You are on page 1of 7

RỦI RO HỆ THỐNG

Chính phủ Trung Quốc thực hiện nghiêm ngặt chính sách Zero-Covid và hạn chế tín dụng vào
thị trường bất động sản làm cho thị trường bị đóng băng dẫn đến nhu cầu sử dụng thép bị giảm
nghiêm trọng.Trung Quốc là quốc gia có ngành công nghiệp thép lớn nhất thế giới nên áp lực bị
dư thừa thép là rất lớn, trước tình hình đó Trung Quốc liên tục đẩy mạnh xuất khẩu bằng cách hạ
giá bán, từ đó làm giảm giá bán trên thị trường thế giới vô cùng nghiêm trọng trong đó có Việt
Nam. Tại Việt Nam giá thép giảm mạnh trong khi nhu cầu tiêu thụ cũng giảm dẫn tới làm sụt
giảm biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp, lạm phát toàn cầu tăng mạnh làm giảm nhu cầu
các mặt hàng cần thiết trong đó có sản phẩm thép đến từ Việt Nam dẫn tới sản lượng xuất khẩu
thép giảm. Cục dự trữ liên bang Hoa Kì (FED) nâng lãi xuất, đồng thời đồng đô la tăng giá từ đó
làm tăng chi phí tài chính, chênh lệch tỷ giá, tăng chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất
thép.

Giá nguyên liệu sản xuất trong ngành thép biến động mạnh khó lường

Trong giai đoạn này, giá nguyên liệu sản xuất thép cũng biến động mạnh, khiến các doanh
nghiệp thép bị ảnh hưởng rất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, hiệu quả thấp, giá
thép xây dựng trong nước đã quay đầu giảm liên tiếp 15 lần từ tháng 4 đến tháng 8/2022, với
mức giảm khoảng 6 triệu đồng/tấn.

Theo báo cáo của hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho thấy, giá quặng sắt ngày 6/10/2022 giao
dịch ở mức 95,45 – 95,95 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân (Trung Quốc), giảm khoảng 2,3
USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 9/2022. Mức giá này giảm khoảng 114 – 116 USD/tấn so
với mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5/2021 (~ 210 – 212 USD/tấn).

Trong tháng 8/2022, giá thép phế nội địa tăng mạnh từ 400 VNĐ/kg đến 700 VNĐ/kg giữ mức
8.900 đến 10.100 VNĐ/kg; ngược lại giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 405
USD/tấn CFR Đông Á ngày 6/10/2022 giảm 35 USD/tấn so với đầu tháng 9/2022.
Trước bối cảnh hoạt động kinh doanh khó khăn và tác động vĩ mô lên ngành thép, lợi nhuận của
các doanh nghiệp ngành thép được dự báo cũng sẽ sụt giảm mạnh so với mức đỉnh của cùng kỳ.
Sự không ổn định của giá thép khiến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phân phối mặt
hàng này bị ảnh hưởng rủi ro. Theo hiệp hội thép Việt Nam (VSA), nguyên nhân giá thép liên
tục giảm trong thời gian qua là giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh cùng với hàng tồn kho còn
nhiều buộc doanh nghiệp phải hạ giá sản phẩm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Xuất, nhập khẩu ngành thép đều giảm

Tình hình nhập khẩu:


 Tháng 1/2023, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 592 ngàn tấn với
trị giá hơn 525 triệu USD, giảm lần lượt 37,39% về lượng và 35,15% về giá trị so với
tháng 12/2022 và giảm lần lượt 41,83% về lượng, 51% về giá trị so với cùng kỳ 2022.
 Các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam trong tháng 1/2023 bao gồm: Trung
Quốc (35,64%), Nhật Bản (17,84%), Ấn Độ (16,19%), ASEAN (14,45%) và Hàn Quốc
(8,52%).

Tình hình xuất khẩu:


 Tháng 1/2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 672 ngàn tấn thép giảm 18,24% so với
tháng 12/2022 và giảm 17,53% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt gần 457
triệu USD giảm 21,75% so với tháng trước và giảm 49,02% so với cùng kỳ năm 2022. 

Top 10 thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2023

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng thị trường thép trong quý 4/2022 mới có thể khởi sắc ,
bởi theo thông lệ đây là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây dựng gấp rút đẩy
mạnh tiến độ. 

Tuy nhiên, nhu cầu có tăng hay không vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là khi tồn kho của
các doanh nghiệp vẫn ở mức cao, cần thời gian để xử lý. Hơn nữa, tốc độ giải ngân đầu tư công
hiện nay vẫn còn khá chậm. Ngoài ra, nhu cầu của thế giới vẫn đang ở mức thấp nên dù châu Âu
và Trung Quốc có đang giảm sản lượng thì Việt Nam cũng chưa thể đẩy mạnh xuất khẩu sang
các thị trường này.

