You are on page 1of 59

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP HỒ CHÍ MINH

TIẾU LUẬN PHÂN TÍCH RỦI RO KINH DOANH QUỐC TẾ


TRONG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

Nhóm: 8
Khóa: K57
GVHD: Thầy Huỳnh Đăng Khoa
Môn học: Quản trị rủi ro trong kinh doanh

TP. Hồ Chí Minh tháng 4/2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Hoàn thành

1 Đinh Thị Bảo Tâm  1801015766  Thuyết trình phân tích rủi ro 95%
trong điều khoản thanh toán

2 Đào Thị Hoài  1801015311  Phân tích rủi ro trong điều 100%
khoản thanh toán 

3 Nguyễn Thị Diệu Ly 1801015476 Phân tích rủi ro trong điều 100%
khoản thanh toán 

4 Đỗ Hoàng Ý Nhi  1801015607  Phân tích rủi ro trong điều 100%


khoản thanh toán 

5 Hoàng Hồng Nhung  1801015651  Phân tích rủi ro trong điều 100%
khoản bảo hiểm + Thuyết trình

6 Phạm Hiền Mai 1801015490  Phân tích rủi ro trong điều 100%
khoản bảo hiểm 

7 Bế Ngọc Phương Nghi 1801015545 Phân tích rủi ro trong điều 100%
khoản bảo hiểm 

8 Nguyễn Chiêu Dương 1801015217 Phân tích rủi ro trong điều 100%
khoản Giao hàng
9 Mạnh Ngân Hà 1801015255 Phân tích rủi ro trong điều 100%
khoản Giao hàng

10 Trần Hưng Khoa 1801015384  Phân tích rủi ro trong điều 100%
khoản Giao hàng

11 Lê Thị Lý 1801015481  Phân tích rủi ro trong điều 100%


khoản Giao hàng + Thuyết trình

12 Trần Trí Thông 1801015848  Lời mở đầu và tổng hợp word 100%

13 Hứa Quốc Vỹ  1701016030 Game  95%

14 Hoàng Thị Nhân Tâm  1801015769  Chuẩn bị PowerPoint  100%

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
A. CÁC RỦI RO TRONG ĐIỀU KHOẢN GIAO HÀNG 3
I. RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA 3
1. Hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển 4
1.1 Tổng quan 4
1.2 Nguyên nhân 4
1.3 Hậu quả 5
1.4 Biện pháp phòng ngừa rủi ro 6
2. Hàng hóa tới trễ hơn quy định 6
2.1 Tổng quan 6
2.2 Nguyên nhân 7
2.3 Hậu quả 7
2.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro 8
3. Hàng hóa không đến đúng nơi quy định 8
3.1 Tổng quan 8
3.2 Nguyên nhân 9
3.3 Hậu quả 9
3.4 Biện pháp phòng ngừa rủi ro 9
II. RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN TÀU 9
1. Rủi ro không book được tàu cho chuyến hàng 10
1.1 Tổng quan 10
1.2 Nguyên nhân 10
1.3. Hậu quả 10
1.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro 10
2. Rủi ro tàu gặp trục trặc ở cảng đến: mắc cạn (bao gồm mắc kẹt), không 11
thể đến, rời đi một cách an toàn
2.1. Tổng quan 11
2.2. Nguyên nhân 11
2.3. Hậu quả 12
2.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro 12
3. Rủi ro tàu cháy 12
3.1. Tổng quan 12
3.2 Nguyên nhân 12
3.3 Hậu quả 13
3.4 Biện pháp phòng ngừa rủi ro 13
III. CÁC RỦI RO VỀ CHỨNG TỪ/THỦ TỤC 13
1. Rủi ro các chứng từ không có giá trị pháp lý hoặc không đồng nhất với 14
nhau
1.1. Tổng quan 14
1.2. Nguyên nhân 14
1.3. Hậu quả 15
1.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro 15
2. Rủi ro giấy tờ, chứng từ không đủ/hết hạn 16
2.1. Tổng quan 16
2.2. Nguyên nhân 16
2.3. Hậu quả 17
2.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro 17
3. Rủi ro gặp khó khăn trong việc thông quan ở nước khác 17
3.1. Tổng quan 17
3.2. Nguyên nhân 18
3.3. Hậu quả 19
3.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro 19
4. Rủi ro hàng gặp luồng đỏ/luồng vàng khi kiểm tra HQ 19
4.1. Tổng quan 19
4.2. Nguyên nhân 20
4.3. Hậu quả 20
4.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro 21
IV. CÁC RỦI RO KHÁC 21
1. Rủi ro sử dụng sai điều khoản Incoterms 21
1.1. Tổng quan 21
1.2. Nguyên nhân 21
1.3. Hậu quả 22
1.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro 23
2. Rủi ro mâu thuẫn trong chuyển giao rủi ro 23
2.1. Tổng quan 23
2.2. Nguyên nhân 24
2.3. Hậu quả 24
2.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro 25
3. Rủi ro bị phạt tiền do chậm trễ trong làm hàng 26
3.1. Tổng quan 26
3.2. Nguyên nhân 26
3.3. Hậu quả 27
3.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro 28
B. CÁC RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 28
I. RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN 28
1. Rủi ro với nhà Nhập khẩu 29
2. Rủi ro với nhà Xuất khẩu 30
II. RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU 31
1. Phương thức nhờ thu trơn ( Clean collection) 31
1.1. Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu 31
1.2. Rủi ro đối với nhà Nhập khẩu 33
2. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ DA-DP 33
2.1. Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu 34
2.2. Rủi ro đối với nhà Nuất khẩu 35
III. RỦI RO TRONG THANH TOÁN BẰNG CHỨNG TỪ L/C 35
1. Rủi ro với nhà Nhập khẩu 35
1.1. Nhà nhập khẩu đã thanh toán mà không nhận đúng, đủ hàng, hàng không 35
đảm bảo chất lượng
1.2. Chi phí phát sinh khi phải mở Thư bảo lãnh 36
2. Rủi ro với nhà Xuất khẩu 37
2.1. Không thực hiện được các điều khoản trong thư tín dụng: 37
2.2. Sai sót trong quá trình lập chứng từ 38
2.3. Ngân hàng mất khả năng thanh toán 38
2.4. Nhà NK từ chối thanh toán 39
2.5. Mất hàng, mất tiền 40
2.6. Nhà nhập khẩu cấu kết với ngân hàng lừa nhà xuất khẩu 40
C. CÁC RỦI RO TRONG BẢO HIỂM 40
I. BÊN BẢO HIỂM LÀ CÔNG TY BẢO HIỂM 40
1. Bên nhập khẩu 40
1.1. Hợp đồng bảo hiểm mất hiệu lực 40
1.1.1. Sai sót trong thương thảo điều kiện bảo hiểm 41
1.1.2. Sai sót trong khâu xác định loại hợp đồng bảo hiểm 41
1.1.3. Sai sót trong khâu trao đổi hợp đồng với công ty bảo hiểm 42
1.1.4. Người xuất khẩu khi mua bảo hiểm không chuyển nhượng hợp đồng bảo 44
hiểm cho người nhập khẩu
1.2. Rủi ro gặp phải nằm ngoài phạm vi của bảo hiểm 44
1.3. Vi phạm nguyên tắc bảo hiểm 45
2. Bên xuất khẩu 46
2.1. Sai sót trong thương thảo điều kiện bảo hiểm 46
2.2. Sai sót trong khâu nhà xuất khẩu mua bảo hiểm 47
2.3. Sai sót trong khâu trao đổi hợp đồng với công ty bảo hiểm 47
2.4. Người xuất khẩu khi mua bảo hiểm không chuyển giao quyền sở hữu 48
cho người nhập khẩu
II. BÊN BẢO HIỂM LÀ HÃNG TÀU 49
III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 49
LỜI MỞ ĐẦU
Rủi ro hiện diện xung quanh ta, trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động sản
xuất kinh doanh. Bất cứ một doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ cũng đều phải đối mặt
với rủi ro, bởi chúng xuất hiện ở khắp nơi, trong tất cả các hoạt động sản xuất – kinh
doanh của tổ chức. Vì vậy, quản trị rủi ro là hoạt động không thể thiếu của một doanh
nghiệp. Quản trị rủi ro tốt giúp cho doanh nghiệp có thể giảm thiểu được những tổn
thất bất ngờ, phòng ngừa được những sự cố có thể xảy ra hay giảm thiểu tai nạn lao
động, giảm được chi phí xử lý rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của
doanh nghiệp, giảm thiểu tác động tiêu cực của những rủi ro đến dòng thu nhập trong
tương của doanh nghiệp qua đó góp phần nâng cao giá trị doanh nghiệp. Cụ thể hơn,
quản trị rủi ro trong kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận dạng, phân tích và đo
lường rủi ro về 2 khía cạnh khả năng xảy ra (xác suất) và mức độ nghiệm trọng (tổn
thất), đồng thời quản trị rủi ro trong kinh doanh còn cung cấp kiến thức cơ bản trong
việc kiểm soát – phòng ngừa rủi ro xảy ra, ngăn ngừa tổn thất xuất hiện và kế hoạch
tài trợ rủi ro khi có tổn thất.
Quản trị rủi ro là một vấn đề trọng tâm, cốt lõi và được quan tâm hàng đầu của hệ
thống quản trị doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh hiệu quả. Quản trị rủi ro trong
doanh nghiệp là một quy trình được thực thi bởi một hội đồng gồm các cơ quan cấp
cao của doanh nghiệp, những người quản lý điều hành, chuyên gia tài chính…được
thiết lập để xác định những sự kiện, tình huống, vấn đề có thể tác động đến doanh
nghiệp trong tương lai đồng thời quản lý, ngăn chặn, giới hạn các mức độ rủi ro để
doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu.
Quản trị rủi ro sẽ cho thấy được cái nhìn bao quát toàn diện để có thể chỉ ra và loại bỏ
những điều bất lợi, thừa thải không cần thiết trong doanh nghiệp để giảm tối đa chi phí
đầu tư. Đồng thời quản trị rủi ro cũng có thể chỉ ra những chi phí phát sinh trong quá
trình đầu tư và phát triển doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro chính là cơ sở để xử lý các rủi ro chính trong doanh nghiệp để có thể
tối ưu hóa nguồn lực doanh nghiệp, tối ưu hóa mối quan hệ rủi ro và lợi nhuận đồng
thời giám sát một cách hiệu quả nhất các hoạt động của doanh nghiệp thông qua chỉ số
rủi ro chính,…

1
Quản trị rủi ro liên quan trực tiếp đến các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và
người chịu trách nhiệm chính là các nhà quản trị. Nếu có thể dự báo được rủi ro hoặc
cơ hội chính xác, các nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định đúng đắn hơn,
những chiến lược hiệu quả hơn nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Trong thời kỳ
cạnh tranh gay gắt như hiện nay, quản trị rủi ro càng thể hiện được vai trò của mình.
Doanh nghiệp nào càng nắm bắt rủi ro và cơ hội nhanh, có các biện pháp ứng phó phù
hợp thì sẽ có cơ hội chiến thắng càng cao.
Nhóm sinh viên đã chọn ra ba khía cạnh rủi ro về vận tải, thanh toán và bảo hiểm để
tìm hiểu, phân tích và đưa ra phương pháp hợp lí giải quyết các rủi ro phát sinh ở các
doanh nghiệp trong nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ hiện nay.

2
A. CÁC RỦI RO TRONG ĐIỀU KHOẢN GIAO HÀNG
Giao – nhận hàng hóa là nghĩa vụ cơ bản, đầu tiên của các bên trong quan hệ Hợp
đồng mua bán hàng hóa nhằm hiện thực hóa những lời thỏa thuận trên giấy tờ bằng
những hành vi cụ thể. Trong nghĩa vụ giao – nhận hàng hóa, giao hàng là nghĩa vụ cơ
bản của bên bán và nhận hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên mua. Trong quá trình thực
hiện hợp đồng, nếu bên bán không giao hàng thì bên mua không thể thực hiện các cam
kết tiếp theo như nhận hàng, thanh toán. Do vậy, giao hàng là nghĩa vụ cơ bản nhất,
cũng là bước tiên quyết trong việc hiện thực hóa hợp đồng. Trong điều khoản này, hai
bên cần thỏa thuận các nội dung sau:
 INCOTERMS: Sử dụng điều kiện nào, các điểm tới hạn nằm chính xác ở đâu;
 Thời hạn giao hàng: Giao hàng có định kỳ, giao hàng theo các thuật ngữ, hoặc
giao hàng không định kỳ;
 Địa điểm giao hàng: Cố định hay mang tính lựa chọn;
 Phương thức giao hàng: Giao một lần hay nhiều lần, giao trong bao kiện hay
giao hàng rời,...
 Thông báo giao hàng: Nghĩa vụ thông báo, nội dung, số lần, cách thức, thời
hạn…
 Và một số quy định khác như: Có được phép giao hàng từng phần hay không,
có được chuyển tải hay cho phép vận đơn đến chậm hay không,...
Mỗi nội dung của điều khoản Giao hàng luôn tiềm ẩn vô số những rủi ro từ nhỏ đến
lớn, trong đó đối với vận tải đường biển có thể chia thành 4 nhóm rủi ro sau: Về hàng
hóa, về tàu, về chứng từ/thủ tục và một số rủi ro khác liên quan.

I. RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA


Trong quá trình vâ ̣n chuyển hàng hóa đường xa, dù là bằng phương thức vâ ̣n tải
đường biển, đường sắt, hay đường bô ̣ đều không thể tránh khỏi những rủi ro, những
trở ngại không đáng có làm ảnh hưởng trực tiếp tới tiến đô ̣ giao nhâ ̣n hàng ở đích đến
cuối. Bởi thế cho nên, câu hỏi lớn mà nhiều doanh nghiê ̣p đang đă ̣t ra hiê ̣n nay đó là,
rủi ro trong vâ ̣n chuyển hàng hóa là bao gồm những gì, có hay không biê ̣n pháp xử trí
khắc phục để đẩy nhanh tiến đô ̣ luân chuyển hàng. Và một trong những mối lo hàng
đầu của các công ty hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu quốc tế đó chính là các rủi
3
ro liên quan đến hàng hóa -–một yếu tố ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh,
sản xuất cũng như các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.
1. Hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển 
1.1 Tổng quan 
Vận chuyển hàng hóa quốc tế là một quá trình có nhiều chặng bao gồm hàng hóa được
đóng gói tại nhà máy, vận chuyển ra cảng đóng hàng vào container, container được
xếp lên tàu xuất đi, container được dỡ xuống cảng đến, hàng hóa được “rút ruột” ra
khỏi container mang vào kho hàng...
Trong quá trình đó, bao bì hàng hóa chịu rất nhiều lực va đập từ tất cả các hướng, làm
cho hàng hóa không còn giữ nguyên chất lượng bên trong. Thêm vào đó, thời gian vận
chuyển từ nơi đi tới nơi đến kéo dài, nhiệt độ và độ ẩm bên trong container rất cao.
Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải đặc biệt chú ý đến các yếu tổ gây nên rủi ro
này nhằm hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực cũng như các yếu tố phát sinh
nhằm bảo đảm quyền lợi cho các bên trong kinh doanh quốc tế. 
1.2 Nguyên nhân

Con người Máy móc Nguyên vật liệu


- Chất xếp hàng không - Tính chất đặc biệt của hàng
- Bao bì không chắc chắn, bị
đúng quy cách hóa làm nấm mốc, hư hại lô
ảnh hưởng trước khi đóng hàng
+ Nhân viên mệt mỏi, hàng
+ Không kiểm tra quy cách
làm việc quá sức, không + Không nghiên cứu kĩ
hàng hóa cẩn thận trước khi
tâm huyết, lương thấp lưỡng về hàng hóa và môi
xếp hàng
+ Không có nhiều kinh trường bảo quản
+ Nhìn thấy thiệt hại nhưng chủ
nghiệm, ít được đào tạo, + Công tác hun trùng, diệt
quan, lơ là, xem nhẹ tầm quan
chuyên môn kém mốc, hạn chế dịch bệnh
trọng của bao bì, đóng gói
không chặt chẽ

- Không giữ nhiệt độ ổn định - Chất lượng hàng hóa kém,


để duy trì chất lượng của không đạt tiêu chuẩn, hết hạn
hàng hóa sử dụng
+ Điều hòa và các thiết bị giữ + Không tuân thủ đầy đủ các
4
ẩm, hệ thống thông gió bên
trong bị hỏng hóc
yêu cầu về chứng từ xuất xứ,
+ Khoang tàu không đủ dày
chất lượng sản phẩm
khiến mặt trời làm tăng nhiệt
độ bên trong

Phương pháp Quản lý Môi trường

- Cố gắng nhồi nhét


- Quản lý lỏng lẽo quá trình
hàng hóa nhiều hơn - Do ảnh hưởng thời tiết xấu
vận chuyển hàng hóa
cho một chuyến + Không mẫn cán dẫn tới hư hỏng
+ Chưa có sự thống nhất
+ Tiết kiệm chi phí hàng hóa, chủ quan và không có
trong cách làm việc và quản
vận chuyển hàng các phương án dự phòng cho các
lí hàng hóa trước và trong khi
hóa trường hợp xấu
vận chuyển
+ Không xem xét + Không cập nhật thông tin đầy đủ
+ Thông tin bất cân xứng
hợp lí về số lượng về tình hình thời tiết trước chuyến
giữa các phòng ban để giải
và trọng lượng hàng đi
quyết các vấn đề phát sinh
hóa

1.3 Hậu quả


- Hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển sẽ dẫn đến việc vi phạm hợp đồng
ngoại thương giữa các bên, ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của các bên liên quan; 
- Ngoài ra, còn tốn nhiều chi phí phải bỏ ra cho việc vi phạm hợp đồng, đền bù các tổn
thất và trở thành tác động tiêu cực đến doanh thu của các chủ thể trong kinh doanh
quốc tế;
- Hơn thế nữa, hư hỏng hàng hóa còn đem lại tác động tiêu cực cho hãng tàu và
thuyền trưởng trong trường hợp hàng bị đổ, vỡ sẽ làm tàu mất khả năng đi biển từ đó
gây ra thiệt hại không chỉ về hàng hóa mà còn là con người và nặng nề nhất là môi
trường.
1.4 Biện pháp phòng ngừa rủi ro

5
- Về con người: Training, đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ xếp dỡ hàng hóa, tạo môi
trường làm việc hiệu quả năng suất, vui vẻ giữa các đồng nghiệp;
- Về máy móc:  Kiểm tra kĩ lưỡng các khâu, các thiết bị phục vụ trong quá trình vận
chuyển, có các phương án dự phòng cụ thể nhằm đảm bảo khắc phục được phát sinh
làm hư hại hàng hóa;
- Về nguyên vật liệu: Hiểu rõ về đặc tính, công năng của sản phẩm và bảo quản kĩ
lưỡng trước và trong quá trình vận chuyển, tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa được
duy trì ở mức độ ổn định, hạn chế các tác động từ bên ngoài có thể làm ảnh hưởng tới
lô hàng, container và tàu;
- Về mặt quản lí: Thắt chặt khâu quản lí, tạo điều kiện và môi trường làm việc ổn định
nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc, xem xét và sửa đổi hệ thống và cấu trúc hoạt động
nhằm đổi mới và thích nghi;
- Về mặt phương pháp: Xếp dỡ hàng hóa vừa phải, hợp lí, phù hợp với khả năng cho
phép của tàu cũng như hợp lí hóa số lượng và trọng lượng sản phẩm dựa trên các
container khác nhau nhằm tối đa hóa được lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí cho quá
trình vận chuyển;
- Về mặt môi trường: Chuẩn bị các phương án dự phòng và các biện pháp khắc phục
trong trường hợp xấu nhất nhằm tối thiểu các tổn thất và thiệt hại phải gánh chịu.
2. Hàng hóa tới trễ hơn quy định
2.1 Tổng quan 
Rủi ro hàng hóa tới trễ hơn quy định trong hợp đồng chắc hẳn không còn xa lạ gì với
các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế vì sự diễn ra thông thường của sự
kiện này. Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên
song rủi ro giao hàng chậm vẫn là một mối quan tâm tới các doanh nghiệp trên vì
nhiều lí do. Do đó khi tiến hành vận tải hàng hóa quốc tế, ta cần phải xem xét thật kĩ
lưỡng các điều khoản giao hàng cũng như các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới thời
gian hàng hóa để tránh vi phạm hợp đồng và ảnh hưởng tới các bên kinh doanh. 
2.2 Nguyên nhân

Con người Máy móc Nguyên vật liệu


- Sự cố khi giao nhận - Không có đủ container để vận - Hàng hóa bị giam giữ

6
hàng hóa chuyển tại cảng
+ Do tính chất của sản + Nhu cầu vận chuyển tăng cao, + Vận chuyển các hàng
phẩm đặc biệt cần phải cước phí đắt đỏ hóa không đúng quy
tuân thủ các quy định bốc + Nhà máy sản xuất container định
xếp rỗng quá tải, cầu nhiều hơn cung + Khâu xuất trình giấy
+ Nhân viên thiếu kinh dẫn đến không cung cấp đủ số tờ và thủ tục chậm trễ,
nghiệm, bất cẩn lượng mất nhiều thời gian

Phương pháp Quản lý Môi trường

- Khâu quản lí chưa chặt chẽ


+ Quy định thời gian không rõ ràng
dựa trên các điều kiện giao hàng
+ Không có sự liên kết giữa các
- Lựa chọn đơn vị vận tải kém chất
phòng ban, hoạt động không hiệu
lượng, uy tín
quả - Yếu tố thời
+ Không muốn bỏ nhiều chi phí
- Trở ngại trong khâu kiểm tra tiết
thuê tàu
của hải quan - Các sự cố về
+ Không tìm hiểu kĩ lưỡng về các
+ Không cung cấp đầy đủ các giao thông
đơn vị vận chuyển trước khi thực
chứng từ và chứng nhận cần thiết,
hiện quá trình giao hàng
giấy phép hết hạn
+ Phải tiến hành các thủ tục như
rạch thùng hàng, quét thùng hàng
và các thủ tục chậm trễ

2.3 Hậu quả


- Hàng hóa đến trễ so với quy định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí của người
bán và người mua, khiến các bên vi phạm hợp đồng với nhau cũng như với bên thứ ba
của các chủ thể, gây ra trì trệ trễ nải trong quá trình kinh doanh quốc tế;
- Tiếp diễn cho việc này sẽ làm ảnh hưởng tới các hãng tàu và các công ty xuất nhập
khẩu khác, về chi phí, tổn thất cũng như các tác động nặng nề mà nó đem lại;

7
- Ngoài ra, các yếu tố kinh tế cũng sẽ bị tác động trong trường hợp giao hàng chậm
làm liên lụy tới đa số chủ thể trong khu vực kinh doanh quốc tế, đơn cử như tàu Ever
Given bị mắc kẹt tại kênh đào Suez làm cho chi phí, giá thành vận chuyển, giá thuê
container và tuyến đường vận chuyển bị tắc nghẽn;
- Cuối cùng là giao hàng trễ so với quy định sẽ khiến các bên bỏ thêm phí bồi thường
thiệt hại hợp đồng, mất thời gian của nhau, kiện cáo và nặng nhất là phải chịu án phạt
từ pháp luật.
2.4 Biện pháp phòng ngừa rủi ro
- Về con người: Khắc phục các sự cố có thể xảy ra tại các khâu giao nhận hàng hóa,
phân bổ nhân lực phù hợp;
- Về máy móc:  Mở rộng quy mô và tăng cường hợp tác với các đối tác bên ngoài
nhằm có cơ hội sở hữu cont với mức giá ưu đãi; Đáp ứng các yêu cầu của Carrier về
thủ tục booking để giữ chỗ sớm;
- Về mặt nguyên vật liệu: Kĩ lưỡng trong khâu hàng hóa xuất nhập khẩu, trong trường
hợp bị giam giữ phải xuất trình được đầy đủ các hóa đơn, chứng từ và chuẩn bị đầy đủ
hồ sơ thủ tục xuất nhập khẩu để có thể lấy hàng ra sớm nhất có thể;
- Về mặt quản lí: Thắt chặt khâu quản lí, tạo điều kiện và môi trường làm việc ổn định
nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc, xem xét và sửa đổi hệ thống và cấu trúc hoạt động
nhằm đổi mới và thích nghi;
- Về mặt phương pháp: Tích cực nghiên cứu mức giá trên thị trường cũng như mở
rộng mối quan hệ với các chủ tàu, hãng tàu nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa với
các hãng tàu uy tín.
3. HÀNG HÓA KHÔNG ĐẾN ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH
3.1 Tổng quan 
Trong hợp đồng thương mại, việc rõ ràng trong các điều khoản quy định về địa
điểm giao nhận hàng hóa cũng góp phần không kém trong quá trình vận chuyển và
ảnh hưởng không nhỏ tới các yếu tố liên quan đến người mua và người bán. Nhằm đề
phòng các rủi ro có thể xảy ra làm hàng.
3.2 Nguyên nhân

Con người Máy móc Phương pháp

8
- Lỗi của người chuyên chở - Sự cố kỹ thuật trong máy - Thuyền trưởng điều khiển
+ Thuyền trưởng phải dừng móc, thiết bị tàu sai phương pháp
hàng tại các nơi khác vì + Thiết bị dò tín hiệu, + Vị trí ngồi không thoải mái,
mục đích lợi ích cho tàu và radar, bản đồ bị hư hỏng không đủ tỉnh táo để hoạt
hàng và hoạt động không đúng động hiệu quả trong chuyến đi
cách + Kinh nghiệm ít hoặc chưa
+ Không có sự kiểm tra có kinh nghiệm xử lí tình
cẩn thận, tỉ mỉ huống xảy ra trên chuyến tàu

3.3 Hậu quả


- Bị xem là hành vi vi phạm hợp đồng, làm gián đoạn quá trình kinh doanh, sản xuất
của các bên, ảnh hưởng tới các bên thực hiện giao dịch, làm chậm thời gian giao nhận
hàng;
- Ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và hao tổn về các chi phí không nhất thiết phải
bỏ ra, mất danh dự và uy tín, bị cho vào “danh sách đen” của các bên liên quan từ đó
ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận và phải trải qua các buổi kiện cáo, xét xử kinh
doanh quốc tế, mất thời gian.
3.4 Biện pháp phòng ngừa rủi ro
- Về mặt máy móc: Cần mẫn hợp lí;
- Về mặt phương pháp: Sửa đổi và khắc phục , tạo điều kiện thuận lợi cho thuyền
trưởng hoạt động hiệu quả năng suất.
II. RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN TÀU
Rủi ro đến từ mọi khía cạnh trong kinh doanh quốc tế. Xét về phương tiện vận
chuyển, rủi ro liên quan đến tàu là một trong những rủi ro dễ thấy và đáng được quan
tâm đến nhất.
1. Rủi ro không book được tàu cho chuyến hàng
1.1 Tổng quan
Trong các mùa cao điểm, vấn đề thuê tàu luôn là vấn đề nan giải của các công ty
logistics hoặc các công ty kinh doanh quốc tế do sự khan hiếm tàu cũng như giá cước
tăng cao đột ngột.
1.2 Nguyên nhân

9
Con người  Quản lý Môi trường
- Nhân viên book trễ - Bộ phận hoạt động - Mùa cao điểm
hết chuyến không hiệu quả + Nhu cầu trong nước và thế giới tăng
+ Nhân viên thiếu + Người quản lý cao
kinh nghiệm không đôn đốc nhân + Đơn hàng nhiều, thiếu hụt container
+ Không kiểm soát viên + Thương mại điện tử thúc đẩy sự gia
theo dõi đơn hàng + Hời hợt trong việc tăng tuyến vâ ̣n chuyển xuyên Thái Bình
chặt chẽ tiến hành đơn hàng Dương
+ Không đủ kiến thức * Dịch covid 19
chuyên môn
1.3. Hậu quả
- Vi phạm hợp đồng, chậm trễ trong việc vận chuyển hàng hóa, phát sinh các chi phí
không mong muốn ví dụ như phí lưu kho, lưu bãi,...;
- Ảnh hưởng tới quyền lợi của người mua trong trường hợp họ đang cần hàng gấp để
phân phối cho các khách hàng của họ, phạt hợp đồng …
1.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro
- Cần có hệ thống quản lý, kiểm soát chặt chẽ, logic và hợp lý trong việc phân bổ trách
nhiệm book tàu cho các lô hàng;
- Đào tạo, tuyển dụng nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu
công việc;
- Trong mùa cao điểm nhân viên cần phải tích cực tìm kiếm, lựa chọn hãng tàu có
chuyến đi phù hợp với mức giá vừa phải.
2. Rủi ro tàu gặp trục trặc ở cảng đến: mắc cạn (bao gồm mắc kẹt), không thể
đến, rời đi một cách an toàn
2.1. Tổng quan
Hành trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường sẽ rất dài và tốn thời gian,
do đó khả năng xuất hiện rủi ro càng cao. Rủi ro này có thể do nhiều yếu tố cấu thành
và ai sẽ có trách nhiệm cho chúng luôn là vấn đề cần được quy định rõ ràng để tránh
gây mâu thuẫn sau này.
2.2. Nguyên nhân

