You are on page 1of 7

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ & Tên MSSV Lưu ý


1 Nguyễn Bảo Ngọc 1801015560
2 Nguyễn Văn Ngọc 1801015563
3 Phạm Trần Bảo Ngọc 1801015565
4 Lê Nguyễn Thiện Ngôn 1801015573
5 Lê Kỳ Nguyên 1801015578
6 Nguyễn Thị Thu Nguyệt 1801015593
7 Nguyễn Lê Trinh Nhi 1801015622
8 Nguyễn Phan Uyên Nhi 1801015623
9 Hoàng Hồng Nhung 1801015651
10 Trần Huê Phát 1801015670
11 Mạch Dương Thiên Phi 1801015673
12 Trần Bảo Phúc 1801015687
13 Nguyễn Thị Ánh Tuyết 1801016000
MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, Việt Nam luôn tích cực thực hiện quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trên mọi khía cạnh của nền kinh tế. Trong đó, sản xuất và nhập
khẩu thép đáp ứng nhu cầu trong nước chính là khía cạnh thu hút được nhiều sự
quan tâm, chú ý hơn cả. Vì thế, việc tập trung phân tích ngành thép nói chung và
các trường hợp liên doanh, các rủi ro liên quan đến giá thép nói riêng là cần thiết
để làm rõ các cơ hội, thách thức cho thị trường Việt Nam. Ở chương 1, chúng tôi
sẽ phân tích các rủi ro có thể nhận diện được trong tình huống liên doanh thép An
Nhơn, bao gồm rủi ro liên quan đến ngành thép giai đoạn 2004-2005 và rủi ro từ
hoạt động liên doanh của An Nhơn. Trong chương 2, bài viết sẽ tập trung phân
tích các nguyên nhân dẫn đến xu hướng giá thép tăng trên thị trường Việt Nam
hiện nay và các rủi ro có liên quan khác.
Chương 1. NHẬN DIỆN RỦI RO TRONG NGÀNH THÉP VÀ LIÊN
DOANH AN NHƠN, GIAI ĐOẠN 2004 - 2005
Qua phân tích dữ kiện của tình hương, sau đây là những rủi ro tồn tại trong
ngành thép Việt Nam nói chung và sau đó đi sâu hơn tới những rủi ro mà Liên
doanh Thép An Nhơn có thể gặp.
1.1. Rủi ro của toàn cầu hóa đến liên doanh thép An Nhơn
 Giá thép nội địa hiện vẫn còn phụ thuộc nhiều vào giá thép thế giới. Theo báo cáo
thì giá thép toàn cầu đã tăng lên liên tục trong nửa đầu năm 2004 ảnh hưởng đến
nhiều ngành, nhất là xây dựng tạo nên cơn sốt thép. Kể cả khi thành lập liên doanh
thép An Nhơn thì tình hình giá thép vẫn rất khó xác định bởi sự phụ thuộc vào môi
trường quốc tế này, điều này ảnh hưởng đến năng lực sản xuất thép nội địa
 Sự thích nghi với các chính sách tự do hóa thương mại sẽ dần xóa bỏ những bảo
hộ dành cho ngành thép, việc hạ mức thuế suất nhập khẩu xuống thấp dễ gây ảnh
hưởng đến các DN trong nước, bao gồm cả liên doanh thép An Nhơn về mặt cạnh
tranh lẫn lợi nhuận  
 Sự mâu thuẫn giữa chính sách thương mại ngày càng mở cửa và chính sách bảo hộ
các ngành công nghiệp then chốt với dòng vốn ngày càng lớn hướng vào khu vực
nhà nước ngày càng trở nên rõ nét.
1.2. Rủi ro về tiêu chuẩn hóa kỹ thuật
 Công nghệ thép của Hàn Quốc muốn chuyển giao là công nghệ đã lỗi thời trên thế
giới. Do đó công nghệ này chỉ đủ để phục vụ nhu cầu Việt Nam và các nước tương
đương chứ không thể xuất khẩu toàn cầu được. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng mất
tính kinh tế theo quy mô vì phải bóp đầu ra do có sự chênh lệch trong trình độ kỹ
thuật giữa trong và ngoài nước.
1.3. Các rủi ro thị trường khác
 Xung đột quyền lợi giữa nhóm sản xuất và nhóm tiêu dùng thép dẫn đến các quyết định
kinh tế luôn thay đổi
 Có thể không có được sự hỗ trợ của địa phương: về xin ưu đãi thuế, vay vốn của các tổ
chức tài chính ở Việt Nam hay giải quyết những trục trặc có thể phát sinh trong quá trình
đầu tư, đặc biệt là khâu xây dựng và nhập khẩu thiết bị.
 Triển vọng tương lai của ngành thép trong nước chưa có lộ trình phát triển cụ thể và
nghiêm túc 
 Quan điểm của Chính phủ đối với chính sách thuế nhập khẩu thay đổi một cách rất
thường xuyên
 Có nguy cơ về đầu cơ giá thép trong tình trạng giá thép tăng
 Lợi thế so sánh của Việt Nam là ở các ngành công nghiệp chế biến thâm dụng lao động,
chứ không phải ở những ngành thâm dụng vốn như thép.
 Vận chuyển thép nội địa vào thời gian lúc bấy giờ sẽ gặp nhiều khó khăn. Cụ thể: Hệ
thống giao thông đường bộ còn kém phát triển, các công ty logistics non trẻ khi vận
chuyển hàng siêu trường, siêu trọng làm cho chi phí phân phối tăng, đóng góp 1 phần vào
nguyên nhân khiến giá thành thép nội địa tăng. Về mặt quốc tế thì lúc bấy giờ hệ thống
cảng biển tại Bình Định cũng chưa hoàn thiện, nếu sản xuất ồ ạt mà thị trường nội địa hấp
thụ không hết thì cũng khó khăn trong khâu xuất khẩu.