Giá thép thế giới đang có xu hướng giảm mạnh do tình trạng dư thừa nguồn cung. Đặc biệt, việc
Mỹ đang liên tục áp đặt rất nhiều các loại thuế quan nhằm bảo hộ nền kinh tế nội địa, đã tạo ra
những hàng rào thương mại kỹ thuật đối với các nước xuất khẩu thép, dẫn đến tình trạng tồn
đọng hàng hóa.
Kết quả kinh doanh với những biến động bất thường, cho thấy triển vọng của các doanh nghiệp
thép đang chịu 2 rủi ro lớn.

Đầu tiên là thời hạn thuế chống bán phá giá sẽ đáo hạn vào ngày 22-3-2020, dẫn đến rủi ro sản
phẩm thép giá rẻ Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Trong đó, Việt Nam là thị trường
nhập khẩu thép Trung Quốc( 35.64%), Nhật Bản (17,84%)

Rủi ro thứ hai là các doanh nghiệp thép nội địa đẩy mạnh gia tăng công suất, quy mô sản xuất
thép. Do hình thức đầu tư mạnh mẽ này đều thông qua vốn vay nên dẫn đến tình trạng chi phí lãi
vay ăn mòn lợi nhuận.

RỦI RO PHI HỆ THỐNG

Thứ nhất, giá nguyên liệu cao đã được phản ánh vào giá thành sản xuất thép, đẩy giá vốn
tồn kho tăng cao.

Hiện than và quặng là hai nguyên liệu quan trọng nhất để sản xuất thép bằng công nghệ lò cao
mà Hòa Phát đang sử dụng. Trong khi quặng sắt đã giảm từ cuối năm 2021 và duy trì ở mức dễ
chịu thì giá than đã trải qua nhiều biến động mạnh, tăng gấp ba mức bình thường.
Lĩnh vực gang thép nhu cầu sụt giảm trong lẫn ngoài nước, giá bán lao dốc trong khi giá nguyên
vật liệu tăng (đặc biệt là giá than tăng đột biến tăng đột biến do ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh
Nga - Ukraine) đã ảnh hưởng đến hoạt động của mảng gang thép Hòa Phát. Mặt khác, tín dụng
thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập
đoàn.

Thứ hai, sản lượng bán tăng nhưng giá bán thép tiếp tục rơi nhanh khiến doanh thu giảm,
cộng thêm việc giá vốn chịu thêm áp lực dự phòng hàng tồn kho.

Lạm phát và suy thoái kinh tế làm yếu đi cầu thép thế giới, từ đó cầu và giá thép nội địa cũng
không nằm ngoài ảnh hưởng này. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản trong nước trầm lắng do
tín dụng của ngành này bị siết chặt cũng góp phần khiến tiêu thụ thép Việt Nam giảm mạnh. Sản
lượng tiêu thụ của Hòa Phát tăng nhưng chưa bù đắp kịp mức ảnh hưởng theo chiều ngược lại
của giá bán dẫn đến doanh thu giảm.
Ngoài ra, trong bối cảnh giá bán liên tục giảm và giá thành sản xuất cao, các khoản dự phòng
hàng tồn kho trong quý trước chưa được hoàn nhập và còn phải trích lập bổ sung trong quý này
với số tiền 137 tỷ đồng. Như vậy, bên cạnh áp lực về chi phí nguyên vật liệu, giá vốn hàng bán
của tập đoàn đồng thời phải chịu thêm gánh nặng từ khoản dự phòng hàng tồn kho, góp phần làm
mỏng thêm biên lợi nhuận quý 3/2022.
Thứ ba, chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát làm lãi suất tăng mạnh, tỷ giá
USD leo dốc làm tăng chi phí tài chính của Hoà Phát.
FED (cục dự trữ liên bang) trong tháng 9 đã nâng lãi suất lần thứ 5 liên tiếp trong năm nhằm
kiềm chế lạm phát đang ở mức rất cao tại Mỹ. Tuy thị trường tín dụng Việt Nam đang giữ một
độ trễ khá dài về ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt so với thế giới nhưng lãi suất cũng đã
bắt vào đà tăng và đang dần gây áp lực lên chi phí vay vốn của các doanh nghiệp.
Do đó, lãi suất đi vay của Hòa Phát đã bắt đầu tăng trong quý 3/2022 khiến cho dù dư nợ vay
giảm so với quý trước, chi phí lãi vay quý này vẫn tăng 17% lên 837 tỷ đồng.

