh đạo công ty cần phải căn cứ vào tình hình kinh doanh, tình
hình tài chính và xu thế phát triển của công ty để cân nhắc, lựa chọn một chính sách
cổ tức phù hợp.

3.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của công ty cổ phần
Mỗi công ty cần có định hướng chiến lược trả cổ tức và được thể hiện ở chính sách cổ
tức. Đây là một chính sách tài chính rất quạn trọng liên quan đến chính sách đầu tư và
chính sách tài trợ của công ty. Để đi đến việc xác định một chính sách cổ tức phù hợp
đòi hỏi các nhà quản lý của công ty phải xem xét nhiếu yếu tố, trong đó cần chú ý đến
một số yếu tố chủ yếu sau:
 Những ràng buộc của pháp lý
Hầu hết ở các nước đều có những quy định pháp lý liên quan đến việc trả cổ tức mà
các công ty cổ phần phải tuân thủ. Những ràng buộc của pháp lý có tính chất thông
lệ đối với chính sách cổ tức của công ty cổ phần ở nhiều nước trên thế giới là:
o Ràng buộc về “lợi nhuận ròng”: Theo sự ràng buộc này, cổ tức trả cho cổ đông
phải lấy từ lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng) của công ty bao hàm lợi nhuân
sau thuế được tạo ra trong năm và cả lợi nhuận sau thuế năm trước còn lại
chuyển sang nếu có.

50 FIN102_Bai3_v2.0013107202
Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần

o Ràng buộc về “bảo toàn vốn”: Sự ràng buộc này nghiêm cấm công ty không
được lấy vốn có tính chất pháp định để trả cổ tức. Tùy theo pháp luật ở mỗi
nước, việc xác định vốn có tính pháp định được cụ thể hóa, có thể là vốn điều
lệ tính theo mệnh giá của số cổ phần đã phát hành hay số vốn góp bao hàm cả
vốn thặng dư cổ phần.
o Ràng buộc về “đảm bảo tài chính lành mạnh”: Theo sự ràng buộc này, công ty
đang gặp khó khăn về mặt tài chính, trong tình trạng không đảm bảo khả năng
thanh toán các khoản nợ đến hạn thì không được chi trả cổ tức. Mặt khác, công
ty không được trả cổ tức nếu như việc trả cổ tức làm cho công ty rơi vào tình
trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Sự ràng buộc này là
nhằm bảo vệ lợi ích của những người cho công ty vay vốn.
 Cơ hội đầu tư
Nếu công ty có những cơ hội đầu tư hứa hẹn khả năng tăng trưởng cao thường có
nhu cầu vốn lớn để tài trợ cho đầu tư, vì thế có xu hướng giữ lại phần lớn lợi
nhuận sau thuế để tái đầu tư, giảm bớt hay tránh phải phát hành cổ phần mới ra
công chúng vừa tốn kém vừa bất tiện. Do vậy, chỉ dành phần nhỏ lợi nhuận sau
thuế để trả cổ tức.
 Chi phí phát hành chứng khoán
Việc huy động vốn của các công ty trên thị trường thông qua phát hành chứng
khoán (cổ phiếu, trái phiếu) thường được thực hiện trên cơ sở thông qua một tổ
chức chuyên nghiệp thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Tổ chức này sẽ thực
hiện các công việc cần thiết như làm các thủ tục xin phép phát hành, lập bản cáo
bạch, điều tra khách hàng tiềm năng, hoặc bảo lãnh phát hành (bao thầu phát hành)
chứng khoán. Điều này sẽ làm nảy sinh khoản chi phí phát hành chứng khoán tuỳ
theo mức độ và nội dung công việc do tổ chức này đảm nhiệm. Chi phí phát hành
chứng khoán cao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sử dụng vốn của công
ty. Vì vậy, đây là vấn đề mà ban lãnh đạo công ty phải cân nhắc khi quyết định giữ
lại lợi nhuận sau thuế nhiều hay ít để tái đầu tư, hay phát hành chứng khoán để huy
động tăng vốn đầu tư trên thị trường.
 Tâm lý của người đầu tư
Tâm lý của người đầu tư chịu ảnh hưởng của các yếu tố mang tính chất cá nhân
như ngân sách chi tiêu gia đình, mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư. Với
những người về hưu (hoặc sắp nghỉ hưu) có xu hướng chấp nhận rủi ro ở mức
thấp, muốn nhận thu nhập đều đặn, ổn định để đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày;
do vậy, họ mong muốn công ty trả cổ tức cao và đều đặn. Ngược lại, những nhà
đầu tư trẻ tuổi thường sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở mức cao, có thể hy sinh những
khoản thu nhập hiện tại từ cổ tức, đặt niềm tin vào các khoản thu nhập trong tương
lai khi giá cổ phiếu mà họ nắm giữ tăng lên do sự thành công của hoạt động tái đầu
tư của công ty mà họ có phần sở hữu. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới quyết
định của Ban lãnh đạo công ty về tỷ lệ phần lợi nhuận sau thuế dùng trả cổ tức là
cao hay thấp.
 Vị trí của các cổ đông trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân

FIN102_Bai3_v2.0013107202 51
Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần

Nếu công ty cổ phần do một số đại cổ đông nắm giữ, thông thường họ có khuynh
hướng muốn chia lợi tức cổ phần với tỷ lệ thấp để tránh phải nộp thuế thu nhập cá
nhân ở mức cao. Ngược lại, nếu công ty cổ phần do số đông các cổ đông nắm giữ
lại có khuynh hướng muốn dành phần lớn lợi nhuận sau thuế để chia lợi tức cổ
phần, nhằm tăng thu nhập cho việc tiêu dùng của cổ đông.
 Sự ổn định về lợi nhuận của công ty
Một công ty có mức lợi nhuận tương đối ổn định thì công ty có thể dành phần
nhiều hơn từ lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức. Ngược lại, những công ty có mức lợi
nhuận dao động lớn qua các năm (khó dự đoán) thường có xu hướng giữ lại tỷ lệ
cao lợi nhuận sau thuế để đảm bảo duy trì khả năng trả cổ tức bình thường vào
những năm mà lợi nhuận bị giảm sút.
 Khả năng thâm nhập vào thị trường vốn
Mỗi công ty tuỳ thuộc vào quy mô, thời gian hoạt động, uy tín trong kinh doanh,
giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của sản phẩm và doanh nghiệp mà có khả
năng thâm nhập vào thị trường vốn (hay khả năng huy động vốn của các công ty
trên thị trường) là không giống nhau. Những công ty lớn, có thời gian hoạt động
lâu, có sự ổn định về lợi nhuận, có uy tín cao trong kinh doanh, mức độ rủi ro thấp
thường có khả năng dễ dàng huy động vốn trên thị trường. Vì vậy, các công ty này
có thể dành tỷ lệ cao hơn lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức. Ngược lại, những công
ty nhỏ, mới thành lập, mức độ rủi ro trong kinh doanh là cao, khó có thể huy động
vốn trên thị trường mặc dù có nhu cầu rất lớn về vốn kinh doanh. Những công ty
này thường có xu hướng dành lợi nhuận để lại tái đầu tư nhiều hơn.
 Quyền kiểm soát công ty
Khi phát sinh nhu cầu về vốn, công ty có thể phải huy động vốn từ những nguồn
bên ngoài bằng nhiều cách, trong đó có thể phát hành thêm cổ phiếu mới. Phương
thức này tuy làm tăng vốn chủ sở hữu, nhưng sẽ làm tăng số cổ đông của công ty,
điều này đồng nghĩa với việc làm “loãng quyền” của các cổ đông hiện hữu. Do
vậy, nếu như các cổ đông hiện hữu của công ty muốn duy trì quyền quản lý và
kiểm soát công ty, tức là cổ đông không chấp nhận chia sẻ quyền quản lý và kiểm
soát công ty, thì công ty thường giữ lại phần nhiều lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư.
 Tình hình dòng tiền của công ty
Về lý thuyết, khi hoạt động kinh doanh có lãi, sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ
cần thiết với các chủ thể kinh tế – xã hội khác, các công ty cổ phần đều có thể sử
dụng lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức, hoặc giữ lại để tái đầu tư. Tuy nhiên trên
thực tế, việc công ty kinh doanh có lãi lại không đồng nhất với việc công ty có đủ
nguồn tiền để trả cổ tức cho các cổ đông. Do vậy, một yếu tố cần được xem xét khi
quyết định trả cổ tức bằng tiền cho các cổ đông là phải xem xét khả năng cân đối
về luồng tiền của công ty.
 Chu kỳ sống của doanh nghiệp
Nhìn nhận một cách tổng quát và lâu dài trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh
tranh thì mỗi doanh nghiệp, cũng như công ty đều có chu kỳ sống của nó. Chu kỳ

52 FIN102_Bai3_v2.0013107202
Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần

sống của các doanh nghiệp nói chung trải qua 4 giai đoạn: Khởi đầu, tăng trưởng,
hoàn thiện và suy thoái. Thích ứng với mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống, ban lãnh
đạo doanh nghiệp cần xây dựng chính sách tài chính (trong đó có chính sách lợi
tức cổ phần) cho phù hợp.
Ví dụ: Trong giai đoạn khởi đầu sản phẩm của công ty chưa chiếm lĩnh được thị
trường, uy tín của công ty chưa cao, khả năng huy động vốn của công ty trên thị
trường là khó khăn; vì vậy, công ty cần giữ lại phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái
đầu tư thậm chí có thể thực hiện chính sách cổ tức bằng không.
Trên đây là các yếu tố chủ yếu cấn cân nhắc khi hoạch định, lựa chọn chính sách cổ
tức của công ty cổ phần.

