You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------***-------

TIỂU LUẬN
GIẢI PHÁP CHO NHỮNG RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐỐI
VỚI NGÀNH HÀNG SẮT, THÉP VIỆT NAM TẠI CÁC THỊ
TRƯỜNG TRUNG QUỐC - HOA KỲ - MALAYSIA

Môn: Chính sách thương mại quốc tế


Giảng viên: Nguyễn Hạ Liên Chi
Khoá lớp: K59E
Mã môn học: ML157
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 10
STT Tên thành viên MSSV Đóng góp
1 Nguyễn Lê Tiến Huy 2011115212 100%
2 Hồ Xuân Phú 2011115454 100%
3 Phan Thị Lan Phương 2011115481 100%
4 Nguyễn Vĩnh Thụy 2011115593 100%
5 Bùi Thị Cẩm Tiên 2011115599 100%
6 Nguyễn Đặng Hoàng Tín 2011115605 100%
7 Trần Đức Trí 2011115636 100%
8 Trần Anh Trúc 2011115645 100%
9 Phạm Thu Uyên 2011115670 100%
10 Nguyễn Hoàn Vũ 2011115686 100%
11 Lương Hòa Gia Bảo 2011115720 100%

2
MỤC LỤC

3
CHƯƠNG 1
-------
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa được diễn ra một cách hết sức
mạnh mẽ. Sau khi tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hoạt động xuất
nhập khẩu của Việt Nam bước sang trang mới tươi sáng hơn nhưng cũng gặp nhiều thử
thách. Đặc biệt là xuất khẩu sắt thép, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của
nước ta. Khi đưa sản phẩm sang thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Trung Quốc,
Malaysia và Hoa Kỳ, ngành sắt thép cũng đã đem lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế
nước nhà. Tuy nhiên, vẫn còn đang đối mặt với khó khăn về các hàng rào phi thuế
quan, một công cụ chính sách thương mại được các nước nhập khẩu sử dụng nhiều
hiện nay.

Chính vì thế việc nghiên cứu các hàng rào phi thuế quan về mặt hàng sắt thép
xuất khẩu của Việt Nam ở các thị trường chủ lực như Trung Quốc, Malaysia, Hoa Kỳ
là hết sức cấp thiết. Vì lý do đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài: “Giải pháp cho
những rào cản phi thuế quan đối với ngành hàng sắt, thép Việt Nam tại các thị
trường Trung Quốc - Hoa Kỳ - Malaysia”, với mong muốn phân tích cũng như đề
xuất giải pháp nhằm phát triển ngành hàng này và nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường thế giới. Cụ thể, bài tiểu luận của nhóm sẽ gồm 4 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương 2: Tổng quan hoạt động xuất khẩu ngành hàng sắt thép của Việt Nam
Chương 3: Các hàng rào phi thuế quan đối với mặt hàng sắt, thép của Việt Nam
Chương 4: Giải pháp cho Nhà Nước và doanh nghiệp Việt Nam

4
CHƯƠNG 2
-------
TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG SẮT THÉP CỦA
VIỆT NAM

1. Tổng quan xuất - nhập khẩu của Việt Nam năm 2020
Theo số liệu của Bộ Công thương, năm 2020 chứng kiến mức vượt sâu mốc 500
tỷ USD tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Chính phủ đề ra, đạt 545,4 tỷ USD, tăng
5,4% so với năm 2019. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 282,66 tỷ USD, tăng
7,0% so với năm 2019 và tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 262,7 tỷ USD, tăng 3,7% so
với năm 2019. Trong bối cảnh phức tạp của đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu
vẫn duy trì mức tăng 7% so với năm trước, bằng đúng chỉ tiêu được Quốc hội giao cho
Chính phủ trong năm 2020.

Biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2020
(Biểu đồ do nhóm tự vẽ từ số liệu của Bộ Công thương)

2. Tình hình nhóm hàng sắt thép của Việt Nam năm 2020
2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ
Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tổng sản lượng sản xuất thép
các loại vào năm 2020 đạt 25,9 triệu tấn, tăng 11% so với năm 2019. Trong đó, sản
lượng thép xây dựng đạt cao nhất - 10 triệu tấn; tiếp đến là tôn mạ kim loại và sơn phủ
màu đạt 4,43 triệu tấn,…

5
Nguồn: VSA (Hiệp hội Thép Việt Nam)
Bảng số liệu sản xuất thép của Việt Nam năm 2020

2.2. Tình hình xuất khẩu sắt thép Việt Nam và lý do lựa chọn
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2020, sản lượng sắt thép xuất khẩu của
nước ta đạt 9,86 triệu tấn, kim ngạch gần 5,26 tỷ USD và tăng 25,1% về trị giá so với
năm 2019; mặc dù giá xuất khẩu bình quân năm qua giảm 15,5%, còn khoảng 533
USD/tấn.

Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam


Bảng thống kê xuất khẩu ngành hàng sắt, thép sang một số thị trường

Qua quá trình tìm hiểu sản lượng xuất khẩu đến các nước và sơ lược về các hàng
rào phi thuế quan các nước dành cho Việt Nam, nhóm đã quyết định chọn 3 thị trường
điển hình để thuận lợi trong việc phân tích chuyên sâu về lĩnh vực này, bao gồm:

6
(1) Thị trường Trung Quốc: Theo báo cáo cuối năm 2020 của Bộ Công thương,
sản lượng sắt, thép xuất khẩu sang thị trường này tăng gần 6,7 lần so với cùng
kỳ năm ngoái, đạt 3,54 triệu tấn do nước này sớm hồi phục sau đại dịch Covid-
19 và Chính phủ kích thích kinh tế mạnh mẽ thông qua các dự án cơ sở hạ tầng.
Thêm vào đó, các hàng rào phi thuế quan của Trung Quốc dành cho Việt Nam
về nhóm hàng này hết sức đa dạng từ số lượng, kỹ thuật đến kiểm soát giá, điều
đó tạo nên “mảnh đất màu mỡ” cho nhóm phân tích và đào sâu.

(2) Thị trường Hoa Kỳ: Một điều kì lạ là, mặc dù là nước đi đầu thế giới về việc
sử dụng và chế tạo sản phẩm từ sắt thép, Hoa Kỳ lại không đứng thứ hạng cao
trên bảng xếp hạng sản lượng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam (xếp thứ 9 với
191 nghìn tấn). Điều này đã kích thích sự tò mò của nhóm về các biện pháp hạn
chế của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam. Một cách tổng quan, bên cạnh việc vướng
phải các vụ kiện bán phá giá do Hoa Kỳ khởi xướng, Việt Nam còn phải xoay
sở với những hàng rào phi thuế quan về nhóm hàng này như các quy tắc xuất
xứ, hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại của quốc gia Bắc
Mỹ này ấn định cho Việt Nam.

(3) Thị trường Malaysia: Dựa trên kết quả phân tích, Malaysia xếp thứ 4 về sản
lượng xuất khẩu thép từ Việt Nam (đạt 629 nghìn tấn) - đây quả là một con số
đáng ghi nhận trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Nhưng đấy chưa
phải là lý do nhóm 10 chọn quốc gia này. Bắt đầu từ ngày 28/07/2020, công ty
thép Mycron Steel CRC Sdn đại điện cho cả ngành sắt, thép Malaysia đâm đơn
kiện Việt Nam vì đã bán phá giá, gây ảnh hưởng đầu ra của đất nước này. Sự
kiện đưa Việt Nam vào tầm ngắm của Malaysia là động lực cho nhóm quyết
định đưa nước này vào danh sách phân tích.

7
CHƯƠNG 3
-------
CÁC HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN CỦA MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG CHỦ LỰC
ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG SẮT THÉP CỦA VIỆT NAM

I. TRUNG QUỐC
1. Các hàng rào phi thuế quan đối với ngành hàng sắt, thép trong chính sách của
Trung Quốc
1.1. Hạn chế về định lượng
Trung Quốc, nước sản xuất quá nửa sản lượng thép toàn cầu, đã cam kết giảm
sản lượng thép năm nay như là một phần trong kế hoạch giảm phát thải carbon từ một
trong những ngành công nghiệp ô nhiễm nhất.

Ngoài biện pháp thuế phí, các biện pháp hành chính cũng được áp dụng, như việc
chính quyền địa cấp thị Đường Sơn yêu cầu 23 nhà sản xuất tại địa phương phải cắt
giảm sản lượng thép trong năm 2021 để giảm phát thải carbon 30-50%. Việc cắt giảm
này dẫn đến công suất sản xuất thép thô sẽ sụt giảm khoảng 34 triệu tấn/năm.