Bên cạnh lãi vay, tỷ giá là nguyên nhân chính dẫn làm chi phí tài chính của tập đoàn quý 3/2022
tăng ở mức đáng kể 1.341 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Với nguyên liệu than
và quặng sắt chủ yếu đến từ nguồn nhập khẩu và một phần dư nợ vay bằng USD, Hòa Phát tiếp
tục ghi nhận trong quý này tổng lỗ chênh lệch tỷ giá thuần đã thực hiện và lỗ chênh lệch tỷ giá
thuần từ việc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là 1.013 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, trong điều kiện thị trường khó khăn và nhiều yếu tố khó đoán định, Hòa Phát tập
trung giữ tiêu thụ và tăng cường thắt chặt quản trị chi phí. Trong điều kiện thị trường khó khăn,
tập đoàn tập trung quản trị chặt chẽ hàng tồn kho, đồng thời rút ngắn thời gian tồn và giảm tỷ
trọng tồn nguyên vật liệu.

Mức tồn kho đã giảm mạnh 13.537 tỷ đồng so với cuối quý 2/2022, hiện còn 44.779 tỷ đồng vào
cuối quý 3/2022. Trong đó thành phẩm, hàng hóa và sản phẩm dở dang giảm 1.030 tỷ đồng,
nguyên vật liệu giảm 12.224 tỷ đồng. Độ dài của chu kỳ vòng quay hàng tồn kho cũng đã được
rút ngắn đáng kể từ 172 ngày xuống còn 126 ngày.
Hiện tại, Hòa Phát duy trì nắm giữ thị phần số một về thép xây dựng và ống thép nội địa. Đối với
xuất khẩu, khi cầu tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đang yếu, Hòa Phát tập trung khai thác các
thị trường khác ít bị ảnh hưởng hơn bởi lạm phát và suy thoái kinh tế như khu vực Đông Nam Á
và một số nước khác ở Châu Á.

Mặt khác, trước đà lãi suất trong nước đang hấp thụ nhanh dần mức tăng của thế giới, Hòa Phát
kết hợp thắt chặt quản trị tồn kho để điều chỉnh hạ dư nợ vay vốn lưu động, linh hoạt cân đối
giữa lợi thế cạnh tranh về giá vay của dòng vốn ngoại so với đồng nội tệ và rủi ro tỷ giá để điều
chỉnh tỷ trọng dư nợ vay ngoại tệ nhằm tối ưu chi phí tài chính.

Nhìn chung năm 2021 là thời gian quan trọng để khôi phục kinh tế nếu đại dịch được khống chế
lúc này ngân hàng nhà nước và các tổ chức tài chính, ngân hàng sẽ có sự điều chỉnh lãi suất phù
hợp. Với một tập đoàn lớn như Hòa Phát thì việc vay nợ và sử dụng các công cụ tài chính gắn
với lãi suất thả nổi là việc cần thiết để tối ưu cơ cấu vốn. Tận dụng được lá chắn thuế lãi vay và
khuếch đại vốn trong quá trình hoạt động. Nhưng đi kèm với đó là những rủi ro tiềm ẩn khi sử
dụng các công cụ tài chính có lãi suất thả nổi sẽ có rủi ro làm ảnh hưởng đến chi phí mà doanh
nghiệp trả lãi hay sử dụng các công cụ tài chính. Vì là tập đoàn lớn nên các khoản vay lớn và giá
trị các hợp đồng sửdụng công cụ tài chính cũng lớn. Chỉ cần thay đổi nhỏ trong lãi suất sẽ làm
ảnh hưởng đến tình hình tài chính của cả tập đoàn.
Ngành thép thế giới và Việt Nam, trong đó có Hòa Phát tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức còn
hiện hữu trong năm 2023:
(1) Xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine xảy ra từ tháng 2/2022 khiến Mỹ, EU liên tục đưa
những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ với Nga. Điều này làm giá cả các mặt hàng năng lượng,
lương thực thiết yếu vẫn tiếp tục duy trì ở mức giá cao, lạm phát gia tăng, cầu tiêu dùng yếu, tác
động đáng kể đối với kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam.
(2) Chính sách bảo hộ thương mại vẫn tiếp tục đang gia tăng tại nhiều khu vực và quốc gia.
(3) Mức độ cạnh tranh ngày càng lớn đối với các lĩnh vực sản xuất của Tập đoàn, đặc biệt là
thép.
(4) Chi phí tài chính lớn do xu hướng duy trì lãi suất ở mức cao vẫn còn phổ biến.
(5) Rào cản về khuôn khổ thể chế chưa được tháo gỡ, đặc biệt nhóm ngành bất động sản, liên
quan đến đầu ra của ngành sản xuất thép.
Ban điều hành tập đoàn nhận định: Năm 2023 doanh thu dự kiến tăng nhẹ so với năm 2022. Giá
nguyên nhiên liệu xu hướng tăng, giá bán tăng không tương xứng, chi phí tài chính lớn do dự báo
lãi suất vẫn tiếp tục duy trì trạng thái cao.

You might also like