You are on page 1of 41

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG NĂM

2022
THÉP Nội dung:
Báo cáo cập nhật bức tranh toàn cảnh về tình hình Minh Anh
sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các Lan Hương
dự báo về thị trường thép trong nước và thế giới. Phùng Đức Quyền

Thiết kế:
Alex Chu
MỤC LỤC NĂM 2022

MỤC LỤC

TÓM TẮT 03

PHẦN 1:
THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI 04

1. Sản lượng thép thế giới 05


2. Diễn biến xuất nhập khẩu 06
3. Diễn biến giá 07
4. Dự báo 08

PHẦN 2:
THỊ TRƯỜNG THÉP TRUNG QUỐC 10
1. Sản lượng 11
2. Xuất nhập khẩu, tồn kho 12
3. Diễn biến giá 15

PHẦN 3:
THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM 18
1. Sản lượng và tiêu thụ thép Việt Nam 19
2. Giá thép trong nước 21
3. Dự báo 24

PHẦN 4:
CHÍNH SÁCH 26
1. Chính sách của Việt Nam 27
2. Chính sách của thế giới 30

PHẦN 5:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH 33

PHỤ LỤC 39

02
TÓM TẮT NĂM 2022

Năm 2022, kinh tế toàn cầu tiếp tục khó khăn khi lạm phát tăng cao, các
ngành công nghiệp sử dụng thép ghi nhận tăng trưởng chậm lại.

Giá nguyên liệu sản xuất thép tăng cao, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cùng
với nhu cầu thép sụt giảm đã kéo theo lượng sản xuất thép thô cũng như
lượng thép thành phẩm các loại liên tục giảm so với cùng kỳ năm 2021 kể từ
đầu quý II/2022 cho đến nay.

Một số tập đoàn thép lớn trên thế giới có kế hoạch đóng cửa lò cao (như
AcelorMetal). Tại Việt Nam, một vài nhà máy thép lớn đã dừng hoạt động của
một số lò cao như Hoà Phát, Formosa, Tisco,.. hoặc giãn kế hoạch sản xuất
như Thép Miền Nam, maruichi Sunsco….

Worldsteel dự báo nhu cầu thép toàn cầu sẽ giảm 2,3% trong năm 2022 đạt
1.796,7 triệu tấn sau khi tăng 2,8% trong năm 2021. Năm 2023 nhu cầu thép
sẽ phục hồi 1% đạt 1.814,7 triệu tấn.

Tại Việt Nam, năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước ghi nhận điểm
sáng với mức tăng trưởng khá cao hơn 8%, nhưng đối với ngành thép lại là
một năm đầy khó khăn. Tình hình sản xuất và bán hàng thép tháng 12/2022
tăng lần lượt 17% và 11% so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ năm
2021 giảm lần lượt 21% và 14%.

Tính chung quý IV/2022, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép đều có
mức tăng trưởng âm so với các quý trước, tuy nhiên lượng xuất khẩu quý IV
tăng tốt hơn.

Cả năm 2022, sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 29,3 triệu tấn, giảm 12%
và bán hàng thép các loại đạt 27,3 triệu tấn, giảm 7,2% so với năm 2021,
trong đó xuất khẩu thép thành phẩm các loại của các doanh nghiệp thành viên
Hiệp hội giảm hơn 20% so với năm 2021.

Dự báo tiêu thụ thép trong nước năm 2023 có thể được hỗ trợ bởi đầu tư
công, dự án giao thông. Tuy nhiên, lạm phát tăng nhanh và làn sóng thắt chặt
chính sách tiền tệ toàn cầu làm giảm nhu cầu đầu tư và tiêu dùng, kéo theo
tiêu thụ thép yếu dần từ quý III/2022. Xuất khẩu thép sẽ tiếp tục trầm lắng
trong các quý I, II và đến giữa năm 2023 mới phục hồi khi áp lực tăng lãi suất
dịu bớt trên toàn cầu.

Các công ty chứng khoán nhận định các doanh nghiệp sản xuất thép trong
nước vẫn sẽ đối diện với loạt khó khăn khi nhu cầu xây dựng giảm, giá
nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng. Tuy nhiên, kỳ vọng thị trường Trung Quốc
phục hồi và mục tiêu giải ngân đầu tư công trong nước dự kiến tăng 20-25%
sẽ là động lực phục hồi ngành thép vào nửa sau của năm nay.

03
PHẦN 1

THỊ TRƯỜNG THÉP


THẾ GIỚI
THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI NĂM 2022

Đà tăng trưởng của ngành thép thế giới chậm lại trong năm 2022 trước những
biến động khó lường của nền kinh tế toàn cầu. Thị trường thép đối mặt với nhiều
khó khăn khi giá nguyên liệu sản xuất tăng cao trong khi nhu cầu thép sụt giảm
kéo theo lượng sản xuất thép thô cũng như lượng thép thành phẩm liên tục giảm
so với cùng kỳ năm 2021 kể từ đầu quý II/2022 cho đến nay.

1. Sản lượng thép thế giới


Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới của 64
quốc gia đạt 139,1 triệu tấn trong tháng 11, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng (cột trái - ơn vị: triệu tấn) Thay ổi so với cùng kỳ năm trước (cột phải - ơn vị: %)
Thế giới Thế giới (%)
Các nước khác Các nước khác (%)
Trung Quốc Trung Quốc (%)

200 40%

150 20%

100 0%

50 -20%

0 -40%
21

21

21

21

21

21

21

22

22

22

22

22

22

22

22

22

22
02
20

20

20

20

20

20

20

20

20

20

20

20

20

20

0
/2

/2

/2

/2
5/

6/

7/

8/

9/

1/

2/

3/

4/

5/

6/

7/

8/

9/
10

11

12

10
g

g
g

g
g

g
g

g
g

g
g

g
g

g
g
án

án
án

g
án

án
án

án
án

án
án

án

án
án

án
án

án
án

án
Th

Th
Th

Th

Th
Th

Th
Th

Th
Th

Th

Th
Th

Th
Th

Th
Th

Th

Biểu đồ 1: Sản lượng thép thô thế giới đến tháng 10/2022 (Nguồn: World Steel).

Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, ghi nhận sản lượng tăng 7,3%
trong tháng 11 khi đạt 74,5 triệu tấn. Trừ Ấn độ, Iran, Trung Quốc thì các nước có sản
lượng thép thô lớn khác như Mỹ, Nga, Nhật Bản … vẫn tiếp tục giảm.

05
THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI NĂM 2022

Sản lượng So với cùng kỳ Sản lượng So với cùng kỳ


STT Quốc gia
tháng 11/2022 năm trước 11 tháng đầu 2022 năm trước

1 Trung Quốc 74,5 7,3% 935,1 1,4%

2 Ấn Độ 10,4 5,7% 114,2 6,0%

3 Nhật Bản 7,2 10,7% 82,3 6,9%

4 Mỹ 6,4 10,5% 74,4 5,5%

5 Nga 5,6 9,6% 65,9 7,0%

6 Hàn Quốc 4,8 18,1% 60,6 6,1%

7 Đức 2,8 17,9% 34,2 7,9%

8 Thổ Nhĩ Kỳ 2,4 30,7% 32,5 12,3%

9 Brazil 2,6 16,3% 31,5 5,9%

10 Iran 2,9 3,9% 27,9 8,5%

Bảng 1: 10 quốc gia có sản lượng thép thô lớn nhất thế giới (Nguồn: World Steel).

2. Diễn biến xuất nhập khẩu


a. Tình hình xuất khẩu

Nhật Bản: Theo số liệu từ Liên đoàn Sắt thép Nhật Bản (JISF), xuất khẩu thép
nước này đạt gần 2.778.712 tấn trong tháng 11, tăng 12,1% với tháng liền trước
nhưng vẫn giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước.

Hàn Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật trong tháng 11 với lượng xuất
khẩu đạt 501.221 tấn, tăng 3,6% so với tháng trước nhưng giảm 2,4%với cùng kỳ năm
trước . Tiếp đó là Thái Lan với 425.852 tấn; Trung Quốc với 300.143 tấn...

Mỹ: Theo số liệu từ US International tradae commission, giá trị xuất khẩu sắt
thép và các sản phẩm sắt thép của Mỹ trong tháng 11 đạt 1.559,08 triệu USD,
tăng 2,4% so với tháng trước.

1,80 tỷ USD

1,755282
1,75
1,728907
1,703824
1,70
1,663965 1,670164
1,650695
1,65

1,60 1,586525
1,575918
1,559082
1,55 1,536610
1,522295
1,503959
1,50
Tháng 1/2022 Tháng 4/2022 Tháng 7/2022 Tháng 10/2022

Biểu đồ 2: Giá trị xuất khẩu sắt thép hàng tháng của Mỹ (Nguồn: Trading Economics).

06
THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI NĂM 2022

b. Tình hình nhập khẩu

Nhật Bản: Theo JIFS, Nhật Bản đã nhập khẩu 634.817 tấn thép trong tháng 11,
tăng 2,2% so với tháng trước nhưng giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Hàn
Quốc tiếp tục là nước xuất khẩu nhiều sắt thép nhất sang Nhật với 269.894 tấn
trong tháng 11.

Mỹ: Giá trị nhập khẩu sắt thép của Mỹ trong tháng 11 đạt gần 1.917,18 triệu
USD, giảm 11,6% so tháng trước, theo Trading Economic.

3,4 tỷ USD
3,242348
3,2

3,0 2,934002 2,935468

2,8
2,788946

2,591866 2,622450 2,658691 2,618180 2,588707


2,6

2,4

2,2 2,172971 2,169203

2,0 1,917184
1,8
Tháng 1/2022 Tháng 4/2022 Tháng 7/2022 Tháng 10/2022

Biểu đồ 3: Giá trị nhập khẩu sắt thép hàng tháng của Mỹ (Nguồn: Trading Economics).

3. Diễn biến giá

Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết, trong năm 2022, kinh tế toàn cầu khó khăn khi lạm
phát tăng cao, các ngành sản xuất tăng trưởng chậm lại, trong đó có các ngành công
nghiệp sử dụng thép.

Giá nguyên vật liệu sản xuất thép biến động mạnh, cụ thể giá các loại quặng sắt, thép phế,
than cốc hồi đầu quý II và quý III/2022 liên tục giảm, với mức giảm gần bằng 50-60% so
với hồi quý I/2022, các doanh nghiệp sản xuất thép bị ảnh hưởng rất lớn, hoạt động sản
xuất kinh doanh khó khăn, hiệu quả thấp.