10
Con người Máy móc Nguyên vật liệu Phương pháp Môi trường
- Thuyền - Sự cố kỹ - Mớn nước, tốc độ - Điều khiển - Do bão, gió lớn
trường và thuật trong gió, cường độ sóng, sai phương + Không dự đoán
hoa tiêu mắc máy móc cấu trúc kỹ thuật cầu pháp thời tiết trước
sai sót + Không có sự cảng, cột neo buộc tàu, + Chở quá + Sự kiện thời tiết
+ Không đủ kiểm tra cẩn thiết bị chống va đập nhiều hàng bất ngờ, ngoài
kì cựu để xử thận chất không phù hợp hóa so với tầm kiểm soát
lý khi qua lượng, tình + Không đủ chuyên bình thường - Cảng không an
những kênh trạng máy móc môn đánh giá toàn
đào khó. + Thuê chuyên gia - Cảng an toàn
- Thuyền không đủ trình độ trước khi ký hợp
trưởng quyết - Tình hình trị an, an đồng nhưng
định đi vào ninh chính trị xã hội không thông báo
+ Không không ổn định cho người chuyên
kiểm tra kỹ + Thể chế chính trị, chở
càng xung đột mới xuất hiện + Sơ suất
+ Nghĩ đó
không phải là
nghĩa vụ của
mình
2.3. Hậu quả
- Tổn thất, thiệt hại nặng nề về máy móc, thân tàu;
- Trì hoãn quá trình vận chuyển;
- Các chi phí phát sinh ở cảng đến;
- Việc dỡ hàng gặp khó khăn, dẫn đến chậm trễ trong việc nhận hàng của người mua.
2.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro
- Phải có sự kiểm định đầy đủ trước hành trình, tàu đủ khả năng đi biển hay không;
- Thuyền trưởng và các hoa tiêu phải thật sự có chuyên môn, kỹ thuật;
- Phải xem dự báo tình hình thời tiết để né tránh những sự cố;
- Thuê các chuyên gia để đánh giá các yếu tố kỹ càng và chính xác;

11
- Trước khi ký hợp đồng, tìm hiểu về các yếu tố chính trị, xã hội có thể ảnh hưởng xấu
đến quá trình vận chuyển của con tàu;
- Quy định rõ ràng trong hợp đồng ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu có những rủi ro
đó xảy ra;
- Mua bảo hiểm cho những tổn thất đó.
3. Rủi ro tàu cháy
3.1 Tổng quan
Là hiện tượng mà xảy ra cháy nổ do kỹ thuật hay hàng hóa chứa trên tàu. Thường
trong rủi ro này chia ra 2 loại cháy bình thường và cháy nội tỳ. Công ty bảo hiểm chỉ
bồi thường cho trường hợp cháy bình thường. 
3.2 Nguyên nhân

Con người Máy móc Nguyên vật liệu Môi trường


- Sơ suất của - Các dây dẫn đã quá cũ, - Tính chất của hàng - Mưa gió, sấm
người trên tàu quá tải hoặc bong tróc, hóa chuyên chở có sét
trong quá trình nhiễm muối biển mặn và thể tự động bốc cháy - Đi qua vùng
vận hành gây hơi biển mặn làm oxy hóa như than, gas: khủng bố, bị
chập điện: các thiết bị: + Không nghiên cứu bắn
+ Kiến thức + Dây dẫn không được kỹ càng về tính chất; + Không tìm
chuyên ngành yếu kiểm tra, thay thế + Quy cách chất xếp hiểu về đường
- Thắp hương thờ không đúng. đi của con tàu;
cúng, sử dụng bếp + Tàu bị lạc
gas để nấu ăn: đường.
+ Bất cẩn;
+ Không có các
quy định rõ ràng
trong việc phòng
chống cháy nổ;
+ Ý thức chưa
cao.
3.3 Hậu quả

12
- Ảnh hưởng đến tính mạng con người lẫn tổn thất hàng hóa và con tàu;
- Chi phí phát sinh, bồi thường thiệt hại cho các chủ hàng, chủ tàu;
- Không có hàng để giao cho người mua, vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng.
3.4 Biện pháp phòng ngừa rủi ro
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện hoặc các dụng cụ, vật dụng dễ gây cháy, nổ;
- Cung cấp, bổ sung kiến thức cho người trên tàu về các hành vi để ngăn chặn, phòng
ngừa cháy nổ. Nâng cao ý thức trong vấn đề này;
- Khi vận chuyển hàng hóa có tính chất đặc biệt, dễ gây cháy, nổ nên tổ chức việc chất
xếp hàng hóa cũng như bảo quản trong quá trình vận chuyển để ngăn chặn những rủi
ro không đáng có do sơ suất, không tìm hiểu kỹ.
III. CÁC RỦI RO VỀ CHỨNG TỪ/THỦ TỤC
Bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm những giấy tờ cần thiết cho thủ tục hoàn thành
việc xuất hay nhập khẩu cho một lô hàng. Có những chứng từ do phía xuất khẩu làm
(invoice, packing list, CO…), hay do người nhập khẩu làm (L/C), hoặc cả 2 bên làm
(hợp đồng, tờ khai hải quan). Để xuất khẩu hoặc nhập khẩu một loại mặt hàng cụ thể,
bạn cần phải có 1 bộ chứng từ đi kèm để chứng minh sự việc, làm cơ sở cho việc
thanh toán tiền hàng hoặc khiếu nại đòi bồi thường…
1. Rủi ro các chứng từ không có giá trị pháp lý hoặc không đồng nhất với nhau
1.1. Tổng quan
Mỗi chứng từ xuất nhập khẩu chính là một cột mốc cho các bước trong quá trình xuất
nhập khẩu, mỗi chứng từ có ý nghĩa như một xác nhận cho việc chấp hành hợp đồng
và do đó việc chúng có giá trị pháp lý là vô cùng cần thiết cho quá trình thực hiện hợp
đồng ngoại thương được diễn ra suôn sẻ. Vậy việc các chứng từ không có giá trị pháp
lý sẽ ảnh hưởng như thế nào?
1.2. Nguyên nhân
Nguyên vật Phương
Con người Máy móc Quản lí
liệu pháp
- Không đủ kiến thức, Lỗi kỹ thuật <= - Chứng từ có - Khâu quản - Chứng từ
điều này có thể là do: Máy in lỗi/Hệ vấn đề ngay từ lý sơ suất được lập
+ Nhân viên mới chưa có thống không tự đầu, do: trong việc không đúng
đủ kinh nghiệm (Do có kiểm tra <= + Hiểu sai, kiểm tra lại quy cách: 
13
quá nhiều thứ phải học
hỏi khi mới bước vào làm
việc ở công ty dẫn đến
chưa quen việc)
không rõ các
+ Công ty không training
quy tắc dẫn
đủ hoặc đã training nhiều
đến  lập chứng
nhưng nhân viên khả
từ sai
năng tiếp thu kém
+ Hàng có vấn
+ Hiểu sai quy định để
đề nên không
lập chứng từ một cách
được lập thành
hợp pháp <= Các quy
chứng từ có công việc lập
định về lập chứng từ, các + Lập sai
giá trị pháp lý chứng từ:
vấn đề thủ tục thường rắc với điều
+ Tin tưởng
rối, phức tạp và dễ hiểu kiện bắt
vào dây
sai Công ty chưa buộc của
chuyền làm
bảo trì hệ thống chứng từ
việc
- Yếu tố chủ quan: nhân máy móc định kỳ + Nhầm lẫn
+ Khâu quản
viên bất cẩn, do: trong quá
lý kiểm tra
+ Không tâm huyết với - Tài liệu in trình thực
nhưng còn
công việc được giao do thiếu: hiện
sót, chưa tỉ mỉ
tính nhàm chán hoặc dễ + 2 bên thỏa
lầm lẫn của việc làm thuận nhưng
chứng từ  có bên quên
+ Công việc ở công ty bổ sung
quá nhiều dẫn đến việc bị + Không rõ
overloaded <= Công ty cần bao nhiêu
chưa quản lý được lượng bản
việc cho từng cá nhân để + In bị mờ, bị
quản lý chia việc cho phù phai chữ đi
hợp 

14
1.3. Hậu quả
- Không được ngân hàng chấp nhận thanh toán;
- Không được thông quan;
- Không được giao/nhận hàng;
- Khó giải quyết khiếu nại, tranh chấp sau này.
1.4. Cách phòng ngừa rủi ro
- Man: 
 Training kiến thức về các giấy tờ, chứng từ;
 Tạo một môi trường làm việc năng động tươi vui cho công ty;
 Có biện pháp răn đe, thưởng phạt cho cá nhân;
 Giao việc một cách phù hợp
- Machine: Có đội ngũ kỹ thuật kiểm tra một cách thường xuyên
- Material:
 Hiểu rõ thỏa thuận bên mình và bên đối phương;
 Chuẩn bị hàng hóa một cách uy tín, chất lượng;
 Có kế hoạch dự phòng;
 Dùng các chất liệu tốt để in tài liệu
 Thường xuyên update tình hình tài liệu.
- Management: Tập trung làm việc có tâm, có phương pháp quản lý chất lượng tốt hơn
- Method: 
 Tham khảo kĩ các điều kiện cần có của từng loại chứng từ
 Vận dụng đúng kiến thức giấy tờ để lập hiệu quả
2. Rủi ro giấy tờ, chứng từ không đủ/hết hạn
2.1. Tổng quan
Như đã đề cập ở trên, bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm những giấy tờ cần thiết để
hoàn thành việc xuất hay nhập khẩu cho một lô hàng, chỉ cần một loại giấy tờ có trục
trặc có thể ảnh hưởng và làm chậm đến quá trình xuất nhập khẩu. Do đó, khi tiến hành
một giai đoạn nào đó trong quy trình XNK mà chứng từ thiếu hoặc đã hết hạn không
dùng được cũng mang lại nhiều rắc rối cho doanh nghiệp.
2.2. Nguyên nhân
Con người Nguyên vật Quản lí Môi trường
15
liệu
- Rơi rớt giấy tờ:
+ Gió thổi bay mất 
- Bất cẩn:
- Chữ - Không kiểm + Cầm giữ không kĩ
+ Người làm việc thiếu trách
nhỏ/chữ mờ kê thường - Bị tiêu hủy hoàn toàn:
nhiệm, không tâm huyết với
nên hết hạn xuyên tình hình + Đổ nước hoặc bất cứ thứ
công việc quản lý giấy tờ
không để ý: các chứng từ: chất lỏng nào làm hủy
+ Nhiều việc nên quên,
+ Bị phai do + Tâm lý chủ hoại khả năng đọc được
không để tâm đến các chi
để lâu quan và chức năng của chứng
tiết <= Công ty chưa quản lý
+ Mực in + Sắp xếp từ
được lượng việc cho từng cá
kém chất ẩu/quản lí kém + Đưa nhầm vào 
nhân để quản lý chia việc
lượng hiệu quả máy cắt giấy/lửa/bất cứ
cho phù hợp 
thứ gì làm chứng từ mất đi
hình dạng ban đầu
2.3. Hậu quả:
- Không thực hiện được các bước tiếp theo;
- Gián đoạn quá trình mua hàng, làm trì trệ các công đoạn tiếp theo;
- Trễ hàng cho NM, ảnh hưởng khách hàng của NM;
- Tốn thời gian, sức lực để lập lại.
2.4. Cách phòng ngừa rủi ro 
- Man: 
 Có các biện pháp răn đe, thưởng phạt cho nhân viên;
 Tạo môi trường làm việc công ty năng động tươi vui;
 Phân chia công việc phù hợp cho từng cá nhân.
- Material: 
 Thường xuyên check và lưu trữ tài liệu hợp lí;
 Dùng chất liệu tốt để in, viết.
- Management: 
 Đổi mới phương pháp quản lý;
 Không ỷ lại.

16
- Environment: Có đồ kẹp, cất trữ ở chỗ an toàn, có các công cụ chống lại các tác
động ngoài môi trường dành cho các giấy tờ mang tính quan trọng như chứng từ.
3. Rủi ro gặp khó khăn trong việc thông quan ở nước khác
3.1. Khái quát rủi ro
Với hàng xuất nhập khẩu thì thông quan hàng hóa là yêu cầu bắt buộc. Kì thực,
thủ tục này nhằm quyết hai mục đích cơ bản là để Nhà nước tính, thu thuế và để quản
lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục cấm.
Thông quan với những người chưa bao giờ hoặc mới làm những lô hàng đầu tiên, cảm
giác lo lắng là không thể tránh khỏi. Nào là hồ sơ đúng không, lên tờ khai thế nào, làm
việc với hải quan ra sao. Những lo lắng đó bắt nguồn từ việc bất định trong việc làm
công việc xa lạ lần đầu, hoặc đã làm nhiều ở nước mình nhưng ở nước ngoài thì kinh
nghiệm bằng không. Vậy, rủi ro này có thể phân tích như thế nào?
3.2. Nguyên nhân

Con người Nguyên vật liệu Quản lí Phương pháp Môi trường
- Thiếu kinh - Bị yêu cầu - Không chuẩn - Chọn điều kiện - Môi
nghiệm, lúng một số tài liệu bị sẵn sàng INCOTERMS (cụ thể trường
túng khi thông chưa chuẩn bị: trước cho đội thường là EXW và nước ngoài
quan ở nước xa + Do khác về ngũ: DDP) vượt khả năng xa lạ:
lạ: quy trình ở + Không biết gì mình: + Văn hóa,
+ Chưa từng nước mình; để chuẩn bị hoặc + Không rõ về xã hội,
thông quan ở + Thật sự chuẩn không lường INCOTERMS ngoại ngữ,
nước ngoài; bị thiếu trước việc thông + Nhân nhượng khi chính sách
+ Lần đầu làm quan sẽ khác đi thỏa thuận với bên ưu đãi khác
việc về thông - Tài liệu viết khi ở nước khác còn lại + Quy trình
quan sai, viết thiếu, + Bộ máy quản thủ tục khác
- Thiếu ngoại cung cấp thông lý không đủ kỹ
ngữ, kiến thức: tin chưa chuẩn năng, không kịp
+ Chưa tìm hiểu xác: trở tay khi cần
về chính sách,  + Chưa từng
thủ tục hoặc các thực tế xử lý