3.2.3. Chính sách cổ tức trong thực tiễn


Cổ tức của công ty cổ phần là vấn đề tài chính rất quan trọng và cũng rất phức tạp, nó
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế trên thế giới và đã hình thành các trường phái
lý thuyết về chính sách cổ tức. Các trường phái này có những ý kiến rất trái ngược nhau
và vẫn tiếp tục những cuộc tranh luận. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy, các công ty cổ
phần ở các nước thường sử dụng các chính sách cổ tức chủ yếu sau đây:

3.2.3.1. Chính sách cổ tức ổn định


Nội dung chủ yếu của chính sách này là: công ty xác
định một mức cổ tức nhất định, duy trì trả cổ tức liên
tục hàng năm và chỉ tăng cổ tức lên mức cao hơn khi
công ty có thể đạt được sự gia tăng lợi nhuận một cách
vững chắc đủ khả năng cho phép tăng được cổ tức. Nếu
lợi nhuận giảm sút, mức cổ tức vẫn được duy trì cho
đến khi công ty thấy rõ không thể hy vọng ngăn chặn
được sự giảm sút lợi nhuận kéo dài trong tương lai.
Trong những năm gần đây, nhiều công ty cổ phần ở
các nước đạt được sự tăng trưởng lợi nhuận khá ổn
định đã thực hiện theo đuổi chính sách ổn định cổ tức theo hướng duy trì tỷ lệ tăng
trưởng cổ tức ổn định.
Hiện nay, phần lớn công ty cổ phần ở nhiều nước thực hiện chính sách ổn định cổ tức,
bởi lẽ chính sách này đem lại các lợi ích chủ yếu:
 Thứ nhất: Thực hiện chính sách ổn định cổ tức có khuynh hướng góp phần làm
tăng giá cổ phiếu của công ty trên thị trường. Chính sách ổn định cổ tức đưa ra
thông tin hay tín hiệu cho các nhà đầu tư về triển vọng tốt trong kinh doanh của
công ty. Mặt khác, những công ty thực hiện chính sách ổn định cổ tức được nhiều
nhà đầu tư đánh giá là làm giảm thiểu rủi ro cho cổ đông nhiều hơn những công ty
trả cổ tức tăng, giảm thất thường.
 Thứ hai: Chính sách ổn định cổ tức thu hút sự quan tâm nhiều hơn của các nhà đầu
tư, từ đó làm tăng uy tín của các công ty thực hiện chính sách này. Bởi vì, phần lớn
cổ đông của nhiều công ty cổ phần ở các nước coi cổ tức là một trong những

FIN102_Bai3_v2.0013107202 53
Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần

nguồn thu nhập để trang trải các khoản tiêu dùng thường xuyên, các cổ đông này
ưa thích chính sách ổn định cố định. Thêm vào đó, các tổ chức tài chính trung gian
như công ty bảo hiểm, công ty tài chính… cũng ưa thích đầu tư vào cổ phiếu của
các công ty trả cổ tức đều đặn, thường xuyên.
 Thứ ba: Cổ tức ổn định còn là một yếu tố giúp cho công ty có thể dễ được niêm
yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán hơn. Ở nhiều nước, cổ phiếu muốn
được niêm yết thì một vấn đề thường cũng được xem xét là công ty phải trả cổ tức
thường xuyên và ổn định.
Tuy vậy, việc trả cổ tức ổn định có thể làm cho công ty bị động trong việc bố trí
nguồn vốn bên trong của công ty cho đầu tư. Mặt khác, do phải duy trì mức trả cổ tức
ổn định, cho nên nếu như công ty có nhu cầu vốn đầu tư sẽ phải huy động vốn từ bên
ngoài bằng việc phát hành cổ phiếu mới. Khi đó công ty phải bỏ ra các khoản chi phí
phát hành, dẫn đến làm cho chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu tăng lên, đồng thời các cổ
đông hiện hữu phải chia sẻ quyền kiểm soát công ty cho số cổ đông mới.