Trên thế giới, một số tập đoàn thép lớn có kế hoạch đóng cửa lò cao như AcelorMetal thì
Việt Nam cũng có các nhà máy thép lớn đã dừng hoạt động của một số lò cao như Hoà
Phát, Formosa, Tisco,.. hoặc giãn kế hoạch sản xuất như Thép Miền Nam, maruichi
Sunsco…

Giá cả các nguyên liệu sản xuất thép đồng loạt tăng:

- Giá than mỡ luyện cốc (Hard coking coal) xuất khẩu tại cảng Úc ngày 6/1/2023 giao dịch
ở mức khoảng 282,5 USD/tấn FOB, tăng mạnh 52,25 USD/tấn so với đầu tháng 12/2022.
Mức giá than cốc cao nhất ghi nhận vào hồi cuối Quý I/2022 và đang có xu hướng tăng trở
lại kể từ tháng 11 trước đó.

07
THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI NĂM 2022

- Giá phôi tăng 55.0 USD/tấn giữ mức 565 USD/ tấn cuối tháng 12/2022. Giá phôi nội địa
tăng khoảng 400 -700 đồng/kg, giữ giá ở mức 12.900. Giá phôi CFR Đông Nam Á giữ mức
565 USD/tấn ngày 6/1/2023.

- Giá quặng sắt loại (62% Fe) ngày 6/1/2023 giao dịch ở mức 116,95-117,45 USD/ Tấn
CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng khoảng 6,5 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng
12/2022.

- Trong tháng 12/2022, phế nội địa tăng 500 - 700 đồng và giữ mức 8.900 đến 9.400
đồng/kg. Giá phế nhập khẩu tăng 50 USD/tấn giữ mức 400 USD/tấn cuối tháng 12/2022.
Trong tháng 1/2023, xu hướng giá thép phế những ngày đầu tháng 1 có xu hướng điều
chỉnh tăng. Giá thép phế liệu liệu giao dịch cảng Đông Á ngày 6/1/22 ở mức khoảng 402-
405 USD/tấn.

- Thị trường than điện cực graphite dự kiến sẽ ghi nhận các xu hướng tăng trưởng dao
động trong dài hạn, trong khi các mối lo ngại về lạm phát và chuỗi cung ứng dự kiến sẽ
tiếp tục vào năm 2023.

IODEX 62% Fe $/dmt - CFR, $/t Hard Coking Coal - FOB Australia
HMS 1/2 80:20 - CFR East Asia import Billet - CFR Southeast Asia
900

800

700

600

500

400

300

200

100

0
20

22

22
19

19

19

20

20

21

21

21

23
02
20

20

20
20

20

20

20

20

20
20

20

20

2
1/

5/

9/
1/

5/

9/

1/

5/

9/

1/
1/

5/

9/

g
g

g
g

g
g

g
g

g
g

án
án

án
án

án
án

án
án

án

án

án
án

án

Th
Th

Th
Th

Th
Th

Th
Th

Th

Th

Th
Th

Th

Biểu đồ 4: Giá nguyên liệu xuất khẩu thép hàng tháng của Mỹ
(Đơn vị: USD/tấn. Nguồn: VSA tổng hợp tháng 8/2022).

4. Dự báo

Năm 2023 dự kiến sẽ khởi đầu ảm đạm do các nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng
chậm lại trong bối cảnh thị trường lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế cao hơn. Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống 2,7% trong năm
2023 từ mức 3,2% năm 2022.

IMF cảnh báo mức tăng trưởng có thể giảm xuống dưới 2% do các chính sách tiền tệ thắt
chặt hơn do lạm phát, tăng trưởng yếu hơn ở Trung Quốc, và sự gián đoạn chuỗi cung
ứng và thực phẩm do cuộc chiến tranh giữa Ukraine và Nga.

08
THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI NĂM 2022

Theo Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), tổng sản lượng thép thô toàn cầu 11 tháng 2022
đạt 1,691 tỷ tấn, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Worldsteel dự báo nhu cầu thép toàn cầu sẽ giảm 2,3% trong năm 2022 đạt 1.796,7
triệu tấn sau khi tăng 2,8% trong năm 2021. Năm 2023 nhu cầu thép sẽ phục hồi 1,0%
đạt 1.814,7 triệu tấn.

Trong đó, nhu cầu ở cả thị trường Mỹ và Châu Âu dự kiến sẽ giảm trong năm tới do suy
thoái kinh tế. Nhu cầu tại thị trường ASEAN dự kiến sẽ duy trì ổn định trong năm 2023, sau
khi tăng trưởng 4~6% trong năm 2022. Tuy nhiên, xuất khẩu sang các đối tác thương mại
lâu năm vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng công suất trong những năm gần đây ở
các nước láng giềng như Malaysia, Indonesia, và Philippines. Theo đó, dự báo xuất khẩu
thép thành phẩm có thể giảm hơn 10% so với cùng kỳ trong năm 2023.

Ấn Độ sẽ trở thành điểm sáng mới cho ngành thép trên thế giới

Theo Worldsteel, sản lượng thép tại Trung Quốc trong tháng 11/2022 tăng 7,3% so với
cùng kỳ năm ngoái trước một số tín hiệu đáng khích lệ từ gói kích thích trong lĩnh vực bất
động sản. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đè nặng lên nhu cầu đã khiến sản lượng tích luỹ
11 tháng đầu năm 2022 vẫn giảm 1,4% so với cùng giai đoạn năm 2021.

Trong khi đó, sản lượng thép tại Ấn Độ trong tháng 11 vừa qua ghi nhận mức tăng 5,7% so
với cùng kỳ năm trước đó, đồng thời đà tăng khá bền vững đã giúp mức lũy kế sản lượng
11 tháng cũng tăng 6% so với năm 2021.

Sẵn sàng vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm
2023, Ấn Độ đang ở giữa thời kỳ bùng nổ xây dựng. Do đó, nền kinh tế này đang nổi lên
như một vị cứu tinh cho nhu cầu thép toàn cầu.

Cũng theo dự báo của Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu thép tại Ấn Độ sẽ tăng 6,7% lên
khoảng 120 triệu tấn vào năm 2023, mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế
tiêu thụ sắt thép lớn. Con số này có thể sẽ lên tới 200 triệu tấn vào năm 2030, với nhu cầu
đầu tư cơ sở hạ tầng được dự báo sẽ bùng nổ

09
PHẦN 2

THỊ TRƯỜNG THÉP


TRUNG QUỐC
THỊ TRƯỜNG THÉP TRUNG QUỐC NĂM 2022

1. Sản lượng

Sản lượng thép của Trung Quốc chịu áp lực trong phần lớn thời gian của năm 2022. Đầu
tiên là việc cắt giảm sản lượng ở một số khu vực trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa
đông hồi đầu năm ảnh hưởng đến sản lượng quốc gia, trong khi hai quý cuối năm, việc
đóng cửa vì Covid-19 đã gây thêm áp lực lên cả cung và cầu thép.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS), sản lượng thép thô năm 2022 của Trung
Quốc đạt hơn 935 triệu tấn, giảm 2,1% so với năm 2021 trong bối cảnh lạm phát và lãi suất
tăng mạnh. Riêng tháng 12 ghi nhận giảm gần 10% so với cùng kỳ năm trước.

Thép thô Thay đổi Gang Thay đổi Thép Thay đổi
so với so với thành phẩm so với
(triệu tấn) (triệu tấn)
cùng kỳ cùng kỳ (triệu tấn) cùng kỳ

Tháng 12 77,89 9,8% 69 4,6% 111,93 2,6%

Năm 2022 935,11 2,1% 795,06 0,8% 1.225,53 0,8%

Bảng 2: Sản lượng thép thô, gang và thép thành phẩm của Trung Quốc năm 2022
(Nguồn: NBS).

Biên lợi nhuận thép âm đã thúc đẩy các nhà máy tăng cường cắt giảm sản lượng trước
các đợt hạn chế thép mùa đông, với khoảng 20 nhà máy đóng cửa lò cao và tăng tốc bảo
trì cuối năm, cắt giảm ít nhất 100.000 tấn sản lượng hàng ngày (Các nhà sản xuất thép ở
Trung Quốc thường được lệnh giảm sản xuất trong những tháng mùa đông để giảm ô
nhiễm). Tuy nhiên, từ tháng 12/2022 đến đầu năm 2023, nhiều nhà máy thép trong nước
bắt đầu khôi phục hoạt động trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và nguồn cung phục hồi nhẹ từ
mức tương đối thấp.
120 triệu tấn

100

80

60

40

20

0
Th 4/ 1

Th 5/ 1

Th 6/ 1

Th 7/ 1

Th 8/ 1

Th g 9

Th 10 1

Th 11 21

Th 12 1

Th 1/

Th 2/ 2

Th 3/ 2

Th 4/ 2

Th 5/ 2

Th 6/ 2

Th 7/ 2

Th 8/ 2

Th g 9

Th 10 2

Th 11 22
Th

Th

Th

Th 3/ 1

án 20

án 20

án 20

án

án 20

án /20

án /20

án /20

án /20

án 20

án 20

án 20

án

án 20

án

án 20

án 20

án /20

án /20

án /20
á

án

án 20
ng

ng

g
12 2
1/

2/
20

2
2

2
2

/2
02
02

02
02

02
2
21

2
2
2

2
2

2
2

2
21

22
2

2
21

Biểu đồ 5: Diễn biến sản lượng thép Trung Quốc (Nguồn: NBS).

11
THỊ TRƯỜNG THÉP TRUNG QUỐC NĂM 2022

Nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc China Baowu Steel Group Co Ltd cho biết trong
một tuyên bố vào ngày 24/12/2022, rằng China Baowu Steel Group Corp và các liên doanh
được thành lập bởi các doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài SMB Win Consortium và
Simfer, đã ký một thỏa thuận xây dựng cơ sở hạ tầng với chính phủ Guinea về đầu tư và
phát triển dự án Simandou ở Guinea (bao gồm đường sắt và cảng).

Dự án Simandou ở Guinea có trữ lượng quặng sắt chất lượng cao (chưa được khai thác)
lớn nhất thế giới, với sản lượng ước tính hàng năm là 120 triệu tấn ở giai đoạn đầu.

Điều quan trọng đối với Trung Quốc là đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu quặng sắt, vốn
trước đây phụ thuộc quá nhiều vào Australia, quốc gia chiếm hơn 60% tổng lượng quặng
sắt nhập khẩu của Trung Quốc.

Vào đầu tháng 1/2023, thị trường quặng sắt đường biển dao động tăng vọt do các thương
nhân mua trước hàng cho tháng 2, khiến khối lượng giao dịch tăng lên. Bên cạnh đó, sự
kết hợp giữa hoạt động bổ sung hàng tại các nhà máy thép trước Tết Nguyên đán sắp tới
và nhu cầu đầu cơ cũng khiến thị trường quặng sắt tiếp tục sôi động.