17
ưu đãi cho người
nước ngoài ở
khâu thông quan;
+ Chưa được đào công việc thông
tạo về ngôn ngữ quan ở nước đó
nước đó.  + Tập quán
khác nhau giữa
3.3. Hậu quả:  các quốc gia
- Mất rất nhiều thời gian cho mỗi khâu thông quan; 
- Dẫn đến tình trạng trễ hàng, người mua không có hàng cung cấp cho khách hàng sau
có thể dẫn đến cả hợp đồng bị hủy
- Khai sai, dẫn đến việc khai lại làm hải quan nghi ngờ và bị chú ý dẫn đến hàng bị
luồng đỏ, vàng;
- Không biết các ưu đãi, tiền thuế nộp cao hơn đáng ra cần nộp.
3.4. Cách phòng ngừa rủi ro
- Man: 
+ Đào tạo nhân viên nhiều kiến thức hơn, và đào tạo cả kỹ năng ứng phó hoàn
cảnh
+ Tạo cơ hội cho nhân viên đi sang nhiều nước khác nhau cùng những người đã
có kinh nghiệm
- Material: Tìm hiểu kĩ các yêu cầu về tài liệu, có tài liệu dự phòng
- Management: Tìm hiểu, học hỏi, đổi mới nhiều hơn trong phong cách quản lý và đào
tạo nhân viên. Không chủ quan trong từng chi tiết nhỏ.
- Method: 
+ Tìm hiểu kỹ về các điều kiện trong giao dịch thương mại quốc tế để chọn cho
phù hợp với hoàn cảnh lúc đó của mình;
+ Tự tin thẳng thắn thỏa thuận xin giúp đỡ từ bên còn lại.
- Environment: Tìm hiểu kỹ về văn hóa, xã hội, chính sách, quy trình thủ tục của nước
ngoài trước khi mua bán.
4. Rủi ro hàng gặp luồng đỏ/luồng vàng khi kiểm tra HQ
18
4.1. Tổng quan
Việc phân luồng hàng hóa (hàng xuất, hàng nhập) trong Hải quan, gọi tắt là phân
luồng Hải quan, được cho là một công cụ, thủ tục và hình thức hữu hiệu giúp cơ quan
Hải Quan thực hiện việc giám sát, kiểm tra và quản lý hàng hóa ra và vào lãnh thổ
Việt nam. Hải quan sẽ phân loại hàng hóa dưới hình thức 3 luồng: Luồng xanh, vàng
và đỏ. Theo đó mức độ kiểm tra và cảnh giác của cơ quan kiểm soát sẽ tăng dần từ
xanh, vàng và cuối cùng là luồng có mức độ kiểm soát cao nhất: Luồng đỏ. Ở luồng
đỏ, nó cho thấy một số vấn đề về nguồn hàng đã làm gia tăng sự quan ngại của cơ
quan Hải quan đối với tính tuân thủ Pháp luật của đơn vị kinh doanh. Và việc thông
quan hàng hóa cũng sẽ được giám định nghiêm ngặt hơn thông qua một số quá trình
kiểm tra theo luật định.
4.2. Nguyên nhân:

Con người Máy móc Quản lí Môi trường

- Do doanh - Lỗi kĩ thuật: - Hàng hóa bị cấm do: - Ngành hàng


nghiệp không + Máy hoạt động không + Hàng không được phép đang trong
tuân thủ (kể cả chính xác <= thông tin về các XNK; tầm kiểm tra
trong quá khứ) quy định, chính sách hàng + Hàng không đạt chuẩn. kỹ:
+ Buôn lậu hóa tại thời điểm làm thủ tục + Có DN vi
+ Tham lợi chưa được cập nhật; - Thông tin về tên hàng phạm ngành
nhuận + Lầm lẫn hàng khi kiểm thủ không rõ ràng, không phù hàng đó
+ Trốn thuế, công hợp với mã số hàng hoá + Quốc gia
gian lận thuế đã đươc quy định: ưu tiên kiểm
- Do doanh  +Trong quá trình khai tra hàng này
nghiệp chưa vi báo thủ công, doanh 100%
phạm, nhưng nghiê ̣p đã khai báo sai
rủi ro cao: thông tin so với chứng từ,
+ Có tiền lệ sửa hồ sơ gốc;
đổi tờ khai hải  + Doanh nghiệp muốn
quan che giấu vi phạm.
+ Cung cấp

19
thông tin không
đầy đủ
4.3. Hậu quả
- Không được thông quan;
- Mất uy tín, bị liệt vào danh sách DN không trong sạch;
- Không có hàng cung ứng cho khách hàng;
- Có thể bị tiêu hủy;
- Bị tra cứu trách nhiệm pháp lý;
- Ảnh hưởng tương lai ngành hàng nói chung và DN nói riêng.
4.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro 
- Man:
 Buôn bán hợp pháp, ngành hàng đúng quy định pháp luật;
 Trung thực, không vì lợi ích trước mắt;
 Cẩn thận trong khâu khai báo hải quan để tránh thiệt hại về sau;
 Tham khảo những mẫu có sẵn để khai đầy đủ
- Machine: Thông báo kỹ cho bên hải quan về tình trạng máy;
- Material: Tìm hiểu kĩ các mặt hàng được và không được cho phép mua bán, chuẩn bị
hàng hóa cẩn thận và tỉ mỉ;
- Environment: Chọn lọc ngành để sản xuất mua bán, luôn tuân thủ đúng quy định để
tránh tiền sử không trong sạch.
IV. CÁC RỦI RO KHÁC
Tổng quan: Ngoài những rủi ro liên quan đến hàng hóa, phương tiện vận tải và thủ tục
chứng từ, điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương cũng ẩn chứa một vài
rủi ro khác liên quan đến việc sử dụng incoterm, quá trình chuyển giao rủi ro, cũng
như rủi ro bị phạt trong quá trình làm hàng. 
1. Rủi ro sử dụng sai điều khoản Incoterms
1.1. Khái quát về rủi ro
Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa, và được nhiều quốc
gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Nội dung chính của các
điều khoản này phải kể tới 2 điểm quan trọng:
Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu;
20
 Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua
Incoterm hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng Ngoại thương. Do vậy,
rủi ro sử dụng sai/không phù hợp điều khoản incoterms thường xảy ra, gây nên một số
bất lợi cho người bán, người mua.
1.2. Nguyên nhân

Con người Nguyên liệu Quản lí Phương pháp


- Không đọc kĩ
- Quy trình kí hợp đồng
hợp đồng
- Thiếu thống nhất trong không phù hợp
+ Thời gian đọc
quản lí thông tin + Không thống nhất
hợp đồng ngắn
+ Người kí hợp đồng thông tin giữa các bên
+ Chủ quan, quá
tin tưởng vào đối không thống nhất thông tin liên quan
Hợp đồng in mờ, với người quản lí + Không tìm hiểu rõ về
tác
in thiếu điều thương vụ mua bán
+ Bất đồng về
khoản trước khi kí
mặt ngôn ngữ
+ Máy in hư
hỏng
- Giao trách nhiệm tìm
+ Mực máy in
hiểu hợp đồng cho nhân
hết, kém chất
- Hiểu sai điều sự không đủ kinh
lượng
khoản nghiệm
- Không có cơ chế
+ Không có đủ + Thiếu nhân sự đủ tiêu
kiểm tra lại hợp đồng
hiểu biết về kinh chuẩn, hiểu rõ về kinh
trước khi thực hiện
doanh quốc tế doanh quốc tế
+ Quá tin tưởng vào khả
năng của nhân sự"

1.3. Hậu quả


Việc lựa chọn điều khoản Incoterms liên hệ mật thiết đến việc thực hiện trách nhiệm,
quy định chuyển giao rủi ro, chi phí của hai bên. Do đó, rủi ro trong việc lựa chọn sai
điều khoản Incoterm trong hợp đồng có thể dẫn đến những hậu quả lớn, cụ thể: 

21
- Hiểu nhầm trong cách thức thực hiện hợp đồng;
- Bên hiểu rõ hơn sẽ lợi dụng sự hiểu biết của mình để tăng lợi nhuận, giảm rủi ro =>
bên còn lại dễ gặp rủi ro mất tiền, hàng hóa hư hỏng, hàng hóa không được giao theo
đúng quy định,...;
- Hai bên mâu thuẫn, tranh chấp, chấm dứt hợp đồng;
- Chịu những chi phí không được tính trước hoặc đã bao gồm trong hợp đồng nhưng
phải chịu lại chi phí: chi phí vận chuyển nội địa, chi phí lưu kho bãi,.....
1.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro
 Về con người:
 Tìm hiểu kĩ về các điều khoản, đặc biệt là mở rộng hiểu biết về tập quán buôn
bán quốc tế: incoterms,...;
 Hạn chế chủ quan trong việc giao kết hợp đồng, đọc kĩ hợp đồng trước khi kí
kết để tránh bỏ sót các điều khoản quan trọng;
 Trau dồi kĩ năng ngoại ngữ trong chuyên ngành của mình để đảm bảo hiểu rõ
đối phương trong quá trình đàm phán.
 Về máy móc: 
 Đảm bảo máy in hợp đồng hoạt động tốt;
 Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, thay mực máy in;
 Về mặt quản lí
 Đảm bảo thống nhất về mặt thông tin giữa những người thực hiện hợp đồng
bao gồm quá trình tìm hiểu, đàm phán, thương lượng, kí kết;
 Phân công nhân sự hợp lí, đảm bảo nhân sự có những kĩ năng, hiểu biết đúng
về việc đàm phán, thực hiện hợp đồng, đặc biệt là hiểu biết về Incoterms;
 Triển khai những khóa đào tạo, nâng cao nâng lực đàm phán hợp đồng ngoại
thương cho nhân viên.
 Về mặt phương pháp:
 Triển khai quy trình kí kết hợp đồng thống nhất và đầy đủ;
 Kiểm tra kĩ hợp đồng trước khi kí kết.
2. Rủi ro mâu thuẫn trong chuyển giao rủi ro
2.1 Khái quát về rủi ro

22
Mâu thuẫn về mặt chuyển giao rủi ro là mâu thuẫn liên quan đến địa điểm mà rủi ro
của hàng hóa chuyển giao từ người bán sang người mua. Mâu thuẫn này thường có
liên quan đến điều khoản incoterm được sử dụng trong hợp đồng ngoại thương. Rủi ro
thường gặp là người bán và người mua không thống nhất về địa điểm trách nhiệm rủi
ro được chuyển giao, do đó dẫn đến việc có những khoảng thời gian hàng hóa không
được chăm sóc cẩn thận trong quá trình di chuyển. 
Ví dụ: Nơi chuyển rủi ro của điều kiện FOB, CFR, CIF: Incoterms 2000 quy định ở
lan can tàu còn Incoterms 2010 quy định nơi chuyển rủi ro là hàng xếp xong trên tàu;
Nếu hai bên không quy định cụ thể về điều kiện này, rủi ro của hàng hóa từ lan can
tàu đến boong tàu sẽ không được xác định.
2.2 Nguyên nhân

Con người Quản lí Phương pháp Môi trường


- Không am hiểu - Quản lí sơ
về Incoterm và suất trong kiểm - Môi trường luật
chuyển giao rủi ro: tra thông tin: pháp quốc gia:
- Không quy định cụ thể
+ Không cập nhật + Không có cơ + Thiếu cập nhật về
điều khoản incoterm trong
những thay đổi chế kiểm tra lại incoterm cho các
hợp đồng: điều khoản hợp
trong incoterms hợp đồng, quản doanh nghiệp
đồng không quy định bộ
+ Cập nhật thông lí thông tin + Luật pháp quốc gia
incoterms được sử dụng
tin thiếu chính xác, trong kí kết có quy định bắt buộc,
(2000, 2010, 2020,...)
sai nguồn thông + Chủ quan, lơ không thể thay đổi về
tin. là trong quản lí điều khoản

- Cố tình gian lận hợp đồng và - Hai bên không làm rõ về incoterms.
trong quá trình quy trình thực địa điểm chuyển giao
chuyển giao rủi ro hiện hợp đồng trong quá trình kí kết
+ Một bên trong
hợp đồng cố tình
không quy định rõ
địa điểm chuyển
giao rủi ro để trục

23
lợi
2.3. Hậu quả
 Hàng hóa gặp rủi ro hư hỏng do không xác định rõ bên chịu trách nhiệm: khi
hai bên không hiểu rõ về trách nhiệm của mình, hàng hóa thường không được
chăm sóc một cách cẩn thận, rủi ro hư hỏng mất mát dễ xảy ra.
 Người mua và người bán xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp: khi hàng hóa gặp vấn
đề về, hai bên trong hợp đồng dễ phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp. Những mâu
thuẫn tranh chấp lớn có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh doanh giữa
hai bên hoặc dẫn đến vấn đề pháp lí về tranh chấp, kiện tụng.
 Hợp đồng bị vô hiệu do hai bên không thống nhất: hợp đồng bị vô hiệu sẽ dẫn
tới những tổn thất về mặt tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro
 Về mặt con người:
 Tìm hiểu rõ về Incoterms và những cập nhật trong các bộ incoterms sử dụng
trong hợp đồng;
 Cập nhật thông tin ở những nguồn tin chính xác, đáng tin cậy (trang web
ICC,...), có quá trình kiểm định thông tin;
 Có sự đề phòng nhất định với đối tác trong quá trình đàm phán, kí kết hợp
đồng, tránh biến mình thành bên bất lợi trong thương vụ buôn bán.
 Về mặt quản lí
 Luôn có cơ chế quản lí thông tin cụ thể đối với từng hợp đồng ngoại thương,
thực hiện tốt kiểm tra thông tin hợp đồng;
 Tránh thái độ chủ quan, lơ là trong quá trình đàm phán, kí kết hợp đồng.
 Về mặt phương pháp
 Quy định rõ ràng, cụ thể về điều khoản Incoterms được sử dụng:
VD: Quy định rõ: Điều khoản Incoterms được sử dụng là FOB 2010 thay vì
chỉ nêu Incoterm;
 Trong quá trình đàm phán, nêu rõ về địa điểm chuyển giao rủi ro cụ thể ở từng
chặng.
 Về môi trường pháp lí:

24
 Nắm rõ về môi trường pháp lí cụ thể ở từng nước thực hiện hoạt động kinh
doanh để có sự điều chỉnh phù hợp trong hợp đồng mua bán.
3. Rủi ro bị phạt tiền do chậm trễ trong làm hàng
3.1 Khái quát về rủi ro
 Demurrage Charge (DEM) là phí lưu container tại bãi mà hãng tàu thu khách
hàng. Bản chất của phí này là cảng sẽ thu của hãng tàu sau đó hãng tàu sẽ thu
khách hàng và đóng lại cho cảng theo thoả thuận riêng, phí này được tính trên
mỗi đơn vị container. Mỗi hãng tàu sẽ có thời gian (ngày) miễn phí cho khách
hàng lưu container tại bãi và quá thời hạn thì hãng tàu bắt đầu thu phí khách
hàng.
 Phí Detention (DET) được gọi là phí lưu container tại kho. Phí này bạn đóng
cho hãng tàu. Tương tự như phí DET, hãng tàu có thời gian miễn phí và thời
gian tính phí DET. Phí này được tính theo ngày và tuỳ thuộc chủng loại,kích
thước container.
Phí Demurrage and Detention là hai loại phí chủ yếu dẫn đến thiệt hại trực tiếp về tài
chính cho chủ hàng. Mức phạt demurrage và detention khá cao, trong nhiều trường
hợp có thể lớn hơn giá trị thực tế của lô hàng, do đó cần được  tính đến trong quá trình
quản trị rủi ro.
3.2 Nguyên nhân

Con người Máy móc Quản lí Phương pháp Môi trường


Không đủ nhân Thiếu máy - Quản lí hoạt Không tính được thời Thời tiết xấu:
lực làm hàng móc làm động làm gian làm hàng/lượng mưa, bão, lũ lụt
+ Mùa cao hàng hàng không nhân công cần thiết: ảnh hưởng đến
điểm khó thuê + Máy móc hiệu quả: + Chủ quan thời gian làm
nhân công tại cảng bị hư + Thiếu kinh + Không có đủ nghiệp hàng
+ Nhân công hỏng nghiệm quản vụ tính toán
nghỉ vì lí do + Cơ sở vật lí
đột xuất/ốm chất yếu kém + Không ý
đau, tai nạn" ở cảng làm thức được vai

25
trò của việc

hàng quản lí

Nhân lực làm


việc không
hiệu quả, chậm
trễ
- Môi trường
+ Nhân công
chính trị, luật
không đủ tiêu - Cơ chế
pháp
chuẩn làm Máy móc quản lí việc
+ Không cho
hàng, không không hoạt làm hàng Tổ chức hoạt động làm
phép làm việc
quen công việc động tốt, không đúng: hàng kém hiệu quả
trong ngày lễ
+ Nhân công công suất yếu + Cho công + Không có kinh
+ Quy định mang
thiếu ý thức + Không nhân nghỉ nghiệm/phương pháp
tính bất lợi với
được kiểm quá nhiều tổ chức
việc làm hàng (ví
tra, bảo + Không sắp + Không đề ra kế
dụ: quy tắc phòng
dưỡng xếp thời gian hoạch làm hàng cụ thể
chống Covid)
Bạo loạn, đình thường xuyên làm hàng hợp
+ Quy định thời
công, nổi dậy lí
gian làm việc của
+ Chính sách
nhân công
của công ty sai
+ Lương thấp,
phúc lợi thấp

3.3. Hậu quả


- Gây thiệt hại lớn về tài chính do phí demurrage và phí detention khá cao. Đây là
những khoản phí vô lí mà doanh nghiệp có thể phòng tránh được nếu quản lí
tốt;
- Không đưa được hàng về kho đúng thời gian -> ảnh hưởng hoạt động kinh doanh,
chất lượng hàng hóa;

26
- Ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa người chủ hàng và chủ tàu, có thể tác động
đến những lần thuê tàu trong tương lai.
3.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro
 Về mặt con người:
 Có phương án nhân công phù hợp, đảm bảo lượng nhân công đầy đủ cho việc làm
hàng và ứng phó kịp thời với những sự thiếu hụt nhân công đột xuất;
 Đảm bảo chất lượng nhân công: nhân công có kinh nghiệm trong việc bốc dỡ hàng
tại cảng hoặc có thể làm việc nhanh chóng, hiệu quả;
 Chính sách phù hợp với người lao động nhằm đảm bảo chất lượng và thái độ làm
việc của công nhân.
 Về mặt thiết bị:
 Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc phục vụ việc làm hàng
để đảm bảo máy móc hoạt động tốt;
 Nếu máy móc thuộc sở hữu của cảng, nên có hoạt động kiểm định trước khi tiến
hành làm hàng.
 Về mặt quản lí và phương pháp:
 Chuẩn bị sẵn kế hoạch cho việc làm hàng, bao gồm thời gian làm hàng dự kiến, số
nhân công cần thiết, tiến độ làm hàng cụ thể trong từng ngày, biện pháp ứng phó
các rủi ro bất ngờ;
 Thực hiện đúng với những kế hoạch đề ra sẵn, phân bổ thời gian, ca làm việc hợp
lí.
 Về mặt môi trường:
 Xem xét các yếu tố thời tiết có thể ảnh hưởng đến việc làm hàng để thỏa thuận thời
gian làm hàng hợp lí với chủ tàu, có phương án dự phòng bất trắc do thời tiết gây
ra.(VD: tăng số lượng nhân công làm việc vào ngày thời tiết ổn định,...);
 Tìm hiểu về các điều luật có thể ảnh hưởng đến thời gian làm việc ở nước làm
hàng: các ngày nghỉ lễ quan trọng, luật lao động,....

B. CÁC RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

27
I. RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN
Phương thức chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu sẽ
yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu ở một
địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do nhà nhập khẩu quy định.
Có 2 cách thức:

 Chuyển tiền trả sau: nhà NK chỉ giao tiền sau khi người XK giao hàng và bộ
chứng từ hàng hóa cho nhà NK. 
 Chuyển tiền trả trước: nhà NK lệnh chuyển tiền trước rồi nhà XK mới giao hàng
và bộ chứng từ. 

1. Rủi ro đối với nhà Nhập khẩu

Trong trường hợp chuyển tiền trả trước, nhà Nhập khẩu có thể gặp rủi ro trong trường
hợp thanh toán trước hoặc ứng trước một phần tiền hàng mà không nhận được hàng
như thỏa thuận từ nhà Xuất khẩu.

Các nguyên nhân khiến nhà Xuất khẩu không giao hàng là:
 Do nhà Xuất khẩu cố tình không giao hàng. Khi xảy ra sự việc này nhà Nhập khẩu
thường tìm các biện pháp buộc bên bán phải giao hàng đồng thời bồi thường thiệt
hại do việc chậm trễ này. Nếu không được thì nhà Nhập khẩu có thể kiện bên bán
ra tòa nếu số tiền lớn. Khi kiện nhà Xuất khẩu ra tòa, nhà Nhập khẩu buộc phải trả
các chi phí để theo đuổi vụ kiện và phí trả cho tòa án. Nếu thắng kiện, bên mua sẽ
thu được một khoản tiền nhất định, ngược lại nếu thua kiện bên mua thiệt hại càng
nặng nề hơn.
 Nhà Xuất khẩu chưa sản xuất sản phẩm đúng thời gian, địa điểm, tiêu chuẩn như
trong hợp đồng đã ký nên chưa giao hàng. Nhà nhập khẩu có thể nhận được hàng
hóa tuy nhiên do nhận muộn hơn so với hạn định nên ảnh hưởng đến kế hoạch sản
xuất kinh doanh. 
 Gặp sự cố trong quá trình vận chuyển: thiên tai, cướp giật, hỏng hóc trong quá
trình vận chuyển.

28
 Rủi ro chính trị giữa hai nước khiến nhà Xuất khẩu không thể chuyển hàng đi. Nhà
Nhập khẩu thường không thể nhận hàng từ nhà Xuất khẩu do không thể chuyển
hàng đi và thời gian có thể vận chuyển thì quá lâu dẫn đến hàng hóa bị hỏng hoặc
không cần thiết đối với nhà Nhập khẩu nữa.

Giải pháp:

Sẽ rất bất lợi cho nhà Nhập khẩu nếu sau khi chuyển tiền xong, nhà Xuất khẩu bị phá
sản hoặc giao hàng không đúng số lượng, chủng loại, chất lượng kém hay không đảm
bảo thời gian giao hàng theo đúng thỏa thuận làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh
của mình. Vì thế nếu buộc phải thanh toán theo phương thức này, nhà nhập khẩu yêu
cầu ngân hàng của nhà xuất khẩu phát hành cho mình một thư bảo lãnh về số tiền ứng
trước đó, để tránh rủi ro mất tiền khi nhà Xuất khẩu không thực hiện những nghĩa vụ
như đã cam kết trong hợp đồng ngoại thương.

2. Rủi ro với nhà Xuất khẩu


Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu xảy ra khi nhà Nhập khẩu nhận hàng nhưng không chịu
thanh toán hoặc vì một số nguyên nhân không muốn nhận hàng, không thanh toán dẫn
đến việc từ chối thanh toán trong trường hợp chuyển tiền trả sau.
Một số nguyên nhân không muốn nhận hàng là:
 Nhà Nhập khẩu không có khả năng chi trả. Trong trường hợp này nhà Xuất khẩu có
thể thu được tiền nếu như nhà Nhập khẩu xin gia hạn thanh toán và chuyển tiền cho
nhà Xuất khẩu sau một thời gian nhất định so với thỏa thuận. Rủi ro đối với nhà
Xuất khẩu là nguồn vốn về chậm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
 Rủi ro chính trị, pháp lý từ phía nhà Nhập khẩu. Nhà Nhập khẩu đồng ý thanh toán
nhưng luật lệ của nước xuất khẩu không cho phép chuyển tiền cho nhà Xuất khẩu
dẫn đến nhà Xuất khẩu không nhận được tiền. Đây là một trường hợp nhà Xuất
khẩu khó có thể kiện nhà Nhập khẩu ra tòa án quốc tế được vì đó là vấn đề bắt
nguồn từ những nguyên nhân của một quốc gia.
 Nhà Nhập khẩu cố tình không trả tiền cho nhà Xuất khẩu. Nhà Xuất khẩu có thể lấy
được tiền hoặc không lấy được tiền nhưng phải bỏ ra nhiều khoản chi phí như: phí
29
thuê tòa án khi kiện bên mua, chi phí cơ hội, chi phí chi trả cho nguồn thay thế
nguồn vốn chưa thu được.
Trường hợp nhà Nhập khẩu không muốn nhận hàng thì nhà Xuất khẩu phải mất chi
phí vận chuyển hàng hóa, phải bán rẻ hoặc tái xuất.

Rủi ro xảy ra với nhà Xuất khẩu  trong trường hợp nếu nhà Nhập khẩu thanh toán sau
khi xuất hàng thì việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí của nhà Nhập khẩu, do đó
nhà Xuất khẩu dễ bị bên mua chiếm dụng vốn trong thanh toán.

Giải pháp: 
   Phương thức thanh toán này chứa đựng rủi ro lớn nhất vì việc trả tiền phụ thuộc vào
thiện chí của nhà Nhập khẩu. Do đó, nếu dùng phương thức này quyền lợi của tổ chức
xuất khẩu không đảm bảo.Vì vậy chỉ sử dụng phương thức này trong trường hợp hai
bên mua bán đã có sự tin cậy, hợp tác lâu dài, tín nhiệm lẫn nhau và thanh toán các
khoản tương đối nhỏ như thanh toán chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu, chi phí
vận chuyển bảo hiểm, bồi thường thiệt hại, hoặc dùng trong thanh toán phí mậu dịch,
chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tư về nước…

II. RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU


1. Phương thức nhờ thu trơn (Clean Collection): là phương thức thanh toán trong
đó nhà xuất khẩu sau khi giao hàng cho nhà nhập khẩu, chỉ ký phát tờ hối phiếu (hoặc
nhờ thu tờ Séc) đòi tiền nhà nhập khẩu và yêu cầu ngân hàng thu số tiền ghi trên tờ
hối phiếu, không kèm theo 1 điều kiện nào cả.
1.1. Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu:
Rủi ro: 
Rủi ro nhà Xuất khẩu không nhận được tiền thanh toán, hoặc nhận tiền thanh toán trễ;
mất hàng hoặc không thể vận chuyển hàng hóa về lại. Rủi ro tốn kém chi phí kiện
tụng, dễ gây ảnh hưởng đến hình ảnh và các mối quan hệ làm ăn của doanh nghiệp.

Nguyên nhân:
 Nhà Nhập khẩu: 
30
i/ Mất khả năng chi trả khi đến hạn thanh toán hối phiếu. Nhà Nhập khẩu lừa đảo,
không thanh toán dù đã nhận hàng. Năng lực tài chính của nhà Nhập khẩu kém,
thanh toán dây dưa, kì kèo, chậm trễ, dẫn đến thời gian thanh toán kéo dài. Nguyên
nhân mất khả năng chi trả do vỡ nợ, sản xuất trì trệ, kinh doanh thua lỗ,... Từ đó
gây ảnh hưởng đến mối quan hệ hai bên và thiệt hại tài chính cho nhà Xuất khẩu
(không có tiền để thực hiện hoạt động kinh doanh như xoay vốn tiền hàng, sản xuất
kinh doanh…)
ii/ Nhà Nhập khẩu không nhận hàng, không trả tiền. Nhà Xuất khẩu phải nhận hàng về
gây tốn thời gian, chi phí vận chuyển bảo quản hàng hóa, chịu chi phí cơ hội cho
việc bán hàng với đối tác này là không ký hợp đồng bán hàng với các đối tác khác
được hoặc bán với số lượng ít hơn. Trường hợp nước Xuất khẩu không cho phép
chuyển hàng về thì nhà Xuất khẩu mất tiền, mất hàng.
iii/ Nhà Xuất khẩu nhận hàng, đồng ý thanh toán nhưng luật lệ nước Nhập khẩu không
cho phép chuyển tiền nên nhà Xuất khẩu mất hàng, mất tiền.
 Ngân hàng: chỉ đóng vai trò trung gian nên không đảm bảo khả năng thanh toán cho
nhà Xuất khẩu khi nhà Nhập khẩu từ chối thanh toán. Dẫn đến rủi ro không nhận
được tiền thanh toán vì không có sự cam kết của ngân hàng.
 Nhà Xuất khẩu khi không nhận được tiền thanh toán, có thể kiện ra tòa. Dù chưa
biết kết quả nhưng phải trả phí kiện tụng cao, gây tốn kém. Ngoài ra còn làm mất
mối quan hệ làm ăn với đối tác, ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp, tốn kém chi
phí và nguồn lực cho kiện tụng. Từ đó ảnh hưởng đến nội bộ, sản xuất, lưu thông
hàng hóa với các đối tác khác.
         Giải pháp:
 Rủi ro nhà Nhập khẩu không nhận hàng: tìm cách bán hàng cho các đối tác khác
tại nước nhập khẩu, thực hiện một số ưu đãi như hạ giá bán, chiết khấu… tránh
vận chuyển hàng về lại tốn kém chi phí.
 Rủi ro thanh toán: tìm hiểu kỹ về luật pháp nước Nhập khẩu. Nhà Xuất khẩu chỉ
nên sử dụng phương thức nhờ thu khi hiểu rõ đối tác, đã xây dựng mối quan hệ
làm ăn lâu dài với đối tác, đáng tin cậy. Với đối tác lần đầu giao thương hoặc chưa
đủ độ tin cậy, nên lựa chọn phương thức thanh toán TT trả trước để đảm bảo nhận

31
được tiền thanh toán trước khi giao hàng, tránh rủi ro không nhận được thanh toán
từ nhà Nhập khẩu.