Ngoài Đường Sơn, Hiệp hội Gang thép của tỉnh Giang Tô, nơi sản xuất 121 triệu
tấn thép thô năm 2020 (chiếm 11% tổng sản lượng thép thô của Trung Quốc), trước đó
cũng đã kiến nghị kiểm soát sản lượng thép. Thành phố Tần Hoàng Đảo của tỉnh Hà
Bắc thì đã có kế hoạch cắt giảm 30% trong tổng sản lượng 12 triệu tấn thép thô/năm.

Trong khi đó ,vào ngày 14 tháng 12 năm 2020, Cục Quản lý Nhà nước về Quản
lý Thị trường (Cục Quản lý Tiêu chuẩn hóa Quốc gia) đã phê duyệt việc ban hành Tiêu
chuẩn quốc gia khuyến nghị "Nguyên liệu sắt và thép tái chế" (GB / T 39733-2020),
tiêu chuẩn này sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2021. Trong đó,
nguyên liệu thép tái chế đáp ứng tiêu chuẩn "Nguyên liệu thép tái chế" (GB / T 39733-
2020) không phải là chất thải rắn và có thể nhập khẩu tự do bao gồm các loại có mã:
7204100010, 720410010, 7204900010, 720410010 và 720490030. Ngoài ra, khuyến
nghị cũng như nêu rõ 6 loại thuộc danh mục số 72 trong 8 loại chất thải rắn bao gồm
sắt thép phế liệu, đồng phế liệu và phế liệu, nhôm phế liệu và phế liệu được chuyển từ
"Danh mục chất thải rắn nhập khẩu không hạn chế có thể sử dụng làm nguyên liệu"
thành "Hạn chế chất thải rắn nhập khẩu có thể sử dụng làm nguyên liệu". Bao gồm các
mã: 7204100000, 7204290000, 7204300000, 7204410000, 7204490090, 7204500000

1.2. Hàng rào kỹ thuật


Trong bộ tiêu chuẩn quốc gia GB có hiệu lực ngày 1/1/2021, có quy định về
tiêu chuẩn sắt thép về độ an toàn và chất lượng. Chính sách nhấn mạnh, quy định chi
tiết và yêu cầu kiểm tra về các chỉ tiêu bảo vệ môi trường như chất ô nhiễm phóng xạ,

8
chất nổ, chất thải nguy hại và rác. Trong quá trình thực hiện tiêu chuẩn, các công ty
nên mua hàng hóa liên quan theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn, kiểm soát chặt chẽ
nguyên liệu thô và đảm bảo rằng nguồn sắt tái tạo chất lượng cao có thể được nhập
khẩu tự do. Chẳng hạn, đối với mặt hàng chủ lực trong nhóm mã HS 7207 - Sắt hoặc
thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm (chiếm 80% trong trị giá xuất khẩu sắt
thép của Việt Nam sang Trung Quốc) có quy định hàng rào kỹ thuật về quy trình sản
xuất, trong đó quy định định mức tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm của
quá trình riêng lẻ chính của quá trình sản xuất thép thô, được ban hành bởi Cơ quan
Quản lý Tiêu chuẩn hóa Trung Quốc (SAC) và Tổng cục Giám sát, Kiểm tra và Kiểm
dịch Chất lượng (AQSIQ). Không chỉ vậy, đối với sản phẩm có mã HS 7208 - Các sản
phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên,
được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng (chiếm 29%). Khi xuất khẩu cũng phải đáp
ứng tiêu chuẩn về hàng rào kỹ thuật của nước họ. Đứng thứ ba trong danh sách xuất
khẩu là HS 721391 - Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, ở dạng cuộn
cuốn không đều, được cán nóng (chiếm 15%), ngoài những mặt yêu cầu kỹ thuật như
mặt hàng 7208 được nêu ở trên, còn có quy định về hạn chế sử dụng một số chất, được
nêu trong tiêu chuẩn quy định giới hạn của hạt nhân phóng xạ trong vật liệu xây dựng.

1.3. Kiểm soát giá


Trong một nỗ lực kiềm chế hơn nữa sản lượng thép trong nước và sự tăng vọt về
giá của quặng thép, Trung Quốc mới đây đã xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với một số
nguyên liệu dùng trong sản xuất thép, làm cho việc xuất khẩu thép của các nhà xuất
khẩu nước này trở nên tốn kém hơn.