Dù vậy, nhu cầu quặng sắt ở Trung Quốc có thể giảm dần sau tết Nguyên đán do tốc độ
vận hành lò cao giảm nhẹ. Còn tồn kho dự trữ quặng sắt bên cảng có thể giữ ổn định trong
thời gian tới.

Năm 2023, các dự án cơ sở hạ tầng mới và sự phục hồi nhẹ của thị trường bất động sản
có thể ngăn nhu cầu thép tiếp tục giảm.

Hiệp hội sử dụng phế liệu kim loại Trung Quốc (CAMU) cho rằng, đến năm 2025, nguồn
phế liệu thép của Trung Quốc sẽ đạt 300 - 320 triệu tấn và đến năm 2030, khối lượng sẽ
vượt quá 350 triệu tấn. Vào thời điểm đó, cơ cấu nguyên liệu sản xuất thép của Trung
Quốc sẽ trải qua những thay đổi to lớn.

Mới đây, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM) tính toán dựa trên dữ liệu báo
cáo hàng tuần của các doanh nghiệp chủ chốt rằng trong tháng 12/2022, doanh số bán ô
tô của Trung Quốc đạt khoảng 2,455 triệu chiếc, tăng 5,5% so với tháng trước và so với
cùng kỳ năm ngoái. giảm 12,1%; vào năm 2022, doanh số bán ô tô của Trung Quốc ước
đạt 26,757 triệu chiếc, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

2. Xuất nhập khẩu, tồn kho

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, quốc gia này đã xuất khẩu 5,401 triệu tấn thép trong
tháng 12/2022, tăng 375.000 tấn hay 7,5% so với cùng kỳ năm 2021. Nhập khẩu thép trong
tháng 12 đạt tổng cộng 700.000 tấn, giảm 301.000 tấn hay 30,1% so với cùng kỳ.

Cho cả năm 2022, Trung Quốc đã xuất khẩu 67,32 triệu tấn thép, tăng 600.000 tấn hay
0,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu đạt 10,56 triệu tấn, giảm 3,7 triệu tấn, tương
đương 25,9%.

12
THỊ TRƯỜNG THÉP TRUNG QUỐC NĂM 2022

Nhập khẩu Xuất khẩu


9 triệu tấn
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Th

Th 1/2

Th 2/2

Th 3/2

Th 4/2

Th 5/2

Th 6/2

Th 7/2

Th 8/2

Th 9/

Th 10/

Th 11/ 1

Th 12 1

Th

Th 3/2

Th 4/2

Th 5/2

Th 6/2

Th 7/2

Th 8/2

Th 9/

Th 10/

Th
án

án

án

án

án

án

án

án

án

án 20

án

án

án /2

án

án

án

án

án

án

án

án 20

án

án /20
g

g
1- 21

12 2
1
2/

/2
20
02

20

20
02

02
02

02

02
02

02
02

02
02

02
02

02
20
0

02
21

22
2

2
1

22
1

2
1

2
1

2
1

2
1

2
1

2
22

2
Biểu đồ 6: Diễn biến xuất nhập khẩu thép Trung Quốc (Nguồn: NBS).

Năm 2022, nhập khẩu quặng sắt của nước này giảm 1,5% xuống 1,107 tỷ tấn. Trong khi đó,
giá nhập khẩu bình quân là 115,7 USD/tấn, giảm 46,5 USD/tấn so với năm trước. Riêng
tháng 12/2022, nhập khẩu quặng sắt tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2021 lên 90,85 triệu
tấn. Giá nhập khẩu trung bình là 92,1 USD/tấn, giảm 2,2 USD/tấn so với tháng 11.

Tháng 12, các chuyến hàng quặng sắt đến Trung Quốc từ cảng Port Hedland của Australia,
đã giảm 1% từ 42,12 triệu tấn (trong cùng kỳ năm 2021) xuống 41,79 triệu tấn. Tổng cộng
trong tháng 12, Trung Quốc nhập khẩu 49,27 triệu tấn quặng sắt, giảm 3% so với 50,84 triệu
tấn vào tháng 12/2021.

Lượng nhập khẩu


Đơn vị: tấn
quặng sắt

Trung Quốc 41.790.039

Indonesia 803.416

Nhật Bản 2.425.116

Hàn Quốc 3.765.991

Đài Loan 489.097

Tổng 49.273.659

Bảng 3: Thống kê nhập khẩu quặng sắt tháng 12/2022 của Trung Quốc
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc).

13
THỊ TRƯỜNG THÉP TRUNG QUỐC NĂM 2022

Nhập khẩu từ Brazil Nhập khẩu từ Australia

Biểu đồ 7: Diễn biến nhập khẩu quặng sắt từ Australia và Brazil giai đoạn 2020 – 2022.
(Nguồn: SteelHome).

Với mùa xây dựng cao điểm ở Trung Quốc sắp kết thúc và sự phục hồi nhu cầu dự kiến
không đạt như kỳ vọng, dự báo sản lượng thép và nhu cầu quặng sắt sẽ có ít khả năng tăng
trong ngắn hạn và trung hạn.

Các kho dự trữ quặng sắt tại cảng của Trung Quốc sẽ tăng trong tháng 1/2023 với ước tính
về hoạt động bổ sung hàng trước kỳ nghỉ lễ diễn ra tại các nhà máy thép. Tại ngày
18/01/2023, tồn kho quặng sắt tại các cảng chính của Trung Quốc ghi nhận 134,3 triệu tấn,
giảm 900.000 tấn so với ngày 12/1.

180 triệu tấn

160

140

120

100

80

60

40

20

0
24/03
21/04
28/05

23/07
20/08
10/09
15/10

11/03
15/04
13/05

21/10
25/11
24/12
20/01
24/02

19/05
16/06
14/07
11/08
08/09
08/10
03/11
01/12
29/12
02/01
06/02
05/03
02/04
29/04

24/06

12/11
10/12
07/01
04/02

17/06
15/07
26/08
23/09

Biểu đồ 8: Diễn biến tồn kho quặng sắt Trung Quốc.


(Nguồn: NBS).

14
THỊ TRƯỜNG THÉP TRUNG QUỐC NĂM 2022

3. Diễn biến giá

Năm 2022, giá quặng sắt đã giảm gần một nửa từ mức cao nhất hồi đầu năm là 171
USD/tấn vào tháng 3 xuống mức thấp nhất là 81 USD/tấn vào đầu tháng 11 – gần như là
mức thấp nhất kể từ đầu năm 2020.

Biểu đồ 9: Diễn biến giá quặng sắt Trung Quốc năm 2022
(Đơn vị: NDT/tấn. Nguồn: SteelHome).

Tại Singapore, giá quặng sắt kỳ hạn hợp đồng tương lai cũng giảm trong 7 tháng liên tiếp,
đánh dấu năm giao dịch kém nhất kể từ khi hợp đồng được ra mắt vào năm 2013. Những
nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự bùng phát của COVID-19 đã tạo nên những
hạn chế nghiêm ngặt, vốn không hỗ trợ cho thị trường bất động sản của nước này (động
lực chính của nhu cầu quặng sắt). Riêng Trung Quốc chiếm khoảng 2/3 nhu cầu quặng sắt
vận chuyển bằng đường biển.

Trước tết Nguyên Đán, Trung Quốc cho biết họ sẽ tăng cường nỗ lực điều chỉnh giá quặng
sắt và trấn áp hoạt động đầu cơ đối với kim loại này. Với các nguyên tắc cơ bản của thị
trường quặng sắt, cung và cầu nhìn chung ổn định, giá tăng nhanh rõ ràng là mang tính
đầu cơ. Mà kể từ Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20, chính phủ Trung Quốc
tiếp tục duy trì nguyên tắc “nhà ở để ở, không phải để đầu cơ”.

Theo S&P Global, giá quặng sắt 62% Fe Trung Quốc đạt trung bình ở mức 120,16 USD/tấn
CFR, giảm 24,66% hay 39,33 USD so với năm 2021, mức thấp nhất được ghi nhận trong
năm là vào ngày 31/10 (79,5 USD) và mức cao nhất vào ngày ngày 7/3 (162,75 USD). Giá
trung bình tính theo tháng là 120,46 USD và 120,16 USD trung bình theo ngày.

15
THỊ TRƯỜNG THÉP TRUNG QUỐC NĂM 2022

Biểu đồ 9: Diễn biến giá HRC toàn cầu (Đơn vị: USD/tấn. Nguồn: Worldsteel).

Biểu đồ 10: Diễn biến giá quặng sắt (trái) và tồn kho quặng (cột phải) tại Trung Quốc.
(Nguồn: SteelHome).

Giá quặng sắt của Trung Quốc tăng mạnh trong nửa đầu năm 2022 trong bối cảnh sản
lượng thép thô trong nước tăng và xung đột Nga - Ukraine leo thang. Nhưng giá đảo chiều
giảm khi hoạt động thị trường chững lại kể từ tháng 5. Vào tháng 11, giá bắt đầu tăng trở
lại phần lớn là do các chính sách vĩ mô tích cực được ban hành ở Trung Quốc và triển
vọng lạc quan cộng hưởng sau khi Trung Quốc quyết định nhắm mục tiêu vào tăng trưởng
kinh tế thay vì tuân theo chính sách Zero-Covid.

Giá quặng sắt của Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 12, phần lớn là do tốc độ vận hành
lò cao ở nước này tăng nhẹ, các nhà máy thép trong nước khôi phục hoạt động trước kỳ
nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới và nguồn cung ở mức tương đối thấp.

Biểu đồ 11: Diễn biến giá thép Trung Quốc. (Đơn vị: NDT/tấn. Nguồn: SteelHome).

16
THỊ TRƯỜNG THÉP TRUNG QUỐC NĂM 2022

Hiện tại, có 6 dự án quặng sắt lớn đang được xây dựng ở Trung Quốc, với công suất tinh
quặng sắt mới được bổ sung là gần 30 triệu tấn khi các dự án này hoàn thành.

Chúng tôi dự báo giá quặng sắt tháng 2/2023 có thể tiếp tục dao động ở mức cao hiện tại,
với triển vọng giá ở mức 110 - 125 USD/tấn do các hoạt động bổ sung trước và sau Tết
Nguyên đán

17
PHẦN 3

THỊ TRƯỜNG THÉP


VIỆT NAM
THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM NĂM 2022

Năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước ghi nhận điểm sáng với mức
tăng trưởng khá cao hơn 8%, nhưng đối với ngành thép lại là một năm đầy khó
khăn. Tình hình sản xuất và bán hàng thép tháng 12 giảm lần lượt 21% và 14% so
với cùng kỳ năm trước

Cả năm 2022, sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 29,3 triệu tấn, giảm 12% và
bán hàng thép các loại đạt 27,3 triệu tấn, giảm 7,2% so với năm 2021, trong đó
xuất khẩu thép thành phẩm các loại của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội
giảm hơn 20% so với năm 2021.