1.2. Rủi ro với nhà Nhập khẩu: 


Rủi ro:
Phát sinh khi lệnh nhờ thu đến trước hàng hóa và nhà nhập khẩu phải thực hiện nghĩa
vụ thanh toán hoặc chấp nhận trong khi hàng hóa không được gửi đi (rủi ro không có
hàng), hoặc gửi đi nhưng chưa tới nơi, hoặc khi nhận hàng hóa nhưng không đúng
chất lượng, chủng loại, số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. 

Nguyên nhân:
 Thỏa thuận giữa người bán mà người mua chưa rõ ràng.
 Quá trình vận chuyển hàng hóa gặp sự cố, trục trặc, rủi ro nên hàng hóa đến trễ.
 Hàng hóa không phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng do hành vi cố ý làm sai
hợp đồng của Nhà Xuất khẩu hoặc do hao hụt tự nhiên, thiệt hại hàng hóa trong quá
trình chuyên chở.
Giải pháp:
 Thỏa thuận cụ thể các điều khoản của hợp đồng với các bên liên quan, tránh sai sót.
Theo dõi hoạt động, tiến độ làm việc của các ngân hàng.
 Buộc thực hiện đúng hợp đồng bằng cách như giao hàng khác thay thế, cung ứng
dịch vụ theo đúng hợp đồng. Trong thời hạn thực hiện buộc thực hiện đúng hợp
đồng, nhà Nhập khẩu có thể áp dụng thêm chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt
hại.

2. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ DA-DP: là phương thức nhờ thu trong đó
người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ tiến
hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu không chỉ
căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều
kiện nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới
trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nhận hàng hoá.
2.1. Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu:
32
Rủi ro: nhà xuất khẩu mất quyền kiểm soát hàng hóa và chưa được thanh toán, mất
tiền, mất hàng hoặc không thể vận chuyển hàng hóa về lại.
Nguyên nhân:
 Ngân hàng thu hộ: 
i/ Chưa đủ uy tín và chuyên nghiệp, bộ phận ngân hàng làm việc chưa tốt, quản lý
hoạt động và nhân sự chưa chặt chẽ, hoặc cấu kết với phía nhà Nhập khẩu dẫn đến
nhầm lẫn, sai sót. Chữ ký bị giả mạo, người ký chấp nhận không đủ thẩm quyền
hay chưa đăng ký mẫu chữ ký nhưng Ngân hàng không phát hiện ra hoặc phát hiện
ra nhưng thông đồng với người mua.
ii/ Thực hiện sai sót trong lệnh nhờ thu dẫn đến trao bộ chứng từ hàng hóa cho người
Nhập khẩu trước khi người này thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. 
iii/ Từ đó phát sinh tình huống nhà Nhập khẩu có chứng từ đi lấy hàng về kho nhưng
từ chối hoặc không thanh toán cho nhà Xuất khẩu do: nhà Nhập khẩu có hành vi lừa
đảo, cố ý không thanh toán; không đủ năng lực tài chính, vỡ nợ... Nhà Xuất khẩu
chịu rủi ro mất hàng, mất tiền. Theo URC 522 Điều 11b, nếu ngân hàng xuất trình
có sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu thì mọi hậu quả đều do nhà Xuất khẩu
phải tự gánh chịu. Trường hợp nhà Xuất khẩu khởi kiện ra tòa thì phải chịu nhiều
rủi ro về chi phí, thời gian và khả năng thắng kiện không cao.
 Nhà Nhập khẩu: 
i/ Cấu kết với ngân hàng, nhận hàng nhưng không thanh toán tiền hàng. Làm giả chữ
ký, người ký không đủ thẩm quyền hay chưa đăng ký mẫu chữ ký.
ii/ Nhận thấy không còn nhu cầu về hàng hóa do đối tác hủy đơn hàng, các nhà cung
ứng khác đưa ra giá cả hợp lý hơn, hoặc do quá trình sản xuất của doanh nghiệp bị
ngưng trệ… nên từ chối nhận hàng bằng cách khước từ thanh toán hay chấp nhận
thanh toán trong khi hàng hóa đã gửi đi từ trước. Trường hợp chính quyền nước
Nhập khẩu không cho chuyển hàng về, nhà Xuất khẩu mất hàng, không nhận được
tiền.
 Nhà Nhập khẩu chấp nhận thanh toán nhưng chính phủ nước Nhập khẩu không cho
phép chuyển tiền.
Giải pháp: 
 Lựa chọn ngân hàng thu hộ uy tín, có danh tiếng
33
 Rủi ro nhà Nhập khẩu không nhận hàng: tìm cách bán hàng cho các đối tác khác
tại nước nhập khẩu, thực hiện một số ưu đãi như hạ giá bán, chiết khấu… tránh
vận chuyển hàng về lại tốn kém chi phí.

2.2. Rủi ro đối với nhà Nhập khẩu: 


Rủi ro: 
 Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng
 Bị kiện tụng
Nguyên nhân: Rủi ro cố ý từ nhà xuất khẩu như hàng hóa không được kiểm định,
không phù hợp với hợp đồng. Nhà Xuất khẩu lập bộ chứng từ giả, có sai sót, không
đạt yêu cầu để cố tình gian lận thương mại. Các ngân hàng không chịu trách nhiệm
khi chứng từ là giả mạo hay có sai sót hay hàng hóa không khớp với chứng từ. Nhà
Nhập khẩu chịu rủi ro bị kiện ra tòa nếu không thanh toán đúng hạn.  
Giải pháp: 
Thỏa thuận cụ thể các điều khoản của hợp đồng, tránh sai sót. Theo dõi hoạt động,
tiến độ làm việc của các ngân hàng.

III. RỦI RO TRONG THANH TOÁN BẰNG CHỨNG TỪ L/C

1. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu:

1.1. Nhà nhập khẩu đã thanh toán mà không nhận đúng, đủ hàng, hàng không
đảm bảo chất lượng
Nguyên nhân: 
 Thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác về khả năng tài chính, tình hình hoạt
động kinh doanh cũng như về uy tín và tính trung thực của đối tác, hoặc được cung
cấp các thông tin không chính xác,... -> nhà XK chủ tâm gian lận 
 Việc thanh toán của NH cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình
mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá -> Nhà xuất khẩu xuất trình
chứng từ giả mạo cho ngân hàng chỉ định để thanh toán 

34
Giải thích: NH chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ
tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho ngân hàng chỉ định để thanh toán.
Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như
hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà
nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng phát hành.
Giải pháp:
 Nghiên cứu kỹ lưỡng các thông tin về đối tác
 Buộc thực hiện đúng hợp đồng bằng cách như giao hàng khác thay thế, cung ứng
dịch vụ theo đúng hợp đồng. Trong thời hạn thực hiện buộc thực hiện đúng hợp
đồng, nhà Nhập khẩu có thể áp dụng thêm chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt
hại.

1.2. Chi phí phát sinh khi phải mở Thư bảo lãnh 
Nguyên nhân: Nhà XK và NK gần nhau -> Hàng hóa đến nhanh hơn chứng từ của
ngân hàng -> Nhà nhập khẩu phải mở Thư bảo lãnh để nhận hàng
Giải thích: Trong một số trường hợp, hàng đã được giao đến nơi đến nhưng nhà nhập
khẩu vẫn chưa nhận được các chứng từ thanh toán và như vậy không thể nhận hàng
được. nếu nhà nhập khẩu cần gấp hàng hóa hay sợ chịu chi phí lưu kho thì phải thu
xếp để NHPH phát hành một bảo lãnh gửi hãng tàu để nhận hàng, nhà nhập khẩu phải
chịu thêm chi phí không nhỏ trả cho ngân hàng. 
Giải pháp: Ngay tại thời điểm mở L/C bộ chứng từ được quy định phải chia làm 2
cách gửi:
 2/3 chứng từ (đặc biệt là 2 trong số 3 bản B/L gốc) xuất trình tới ngân hàng mở
L/C và
 1/3 bộ chứng từ (1 trong số 3 bản B/L gốc) được gửi trực tiếp từ người xuất khẩu
đến người nhập khẩu (thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế)

Khi người nhập khẩu nhận được 1 B/L gốc do người xuất khẩu gửi trực tiếp thì yêu
cầu Ngân hàng mở L/C tiến hành ký hậu B/L trên cơ sở công văn đề nghị ký hậu B/L
và chấp nhận mọi bất hợp lệ (nếu có) của bộ chứng từ mà ngân hàng sẽ nhận được do
người xuất khẩu xuất trình (nghĩa là chấp nhận thanh toán)

35
2. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu: Không được thanh toán do:
2.1. Không thực hiện được các điều khoản trong thư tín dụng:
Nguyên nhân:  
 Nhân viên thiếu kiến thức, kinh nghiệm, không cẩn thận -> Sơ suất trong việc
kiểm tra nội dung L/C 
 Thỏa thuận giữa người mua và người bán không rõ ràng về các chi tiết giao hàng
hoặc L/C -> Nhà nhập khẩu cố tình mở thư tín dụng khác với nội dung đã thỏa
thuận, hoặc đưa thêm vào các điều khoản mà chưa được đồng ý trước đây
=> Không thể thực hiện được các điều khoản trong thư tín dụng -> Bộ chứng từ không
phù hợp 
Giải thích: Đối với nhà xuất khẩu có thể gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện
được các điều khoản trong thư tín dụng, nếu như nhà nhập khẩu cố tình mở thư tín
dụng khác với nội dung đã thỏa thuận, hoặc đưa thêm vào các điều khoản mà chưa
được đồng ý trước đây, chẳng hạn: Thời gian giao hàng quá gấp không thể đáp ứng
được; Các chứng từ quy định phải xuất trình quá khó khăn hoặc không thể thực hiện
được; Quy định một cước phí vận tải mà nhà xuất khẩu không thể chấp nhận được;
Thời hạn hiệu lực L/C quá ngắn, nhà xuất khẩu không đủ thời gian tập hợp chứng từ
để xuất trình; Loại thư tín dụng không đúng như đã được thỏa thuận. Khi nhà xuất
khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp
nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng,
lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay
về nước. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho,
mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng
hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. 

Giải pháp: Tuyển dụng nhân viên thanh toán quốc tế được đào tạo nghiệp vụ ngoại
thương, am hiểu về luật pháp trong thương mại quốc tế thanh toán quốc tế, có năng
lực và có phẩm chất trung thực trong kinh doanh, dày dặn kinh nghiệm; kiểm tra chặt
chẽ, cẩn thận qua nhiều lần; tư vấn chuyên gia ở ngân hàng.

36
2.2. Sai sót trong quá trình lập chứng từ:
Nguyên nhân: Do trình độ nghiệp vụ ngoại thương thanh toán xuất nhập khẩu của
nhân viên còn yếu nên chưa nắm bắt được các yêu cầu của L/C -> Sai sót trong quá
trình lập chứng từ -> Không được thanh toán do bộ chứng từ không phù hợp.
Giải thích: Trên thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ, thường
gặp vẫn là:
 + Lập chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ của các bên tham gia, của hãng vận tải
Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng. 
 + Các sai sót trên bề mặt chứng từ : số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị của L/C; các
chứng từ không ghi số L/C, không đánh dấu bản gốc; các chứng từ không khớp nhau
hoặc không khớp với nội dung của L/C về số lượng, trọng lượng, mô tả hàng hoá…;
các chứng từ không tuân theo quy định của L/C về cảng bốc dỡ hàng, về hãng vận tải,
về phương thức vận chuyển hàng hóa…
Giải pháp: Tuyển dụng, đào tạo nhân viên thanh toán quốc tế có trình độ chuyên môn
tốt; có quy trình kiểm tra hồ sơ chặt chẽ, cẩn thận.

2.3. Ngân hàng mất khả năng thanh toán:


Nguyên nhân: không có đủ thông tin về khả năng tài chính, uy tín của ngân hàng
 -> chọn ngân hàng không uy tín -> ngân hàng phá sản -> ngân hàng mất khả năng
thanh toán -> Không được thanh toán dù xuất trình bộ chứng từ hợp lệ 
Giải thích: Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù
bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương tự như
vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì
hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một ngân hàng
hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của
NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước
thay đổi.

37
Giải pháp: Thu thập thông tin, nghiên cứu kĩ lưỡng về ngân hàng mở L/C để chọn
ngân hàng uy tín.

2.4. Nhà NK từ chối thanh toán


Nguyên nhân: Không chuẩn bị trước trong trường hợp nhà XK và NK gần nhau. 
 -> Bộ chứng từ đến chậm hơn hàng -> Nhà XK gửi vận đơn gốc cho nhà NK để nhận
hàng thay cho bộ chứng từ qua ngân hàng -> NH xác định quy trình bất hợp lệ -> Nhà
NK đã nhận hàng nhưng từ chối thanh toán.
Giải thích: Trong thực tiễn buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực gần nhau, hàng
đến cảng trước khi nhà nhập khẩu nhận được chứng từ vận tải. Để thuận tiện cho việc
nhận hàng mà không cần bảo lãnh của ngân hàng, người mở thư tín dụng yêu cầu một
bản vận đơn gốc gửi theo hàng hoá hoặc được nhà xuất khẩu gửi trực tiếp cho nhà
nhập khẩu. Chứng từ gốc này sẽ được nhận hàng thay thế cho chứng từ gửi qua cho
ngân hàng. Trong trường hợp này, nếu như ngân hàng xác định là bất hợp lệ, trong khi
nhà nhập khẩu đã nhận được hàng và từ chối thanh toán. Như vậy nhà xuất khẩu phải
chấp nhận rủi ro. NHPH L/C không thực hiện đúng cam kết của mình trong thanh toán
cho nhà xuất khẩu. 