3.2.3.2. Chính sách thặng dư cổ tức


Chính sách thặng dư cổ tức chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các cơ hội đầu tư và nguồn vốn
tài trợ cho việc thực hiện các đầu tư mới của công ty.
Nội dung chủ yếu của chính sách này là: Công ty chỉ trả cổ tức từ phần lợi nhuận sau
thuế còn lại sau khi đã ưu tiên dành số lợi nhuận sau thuế để tài trợ cho đầu tư trong
mối quan hệ đảm bảo huy động theo cơ cấu nguồn vốn tối ưu của công ty.
Chính sách thặng dư cổ phần dựa trên cơ sở là các nhà đầu tư ưa thích công ty giữ lại
lợi nhuận để tái đầu tư hơn là trả cổ tức, nếu như tỷ suất sinh lời mà công ty có thể đạt
được từ việc tái đầu tư lợi nhuận cao hơn tỷ suất sinh lời trung bình mà các nhà đầu tư
có thể đạt được do tự họ đầu tư vào các cơ hội khác có mức độ rủi ro tương đương.
Việc thực hiện chính sách thặng dư cổ tức có thể đưa lại những lợi ích chủ yếu sau:
 Một là: Giúp cho công ty chủ động sử dụng lợi nhuận sau thuế đáp ứng nhu cầu vốn
cho thực hiện các cơ hội đầu tư tăng trưởng, từ đó tạo ra thế mạnh trong cạnh tranh
và có khả năng đưa lại triển vọng kinh doanh tốt đẹp cho công ty trong tương lai.
 Hai là: Công ty sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn, bởi vì với việc sử dụng nhiều
hơn lợi nhuận sau thuế để tài trợ cho đầu tư, công ty sẽ tránh được hoặc giảm bớt
được việc phát hành thêm cổ phiếu thường mới để huy động vốn khiến cho công ty
không phải mất hay giảm bớt được chi phi phát hành cổ phiếu.
 Ba là: Giúp cổ đông hiện hữu có thể giảm hoặc hoãn nộp một phần thuế thu nhập
cá nhân. Việc giữ lại phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, sẽ làm giảm thu
nhập hiện tại từ cổ tức của các cổ đông, điều này vừa giúp cổ đông có thể giảm
được phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở mức cao, hoặc hoãn nộp một phần thuế thu
nhập cá nhân sang các kỳ sau.
 Bốn là: Giúp cổ đông hiện hữu tránh phải phân chia quyền kiểm soát, biểu quyết
và phân chia thu nhập cho cổ đông mới, vì công ty không phải phát hành cổ phần
mới hoặc hạn chế phải phát hành với quy mô lớn.

54 FIN102_Bai3_v2.0013107202
Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần

Tuy nhiên, việc công ty theo đuổi thực hiên chính sách thặng dư cổ tức có thể sẽ dẫn
đến sự dao động về cổ tức tương đối lớn. Như vậy, có thể thấy rằng chính sách thặng
dư cổ tức phù hợp hơn với những công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng, có nhiều
cơ hội đầu tư đưa lại hiệu quả và các cổ đông không phải quá lo lắng đến sự dao động
của cổ tức.

3.2.3.3. Các chính sách cổ tức khác


 Chính sách trả cổ tức theo tỷ lệ chi trả cố định
Công ty cổ phần cũng có thể thực hiện việc trả cổ tức theo một tỷ lệ chi trả cố định tính
trên lợi nhuận sau thuế của công ty. Như vậy, nếu lợi nhuận sau thuế hàng năm của
công ty thay đổi thì sẽ làm cho cổ tức của 1cổ phần biến động. Theo cách trả cổ tức này,
tỷ lệ trả cổ tức cố định được công ty duy trì qua các năm cho đến khi điều kiện kinh
doanh của công ty có sự thay đổi căn bản thì công ty mới điều chỉnh tỷ lệ trả cổ tức.
Chính sách cổ tức này chỉ có một số ít công ty áp dụng do cổ tức 1 cổ phần có sự
dao động khá lớn qua các năm.
 Chính sách trả cổ tức định kỳ trong năm ở mức thấp và chia thêm cổ tức vào
cuối năm.
Một số công ty thực hiện chính sách trả cổ tức định kỳ trong năm ở mức thấp và
chia thêm cổ tức vào cuối năm trong những năm công ty hoạt động kinh doanh có
hiệu quả cao và có tiền mặt dồi dào. Chính sách này là sự kết hợp chính sách cổ
tức ổn định và chính sách tỷ lệ chi trả cố định.
Với chính sách này, công ty sẽ căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, kế hoạch lợi nhuận
của công ty để xác định một mức cổ tức tối thiểu nhất định và theo kỳ hạn trong năm
sẽ trả cho cổ đông. Sau đó, đến cuối năm tài chính, công ty quyết toán và xác định
số lợi nhuận sau thuế thực tế đạt được và số lợi nhuận chưa phân phối lũy kế từ các
năm trước để quyết định có chia thêm cổ tức vào cuối năm hay không.
Việc lựa chọn chính sách cổ tức này tạo ra sự linh hoạt cho công ty trong việc trả
cổ tức. Công ty luôn đảm bảo được việc trả cổ tức và chủ động hơn trong sắp xếp
sử dụng nguồn tiền mặt. Thực hiện chính sách này cũng đảm bảo cho các nhà đầu
tư nhận được khoản cổ tức ở mức tối thiểu nhất định. Vì thế, chính sách này được
coi là sự lựa chọn tốt nhất cho những công ty thường có sự dao động lớn về lợi
nhuận sau thuế và dòng tiền mặt.