1. Sản lượng và tiêu thụ thép Việt Nam


Theo báo cáo mới nhất vừa được Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) công bố, trong
tháng 12, sản xuất thép thô đạt 1.275.027 tấn, tăng 3,4% so với tháng trước,
nhưng giảm 10,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Tiêu thụ thép thô đạt 1.339.345 tấn, tăng 15,2% so với tháng trước, nhưng giảm 29,3% so
với tháng 12/2021. Xuất khẩu thép thô tháng 12/2022 đạt 154.210 tấn gần gấp đôi so với
tháng 11/2022.

Tính chung cả năm 2022, sản xuất đạt 19,995 triệu tấn, giảm 13% so với cùng kỳ năm
2021. Tiêu thụ đạt 18,696 triệu tấn, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu thép
thô đạt 32% so với cùng kỳ 2021 với sản lượng xuất khẩu là 744,95 ngàn tấn.

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022


2.500.000
65
.4

25
5

73

2
1
92

22
51

5.

1
4.

2.

9.

29
4.

92

2.000.000
67
87

20
86

1
83

8.
1.

17

0
1.

8
1.

72
1.

9.

2.

2.

38
1.

50
50

50

27
3

6
1.
1.

1.

5.

89

0
1.500.000
37

5.
2.

27
1.

23

1.
1.

1.000.000

500.000

-
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Biểu đồ 11: Tình hình sản xuất thép thô năm 2019 - 2022
(Đơn vị: tấn. Nguồn: VSA).

Đối với thép xây dựng, trong tháng 12/2022, tình hình sản xuất thép xây dựng đã có sự
phục hồi so với các tháng trước cụ thể:

• Sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 12/2022 đạt 884.340 tấn, tăng 29,52% so
với tháng trước, nhưng giảm 12,4% so với tháng 12/2021;

• Bán hàng đạt 1.027.814 tấn, tăng 17,51% so với tháng trước và xấp xỉ mức cùng kỳ năm
2021. Trong đó, xuất khẩu thép xây dựng đạt 123.316 tấn, tăng 26,53% so với tháng
12/2021.

19
THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM NĂM 2022

Tính chung cả năm 2022, sản xuất thép xây dựng năm 2022 đạt 12,132 triệu tấn, giảm
1,9% so với cùng kỳ 2021. Bán hàng đạt 12,274 triệu tấn, tăng 3,0% so với cùng kỳ năm
2021. Trong đó, xuất khẩu đạt 2,161 triệu tấn, giảm 2,8% so với cùng kỳ.

2019 2020 2021 2022

5
1.600.000

.22
96
1.3
1.400.000
54

96

5
1

.74
.5

.35
26

.8

4
22

.93
32

95
.5

17
1.200.000
1.1

61

1.1

51

24
1.1

1.0
1.0

25

1.0

9.1
2.7

97
1.000.000

92
800.000

0
34
4.
600.000

88
7
89

00
0.

2.8
72
400.000

68
200.000

0
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Biểu đồ 12: Tình hình sản xuất thép xây dựng 2019 - 2022
(Đơn vị: tấn. Nguồn: VSA).

2019 2020 2021 2022


2
.71

1.600.000
42
1.4

1.400.000
58

5
.4

.15
2
78

.34
0

66
.27

14
93
1.1

1.200.000
15

1.1

.8
52

.8
1.1

27
5

8
03
1.0

34

24

1.0
1.0
5.

0.

1.000.000
92

92

800.000
96

1
63
7.5

4.

600.000
87
86

46
2.6
71

400.000

200.000

-
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Biểu đồ 13: Tình hình bán hàng thép xây dựng 2019 - 2022
(Đơn vị: tấn. Nguồn: VSA).

Đối với thép cuộn cán nóng, trong tháng 12/2022, sản xuất đạt 302.178 tấn, giảm 29,13%
so với tháng 11/2022 và giảm 47,9% so với cùng kỳ năm 2021; Bán hàng đạt 406.252 tấn,
giảm 12,28% so với tháng trước và giảm 32,9% so với cùng kỳ 2021.

Tính chung cả năm 2022, sản xuất thép cuộn cán nóng đạt 6,04 triệu tấn, giảm 15,4% so
với cùng kỳ năm 2021. Bán hàng đạt 6,19 triệu tấn, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó xuất khẩu đạt 1,3 triệu tấn, tăng nhẹ 0,9% so với cùng kỳ 2021.

20
THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM NĂM 2022

Về thép cán nguội, trong tháng 12/2022, sản xuất thép cán nguội trong nước của các
thành viên VSA đạt 317.266 tấn, tăng 39,56% so với tháng 11/2022, nhưng giảm 16% so
với cùng kỳ 2021.

Bán hàng đạt 155.108 tấn, tăng 55,27% so với tháng trước nhưng giảm 6,2% so với cùng
kỳ 2021.Trong đó, xuất khẩu đạt 21.168 tấn, tăng 14,85% so với tháng trước nhưng giảm
58,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2022, sản xuất thép cán nguội năm 2022 đạt 3,998 triệu tấn, giảm
22,7% so với cùng kỳ năm 2021. Bán hàng đạt 2,018 triệu tấn, giảm 11,8% so với cùng kỳ
năm trước. Trong đó xuất khẩu đạt 473 ngàn tấn, giảm 26,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 12, sản xuất tôn mạ KL & SPM của các thành viên Hiệp hội đạt 402.266 tấn,
tăng 33,37% so với tháng 11/2022, nhưng giảm 23,7% so với cùng kỳ năm 2021; Bán
hàng đạt 351.255 tấn, tăng 11,09% so với tháng trước, nhưng giảm 24,6% so với cùng kỳ
2021. Trong đó xuất khẩu đạt 153.487 tấn, giảm 43% so với cùng kỳ 2021.

Sản xuất tôn mạ KL & SPM năm 2022 đạt 4,56 triệu tấn, giảm 23,4% so với cùng kỳ năm
2021 Bán hàng đạt 4,18 triệu tấn, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất
khẩu đạt 2,086 triệu tấn, giảm 38,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Đối với sản phẩm ống thép, sản lượng của các thành viên VSA đạt 228.986 tấn, tăng
22,13% svới tháng trước và tăng 4,5% so với cùng kỳ 2021. Bán hàng đạt 219.308 tấn,
tăng 16,1% so với tháng trước, nhưng giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,
xuất khẩu ống thép hàn đạt 18.759 tấn, giảm 19,17% so với tháng 11/2022 và giảm 9,2%
so với tháng cùng kỳ 2021.

Cả năm 2022, sản xuất đạt hơn 2,605 triệu tấn, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Bán
hàng đạt 2,626 triệu tấn, giảm 3,8% so với cùng kỳ 2021, trong đó lượng xuất khẩu đạt
258.873 tấn, tăng 9,1% so với cùng kỳ 2021.

2. Giá thép trong nước


Theo VSA, kể từ cuối quý I/2022, sức ép nhu cầu tiêu thụ yếu và chậm của thị trường nội
địa đã khiến giá thép xây dựng nội địa tiếp tục điều chỉnh giảm. Bên cạnh đó, diễn biến đi
xuống của giá nguyên liệu đầu vào cũng là một trong những yếu tố để các nhà sản xuất
điều chỉnh giá bán thép xây dựng.

Sự phục hồi của nhu cầu bị cản trở bởi áp lực từ diễn biến tăng lãi suất, các ngân hàng
siết chặt tín dụng, thị trường bất động sản khó khăn kéo dài, tâm lý thận trọng của khách
hàng trước các dự báo về suy thoái kinh tế toàn cầu. Cuối quý IV, thị trường trong nước có
những điểm sáng tích cực, xu hướng điều chỉnh tăng giá bán thép trong nước.

Bước sang đầu năm 2023, dư báo giá thép xây dựng nội địa tiếp tục phục hồi theo xu
hướng chung của thế giới tiếp theo xu thế điều chỉnh của tháng 12/2022. Giá thép xây
dựng tại thị trường thế giới tăng chủ yếu được thúc đẩy bởi chi phí nguyên liệu đầu vào
tăng cao.

Sang tháng 1/2023, tính tới ngày 6/1, tốc độ tăng giá bình quân thép xây dựng tại thị
trường nội địa Việt Nam ở mức 1,6% so với giá bình quân tháng 12/2022, tỷ lệ này tiếp tục

21
THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM NĂM 2022

thấp hơn so với thế giới và khu vực, đơn cử như giá bình quân thép cây nhập khẩu vào
Đông Nam Á cùng thời điểm so sánh đã tăng 6% so với tháng 12/2022.

Thị trường đang ấm dần lên, đặc biệt là giá phế và giá phôi tăng sớm một nhịp trước khi
giá thép thành phẩm tăng. Các nhà máy xem xét điều chỉnh một phần giá bán thép, đặc
biệt là thép cây với mác CB4, CB5…đặc biệt trước quyết định nới lỏng chính sách
zero-Covid.
IODEX 62% Fe $/dmt - CFR, $/t Hard Coking Coal - FOB Australia
HMS 1/2 80:20 - CFR East Asia import Billet - CFR Southeast Asia
900 20.000

800 18.000

700 16.000

14.000
600
12.000
500
10.000
400
8.000
300
6.000
200 4.000
100 2.000

0 -
11

11
11
9/
3/

5/

9/
3/

5/
7/

7/
9/

1/
1/

3/

5/

1/
7/
1/
/2

/2
/2

20
20

20
20

20
20
20

20
20

20
20

20
20
20
20

20
02

02
02

23
20

22
20

22
20
20

21
20

22
22

22
21
21
21

21
0

2
1

Biểu đồ 14: Giá nguyên liệu sản xuất và giá bán thép xây dựng năm 2022
(Nguồn: VSA).

Giá HRC ngày 6/1/2023 ở mức 596 USD/Tấn, CFR cảng Đông Á, tăng 25 USD/tấn so với
mức giá giao dịch đầu tháng 12/2022. Nhìn chung, thị trường thép cán nóng (HRC) thế
giới biến động, khiến thị trường HRC trong nước khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất
thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép, v.v) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất.

a. Nhập khẩu
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 12/2022, nhập khẩu thép thành phẩm vào
Việt Nam đạt 946 ngàn tấn với kim ngạch đạt 810,82 triệu USD, giảm 1,69% về lượng
nhưng ngang mức về trị giá so với tháng trước, tăng 4,23% về lượng nhưng giảm 20,92%
về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung năm 2022, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 11,679
triệu tấn với trị giá hơn 11,92 tỷ USD, giảm 5,62% về lượng nhưng tăng 3,04% về giá trị so
với cùng kỳ 2021.