Giải pháp: ngay tại thời điểm mở L/C bộ chứng từ được quy định phải chia làm 2
cách gửi đi:
 2/3 chứng từ (đặc biệt là 2 trong số 3 bản B/L gốc) xuất trình tới ngân hàng mở L/C

 1/3 bộ chứng từ (1 trong số 3 bản B/L gốc) được gửi trực tiếp từ người xuất khẩu
đến người nhập khẩu (thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế)

Khi người nhập khẩu nhận được 1 B/L gốc do người xuất khẩu gửi trực tiếp thì yêu
cầu Ngân hàng mở L/C tiến hành ký hậu B/L trên cơ sở công văn đề nghị ký hậu B/L
và chấp nhận mọi bất hợp lệ (nếu có) của bộ chứng từ mà ngân hàng sẽ nhận được do
người xuất khẩu xuất trình (nghĩa là chấp nhận thanh toán).

38
2.5. Mất hàng, mất tiền: 
Nguyên nhân: 
 Bộ chứng từ bất hợp lệ
 Chính phủ nước xuất khẩu không cho phép chuyển hàng về
=>  Nhà XK mất hàng, mất tiền
Giải pháp: 
 Tuyển dụng, đào tạo nhân viên thanh toán quốc tế có trình độ chuyên môn tốt; có
quy trình kiểm tra hồ sơ chứng từ chặt chẽ, cẩn thận.
 Nghiên cứu luật pháp, các chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu ở nước đối tác
 Tìm cách bán hàng tại nước xuất khẩu
2.6. Nhà nhập khẩu cấu kết với ngân hàng lừa nhà xuất khẩu:
Nguyên nhân: Ngân hàng của nhà xuất khẩu không kiểm tra tính hợp lệ của thư tín
dụng và của ngân hàng phát hành -> Người nhập khẩu có thể thông đồng với ngân
hàng để tạo ra một ngân hàng giả nhằm lừa người xuất khẩu
Giải pháp: 
 Lựa chọn ngân hàng uy tín
 Tìm hiểu thông tin về các đối tác (nhà nhập khẩu, ngân hàng phát hành được chọn)

C. CÁC RỦI RO TRONG BẢO HIỂM

I. BÊN BẢO HIỂM LÀ CÔNG TY BẢO HIỂM


1. Bên nhập khẩu(KHÔNG ĐƯỢC BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM)
1.1. Hợp đồng bảo hiểm mất hiệu lực
1.1.1. Sai sót trong thương thảo điều kiện bảo hiểm 
a. Không quy định rõ ràng điều kiện bảo hiểm 

Nếu người nhập khẩu không thương thảo rõ ràng với người mua bảo hiểm điều kiện
mình muốn thì có thể xảy ra rủi ro sau:
Đối với điều kiện giao hàng CIF và các điều kiện nhóm D: Người nhập khẩu muốn
được mua bảo hiểm theo điều kiện A nhưng người mua bảo hiểm lại mua loại C. Khi
rủi ro xảy ra người nhập khẩu có thể không được bảo hiểm nếu rủi ro đó nằm ngoài
trường hợp bảo hiểm của điều kiện loại C.
39
b. Không quy định đúng chất lượng công ty BH

 Người mua BH không tìm hiểu kỹ về chất lượng công ty BH dẫn đến rủi ro bị lừa
đảo tiền hoặc quy trình bảo hiểm có vấn đề, thậm chí công ty BH có thể không tồn
tại hoặc trên bờ vực phá sản. Điều này dẫn đến khi gặp rủi ro trong chuyến hàng
người nhập khẩu sẽ không được bồi thường.
 Trong quá trình thương thảo hợp đồng, người xuất khẩu có thể không đề cập đến
công ty BH, và trong đó có thể bao gồm việc người xuất khẩu cố tình che dấu cho
một hành vi nhằm trục lợi, dẫn đến việc người nhập khẩu thiếu thông tin về công ty
BH. Điều này dẫn đến rủi ro là công ty BH có chất lượng kém, quy trình kiểm định
và đền bù cồng kềnh và rủi ro lớn nhất là việc không được đền bù. 
 Cho dù trong quá trình thương thảo người xuất khẩu đã đề cập đến công ty BH,
người nhập khẩu cũng cần trang bị cho mình thông tin về công ty BH ấy, tìm hiểu
kỹ và thương thảo lại nếu thấy công ty BH không phù hợp là một cách để phòng
ngừa rủi ro cho người nhập khẩu.

1.1.2. Sai sót trong khâu xác định loại hợp đồng bảo hiểm
Việc mua bảo hiểm bao hay chuyến cũng nên được thảo luận kỹ càng trước khi một
trong hai bên mua bảo hiểm. Trong trường hợp nếu người xuất khẩu và người nhập
khẩu thực hiện mua giao dịch nhiều chuyến hàng trong một thời gian nhất định, loại
hợp đồng bảo hiểm mà chủ hàng nên lựa chọn là hợp đồng bao, điều này giúp chủ
hàng có được nhiều lợi ích như không cần phải mua bảo hiểm nhiều lần và nếu như
chủ hàng quên trả phí bảo hiểm cho một chuyến hàng, miễn là vẫn còn trong thời hạn
của bảo hiểm, thì chủ hàng vẫn được bồi thường nếu có rủi ro xảy ra. Nhưng nếu mua
nhầm bảo hiểm chuyến thì nếu không đóng tiền trong thời hạn bảo hiểm có hiệu lực
thì nếu rủi ro xảy ra, chủ hàng sẽ không được bồi thường. Điều này có thể là rủi ro rất
lớn cho người nhập khẩu nếu người xuất khẩu khi mua hợp đồng bảo hiểm vì lý do
nào đó mà chưa kịp thanh toán phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm, trong trường hợp
bảo hiểm chuyến, nếu như có hư hại, khả năng người nhập khẩu không được bồi

40
thường là rất cao. Chính vì vậy khi thương thảo điều khoản bảo hiểm, hai bên nên
thống nhất loại hợp đồng bảo hiểm cần mua. 

1.1.3 Sai sót trong khâu trao đổi hợp đồng với công ty bảo hiểm
a. Quy định thời gian không phù hợp 

Trong quá trình trao đổi hợp đồng với công ty bảo hiểm, người xuất khẩu bất cẩn
trong việc kiểm tra hoặc thông báo sai thời gian bảo hiểm có hiệu lực. Điều này dẫn
đến việc nếu có rủi ro xảy ra nằm ngoài thời gian quy định trên hợp đồng BH và người
NK không có biện pháp xử lý kịp thời thì sẽ chịu tiền phí phạt hoặc không được bồi
thường. 
Ví dụ: Thời hạn bảo hiểm bắt đầu từ 24 giờ của ngày ký hợp đồng đến 24 giờ của
ngày kết thúc hợp đồng theo giờ địa phương của chủ tàu hoặc nơi ký kết hợp đồng,
nếu không quy định thì theo giờ GMT. Trên hợp đồng của BH quy định ngày ký hợp
đồng là ngày 25/8, và ngày kết thúc hợp đồng là ngày 2/9. Nhưng thực tế, người NK
đã yêu cầu giao hàng trễ và dự kiến sẽ cập bến vào ngày 3/9. Nhưng người XK mua
BH đã không thông báo lại với công ty BH và rủi ro xảy ra trên chuyến hàng sẽ không
được BH bồi thường. 

b. Quy định không gian bảo hiểm không phù hợp

Không gian ở đây được hiểu theo nghĩa là phần không gian từ nơi người xuất khẩu
đến nơi người nhập khẩu nằm trong phạm trù của hợp đồng bảo hiểm. Có 4 địa điểm
mà là các cột mốc cho phạm vi này, bao gồm:
1. Kho của người xuất khẩu
2. Cảng đi 
3. Cảng đến
4. Kho của người nhập khẩu
Trong các điều kiện giao hàng mà người xuất khẩu có quyền bảo hiểm, đặc biệt là
điều kiện CIF, người nhập khẩu thường chỉ mua bảo hiểm từ (1) đến (3), nếu như rủi
ro xảy ra ở giai đoạn từ (3) đến (4), người mua sẽ phải chịu toàn bộ rủi ro mà không

41
được công ty bảo hiểm bồi thường vì phần không gian này đã nằm ngoài khoảng
không gian được bảo hiểm. Điều này có nghĩa là người mua trả tiền bảo hiểm để bảo
vệ quyền lợi của người bán. Chính vì vậy, khi thương thảo các điều khoản của hợp
đồng bảo hiểm, người nhập khẩu nên quy định khoảng không gian được bảo hiểm là
từ (1) đến (4) hoặc ít nhất là từ (2) đến (4) để đảm bảo được tốt nhất lợi ích của mình.

c. Nhầm lẫn hoặc không nắm chắc về điều kiện đáp ứng của hợp đồng

Không đọc kỹ để nắm hoặc trao đổi lại với bên công ty bảo hiểm về các điều kiện đáp
ứng để được bảo hiểm. Đây là phần quan trọng bên mua bảo hiểm cần phải đọc và lưu
ý ngoài các loại bảo hiểm, trường hợp bảo hiểm,... Vì nếu bên mua bảo hiểm không để
ý và không trang bị cho chuyến hàng của mình những yêu cầu tối thiểu ấy thì khi xảy
ra rủi ro, người nhập khẩu sẽ không được bồi thường. 
Ví dụ: Trong hợp đồng bảo hiểm có điều kiện bên nhận bảo hiểm phải sắp xếp các
mặt hàng bảo quản ở nhiệt độ thấp trong container lạnh đạt đủ tiêu chuẩn. Bên nhận
bảo hiểm đã đóng hàng các mặt hàng thích hợp vào container lạnh nhưng trong quá
trình cập cảng, các hàng hóa bên trong đã bị hư do nhiệt độ bảo quản quá cao. Trường
hợp trên sẽ không được bảo hiểm bồi thường do qua giám định đã phát hiện container
lạnh không đạt đủ tiêu chuẩn, container do không bảo trì nên đã xảy ra lỗi khi đang
vận chuyển hàng hóa. Trường hợp này, bên nhận bảo hiểm cần phải kiểm tra trang bị
lại container lạnh trước khi sắp xếp hàng hóa vào để vận chuyển. 

d. Sai lệch phí bảo hiểm:

Công ty, doanh nghiệp mua bảo hiểm sau khi nhận được hợp đồng bảo hiểm. Xem xét
thật kỹ, nếu đồng ý thì ký xác nhận vào hợp đồng bảo hiểm. Trong giai đoạn này nếu
nhà nhập khẩu không để ý, công ty mua bảo hiểm có thể sẽ mua bảo hiểm dưới giá trị.
Khi rủi ro xảy ra, nhà nhập khẩu sẽ nhận được số tiền bảo hiểm ít hơn giá trị thực tế
đáng nhẽ được nhận.

42
1.1.4 Người xuất khẩu khi mua bảo hiểm không chuyển nhượng hợp đồng bảo
hiểm cho người nhập khẩu

 Trong thực tế, khi áp dụng điều kiện giao hàng nào cũng có địa điểm chuyển giao rủi
ro. Đối với những điều khoản mà người xuất khẩu phải mua bảo hiểm cho người nhập
khẩu, để đảm bảo mọi thứ thuận lợi và ít tốn thời gian nhất, người bán thường sẽ để
tên mình ở phần “The insured” để nếu rủi ro xảy ra trong phần không gian mà ở đó
người xuất khẩu đang chịu trách nhiệm, người xuất khẩu có thể dễ dàng dùng hợp
đồng để làm việc với công ty bảo hiểm. Tuy nhiên ở đây cũng xảy ra rủi ro cho người
nhập khẩu. Trong quy trình kí hậu để chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, người xuất
khẩu chỉ kí hậu vô danh (kí tên, đóng dấu mà không ghi rõ đối tượng được chuyển
nhượng), điều này có nghĩa là người xuất khẩu đã từ bỏ quyền được bảo hiểm của
mình và vô tình làm hợp đồng bảo hiểm mất hiệu lực vì nếu không có tên của người
thụ hưởng, công ty bảo hiểm không thể bồi thường cho ai nếu rủi ro xảy ra, điều này
mâu thuẫn với tinh thần của một hợp đồng bảo hiểm. Chính vì vậy, để tránh rủi ro này
xảy ra, khi liên hệ với người xuất khẩu về vấn đề chuyển nhượng, cần yêu cầu người
xuất khẩu kí hậu đích danh người nhập khẩu hoặc ký hậu “in order of” - theo lệnh
ngân hàng nếu phương thức thanh toán là L/C.

1.2. Rủi ro gặp phải nằm ngoài phạm vi của bảo hiểm
 Trong quá trình vận chuyển, có những thiệt hại không thể lường trước được. Đôi
khi chúng ta nghĩ thiệt hại được bảo hiểm nhưng thực ra không được vì nằm trong
điều khoản loại trừ của hợp đồng bảo hiểm.
 Khi mua hàng theo điều kiện CIF, nhà nhập khẩu lại thường chủ quan vì chỉ cần
giấy chứng nhận bảo hiểm là được. Tuy nhiên, tình huống thực tế dưới đây sẽ cung
cấp một trong số những nhược điểm khi mua hàng theo điều kiện CIF:

Nhà nhập khẩu là một công ty của Việt Nam đã nhập khẩu một lô hàng các loại bao
đay đóng trong một container 20’. Hàng hóa được mua bán theo điều kiện CIF, người
bán đã mua bảo hiểm theo điều kiện loại A và đã cung cấp cho người mua giấy chứng

43
nhận bảo hiểm này theo đúng thời hạn thỏa thuận. Khi hàng về đến cảng Cát Lái, nhà
nhập khẩu hoàn tất các thủ tục cần thiết và kéo container về kho để rút hàng.

Khi mở container, chủ hàng nhìn thấy một số kiện hàng có dấu hiệu bị ướt nên đã giữ
nguyên hiện trường và mời giám định đến giám định tổn thất. Sau khi giám định, đại
lý giám định đã gửi biên bản kết quả giám định cho chủ hàng, trong đó thể hiện một
số kiện hàng bị ẩm mốc và container không có dấu hiệu cho thấm nước. Người mua
dựa và kết quả giám định trên đã gửi hồ sơ yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường vì
hàng hóa được mua bảo hiểm theo điều kiện loại A và trong rủi ro loại trừ của điều
kiện bảo hiểm này thì không có rủi ro loại trừ do ẩm mốc.

Tuy nhiên, công ty bảo hiểm sau khi xem xét hồ sơ và kết quả giám định thì tuyên bố
từ chối bồi thường vì tổn thất này là do một rủi ro bị loại trừ trong Hợp đồng bảo hiểm
bao mà người bán đã ký với công ty bảo hiểm trước đó.