Chương 2. PHÂN TÍCH GIÁ THÉP TĂNG VÀ CÁC RỦI RO KHÁC


LIÊN QUAN
Tình huống mới phản ánh một phần thực tế ngành thép Việt, và có thể nhận thấy
rõ rằng, giá thép tại Việt Nam đang tăng và sẽ kéo theo hàng loạt các rủi ro khác.
2.1. Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát thành công tại Việt Nam, sự gia
tăng ổn định về nhu cầu từ kênh dân dụng và việc đẩy nhanh đầu tư công không
những trong nước mà còn trên thế giới thúc đẩy doanh nghiệp phải tăng cường
nhập thép nguyên liệu để tích trữ hàng tồn kho. Tuy nhiên, hưởng lợi từ sự phục
hồi kinh tế này cũng không hề dễ dàng gì khi giá thép nguyên liệu đầu vào liên tục
tăng cao.
Cụ thể, đại diện Hiệp hội Thép cho biết, giá phôi thép ngày đầu tháng 4/2021 vừa
qua ở mức 633 USD/tấn, tăng khoảng 30 USD/tấn so với mức giá phôi thép thời
điểm đầu tháng 3/2021 và tăng khoảng hơn 200 USD/tấn so với cùng thời điểm
năm 2020. Ngoài ra, tháng 3/2021, giá phế nội địa tiếp tục tăng nhẹ từ 300
đồng/kg, giữ mức 8.850 – 9.100 đồng/kg; giá phôi nhập khẩu tăng ở mức 17
USD/tấn giữ ở 606 – 608 USD/tấn; giá phôi nội địa tăng 300-400 đồng/kg, giữ giá
ở mức 13.300 – 13.700 đồng/kg.
Biểu đồ giá nguyên liệu sản xuất thép năm 2021 (USD/tấn) - Nguồn: VSA - Hiệp
hội Thép Việt Nam