Bắt đầu từ ngày 1/5/2021, Trung Quốc đã chính thức điều chỉnh thuế quan đối
với một số mặt hàng thép. Trong đó, mức thuế nhập khẩu dự kiến bằng 0 đối với gang,
thép thô, thép nguyên liệu tái chế, ferrochrome và các sản phẩm khác; thuế xuất khẩu
đối với sắt thép, ferrochrome và gang có độ tinh khiết cao sẽ được tăng lên một cách
thích hợp. Đồng thời, việc hoàn thuế xuất khẩu của một số sản phẩm thép như bột thép
hợp kim và dây thép không gỉ sẽ bị hủy bỏ. Mục đích của các động thái này, theo phía
Trung Quốc giải thích, là để “giảm chi phí nhập khẩu, tăng cường nhập khẩu các
nguồn lực thép và hỗ trợ việc giảm sản lượng thép thô trong nước”. Nói cách khác,
Trung Quốc đang muốn khuyến khích nhập khẩu và giảm xuất khẩu thép.

2. Đánh giá tác động


2.1. Nguyên nhân
Mặc dù đã bắt đầu dần tiến hành tự do hóa nền kinh tế trong những năm gần đây,
nhưng Trung Quốc cũng đã tạo ra một hàng rào phức tạp để bảo vệ các tập đoàn và
doanh nghiệp mà chính phủ nước này xem là những biểu tượng cho nền kinh tế quốc
gia. Và hàng rào bảo hộ này lại đang có xu hướng ngày càng dày thêm. Ngoài hàng rào
thuế quan, Trung Quốc cũng đang tỏ ra rất thành thạo trong việc sử dụng hàng rào phi
thuế quan. Đó chính là cách để gây trở ngại cho các mặt hàng nhập khẩu đang phát

9
triển ồ ạt nhằm bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp
lớn của Trung Quốc.

2.2. Tác động


2.2.1. Cơ hội
Rào cản phi thuế quan thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam nỗ
lực nâng cao sức cạnh tranh
Nhiều vụ kiện thương mại lần lượt nổi lên, đều này yêu cầu doanh nghiệp Việt
Nam phải có những biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trước sự phòng hộ thương
mại từ Trung Quốc. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ có kế hoạch phát triển lâu dài trong
tương lai để đảm bảo chất lượng và doanh thu của các mặt hàng xuất khẩu)

Nâng cao ý thức về tính đoàn kết, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
phát huy sức mạnh để vượt qua rào cản thương mại.
Nhận thức về nguy cơ bị khiếu kiện tại các thị trường xuất khẩu và cơ chế vận
hành của từng loại tranh chấp, nhóm thị trường và loại mặt hàng thường bị kiện của
doanh nghiệp Việt Nam ngày một được nâng cao. Thật vậy, doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam đã chủ động xây dựng chiến lược xuất khẩu để có kế hoạch phòng ngừa và
kịp thời ứng phó khi có các vụ kiện xảy ra.

2.2.2. Thách thức


Xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút hoặc không gia tăng như kỳ vọng
Trong khi số lượng các vụ điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại trên thế
giới ngày càng giảm, thì với hàng hoá sắp thép Việt Nam lại có xu hướng gia tăng. Vì
vậy, việc áp thuế phòng vệ thương mại sẽ dẫn đến sự tăng lên đáng kể về giá của mặt
hàng này làm cho sức cạnh tranh của mặt hàng sắt thép nhập khẩu từ Việt Nam sẽ bị
giảm hẳn. Điều này dẫn đến một hệ quả, các nhà nhập khẩu Trung Quốc sẽ có xu
hướng nhập khẩu từ các nước không bị áp thuế khác hơn, qua đó gây ra sự giảm sút về
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thị phần cũng bị thu hẹp, sự ro về việc mất thị
trường xuất khẩu của ngành này cũng tăng lên.

Chi phí xuất khẩu của doanh nghiệp tăng lên do phải giải quyết các vụ kiện
liên quan đến việc bảo hộ thương mại.
Việc điều tra phòng vệ thương mại ở Trung Quốc chú trọng khá nhiều ở các sản
phẩm kim loại, đặc biệt là sắt và thép. Sự điều tra kéo dài của các biện pháp phòng vệ
thương mại lên đến hàng chục năm đã khiến chi phí theo đuổi vụ việc trở nên rất tốn
kém. Dần dà về sau, có thể thấy doanh nghiệp Việt Nam đã phải chịu nhiều chi phí và
thiệt hại về thời gian từ các vụ kiện phòng vệ thương mại gây ra.