Các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam bao gồm: Trung Quốc (41,65%), Nhật Bản
(15,06%), Hàn Quốc (12,27%), Đài Loan (8,84%) và Ấn Độ (6,5%)…

22
THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM NĂM 2022

Tấn Lượng 2021 Lượng 2022 Giá 2021 Giá 2022 USD/tấn
1.200 1.500.000

900 1.125.000

600 750.000

300 375.000

0 0
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Biểu đồ 15: Diễn biến lượng và giá thép nhập khẩu vào Việt Nam năm 2022
(Nguồn: VITIC tính toán từ số liệu của TCHQ, VSA).

b. Xuất khẩu

Về tình xuất khẩu, trong tháng 12/2022, xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam đạt 823
ngàn tấn, tăng 40,19% so với tháng trước nhưng giảm 8,93% so với cùng kì năm 2021. Trị
giá xuất khẩu đạt 584 triệu USD, tăng 24,22% so với tháng 11/2022 nhưng giảm 39,11%
so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 8,397 triệu tấn thép giảm 35,85% so
với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 7,99 tỷ USD giảm 32,2% so với cùng kỳ năm
2021.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là: khu vực ASEAN (36,22%), Khu vực EU
(18,37%), Hoa Kỳ (10,57%), Hàn Quốc (6,8%) và Hồng Kông (Trung Quốc) (4,1%).

Việc phát triển đa dạng xuất khẩu sản phẩm là một mặt nhưng đồng thời cơ cấu thị trường
xuất khẩu các sản phẩm thép Việt Nam cũng có thay đổi, điều này cho thấy sự linh hoạt
thích ứng của các doanh nghiệp thép Việt Nam.
Lượng 2021 Lượng 2022 Giá 2021 Giá 2022
Tấn USD/tấn
1.600.000 1.200

1.400.000
1.000
1.200.000
800
1.000.000

800.000 600

600.000
400
400.000
200
200.000

0 0
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Biểu đồ 16: Diễn biến lượng và giá thép xuất khẩu vào Việt Nam năm 2022
(Nguồn: VITIC tính toán từ số liệu của TCHQ, VSA).

23
THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM NĂM 2022

3. Dự báo
Trong báo cáo chiến lược ngành thép 2023, Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt
(VDSC) cũng nhận định ngành thép đã trải qua năm 2022 khó khăn dồn dập ở cả thị
trường xuất khẩu và nội địa. Cơn bĩ cực với ngành thép sẽ không sớm kết thúc khi ảnh
hưởng tiêu cực của các xung đột địa chính trị, suy thoái kinh tế sau COVID và lạm phát
khó hạ nhiệt nhanh chóng trong năm 2023.

VDSC nhận định tiêu thụ thép trong nước năm 2023 có thể được hỗ trợ bởi đầu tư công.
Cụ thể, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tổng vốn kế hoạch đầu tư
công giai đoạn 2021-2025 đạt 2,8 triệu tỷ đồng, tăng 43,5% so với kế hoạch giai đoạn
2016-2020. Giải ngân đầu tư công đã tăng tốc dần trong quý IV/2022.

Các dự án giao thông chiếm tỷ trọng lớn khi tổng chi đạt 507.400 tỷ đồng, chiếm 47% kế
hoạch phân bổ vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách trung ương. Do đó, các nhà sản
xuất thép xây dựng như Hòa Phát, Formosa, Thép Pomina… có thể hưởng lợi.

Còn về mảng xuất khẩu, VDSC cho rằng lạm phát tăng nhanh và làn sóng thắt chặt chính
sách tiền tệ toàn cầu làm giảm nhu cầu đầu tư và tiêu dùng, kéo theo tiêu thụ thép yếu dần
từ quý III/2022. Xuất khẩu thép sẽ tiếp tục trầm lắng trong các quý I, II và đến giữa năm
2023 mới phục hồi khi áp lực tăng lãi suất dịu bớt trên toàn cầu.

Tuy nhiên, ngành bất động sản sau một năm 2022 trầm lắng, dự kiến sẽ chưa thể phục hồi
trong năm 2023 nên khó hỗ trợ cho nhu cầu thép nội địa tăng trở lại.

Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư và tiêu dùng toàn cầu và gián tiếp là nhu cầu sử dụng thép
đã thu hẹp trong năm 2022 do lãi suất tăng và sức mua suy yếu. Điều này sẽ còn tiếp diễn
khi làn sóng thắt chặt chính sách tiền tệ được dự báo vẫn kéo dài đến tháng 5/2023.

Chỉ từ quý III/2023, khi áp lực tăng lãi suất dịu bớt trên toàn cầu nhu cầu thép toàn cầu mới
có khả năng tăng trở lại. Theo Hiệp hội Thép thế giới (WSA), nhu cầu thép thế giới sẽ giảm
2,3% trong năm 2022 và tăng 1% trong năm 2023.

Bên cạnh đó, VDSC cho rằng, cạnh tranh giá bán nội địa giữa các nhà sản xuất Việt Nam
sẽ giảm khi hàng tồn kho giá cao tích lũy trong năm 2022 được giải phóng dần trong các
tháng tới. Trong khi đó, cạnh tranh xuất khẩu và cạnh tranh với hàng nhập khẩu gia tăng
khi nhiều đối thủ lớn (Trung Quốc, Ấn Độ) đẩy mạnh xuất khẩu sang Đông Nam Á trong
nửa đầu năm 2023.

Với giả định các hoạt động kinh tế của Trung Quốc bình thường hóa từ quý 3/2023, tiêu thụ
thép của nước này sẽ tập trung vào nội địa. Theo đó, mặt bằng giá thép có thể diễn biến
dao động quanh mức hiện tại trước khi tăng dần từ giữa năm 2023 nhờ nhu cầu trở lại tại
các thị trường châu Âu, châu Mỹ và cạnh tranh từ Trung Quốc giảm.

Dù vậy, VDSC cho rằng bức tranh lợi nhuận của các doanh nghiệp vẫn chưa khá hơn
trong ngắn hạn quý IV/2022 trong xu hướng giá thép tiếp tục đi xuống (dù chậm), tiêu thụ
yếu cùng với lãi suất ngày càng cao. Triển vọng phục hồi biên lợi nhuận trong năm 2023
cũng không có nhiều điểm sáng.

Theo đó, sau một năm biến động rất mạnh ảnh hưởng bởi xung đột Nga-Ukraina, giá than
luyện cốc, quặng sắt và thép phế sẽ có một năm “êm dịu” hơn khi nhu cầu thép thế giới
được dự báo trầm lắng trong năm 2023.

24
THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM NĂM 2022

Tương tự giá thép, giá các nguyên liệu sản xuất thép được kỳ vọng dao động trong biên
độ hẹp quanh mặt bằng giá cuối năm 2022 do nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của các nhà
máy thượng nguồn trên toàn cầu thấp và chỉ nhỉnh hơn vào cuối năm. Biên lợi nhuận gộp
của các doanh nghiệp, cả thượng nguồn (Hòa Phát, Formosa, Pomina,…) và hạ nguồn
(Nam Kim, Hoa Sen, SMC,…) sẽ mở rộng nhẹ từ quý 3 trở đi trên cơ sở xuất khẩu phục
hồi.

Tuy vậy, gánh nặng VND mất giá và lãi suất tăng vẫn lớn, tiếp tục ảnh hưởng lên chi phí tài
chính. Do đó, các doanh nghiệp đang và sẽ giới hạn tác động của vấn đề tỷ giá và lãi suất
thông qua thắt chặt nhu cầu vay mượn và quản trị vốn lưu động chặt chẽ hơn.

Phân tích về triển vọng ngành thép năm nay, VNDirect cho rằng các doanh nghiệp sản
xuất thép trong nước vẫn sẽ đối diện với loạt khó khăn khi nhu cầu xây dựng giảm, giá
nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng. Tuy nhiên, với kỳ vọng tại thị trường Trung Quốc khi các
chính sách hỗ trợ phục hồi thị trường bất động sản của nước này sẽ góp phần ổn định thị
trường và tạo nên môi trường xuất khẩu hấp dẫn. Cùng với đó, với mục tiêu giải ngân đầu
tư công trong nước dự kiến tăng 20-25% so với 2022 sẽ là động lực phục hồi ngành thép
vào nửa sau của năm nay

25
PHẦN 4

CHÍNH SÁCH
CHÍNH SÁCH NĂM 2022

1. Chính sách của Việt Nam

Ngành thép Việt Nam cần tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), Ấn Độ sản xuất phần lớn lượng thép cho
tiêu thụ nội địa, nhưng quốc gia này cũng buộc phải nhập khẩu nhiều hơn để đáp ứng nhu
cầu gia tăng.

Chính phủ Ấn Độ cũng đang tìm cách hiện đại hóa hệ thống đường xá, mạng lưới đường
sắt và cảng nhằm hướng tới phát triển một trung tâm sản xuất quy mô. Theo MXV, giai
đoạn xây dựng của bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần rất nhiều thép, trong khi đó, sản xuất
và xuất khẩu thép xây dựng là thế mạnh chính của Việt Nam. Đây có thể sẽ là cơ hội tốt
cho hoạt động thương mại quốc tế của ngành thép trong nước trong việc tìm kiếm thêm
các đối tác tiềm năng.

ASEAN 42%
EU 17%
Trung Quốc 11%
Mỹ 8%
Hàn Quốc 6%
Nhật Bản 2%
Úc 2%
Anh 1%
Nước khác 11%

Biểu đồ 17: Cơ cấu xuất khẩu thép của Việt Nam theo quốc gia.
(Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV).

Đối với Trung Quốc, nền kinh tế khổng lồ này vẫn nhập khẩu một lượng thép đáng kể từ
nước ta. Sau khi mở cửa trở lại, hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được coi là
nhiệm vụ tất yếu, và Việt Nam hoàn toàn có cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng
tới mở rộng thị phần.

Ngoài ra, thị trường chính của Việt Nam vẫn sẽ là các quốc gia thuộc khu vực ASEAN,
chiếm tới 42% cơ cấu xuất khẩu thép. Mặc dù các áp lực kinh tế trước bài toán tăng
trưởng toàn cầu chậm lại có thể sẽ là thách thức lớn, song xu hướng đa dạng hóa hoạt
động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại khu vực này cũng sẽ là tín hiệu tích cực
cho nhu cầu sắt thép trong hoạt động công nghiệp, khai lối cho hoạt động xuất khẩu sắt
thép của Việt Nam.