3.3. Trả cổ tức bằng cổ phiếu


 Công ty cổ phần còn có thể trả cổ tức cho cổ
đông bằng cổ phiếu thay vì trả cổ tức bằng tiền.
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là cách công ty phát
hành thêm cổ phiếu tương ứng với phần giá trị
lợi nhuận sau thuế dành trả cổ tức và phân phối
cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ cổ phần hiện họ
đang nắm giữ.
Ví dụ: Một công ty tuyên bố trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%, vậy cổ đông
nào đang nắm giữ 100 cổ phần thì sẽ được nhận thêm 10 cổ phần mà không phải

FIN102_Bai3_v2.0013107202 55
Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần

trả tiền. Như vậy, thay vì nhận cổ tức bằng tiền thì cổ đông nhận được thêm một số
cổ phiếu mới mà không phải trả tiền.
 Có thể nhận thấy, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu đưa lại những tác động chủ yếu sau:
o Trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm cho số cổ phiếu đang lưu hành của công ty
tăng lên và cũng làm tăng số cổ phần của mỗi cổ đông sở hữu nhưng không
làm ảnh hưởng đến tỷ lệ quyền sở hữu của mỗi cổ đông hiện hành.
o Nếu như trả cổ tức bằng tiền thì sau khi trả cổ tức, tài sản của công ty giảm đi.
Đối với việc trả cổ tức bằng cổ phiếu thì tổng tài sản của công ty không thay
đổi so với trước khi trả cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên có sự thay đổi ở một số
khoản mục thành phần của vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán: Khoản
lợi nhuận chưa phân phối sẽ giảm đi và khoản đầu tư vốn của chủ sở hữu sẽ
tăng lên tương ứng (Theo chế độ tài chính hiện hành ở Việt Nam).
o Trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm cho số cổ phiếu đang lưu hành của công ty
tăng lên; do vậy, sau khi trả cổ tức, giá trị sổ sách của một cổ phiếu sẽ giảm đi.
Xem xét thuần túy về mặt lý thuyết, thì việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng
giống như việc chia nhỏ hơn chiếc bánh và như vậy, sau khi trả cổ tức bằng cổ
phiếu, thu nhập 1 cổ phần và giá 1 cổ phần của công ty sẽ giảm xuống. Tuy
nhiên, nếu cùng với việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, triển vọng của công ty là tốt
đẹp, lợi nhuận sau thuế có khả năng gia tăng mạnh thì giá cổ phiếu của công ty
có thể tạm thời sụt giảm do hiện tượng loãng giá, sau đó sẽ tăng lên do các nhà
đầu tư tin tưởng vào tương lai của doanh nghiệp.
o Mục tiêu của công ty thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể là nhằm chủ
động giảm giá cổ phiếu để tăng thêm tính thanh khoản của chúng khi giá cổ
phiếu của công ty đã lên ở mức quá cao. Một số công ty thực hiện trả cổ tức
bằng cổ phiếu có thể là nhằm có thêm vốn bằng tiền cho đầu tư từ nguồn lợi
nhuận sau thuế; bởi lẽ, nếu công ty trả cổ tức bằng tiền thì số tiền đó sẽ về
tay cổ đông.
Ở đây, cũng cần phân biệt việc trả cổ tức bằng cổ phiếu và việc tách hay chia
nhỏ cổ phiếu. Trả cổ tức bằng cổ phiếu và tách hay chia nhỏ cổ phiếu đều được
coi là cách thức mà công ty có thể sử dụng để chủ động thực hiện giảm giá cổ
phiếu nhằm tăng thêm tính thanh khoản cho cổ phiếu. Cả hai việc này đều dẫn
đến làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành; đều làm giảm giá trị sổ sách
của 1 cổ phiếu, nhưng không làm giảm tổng giá trị tài sản và vốn chủ sở hữu
của công ty, mặt khác cũng đều không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ quyền sở hữu
của cổ đông hiện hữu đối với công ty. Tuy vậy, việc tách cổ phiếu sẽ làm giảm
mệnh giá của 1 cổ phần, trong khi đó trả cổ tức bằng cổ phiếu không làm thay
đổi mệnh giá của 1 cổ phần. Một điểm đáng chú ý nữa, như trên đã nêu cả hai
việc này đều không làm thay đổi vốn chủ sở hữu của công ty, nhưng việc trả cổ
tức bằng cổ phiếu lại làm thay đổi giá trị của một số khoản mục thành phần của
vốn chủ sở hũu trên bảng cân đối kế toán của công ty còn việc tách cổ phiếu thì
không gây ra sự thay đổi nào.