Lý giải cho hiện tượng giá thép nguyên liệu đầu vào tăng đột biến thế này, dựa
theo những nguồn tin tham khảo, chúng em nhận thấy được nguồn cơn chính đó là
xuất phát từ việc thành phố Đường Sơn - thị trường quặng sắt lớn nhất Trung
Quốc, đặt mục tiêu năm 2021 sẽ ra khỏi danh sách top 10 thành phố ô nhiễm nhất
của Trung Quốc, bằng cách giảm 22,23 triệu tấn thép – tương đương giảm nhu cầu
mua 35 triệu tấn quặng sắt. Hành động này từ phía chính quyền của “thủ phủ” thép
Trung Quốc làm cho sản lượng thép nguyên liệu dự báo sụt giảm đáng kể, mà
quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp nhất chính là Việt Nam, khi mà chỉ
tính trong 2 tháng đầu năm 2021, lượng thép nhập khẩu của Việt Nam từ Trung
Quốc là hơn 1 triệu tấn, với trị giá nhập khẩu hơn 725 triệu USD, chiếm 48,45%
tổng lượng thép nhập khẩu và 46,32% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
2.2. Xuất hiện hiện tượng đầu cơ thép ở thị trường nội địa
Bên cạnh sự ảnh hưởng từ thị trường toàn cầu đến nguyên vật liệu, tình hình đầu
cơ trong nước cũng góp phần đẩy giá của thép lên cao. Trên thực tế, chỉ riêng việc
sản xuất trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu về thép ở Việt Nam. Theo
doanh nghiệp Hòa Phát, mức cung hiện nay của Việt Nam là 14 triệu tấn thép,
trong khi cầu chỉ nằm ở mức 11 triệu tấn. Tuy nhiên, bài học từ thị trường thép
Việt Nam năm 2004 cho thấy rằng, với tình hình thế giới biến động theo chiều
hướng tăng giá thép, chính phủ có thể giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với
thép nhằm điều chỉnh giá của loại mặt hàng này, và mức thuế sẽ tăng trở lại hoặc
thậm chí tăng cao hơn mức cũ ngay khi xu hướng tăng giá thép trên thị trường đến
hồi kết thúc. Như vậy, tính không chắc chắn của chính sách thuế ảnh hưởng rất lớn
đến tâm lý của khu vực tư nhân. Nhà đầu tư hoàn toàn có động lực để tích trữ thép,
đặc biệt là thép xây dựng, khi nhận thấy dấu hiệu từ thị trường thế giới, khiến giá
thép vốn đã cao nay càng thêm cao. Tình trạng khan hiếm giả tạo này cũng được
Hiệp hội thép Việt Nam nhận định là tác nhân rất lớn đối với tình hình giá thép
hiện nay.
2.3. Nhu cầu thép của Trung Quốc tăng cao sau COVID-19, các nước láng
giềng hưởng lợi trong đó có Việt Nam
Khi nhu cầu ở Trung Quốc tăng cao, nguồn cung quặng sắt của các nhà sản xuất
thép nội địa không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất phục vụ thị trường dẫn đến việc
buộc phải nhập khẩu thép từ bên ngoài vào. Từ đó, nguồn cung thép tại Việt Nam
đổ dồn về thị trường Trung Quốc dẫn đến thị trường Việt Nam thiếu nguồn thép
làm giá thép nội địa tăng cao.
Cụ thể, theo tờ báo Nikkei Nhật Bản về số liệu hải quan Trung Quốc, nhập khẩu
thép của Trung Quốc tăng 150% trong năm 2020, đạt 38,56 triệu tấn. Việc Trung
Quốc đẩy mạnh nhập khẩu thép diễn ra trong bối cảnh các nhà sản xuất thép nước
này chật vật đáp ứng nhu cầu tăng cao trong nước, khi Bắc Kinh đẩy mạnh nỗ lực
đưa nền kinh tế thoát khỏi suy giảm tăng trưởng do đại dịch Covid-19 gây ra.
Thêm vào đó, căng thẳng địa chính trị cũng đang tác động đến giá quặng sắt.
Australia là nhà cung cấp quặng sắt chủ chốt cho Trung Quốc. Tuy nhiên, năm
2020, căng thẳng giữa 2 nước gia tăng sau khi Australia đề xuất một cuộc điều tra
toàn diện về việc dịch bệnh Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc – điều đã gây ra
một cuộc chiến thương mại song phương sau đó, khiến cho nguồn cung từ
Australia tới Trung Quốc bị gián đoạn, từ đó gây áp lực lên giá quặng sắt.
Có thể nói, ở thời điểm hiện tại, các nhà sản xuất thép trên toàn châu Á là những
người hưởng lợi từ sự gia tăng nhu cầu thép của Trung Quốc. Ở Việt Nam, lợi
nhuận ròng của hãng thép Hòa Phát tăng 80% trong năm 2020, đạt 13,5 nghìn tỷ
đồng, nhờ xuất khẩu tăng gấp đô mà phần lớn trong số đó là bán cho Trung Quốc.
2.4. Giá vận chuyển thép tăng
Thép là mặt hàng nặng và cồng kềnh nên thường được vận chuyển bằng đường
biển. Như vậy, giá thép phần nào bị ảnh hưởng bởi các chi phí trong khâu vận
chuyển thép, mà một trong những rủi ro đẩy chi phí vận chuyển đường biển lên
cao là thực trạng khan hiếm tàu và container rỗng.
Tàu và container thiếu hụt trong khi nhu cầu xuất nhập khẩu vẫn tăng cao khiến
cho giá thuê tàu và container tăng đột biến. Thêm vào đó, hàng hóa thường xuyên
phải chờ đợi tàu đến làm phát sinh chi phí lưu kho bãi, tạo áp lực chi phí nặng nề
cho doanh nghiệp. Do tác động của dịch Covid-19, việc giãn cách xã hội khiến
năng lực xử lý hàng của các cảng ở châu Âu và Bắc Mỹ sụt giảm dẫn đến các hãng
tàu phải cắt giảm tuyến, gây thiếu hụt chuyến, chỗ chở hàng. Tác động của đại
dịch cũng làm cho năng lực sản xuất của các khu vực như Mỹ La tinh, Đông Âu,
Nam Á bị sụt giảm. Do vậy Mỹ và châu Âu tăng cường nhập khẩu từ khu vực
Đông Á, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Việc phong tỏa tại các nước cũng
dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực xử lý hàng hóa, do vậy container rỗng tồn đọng
tại Bắc Mỹ và châu Âu nhưng lại thiếu hụt ở Trung Quốc và khu vực Đông Á, từ
đó đẩy giá thuê container lên cao…
2.5. Rủi ro liên quan