27
CHÍNH SÁCH NĂM 2022

Diễn biến các vụ phòng vệ thương mại liên quan đến sản phẩm thép của
Việt Nam
Trong năm 2022, Việt Nam tiến hành rà soát cuối các vụ việc như AD02, AD01, AD04 và
ngày 4/11/2022 đã ban hành quyết định rà soát cuối kỳ vụ việc SG04.

Năm 2022 có 3 vụ kiện liên quan đến thép xuất khẩu của Việt Nam: Trong đó 2 vụ Hoa Kỳ
kiện chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với ống thép và thép dây không gỉ; 1 vụ
Mexico kiện chống bán phá giá với thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam.

Đối với các vụ việc trong nước khởi xướng điều tra, Việt Nam đã tiến hành khởi xướng
điều tra 9 vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến các sản phẩm thép nhập khẩu vào
Việt Nam.

(1) Quyết định rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi
thép và thép dài nhập khẩu (ER02.SG04)

Ngày 18/7/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT về
việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu
vào Việt Nam.

Ngày 20/3/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 918/QĐ-BCT gia hạn áp
dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.

Ngày 12/8/2022, Cục PVTM nhận được Hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ
đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.

Ngày 4/11/2022, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2323/QĐ-BCT về việc rà soát
cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu.

Căn cứ quy định tại Điều 57 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, Cơ quan điều tra đã ban hành Bản
câu hỏi điều tra cho các Bên liên quan. Thời hạn nhận bản trả lời câu hỏi là trước 17h00
ngày 15/12/2022.

Các vụ việc nước ngoài khởi xướng điều tra đối với sản phẩm thép xuất khẩu của Việt
Nam

(2) Trong thời gian kể từ 2004 – 11/2022, nước ngoài kiện thép xuất khẩu của Việt
Nam là 69 vụ việc (*)

+ Kiện chống bán phá giá (39 vụ)

+ Kiện chống trợ cấp (3 vụ)

+ Kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp (6 vụ)

+ Kiện điều tra áp dụng biện pháp tự vệ (13 vụ)

+ Kiện chống lẩn tránh thuế AD & CVD (8 vụ)

(*) EU: 1 vụ (khởi kiện AD 8/2004; 7/2005 chấm dứt do nguyên đơn rút đơn kiện).

28
CHÍNH SÁCH NĂM 2022

(3) Mexico ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với thép
mạ nhập khẩu từ Việt Nam

Ngày 20/10/2022, cơ quan điều tra Mexico xác nhận đã nhận được email của Hiệp hội
Thép Việt Nam phản hồi về Quyết định sơ bộ AD 0921.

Ngày 14/9/2022, cơ quan điều tra Mêhi-cô đã ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra
chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu từ Việt Nam. Vụ việc được Mexico khởi xướng
từ tháng 8/2021 dựa trên đơn kiện của ngành sản xuất trong nước.

- Sản phẩm bị áp thuế sơ bộ: các sản phẩm thép mạ có mã HS: 7210.30.02, 7210.41.01,
7210.41.99, 7210.49.99, 7210.61.01, 7210.70.02, 7212.20.03, 7212.30.03, 7212.40.04,
7225.91.01, 7225.92.01 và 7226.99.99; và các mã 9802.00.01, 9802.00.02, 9802.00.03,
9802.00.04, 9802.00.06, 9802.00.07, 9802.00.10, 9802.00.13, 9802.00.15 và 9802.00.19
theo hệ thống mã HS của Mexico.

- Mức thuế sơ bộ: mức thuế sơ bộ với các doanh nghiệp Việt Nam từ 0% - 12,34%.

- Số liệu xuất khẩu: theo số liệu của Trung tâm thương mại quốc tế ITC, trong giai đoạn
điều tra (năm 2020), Việt Nam xuất khẩu khoảng 170 triệu USD sản phẩm bị điều tra sang
Mê-hi-cô. Năm 2021, trị giá xuất khẩu của Việt Nam tăng hơn 2 lần lên khoảng 370 triệu
USD.

Sau khi ban hành quyết định sơ bộ của vụ việc, cơ quan điều tra Mexico thông thường sẽ
tiến hành thẩm tra doanh nghiệp (theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp), tổ chức phiên
điều trần trước khi ban hành kết luận cuối cùng.

Liên quan đến vụ việc, Chru tịch Hiệp hội đã đệ trình lên cơ quan điều tra Mexico giải trình
thông tin liên quan đến ngành sản xuất tôn mạ và thư đệ trình của Cơ quan Nhà nước Việt
Nam với phía bạn. Dự kiến trong tháng 12/2022, phía Mexico sẽ ban hành kết luận cuối
cùng của vụ việc.

(4) Khả năng Canada tái điều tra đối với sản phẩm thép chống ăn mòn từ Việt Nam

Thông tin sơ bộ cho thấy, lượng nhập khẩu sản phẩm thép chống ăn mòn từ các quốc gia
liên quan trong vụ việc COR II (Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và UAE) thậm chí còn lớn hơn lượng
nhâp khẩu từ các quốc gia liên quan trong vụ việc COR I. Trong số đó, lượng nhập khẩu từ
Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với 2 quốc
gia còn lại:

Do lượng nhập khẩu sản phẩm thép chống ăn mòn từ Thổ Nhĩ Kỳ và UAE chiếm tỉ trọng
thấp, đồng thời trong vụ việc cũ một số doanh nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ và UAE có thuế suất
0% (sẽ được loại trừ nếu điều tra lại), nên nhiều khả năng sẽ tập trung vào các doanh
nghiệp Việt Nam.

29
CHÍNH SÁCH NĂM 2022

2. Chính sách của thế giới

NMDC của Ấn Độ tăng giá quặng sắt tháng 1


Nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất Ấn Độ NMDC đã tăng giá quặng sắt trong
tháng 1/2023, tháng tăng thứ hai liên tiếp. Nhu cầu thép trong nước có thể sẽ tăng trong
quý tháng 1 – tháng 3 năm 2023 do mức tiêu thụ thường tăng trước khi kết thúc năm tài
chính, trong khi xuất khẩu cũng có khả năng tăng khi thị trường quốc tế phục hồi và các
nhà máy Ấn Độ tăng tốc xuất hàng khi không có thuế xuất khẩu.

Theo Argus, chỉ số quặng sắt 62% ở mức $117,60/tấn khô vào ngày 30/12/2022, giảm 1%
so với cùng kỳ năm trước, nhưng tăng 16% so với tháng trước.

Trước đó, ngày 18/11/2022, Bộ Tài chính Ấn Độ đã bỏ thuế xuất khẩu đối với các sản
phẩm thép dẹt carbon cũng như các sản phẩm thép dài carbon và hợp kim. Thuế đối với
gang, quặng viên và quặng sắt có hàm lượng Fe dưới 58% cũng được bãi bỏ. Giá quặng
sắt chất lượng cao giảm xuống 30%.

Theo đề nghị của các nhà sản xuất trong nước, Chính phủ Ấn Độ đã bãi bỏ thuế xuất khẩu
đối với các sản phẩm sắt thép chính.

Cuối tháng 5, Bộ Tài chính Ấn Độ thông báo áp thuế xuất khẩu 50% đối với quặng sắt,
45% đối với quặng viên và 15% đối với gang, thép thanh, que, HRC, tấm và thép mạ có
hiệu lực từ ngày 22/5.

Sau khi thuế này được đưa ra, các nhà sản xuất thép của Ấn Độ đã cố gắng xuất khẩu
thép dẹt có chứa hợp kim. Tuy nhiên, xuất khẩu thép thành phẩm của Ấn Độ đã giảm 56%
so với cùng kỳ năm trước xuống còn 3,9 triệu tấn trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến
tháng 10, trong 7 tháng đầu năm tài chính 2023.Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp,
tổng xuất khẩu quặng sắt (bao gồm quặng cục, quặng cám và viên) đã giảm 63% so với
cùng kỳ năm trước xuống còn 6,7 triệu tấn trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9.

Thuế xuất khẩu ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của các nhà sản xuất trong nước.

Khi thuế được dỡ bỏ, các nhà máy Ấn Độ dự kiến sẽ quay trở lại thị trường xuất khẩu vào
đầu tháng 12 này. Các nhà máy đã bắt đầu tăng giá ở thị trường nội địa. Một số nhà cung
cấp đã tăng giá ngay lập tức.

Malaysia rà soát thuế chống bán phá giá với thép cán nguội của
Việt Nam
Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 28/12/2022, Bộ Công nghiệp
và thương mại quốc tế Malaysia (MITI) đã khởi xướng hai vụ việc rà soát thuế chống bán
phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép cuộn cán nguội của Việt Nam.

Vụ việc thứ nhất liên quan tới thép cuộn cán nguội/thép không hợp kim có chiều rộng lớn
hơn 1300 mm được nhập khẩu từ Hàn Quốc và Việt Nam.

30
CHÍNH SÁCH NĂM 2022

Vụ việc được MITI khởi xướng điều tra vào ngày 21/3/2019 với 4 nước là Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Tới 17/12/2019, cơ quan điều tra ban hành Kết luận cuối
cùng với mức thuế CBPG cụ thể như sau: Trung Quốc từ 4,76% đến 26,38%; Nhật Bản
26,39%, Hàn Quốc từ 0 đến 3,84% và Việt Nam từ 7,7% đến 20,13%. Mức thuế này được
áp dụng trong 5 năm, từ 25/12/2019 đến 24/12/2024.

Vụ việc thứ hai liên quan đến thép cuộn cán nguội hợp kim/không hợp kim có độ dày từ
0,2 đến 2,6 mm và chiều rộng từ 700 mm đến 1300 mm được nhập khẩu từ Hàn Quốc và
Việt Nam.

Cụ thể, MITI khởi xướng điều tra vào 27/8/2015 với 4 nước là Hàn Quốc, Trung Quốc và
Việt Nam. Ngày 17/5/2016, cơ quan điều tra ban hành Kết luận cuối cùng với mức thuế
CBPG cụ thể như sau: Trung Quốc từ 5,61% đến 23,78%; Hàn Quốc từ 3,78% đến
21,64% và Việt Nam từ 3,06% đến 13,68%. Mức thuế này được áp dụng trong 5 năm (từ
24/5/2016 đến 23/5/2021).

Vụ việc đã trải qua hai đợt rà soát hành chính khởi xướng vào năm 2018 và 2020, cùng
với đợt rà soát cuối kỳ vào năm 2021. Ngày 21/9/2021, MITI quyết định tiếp tục áp thuế
CBPG đối với sản phẩm nói trên nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam cho giai
đoạn từ 9/10/2021 đến 8/10/2026, cụ thể: Trung Quốc từ 35,89% đến 42,08%; Hàn Quốc
từ 0% đến 21,64% và Việt Nam từ 7,42% đến 33,7%.