56 FIN102_Bai3_v2.0013107202
Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc trả cổ tức bằng cổ phiếu phải trong phạm
vi quy mô lợi nhuận sau thuế thuộc sở hữu của cổ đông thường và số cổ phiếu
mà công ty còn được phép phát hành.
 Công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể đưa lại những điểm lợi và bất lợi chủ yếu sau:
o Những điểm lợi:
 Có thể giúp cho công ty chủ động giảm giá cổ phiếu nhằm làm tăng thêm
tính thanh khoản của chúng khi giá cổ phiếu đã ở mức quá cao. So với trả
cổ tức bằng tiền, trả cổ tức bằng cổ phiếu giúp cho công ty có thêm vốn
bằng tiền từ nguồn lợi nhuận sau thuế để đầu tư và như vậy cũng sẽ giảm
bớt hay không phải phát hành thêm cổ phần mới để huy động vốn, từ đó tiết
kiệm được chi phí phát hành và cổ đông hiện hữu ít hoặc không phải chia sẻ
quyền lợi cho cổ đông mới.
 Có thể giúp cho các nhà quản trị công ty giảm bớt áp lực phải liên tục tăng cổ
tức bằng tiền. Giúp cổ đông có thể hoãn được thuế thu nhập cá nhân so với
cổ tức bằng tiền mặt. Nếu công ty trả cổ tức bằng tiền mặt thì cổ đông sẽ bị
đánh thuế thu nhập cá nhân ngay khi công ty thực hiện chi trả. Trong khi
đó, nếu trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ đông chỉ bị đánh thuế khi thực hiện bán
cổ phiếu. Hơn nữa, nếu trong tương lai, công ty có triển vọng kinh doanh
tốt đẹp, giá cổ phiếu của công ty tăng cao thì cổ đông có thêm thu nhập so
với nhận ngay cổ tức bằng tiền.
o Những điểm bất lợi:
 Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu như trên đã nêu giúp cho công ty có thêm vốn
bằng tiền để đầu tư. Tuy nhiên, nếu đầu tư của công ty kém hiệu quả không tạo
ra hay tạo ra sự gia tăng lợi nhuận sau thuế quá thấp sẽ dẫn đến làm cho giá cổ
phiếu của công ty sụt giảm mạnh, khi đó cổ đông sẽ chịu nhiều thiệt hại.
 Nếu các nhà quản trị công ty lạm dụng quá mức việc trả cổ tức bằng cổ phiếu,
công ty có thể rơi vào tình trạng “dư thừa tiền”, từ đó các nhà quản trị công ty
dễ dãi trong chi dùng tiền vốn khiến cho hiệu quả sử dụng vốn thấp.

3.4. Mua lại cổ phiếu


Trong quá trình hoạt động, vì những lý do nhất định,
công ty cổ phần có thể thực hiện mua lại cổ phiếu
của chính công ty mình, số cổ phiếu đó được gọi là
cổ phiếu quỹ. Vậy, cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công
ty đã phát hành và được chính công ty mua lại bằng
nguồn vốn hợp pháp. Cổ phiếu quỹ không còn được
hưởng các quyền của cổ phiếu thường như quyền
biểu quyết, quyền nhận cổ tức... Việc mua lại cổ
phiếu đòi hỏi công ty phải tuân thủ nghiêm ngặt các
quy định của pháp luật.
 Thông thường ở các nước, công ty mua lại cổ phiếu bằng các hình thức chủ yếu sau:

FIN102_Bai3_v2.0013107202 57
Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần

o Mua lại cổ phiếu trên thị trường thức cấp như mua qua Sở giao dịch chứng khoán.
o Công ty đề nghị mua lại từ tất cả các cổ đông của Công ty.
o Mua lại theo mục tiêu: Mua lại có tính chất riêng lẻ trên cơ sở thương lượng trực
tiếp với cổ đông lớn hoặc một nhóm cổ đông nhất định.
 Công ty thực hiện mua lại cổ phiếu của chính công ty mình xuất phát từ nhiều lý
do khác nhau nhau như:
o Mua lại cổ phiếu để tái cơ cấu nguồn vốn cho hợp lý hơn; mua lại để duy trì giá
thích hợp cho cổ phiếu trên thị trường;
o Mua lại để ngăn chặn sự thâu tóm công ty;
o Mua lại để thưởng cổ phiếu cho các nhà quản lý hoặc người lao động của công ty;
o Mua lại để điều chỉnh giảm vốn điều lệ theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông...
Ở nhiều nước, công ty cổ phần còn thực hiện việc mua lại một tỷ lệ cổ phần nhất
định từ tất cả cổ đông của công ty thay cho việc trả cổ tức. Phần dưới đây chủ yếu
xem xét việc mua lại này.
Một công ty có đủ khả năng về tiền mặt để trả cổ tức cho cổ đông như dự định,
nhưng công ty có thể cân nhắc sử dụng số tiền dự tính dành trả cổ tức để mua lại cổ
phiếu từ cổ đông. Để thực hiện mua cổ phiếu từ cổ đông, công ty sẽ xác định số cổ
phần dự kiến mua lại tương ứng với số tiền dự kiến dành trả cổ tức và công bố tỷ lệ
cổ phần mua lại trên số cổ phần mà cổ đông đang nắm giữ, giá mua lại và thời gian
mua lại. Thông thường giá mua lại là cao hơn giá thị trường. Cổ đông có quyền lựa
chọn bán cổ phần cho công ty để thu tiền về hoặc có thể không bán.
 Việc mua lại cổ phần thay cho việc trả cổ tức có những tác động chủ yếu sau:
Tương tự như việc trả cổ tức bằng tiền, việc mua lại cổ phiếu sẽ làm giảm tài sản,
giảm vốn chủ sở hữu của công ty. Nhưng khác với trả cổ tức bằng tiền, việc mua
lại làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành và vì vậy, nó làm cho thu nhập 1 cổ
phần, giá cổ phiếu của công ty tăng lên.
 Việc mua lại cổ phiếu thay cho việc trả cổ tức có thể đưa lại những điểm lợi và
những bất lợi chủ yếu sau:
o Những điểm lợi:
 Việc mua lại cổ phiếu được xem như đưa lại một tín hiệu lạc quan cho các
nhà đầu tư, họ tin rằng các quyết định mua lại cổ phần của các nhà quản trị
công ty đưa ra thể hiện các nhà quản trị công ty đang lạc quan về tương lai
phát triển của công ty và giá cổ phiếu của công ty hiện bị thị trường đánh
giá thấp. Điều này cũng là một lý do khiến cho giá cổ phiếu của công ty sẽ
tăng lên.
 Việc công ty công bố mua lại cổ phiếu từ cổ đông khiến cho cổ đông rộng
đường hơn trong việc lựa chọn theo ý thích của họ bán hay không bán cổ
phiếu. Những cổ đông cần tiền thì có thể lựa chọn là bán cổ phiếu cho công
ty. Trong khi đó, những cổ đông chưa cần tiền thì chỉ đơn giản quyết định