1.3. Vi phạm nguyên tắc bảo hiểm 

Trong bảo hiểm có 5 nguyên tắc cơ bản: 


 Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (Fortuity not
certainty): Chỉ bảo hiểm một rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của
con người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra.
 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith): Tất cả các giao dịch kinh
doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Cả
người được bảo hiểm và người bảo hiểm đều phải trung thực trong tất cả các vấn
đề.
 Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurable interest): Quyền lợi có
thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ
thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc này
chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối
tượng bảo hiểm.

44
 Nguyên tắc bồi thường (indemnity): Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất
xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người
được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn
không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.
 Nguyên tắc thế quyền (subrogation): Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo
hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được
bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình.
Trong 5 nguyên tắc trên, chủ hàng thường vi phạm nguyên tắc trung thực tuyệt đối.
Nguyên tắc này đặt ra một yêu cầu với người tham gia bảo hiểm là phải tuyệt đối
trung thực khi khai báo rủi ro khi tham gia bảo hiểm để giúp doanh nghiệp bảo hiểm
xác định mức phí phù hợp với rủi ro mà họ đảm nhận.
Thêm vào đó, các hành vi gian lận nhằm trục lợi bảo hiểm khi thông báo, khai báo các
thiệt hại để đòi bồi thường (khai báo lớn hơn thiệt hại thực tế; sửa chữa ngày tháng
của hợp đồng bảo hiểm...) sẽ được xử lý theo pháp luật.
Chất lượng sản phẩm bảo hiểm có bảo đảm hay không, giá cả (phí bảo hiểm) có hợp
lý hay không, quyền lợi của người được bảo hiểm có đảm bảo đầy đủ, công bằng hay
không... đều chủ yếu dựa vào sự trung thực của phía doanh nghiệp bảo hiểm.

2. BÊN XUẤT KHẨU: Mất khách hàng(Xung đột xung quanh vấn đề bảo
hiểm)
2.1. Sai sót trong thương thảo điều kiện bảo hiểm
a. Không quy định rõ ràng điều kiện bảo hiểm
Thương thảo không rõ ràng với người nhập khẩu về điều kiện bảo hiểm dẫn đến
khi rủi ro xảy ra thì người nhập khẩu không được bảo hiểm, ảnh hưởng đến mối
quan hệ làm ăn của hai bên. Trong điều kiện giao hàng CIP 2010, áp dụng cho
vận chuyển container. Tuy trong điều khoản CIP chỉ quy định loại bảo hiểm tối
thiểu phải mua là loại C, nhưng đối với vận chuyển container, bảo hiểm loại A
mới là bảo hiểm phù hợp. Chính vì vậy, nếu người bán cố tình mua loại C để
trục lợi thì nếu rủi ro xảy ra đối với hàng hóa, người mua sẽ phát hiện người bán
không làm ăn thiếu uy tín và mối quan hệ của hai bên có thể sẽ bị ảnh hưởng.
45
b. Không quy định đúng chất lượng công ty bảo hiểm
Những rủi ro xuất phát từ người xuất khẩu gây ra cho người nhập khẩu như
phần trên đã đề cập sẽ dẫn đến rủi ro gây mâu thuẫn mối quan hệ giữa hai bên
và chuyện làm ăn sau này

2.2. Sai sót trong khâu nhà xuất khẩu mua bảo hiểm
Nhà xuất khẩu mua sai bảo hiểm (bao, chuyến):
Việc nhà xuất khẩu mua sai bảo hiểm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của nhà
nhập khẩu. Nếu hai bên không thường xuyên trao đổi hàng hóa, việc mua bảo hiểm
bao sẽ dẫn đến việc tiêu tốn rất nhiều tiền bạc của bên nhập khẩu. Bên cạnh đó, khi
hai bên thường xuyên trao đổi hàng hóa nhưng lại mua bảo hiểm chuyến cho từng đơn
hàng, điều này có thể dẫn đến rủi ro trong trường hợp bên xuất khẩu quên thanh toán
cho công ty bảo hiểm trong thời gian bảo hiểm có hiệu lực thì khi rủi ro xảy ra, người
nhập khẩu sẽ không được bồi thường. Điều này không chỉ gây ra tác động xấu cho
mối quan hệ của hai bên mà có khi còn kéo bên xuất khẩu vào những vụ kiện cáo
không đáng có.

2.3. Sai sót trong khâu trao đổi hợp đồng với công ty bảo hiểm
a. Quy định thời gian không phù hợp: 
 Trong quá trình trao đổi hợp đồng với công ty bảo hiểm, người xuất khẩu bất cẩn
trong việc kiểm tra hoặc thông báo sai thời gian bảo hiểm có hiệu lực. Điều này
dẫn đến việc nếu có rủi ro xảy ra nằm ngoài thời gian quy định trên hợp đồng bảo
hiểm sẽ không được bồi thường. 
 Người xuất khẩu không ứng biến linh hoạt về thời gian bảo hiểm với những thay
đổi về lịch trình phía bên nhập khẩu. Người xuất khẩu sẽ gặp mâu thuẫn người
nhập khẩu và công ty bảo hiểm trong trường hợp này.
b. Quy định không gian không phù hợp: 
Không gian ở đây được hiểu theo nghĩa là phần không gian từ nơi người xuất khẩu
đến nơi người nhập khẩu nằm trong phạm trù của hợp đồng bảo hiểm. Có 4 địa điểm
mà là các cột mốc cho phạm vi này, bao gồm:
(1)Kho của người xuất khẩu
46
(2) Cảng đi 
(3) Cảng đến
(4) Kho của người nhập khẩu
Vì một vài lý do như đã nêu trên, người xuất khẩu thường chỉ mua bảo hiểm từ địa
điểm (1) đến địa điểm (3), nếu rủi ro xảy ra trong phạm vi từ (3) đến (4), người nhập
khẩu sẽ không được bồi thường do phần không gian này đã nằm ngoài phạm trù của
bảo hiểm. Điều này rất dễ gây sứt mẻ trong mối quan hệ giữa người bán và người
mua.
c. Nhầm lẫn hoặc không nắm về điều kiện đáp ứng của hợp đồng:
Người xuất khẩu không tìm hiểu, không thắc mắc và trang bị cho mình những thông
tin về điều kiện cần để bảo hiểm có hiệu lực. Điều này dẫn đến hư hỏng, mất mát hàng
hóa sẽ không được bảo hiểm bồi thường và ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên. 
d. Sai lệch phí bảo hiểm:
Do mua bảo hiểm dưới giá trị nên người nhập khẩu không nhận được số tiền bảo hiểm
như mong muốn dẫn đến xích mích không đáng có trong mối quan hệ với người nhập
khẩu.

2.4 Người xuất khẩu khi mua bảo hiểm không chuyển giao quyền sở hữu cho
người nhập khẩu
 Trong thực tế, khi áp dụng điều kiện giao hàng nào cũng có địa điểm chuyển giao rủi
ro. Đối với những điều khoản mà người xuất khẩu phải mua bảo hiểm cho người nhập
khẩu, để đảm bảo mọi thứ thuận lợi và ít tốn thời gian nhất, người bán thường sẽ để
tên mình ở phần “The insured” để nếu rủi ro xảy ra trong phần không gian mà ở đó
người xuất khẩu đang chịu trách nhiệm, người xuất khẩu có thể dễ dàng dùng hợp
đồng để làm việc với công ty bảo hiểm. Trong quy trình ký hậu để chuyển nhượng
hợp đồng bảo hiểm, người xuất khẩu chỉ ký hậu vô danh (ký tên, đóng dấu mà không
ghi rõ đối tượng được chuyển nhượng), điều này có nghĩa là người xuất khẩu đã từ bỏ
quyền được bảo hiểm của mình và vô tình làm hợp đồng bảo hiểm mất hiệu lực vì nếu
không có tên của người thụ hưởng, công ty bảo hiểm không thể bồi thường cho ai nếu
rủi ro xảy ra, điều này mâu thuẫn với tinh thần của một hợp đồng bảo hiểm. Khi người
nhập khẩu không được bồi thường vì tên mình không có trên hợp đồng bảo hiểm,
47
người mua có cơ sở để khiếu nại người bán, khiến mối quan hệ xấu đi và gặp phải
những kiện cáo không đáng có.

II. BÊN BẢO HIỂM LÀ HÃNG TÀU


Dịch vụ bảo hiểm ở hãng tàu thường hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, trong những năm
gần đầy, các hãng tàu đã mở dịch vụ này với mong muốn mở rộng mạng lưới sản
phẩm của mình nhưng số lượng rất ít. Một trong những hãng tàu tiên phong trong dịch
vụ này chính là Maersk Line. Để được hãng tàu “bảo hiểm”, chủ hàng sẽ kê khai giá
trị ở phần “Declared Value” trên vận đơn và trả một khoản phí gọi là “Ad Valorem
Rate”. Khi rủi ro xảy ra, hãng tàu sẽ bồi thường cho chủ hàng phần giá trị tương ứng
dựa trên khoản giá trị đã kê khai. Tuy nhiên hình thức này thường không được ưa
chuộng vì Ad Valorem Rate thường đắt hơn phí bảo hiểm từ hai đến ba lần. Nếu cùng
chi phí thì các chủ hàng cũng ít chọn vì xác suất được bồi thường rất thấp vì thời hạn
trách nhiệm và cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở thường rất hẹp. Các công ước
Hague, Hague-Visby hay Hamburg đều có những điều khoản có lợi cho người chuyên
chở.

III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT

Bên Nhóm rủi ro Rủi ro Biện pháp quản lý rủi ro


BH
Bên XK Bên NK

Công 1. Hợp Sai sót Không quy Thương thảo rõ ràng với đối phương
ty đồng bảo trong định rõ ràng về điều kiện bảo hiểm định mua và
BH  hiểm mất thương thảo đk BH muốn mua
hiệu lực điều kiện Không Tìm kiếm công ty BH Không chủ
bảo hiểm  quy định có uy tín bằng cách quan dựa vào
đúng chất tìm hiểu thông tin kỹ người xuất
lượng càng khẩu, cần phải
công ty điều tra kỹ

48
BH thông tin về
công ty BH
Sai sót trong Loại bảo Thương thảo rõ ràng về loại hợp đồng
khâu xác hiểm được muốn mua. Bên cạnh đó, người nhập
định loại mua không khẩu nên nhắc nhở người xuất khẩu
hợp đồng đáp ứng phải thanh toán đúng hẹn cho công ty
bảo hiểm nhu cầu của BH.
chủ hàng

Sai sót trong Quy định Cả 2 bên cần phải thống nhất thời gian
khâu trao thời gian cần được BH với nhau. Người mua
đổi hợp không phù BH phải cần thông báo chính xác với
đồng với hợp công ty BH và linh hoạt điều chỉnh
công ty bảo thời gian đối với các thay đổi về thời
hiểm gian trong lịch trình chuyến hàng
Quy định Hai bên nên thảo luận rõ ràng về phạm
phạm vi vi bảo hiểm và người nhập khẩu nên
bảo hiểm được xem hợp đồng bảo hiểm trước
không phù khi kí kết.
hợp

Nhầm lẫn Người mua BH cần trang đọc và tìm


hoặc hiểu kỹ những điều kiện cần đáp ứng
không để được bảo hiểm, từ đó có thể trang
nắm về bị đúng những yêu cầu đặt ra trong
điều kiện hợp đồng BH.
đáp ứng
của hợp
đồng
Sai lệch Hai bên bàn bạc kỹ càng về giá trị bảo
phí bảo hiểm

49
hiểm
Người xuất Bảo hiểm Khi ký hậu cho người Yêu cầu người
khẩu khi mất hiệu nhập khẩu cần phải kí xuất khẩu khi kí
mua bảo lực vì người hậu đích danh hoặc kí hậu vận đơn cần
hiểm không nhập khẩu hậu theo lệnh. Để kí hậu đích
chuyển không nằm chắc chắn hơn nên danh hoặc theo
nhượng hợp trong đối thêm tên người mua lệnh của mình
đồng bảo tượng vào phần hoặc ngân hàng.
hiểm cho hưởng lợi “Beneficiary” Để chắc chắn
người nhập bảo hiểm. hơn nên yêu cầu
khẩu người bán thêm
tên mình vào
phần “benefi-
ciary”

2. Rủi ro Kiểm tra kỹ các điều Kiểm tra kỹ các


gặp phải khoản trong hợp đồng điều khoản của
nằm ngoài bảo hiểm và thông hợp đồng bảo
phần bảo báo cho người nhập hiểm trước khi
hiểm chi khẩu. Thuê người chấp nhận.
trả chuyên chở uy tín để Thuê người
hạn chế tối đa các rủi chuyên chở uy
ro có thể xảy ra trên tín để hạn chế
đường vận chuyển tối đa các rủi ro
hàng hóa. có thể xảy ra
trên đường vận
chuyển hàng
hóa.
3. Vi phạm Hai bên cần có sự trung thực tuyệt đối
nguyên tắc từ việc ký kết hợp đồng bảo hiểm đến
bảo hiểm khai báo tổn thất.

50
Hãng Không được hãng tàu bồi Không nên sử dụng vì xác suất được
tàu thường mặc dù có trả phí và bồi thường thấp và phí trả thêm cho
kê khai giá trị hàng hóa hãng tàu thường cao.

51
LỜI KẾT THÚC

Nhóm sinh viên hi vọng với đề tài “Tìm hiểu về quản lý các loại rủi ro trong
kinh doanh”, nhóm có thể nhận thấy các vấn đề còn tồn đọng và các rủi ro có
khả năng xảy ra trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam, từ
đó đề xuất các biện pháp thiết thực để các công ty có thể giải quyết triệt để
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ, ngày càng
phát triển thành công trên thị trường Việt Nam. Do trình độ lý luận cũng như
kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài tiểu luận này không thể tránh
khỏi những thiếu sót, nhóm rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các
thầy, cô để nhóm có cơ hội học thêm được nhiều kinh nghiệm và hoàn
thành tốt hơn trong các bài tiểu luận sắp tới.

Để hoàn thành tốt đề tài, nhóm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên
Huỳnh Đăng Khoa đã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên với các kiến thức
và kỹ năng cần thiết để xây dựng một kế hoạch quản lý rủi ro cho doanh
nghiệp, đưa ra những định hướng để có thể có được những thông tin tốt nhất và
tạo cơ hội cho nhóm tự học tập, nâng cao năng lực. Chúng em xin chân thành
cảm ơn!

52

You might also like