Quy định pháp luật của WTO cho phép cơ quan điều tra thực hiện rà soát hành chính như
một thủ tục thông thường và định kỳ, nhằm đánh giá lại thuế CBPG đang được áp dụng,
đảm bảo phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp liên quan.

Đây là cơ hội để các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam thay đổi mức thuế theo hướng có
lợi. Do đó, các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam cần hợp tác đầy đủ, toàn diện với MITI
để tận dụng tối đa cơ hội này, Cục phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết.

Theo thống kê từ Trademap, kim ngạch xuất khẩu thép cuộn cán nguội của Việt Nam sang
Malaysia trong năm 2021 khoảng 39,34 triệu USD, đứng thứ 4 về giá trị xuất khẩu thép
cuộn cán nguội sang Malaysia, sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan với kim ngạch lần
lượt khoảng gần 261 triệu USD; 227 triệu USD và hơn 57 triệu USD.

Cục Phòng vệ Thương mại cho biết với hai vụ việc này, MITI sẽ gửi bản câu hỏi điều tra tới
các bên liên quan, bao gồm các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra của Việt Nam
và Chính phủ Việt Nam. Trong trường hợp không nhận được thông tin từ MITI, các bên liên
quan có thể liên hệ với MITI bằng văn bản, bằng fax hoặc email để tìm hiểu thông tin, nhận
bản câu hỏi điều tra.

Thời hạn để các bên liên quan gửi yêu cầu nhận bản câu hỏi điều tra muộn nhất là 15
ngày kể từ ngày MITI ban hành thông báo khởi xướng cuộc rà soát.

Thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra và bày tỏ quan điểm, lập luận bằng văn bản về
cuộc điều tra trong vòng 30 ngày kể từ ngày MITI ban hành thông báo khởi xướng cuộc rà
soát, dự kiến đến ngày 27/1/2023.

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu
sản phẩm liên quan liên lạc với MITI để đăng ký tham gia và nhận bản câu hỏi điều tra
trong thời hạn quy định.

31
CHÍNH SÁCH NĂM 2022

Đồng thời đọc kỹ hướng dẫn, trả lời đầy đủ và nộp Bản câu hỏi rà soát theo đúng thời hạn
quy định; Hợp tác toàn diện với MITI trong suốt quá trình vụ việc diễn ra, bao gồm cả việc
điều tra tại chỗ để xác minh các nội dung trong bản trả lời câu hỏi; Liên hệ và phối hợp với
Cục Phòng vệ Thương mại để nhận được thông tin và sự hỗ trợ kịp thời

32
PHẦN 5

HOẠT ỘNG CỦA


CÁC DOANH NGHIỆP
TRONG NGÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH NĂM 2022

Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG)

Tập đoàn Hòa Phát cho biết đã tiêu thụ 558.000 tấn thép các loại trong
tháng 12/2022, tăng 26% so với tháng 11 và chấm dứt chuỗi giảm ba
tháng liên tục. Trong đó, thép xây dựng thành phẩm là 358.000 tấn, tăng nhẹ so với cùng
kỳ. Thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 144.000 tấn, còn lại là phôi thép.

Năm vừa qua, thị trường có nhiều biến động, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của Tập
đoàn. Lũy kế cả năm 2022, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường 7,2 triệu tấn thép, giảm
7% so với năm 2021.

Trong đó, thép xây dựng ghi nhận 4,2 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ và chiếm 59%
trong tổng sản lượng thép các loại. Riêng xuất khẩu thép xây dựng đạt gần 1,2 triệu tấn.
Mặt hàng HRC đạt hơn 2,6 triệu tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ.

Ở nhóm sản phẩm hạ nguồn, tiêu thụ ống thép Hòa Phát đạt gần 750.000 tấn, tăng
khoảng 11% so với năm 2021. Mặt hàng tôn mạ đạt 328.000 tấn, giảm 23% so với cùng kỳ
do thị trường xuất khẩu sa sút, riêng sản lượng bán hàng nội địa tăng khoảng 21%.

Về thị phần, Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục giữ vị trí số 1 Việt Nam về thép xây dựng và ống
thép. Tôn Hòa Phát có mặt trong top 5 doanh nghiệp có thị phần lớn nhất.

Năm 2021 Năm 2022


(vòng trong) (vòng ngoài)

Hòa Phát 32,6% 34,8%


VN Steel 12,7% 11,2%
Vina Kyoei 5,5% 5,9%
Formosa 6,8% 5,6%
Việt Đức 4,1% 4,6%
Khác 38,3% 37,8%
Biểu đồ 18: Thị phần tiêu thụ thép xây dựng năm 2021
và năm 2022 (Nguồn: Đức Quyền tổng hợp từ VSA).

Với quy mô công suất 8,5 triệu tấn/năm, Hòa Phát hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt
Nam, tương đương top 50 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh
nhu cầu thép suy yếu và tồn kho cao giữa lo ngại về suy thoái kinh tế, Hòa Phát đã phải
tạm ngừng hoạt động 4/7 lò cao từ cuối tháng 11, giảm công suất hoạt động.

Đến cuối tháng 12, Hòa Phát đã bắt đầu chuẩn bị khởi động lại một lò cao ở Khu Liên hợp
Hải Dương.

Trong báo cáo phân tích về ngành thép ngày 10/1, Chứng khoán SSI cho biết Hòa Phát
vẫn tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu ngành thép Việt Nam với lợi thế vượt trội về quy mô, chi
phí sản xuất và vị thế tài chính.

34
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH NĂM 2022

Thị phần của Hòa Phát có thể tăng trong dài hạn đi cùng với quá trình tái cơ cấu thị
trường, khi các công ty nhỏ hơn và hoạt động kém hiệu quả có thể bị xóa sổ.

Đồng thời, SSI cũng chỉ ra hai yếu tố rủi ro của Hòa Phát. Thứ nhất, hiệu suất sử dụng thấp
trong năm 2023 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận.

Thứ hai, việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể trở thành con dao hai lưỡi khi sức cầu yếu
tại thị trường trong nước sẽ khiến Hòa Phát gặp khó trong việc tăng giá bán lên ngang tầm
khu vực, đặc biệt là đối với thép xây dựng.

Lượng 2021 Lượng 2022


Nghìn tấn
800

700

600

500

400

300

200

100

0
Hoà Phát Hoa Sen Minh Ngọc TVP Nam Kim

Biểu đồ 19: Sản lượng tiêu thụ ống thép trong năm 2021 và 2022
(Nguồn: Đức Quyền tổng hợp từ VSA).

Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), việc Chính phủ đẩy mạnh đầu tư vào các dự án cơ
sở hạ tầng trong năm 2023 có thể hỗ trợ nhu cầu thép trong nước đặc biệt là thép xây dựng.

Tổng vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 là 2,87 triệu tỷ đồng, tăng 43,5% so với
kế hoạch giai đoạn 2016-2020. Giải ngân đầu tư công đã tăng tốc dần trong quý IV/2022.

Các dự án giao thông chiếm tỷ trọng lớn khi tổng chi đạt 507.400 tỷ đồng, chiếm 46,6% kế
hoạch phân bổ vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách trung ương. Do đó, các nhà sản xuất
thép xây dựng như Hòa Phát, Formosa, Pomina có thể hưởng lợi.

SSI ước tính Hòa Phát đạt doanh thu thuần 139.013 tỷ đồng trong năm 2022 và 120.773 tỷ
đồng năm 2023, giảm lần lượt 7% và 13% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế năm 2022
và 2023 ước đạt lần lượt 10.217 tỷ và 10.947 tỷ đồng, kém xa mức đỉnh 34.521 tỷ của năm
2021.

VDSC ước tính Hòa Phát trong năm 2022 đạt doanh thu thuần 1 39.320 tỷ đồng, tương
đương với con số mà SSI đưa ra. Lãi sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ khoảng 9.667 tỷ
đồng, giảm 72% so với năm 2021. Sang năm 2023, doanh thu và lợi nhuận ròng của Hòa
Phát được dự báo đạt lần lượt 128.476 tỷ và 14.846 tỷ.

35
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH NĂM 2022

Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG)

Trong năm 2022, Hoa Sen tiêu thụ 1,2 triệu tấn tôn mạ, giảm khoảng 38% so
với năm trước. Thị phần của Hoa Sen đạt 28,7%, vẫn dẫn đầu thị trường
nhưng đã giảm từ 35,9% trong năm 2021.

Tuy vậy, sản lượng tiêu thụ tháng 12 cải thiện lên mức 91.000 tấn, ghi nhận tháng tăng thứ
hai liên tiếp. Sản lượng tôn mạ của Hoa Sen trong năm vừa qua cao hơn 63% so với doanh
nghiệp đứng số 2 là Tôn Đông Á.

Hoa Sen Nam Kim Đông Á Hòa Phát


200 nghìn tấn
180
160
140
120
100
80
60
40
20
0
21

21

21

21

Th 6/ 1

Th 7/ 1
21

Th g 9 21
21

1 21

1
21

Th 2/ 2
22

22

22

Th 6/ 2

Th 7/ 2
22

Th g 9 22

Th 10 22

Th 10 22

11 22

12 22

2
2

02

02
20

20

20

án /20

án /20

án 20

án 20

án /20

án /20

án /20

án /20

án 20

án /20

án /20

án /20

án 20

án 20

án /20

án /20

0
20

0
án /2

án 1/2

án /2

án /2

/2
1/

2/

3/

/
4

Th 5

Th 8

Th 10

Th 12

Th 3

Th 4

Th 5

Th 8
g

g
g

g
g
g

g
g

g
g

g
g

g
g
g

g
án

g
án

g
án

án

án
Th

Th

Th
Th

Th

Th
Th

Th
Biểu đồ 20: Sản lượng tiêu thụ tôn mạ hàng tháng (Nguồn: Song Ngọc tổng hợp từ VSA).

Ở thị trường ống thép, Hoa Sen tiếp tục đứng thứ 2 với thị phần 12,6% và sản lượng
330.000 tấn, sau Hòa Phát với thị phần 28,5% và sản lượng 749.000 tấn.

Trong báo cáo phân tích gần đây, Chứng khoán SSI cho biết dư nợ của Hoa Sen đã giảm
60% trong 4 năm qua do chi phí đầu tư thấp và dòng tiền hoạt động mạnh. Điều này đã giúp
công ty giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu về mức an toàn là 0,35 lần vào năm tài chính 2022
- so với mức cao nhất là 2,3 lần vào năm 2018.

Lợi nhuận trong năm tài chính 2023 (từ 1/10/2022 đến 30/9/2023) có thể phục hồi khoảng
35%, đạt 340 tỷ đồng do không còn hàng tồn kho chi phí cao và chi phí lãi vay giảm. Tăng
trưởng lợi nhuận có khả năng phục hồi từ nửa cuối năm tài chính 2023, SSI nhận định.