58 FIN102_Bai3_v2.0013107202
Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần

là giữ lại cổ phiếu và như vậy, những cổ đông này cũng hoãn nộp được một
phần thuế thu nhập nếu so với trường hợp công ty trả cổ tức bằng tiền.
 Việc mua lại cổ phiếu cũng giúp cho các nhà quản trị công ty giảm được áp
lực tăng cổ tức bằng tiền. Nếu việc dư thừa tiền mặt của công ty chỉ có tính
chất tạm thời, các nhà quản trị thích sử dụng số tiền dự kiến dành trả cổ tức
để mua lại cổ phiếu từ cổ đông hơn là công bố tăng cổ tức bằng tiền mà
không có khả năng duy trì được nó.
o Những điểm bất lợi:
 Trong trường hợp có thể có nhiều cổ đông chưa nhận thấy rõ căn cứ và mối
liên hệ giữa việc công ty mua lại cổ phiếu và việc trả cổ tức bằng tiền, từ đó
làm cho việc thực hiện kế hoạch mua lại cổ phiếu của công ty gặp trở ngại.
 Nếu công ty đặt giá mua lại quá cao thì có thể gây ra sự bất lợi cho các cổ
đông chưa cần tiền vẫn giữ lại cổ phiếu của công ty. Mặt khác, những công
ty mà cổ phiếu có tính thanh khoản yếu nếu công ty đặt giá mua quá cao thì
sau khi kết thúc chương trình mua lại giá cổ phiếu có thể sụt giảm mạnh.

FIN102_Bai3_v2.0013107202 59
Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI


 Cổ tức là khoản lợi nhuận sau thuế của công ty dành trả cho các cổ đông hiện hữu.
 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình trả cổ tức: hệ số trả cổ tức, cổ tức/1cổ phần (DIV), Thu nhập
một cổ phần (EPS) và tỷ suất cổ tức.
 Hình thức trả cổ tức: bằng cổ phiếu, bằng tiền và bằng tài sản khác.
 Trình tự trả cổ tức: ngày công bố trả cổ tức  ngày đăng ký cuối cùng  ngày giao dịch
không hưởng cổ tức  ngày trả cổ tức.
 Chính sách trả cổ tức ảnh hưởng tới: lợi ích cổ đông hiện hữu, sự tăng trưởng của công ty
trong tương lai và giá cổ phiếu của công ty.
 Các chính sách trả cổ tức trong thực tiễn: chính sách cổ tức ổn định, chính sách thặng dư cổ
tức và chính sách cổ tức khác. Mỗi chính sách đều có những ưu và nhược điểm riêng.

60 FIN102_Bai3_v2.0013107202
Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Hãy phân tích mối quan hệ giữa chính sách đầu tư và chính sách cổ tức của công ty cổ phần?
2. Một công ty cổ phần đang có triển vọng tăng trưởng rất nhanh, vậy nên lựa chọn thực hiện
chính sách ổn định cổ tức hay chính sách thặng dư cổ tức và giải thích vì sao?
3. Hãy giải thích: vì sao một công ty cổ phần đang tăng trưởng nhanh và triển vọng kinh doanh
khá tốt lại lựa chọn trả cổ tức bằng cổ phiếu?
4. Hãy tìm hiểu tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 và giải thích vì sao tại
Đại hội đồng cổ đông năm đó ở không ít công ty cổ phần, cổ đông hiện hữu lại phản đối dự
định của Hội đồng quản trị về việc trả cổ tức bằng cổ phiếu?
5. Nếu một công ty cổ phần thực hiện mua lại cổ phiếu được coi là thay vì trả cổ tức bằng tiền
sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và giá cổ phiếu trên thị trường
của công ty?