Khía cạnh Rủi ro Nguyên nhân Hậu quả

- Phụ thuộc vào nhập khẩu - Không đạt được mục


- Chính sách nhập khẩu do tiêu kinh doanh của doanh
Chính Phủ ban hành biến nghiệp đặt ra
động liên tục - Không sản xuất kịp tiến
Thiếu nguồn
Materials - Sự chênh lệch về giá thép độ để cung cấp cho khách
cung
trên thị trường thế giới và nội hàng -> mất uy tín
địa - Hoạt động kinh doanh
- Sự khan hiếm của phôi không liên tục
thép
- Lạm phát tăng, tham - Khó dự báo giá thép
nhũng chưa được kiểm soát thành phẩm trên thị trường
- Chính phủ hỗ trợ ngành nội địa
thép nhiều khiến các công ty - Khó thẩm định sự hiệu
nội địa không có động lực quả của hoạt động kinh
cạnh tranh doanh của doanh nghiệp
Giá thép
Manageme - Tình trạng khan hiếm giả trong những năm đầu
không ổn
nt tạo và hành vi đầu cơ của các - Gây tác động lớn
định
nhà phân phối đang găm (thường là tiêu cực) lên các
hàng để đẩy giá lên ngành liên quan, đặc biệt là
- Nguồn cung phụ thuộc vào ngành xây dựng
các bên khác, nếu giá phôi
thép tăng cao thì giá thép
cũng sẽ tăng.
- Năng lực sản xuất và quản - Tốn nhiều chi phí hơn
lý còn yếu kém để sản xuất thép so với các
- Mâu thuẫn trong góc nhìn nước khác, làm mất năng
và quan điểm về ngành thép lực cạnh tranh trên thị
Cách vận
giữa Chính Phủ và Doanh trường quốc tế
Method hành không
Nghiệp - Về lâu dài sẽ gây ra
hiệu quả
- Mất cân đối giữa các khâu nhiều thiệt hại hơn lợi ích
sản xuất vì còn liên quan tới rất
nhiều vấn đề: tài chính,
nhân sự,...
Man Năng lực - Nguồn nhân lực không có - Năng suất không cao
sản xuất kém tay nghề cao do chưa được khiến doanh thu của doanh
đào tạo nghiệp không tốt
- Trình độ dân trí và phát - Sản phẩm chất lượng
triển kinh tế ở Bình Định còn kém
thấp so với mức trung bình - Tốn nhiều thời gian và
chi phí đào tạo nguồn nhân
lực có chất lượng
- Thiếu hụt vốn đầu tư đầu - Không có đủ máy móc
vào để mua máy móc để sản xuất
- Dây chuyền được công ty - Nhập dây chuyền không
Máy móc
SR bán không phù hợp với phù hợp khiến công ty bị
chưa đáp ứng
việc sản xuất sản phẩm của hao phí nguồn lực tài
Machine đủ để vận
công ty chính, gián đoạn sản xuất,
hành doanh
tốn thêm thời gian và công
nghiệp
sức để xây dựng kế hoạch
và dây chuyền sản xuất
phù hợp

KẾT LUẬN
Có thể nói, ngành thép Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức cần giải
quyết. Bên cạnh đặc điểm ngành nghề và sự thiếu hụt về kinh nghiệm của nhà đầu
tư trong nước, các quyết định của chính phủ nhằm điều chỉnh ngành thép cũng cần
được xem xét kỹ lưỡng nhằm giảm thiểu các biến động bất lợi cho ngành.

You might also like