36
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH NĂM 2022

Lợi nhuận sau thuế (tỷ ồng) Biên lãi thuần

2013 581 4,9%


2014 410 2,7%
2015 653 3,7%
2016 1.504 8,4%
2017 1.332 5,1%
2018 409 1,2%
2019 361 1,3%
2020 1.153 4,2%
2021 4.313 8,9%
2022 251 0,5%
2023F 340 1,1%

Biểu đồ 21: Kết quả kinh doanh hợp nhất của Tập đoàn Hoa Sen.
Dự báo năm 2023 từ báo cáo phân tích ngày 10/01/2023 của SSI.
(Nguồn: Đức Quyền tổng hợp từ BCTC).

VDSC cũng dự báo biên lợi nhuận của Hoa Sen phục hồi trong 6 tháng cuối 2023.

Đợt tăng giá bán đầu tháng 12/2022 vừa qua có thể không duy trì được lâu. Tín dụng ngân
hàng thắt chặt và nhu cầu yếu đang buộc Hoa Sen phải bán bớt hàng tồn kho giá cao để giải
phóng dòng tiền. VDSC cho rằng nhu cầu sẽ tăng sau kỳ nghỉ Tết, từ đó hỗ trợ tăng giá và
biên lợi nhuận.

Hoa Sen có thể lỗ ròng trong quý đầu năm tài chính 2023 (tức quý cuối năm dương lịch
2022), sau đó chuyển sang lãi ròng. VDSC dự báo biên lợi nhuận gộp của Hoa Sen sẽ tăng
từ mức 9,9% của niên độ 2022 lên 12,4% của niên độ 2023.

Xuất khẩu tôn mạ có khả năng tiếp tục thấp trong những tháng đầu, sau đó tăng từ giữa năm
2023 khi lạm phát toàn cầu giảm bớt. Tuy nhiên, VDSC cho rằng xuất khẩu sẽ khó bật tăng
mạnh do cạnh tranh gay gắt và những thay đổi trong chính sách thương mại tại các thị
trường lớn.

Xuất khẩu trong niên độ tài chính 2023 có thể sẽ giảm 31% so với năm trước xuống còn
592.500 tấn vì các thị trường EU và Bắc Mỹ gặp khó.

Giải ngân đầu tư công mạnh mẽ hơn sẽ kích thích tăng trưởng ở thị trường trong nước từ
quý II niên độ 2023 (tức quý I dương lịch 2022).

Công ty cổ phần Thép Nam Kim (Mã: NKG)

Trong năm vừa qua, Nam Kim sản xuất 730.100 tấn và bán ra 706.700 tấn
tôn mạ, chiếm 16,9% thị phần tiêu thụ toàn ngành và đứng sau Hoa Sen,
Tôn Đông Á.

37
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH NĂM 2022

So với năm trước, sản lượng tiêu thụ năm 2022 của Nam Kim giảm 24,2%, tương đồng với
mức giảm 23,4% của Hòa Phát và khả quan hơn tốc độ lao dốc 37,6% của Hoa Sen.

Ở thị trường ống thép, Nam Kim sản xuất 162.300 tấn và tiêu thụ gần 168.600 tấn, nắm giữ
6,42% thị phần. So với năm 2021, sản lượng bán hàng của Nam Kim tăng trưởng 14,4%
trong khi Hòa Phát chỉ tăng 10,9%, Hoa Sen sụt 22%, Minh Ngọc giảm 1,6%.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng khối lượng bán tôn mạ của Nam Kim trong năm
2023 sẽ giảm 2,4%. Trong đó, xuất khẩu được dự báo sẽ giảm 7,6% vì cạnh tranh gay gắt và
tiêu thụ kém trong nửa đầu năm vì lạm phát cao; bán hàng trong nước có thể tăng 10,7% nhờ
Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.

Năm 2021 Năm 2022


(vòng trong) (vòng ngoài)

Hòa Phát 24,7% 28,5%


Hoa Sen 15,5% 12,6%
Minh Ngọc 6,7% 6,8%
TVP 6,1% 6,8%
Nam Kim 5,4% 6,4%
Khác 41,6% 38,9%
Biểu đồ 22: Thị phần tiêu thụ ống thép năm 2021 và
năm 2022 (Nguồn: Đức Quyền tổng hợp từ VSA).

VDSC ước tính Nam Kim lỗ 744 tỷ đồng trong năm 2022, sau đó giảm lỗ còn 359 tỷ đồng
trong năm 2023. Doanh thu thuần được dự báo giảm từ 28.173 tỷ đồng trong năm 2021
xuống còn lần lượt 21.541 tỷ và 17.730 tỷ trong năm 2022 – 2023.

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco – Mã: TIS)

Theo báo cáo tài chính mới được công bố, công ty ghi nhận doanh thu
thuần 2.172 tỷ đồng trong quý IV/2022, giảm 32,6% so với cùng kỳ năm
trước. Lỗ sau thuế 17,4 tỷ đồng, trái ngược với khoản lãi 9,4 tỷ của quý
IV/2021.

Đây cũng là quý thua lỗ thứ hai liên tiếp của Gang Thép Thái Nguyên. Lũy kế cả năm 2022,
công ty đạt doanh thu thuần 11.697 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 397 tỷ, lần lượt giảm 9% và 49%
so với năm 2021.

Công ty lỗ sau thuế 9,5 tỷ đồng, trong khi năm trước có lãi hơn 122 tỷ

38
PHỤ LỤC NĂM 2022

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Sản lượng thép thô thế giới đến tháng 10/2022 (Trang 5)
Biểu đồ 2: Giá trị xuất khẩu sắt thép hàng tháng của Mỹ (Trang 6)
Biểu đồ 3: Giá trị nhập khẩu sắt thép hàng tháng của Mỹ (Trang 7)
Biểu đồ 4: Giá nguyên liệu xuất khẩu thép hàng tháng của Mỹ (Trang 8)
Biểu đồ 5: Diễn biến sản lượng thép Trung Quốc (Trang 11)
Biểu đồ 6: Diễn biến xuất nhập khẩu thép Trung Quốc (Trang 13)
Biểu đồ 7: Diễn biến nhập khẩu quặng sắt từ Australia và Brazil giai đoạn 2020 – 2022. (Trang 14)
Biểu đồ 8: Diễn biến tồn kho quặng sắt Trung Quốc. (Trang 14)
Biểu đồ 9: Diễn biến giá quặng sắt Trung Quốc năm 2022 (Trang 15)
Biểu đồ 10: Diễn biến giá quặng sắt (trái) và tồn kho quặng (cột phải) tại Trung Quốc. (Trang 16)
Biểu đồ 11: Tình hình sản xuất thép thô năm 2019 - 2022 (Trang 19)
Biểu đồ 12: Tình hình sản xuất thép xây dựng 2019 - 2022 (Trang 20)
Biểu đồ 13: Tình hình bán hàng thép xây dựng 2019 - 2022 (Trang 20)
Biểu đồ 14: Giá nguyên liệu sản xuất và giá bán thép xây dựng năm 2022 (Trang 22)
Biểu đồ 15: Diễn biến lượng và giá thép nhập khẩu vào Việt Nam năm 2022 (Trang 23)
Biểu đồ 16: Diễn biến lượng và giá thép xuất khẩu vào Việt Nam năm 2022 (Trang 23)
Biểu đồ 17: Cơ cấu xuất khẩu thép của Việt Nam theo quốc gia. (Trang 27)
Biểu đồ 18: Thị phần tiêu thụ thép xây dựng năm 2021 và năm 2022 (Trang 34)
Biểu đồ 19: Sản lượng tiêu thụ ống thép trong năm 2021 và 2022 (Trang 35)
Biểu đồ 20: Sản lượng tiêu thụ tôn mạ hàng tháng (Trang 36)
Biểu đồ 21: Kết quả kinh doanh hợp nhất của Tập đoàn Hoa Sen (Trang 37)
Biểu đồ 22: Thị phần tiêu thụ ống thép năm 2021 và năm 2022 (Trang 38)

Bảng 1: 10 quốc gia có sản lượng thép thô lớn nhất thế giới (Trang 6)
Bảng 2: Sản lượng thép thô, gang và thép thành phẩm của Trung Quốc năm 2022 (Trang 11)
Bảng 3: Thống kê nhập khẩu quặng sắt tháng 12/2022 của Trung Quốc (Trang 13)

NGUỒN THAM KHẢO

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) World Steel


Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương Mại MySteel
(VITIC) SteelHome
Hiệp hội thép Nhật Bản Trading Economics
Viện Sắt thép Mỹ Fastmarkets
Báo cáo CTCK BVSC, MBKE

BẢN QUYỀN

Báo cáo “Thị trường thép năm 2022” được biên tập viên mục Hàng hóa của VietnamBiz tổng hợp và trình
bày. Các số liệu, thông tin và những phân tích được tổng hợp trong báo cáo này chỉ nhằm mục đích cung
cấp thông tin và không được sử dụng như lời khuyên cho việc tư vấn kinh doanh, tài chính và những lĩnh
vực chuyên nghiệp khác.

39
PHỤ LỤC NĂM 2022

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

Thông tin và tài liệu trong báo cáo được nỗ lực tổng hợp dưới dạng sẵn có một cách chính xác nhất có thể.
Tuy nhiên, tác giả không đảm bảo tính chính xác, sự thích hợp hay đầy đủ của các thông tin và số liệu, đồng
thời tuyên bố miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm đối với các lỗi hoặc thiếu sót trong các thông tin và số liệu này.

GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM

VietnamBiz sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường đối với bất kì chi phí, tổn thất hoặc thiệt hại nào cho dù
trực tiếp hay gián tiếp, có liên quan tới hoặc là hậu quả của việc sử dụng báo cáo, hoặc liên quan tới những
thiếu sót, sai sót.

ĐỂ THEO DÕI NHỮNG BÁO CÁO GẦN NHẤT CỦA CHÚNG TÔI, XIN TRUY CẬP QR CODE:

Báo cáo thị trường Báo cáo thị trường Báo cáo thị trường Mục “Báo cáo ngành hàng”
thép quý III/2021 thép tháng 10/2022 thép tháng 11/2022 - VietnamBiz

MỌI Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỀ BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG, VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI:

Trịnh Huyền Trang


Thư ký tòa soạn phụ trách mục Hàng hóa – trang TTĐTTH VietnamBiz
Hotline: 099 522 2999
Email: info@vietnambiz.vn

40
Địa chỉ: Lầu 3 Tòa nhà COMPA Building, 293 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh,  TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh: Số 5, ngõ 38A, Phố Trần Phú, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
Hotline: 0938.189.222 Email: info@vietnambiz.vn
Vận hành bởi

You might also like