BÀI TẬP

Bài tập 1
Công ty Hải Kim có tình hình năm N như sau:
 Số sản phẩm tiêu thụ trong năm: 1.400 sản phẩm với giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng 1
triệu đồng/sản phẩm.
 Chi phí sản xuất kinh doanh trong năm:
o Tổng chi phí cố định kinh doanh: 120 triệu đồng.
o Chi phí biến đổi cho 1 sản phẩm: 48.000 đồng.
 Lãi tiền vay vốn kinh doanh phải trả trong năm là 100 triệu đồng.
 Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25%.
 Hệ số trả cổ tức là 0,6. Số cổ phần thường lưu hành trong năm là 100.000 cổ phần.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định thu nhập 1 cổ phần (EPS) của công ty?
2. Xác định cổ tức 1 cổ phần?
Bài tập 2
Công ty cổ phần Hồng Hà hiện có 400.000 cổ phần thường (hay cổ phần phổ thông đang lưu
hành). Dự kiến trong năm tới đạt được lợi nhuận trước thuế là 2.000 triệu đồng. Công ty phải
nộp thuế thu nhập với thuế suất 25%. Hiện công ty có các dự án tiềm năng khả thi với tổng số
vốn đầu tư là 1.200 triệu đồng. Việc huy động vốn để thực hiện đầu tư theo định hướng vẫn duy
trì cơ cấu nguồn vốn mục tiếu với hệ vốn chủ sở hữu là 60% còn lại sử dụng vốn vay.
Yêu cầu:
1. Xác định thu nhập 1 cổ phần (EPS) của công ty?
2. Nếu công ty thực hiện chính sách thặng dư cổ tức thì cổ tức 1 cổ phần và hệ số trả tức của
công ty là bao nhiêu?
Biết rằng: Công ty không có cổ phiếu ưu đãi và trong năm tới công ty không phát hành thêm,
cũng không mua lại cổ phiếu.

FIN102_Bai3_v2.0013107202 61
Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần

Bài tập 3
Công ty cổ phần Đồng Tiến có tài liệu về năm N như sau:
 Tổng số vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong năm là 10.000 triệu. Trong đó, vốn chủ sở
hữu là 40%, vốn vay là 60% với lãi suất vay vốn 10%/năm.
 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế là 2.000 triệu đồng. Công ty nộp thuế thu nhập với thuế suất
là 25%.
 Năm trước công ty đã trả cổ tức 2.000đ/cổ phần. Số cổ phần thường đang lưu hành của công
ty là 300.000 cổ phần.
 Công ty đang có 2 dự án đầu tư có tính khả thi với tổng số vốn đầu tư là 2.250 triệu đồng.
Việc huy động vốn thực hiện đầu tư vẫn đảm bảo theo cơ cấu nguồn vốn trên.
Yêu cầu:
1. Nếu công ty thực hiện chính sách cổ tức ổn định, duy trì tốc độ tăng cổ tức đều đặn mỗi năm
5%, thì cổ tức một cổ phần năm N của công ty và số lợi nhuận để lại tái đầu tư là bao nhiêu?
2. Nếu năm N công ty thực hiện chính sách thặng dư cổ tức thì cổ tức một cổ phần là bao
nhiêu?
Bài tập 4
Công ty cổ phần Kim Sơn có tình hình năm N như sau:
 Công ty duy trì cơ cấu nguồn vốn với hệ số nợ là 60% và hệ số vốn chủ sở hữu là 40%. Công
ty vẫn có khả năng được các ngân hàng thương mại cho vay vốn đầu tư.
 Trong năm công ty đạt được lợi nhuận sau thuế là 5.000 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Nếu công ty không phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn và dành toàn bộ lợi nhuận để tái
đầu tư. Vậy, công ty có thể huy động tối đa bao nhiêu vốn cho đầu tư mà vẫn duy trì được cơ
cấu nguồn vốn đã nêu trên?
2. Giả sử công ty có 2 dự án đầu tư khả thi với tổng số vốn là 12.000 triệu đồng. Dự kiến huy
động vốn theo cơ cấu nguồn vốn đã lựa chọn được nêu trên và thực hiện chính sách thặng dư
cổ tức. Vậy, số lợi nhuận sau thuế có thể dành để trả cổ tức trong năm là bao nhiêu?
Bài tập 5
Một công ty cổ phần có tình hình sau:
 Theo số liệu Bảng cân đối kế toán trước ngày công ty công bố cổ tức:
o Số vốn đầu tư của chủ sở hữu: 450.000.000 đồng
o Thặng dư vốn cổ phần: 1.550.000.000 đồng
o Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 300.000.000 đồng
o Cộng vốn chủ sở hữu: 2.300.000.000 đồng
 Tổng số cổ phần đang lưu hành ở thời điểm khóa sổ là 50.000 cổ phần.
 Công ty công bố trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ là 20% số cổ phiếu đang lưu hành.
Yêu cầu: Hãy xác định các khoản trên của Bảng cân đối kế toán sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

62 FIN102_Bai3_v2.0013107202

You might also like