II. HOA KỲ

10
1. Các hàng rào phi thuế quan đối với ngành hàng sắt, thép trong chính sách của
Hoa Kỳ
1.1. Quy tắc xuất xứ
“Quy tắc xuất xứ (ROO) là tập hợp các tiêu chí cần thiết nhằm đảm bảo xác định
được nguồn gốc quốc tịch của hàng hóa” theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại
Quốc tế (WTO). Diễn đạt một cách đơn giản, Quy tắc xuất xứ là quy tắc để xác định
quốc gia nào sản xuất ra sản phẩm được trao đổi thương mại, hay nói cách khác là xác
định “quốc tịch kinh tế” của sản phẩm đó.

Năm 2018, Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng vụ kiện Việt Nam và bắt
đầu điều tra về việc Việt Nam lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá (AD) và chống
trợ cấp (CVD) mà Hoa Kỳ đã áp dụng đối với Đài Loan và Hàn Quốc năm 2016 đối
với hai loại sản phẩm thép CRS (7029) và CORE (7217). Cụ thể vào ngày 28/12/2019,
Cục phòng vệ thương mại của Bộ Công thương cho biết phía Hoa Kỳ đã công bố kết
luận rằng Việt Nam đã chuyển đổi không hoàn toàn khi sử dụng nguyên liệu thép cán
nóng có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Đài Loan nhằm mục đích tránh thuế. Chính vì vậy,
DOC đã đưa ra quy định về việc chứng minh nguồn gốc đối với sản phẩm thép xuất
khẩu của Việt Nam. Nếu phía Việt Nam không chứng minh được xuất xứ của nguyên
liệu thép cán nóng thì sẽ phải chịu mức thuế mà Hoa Kỳ đã áp dụng với Trung Quốc,
cụ thể như sau:
- Đối với sản phẩm thép không gỉ CORE được phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ (một
số mã HS trong nhóm 7210,7212 và trong nhóm 7215, 7217, 7225, 7226, 7228), mức
thuế AD là 199,43% và mức thuế CDC là 39,05%.
- Đối với sản phẩm thép cán nguội CRS được phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ (một
số mã HS trong nhóm 7209, 7210, 7211, 7212, 7225, 7226, 7228, 7229), mức thuế AD
là 199,76% và mức thuế CDC là 256,44%.
+Trong trường hợp Việt Nam chứng minh được nguồn gốc nguyên liệu thép cán
nóng không phải của Trung Quốc nhưng vẫn không xác định được nguồn gốc thì sẽ
phải chịu mức thuế Hoa Kỳ đã áp dụng với Hàn Quốc là 53,69%.
+Trong trường hợp Việt Nam chứng minh được nguồn gốc nguyên liệu thép cán
nóng không phải của Trung Quốc và Hàn Quốc nhưng vẫn không xác định được
nguồn gốc thì sẽ phải chịu mức thuế Hoa Kỳ đã áp dụng với Đài Loan là 10,34%.

1.2. Biện pháp kỹ thuật


Các rào cản thương mại kỹ thuật tồn tại trong hầu hết các ngành, nhưng đặc biệt
quan trọng trong trao đổi quốc tế các sản phẩm sắt thép. Quy định kỹ thuật cho sắt
thép dự kiến sẽ trở nên phức tạp hơn, điều này sẽ gây ra thiệt hại cho các nhà sản xuất
và xuất khẩu Việt Nam. Rào cản kỹ thuâṭ có thể bị sử dụng biến tướng như một công
cụ bảo hộ của chính phủ nước nhập khẩu dùng để haṇ chế sự thâm nhâp ̣ của hàng hóa
nước ngoài khi thâm nhâp ̣ vào thị trường Hoa Kỳ.

11
Hoa Kỳ đã tiến hành áp dụng các quy định về hàng rào kỹ thuật (TBT) với những
mặt hàng sắt thép. Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) yêu cầu nhà xuất khẩu phải thông
tin về tất cả các giai đoạn sản xuất: có thể bao gồm vị trí, phương pháp xử lý và thiết
bị và vật liệu được áp dụng trên hầu hết các loại sắt thép nhập khẩu từ Việt Nam.
Ngoài ra, Hoa Kỳ còn đặc biệt áp dụng các quy định về nhãn mác, đánh dấu, phân loại
sản phẩm trên bao bì, các quy cách đóng gói, quy định vận chuyển và lưu trữ đối với
các loại sắt thép có mã sau: 72022110, 72022150, 72022175, 72022190, 72022900,
72023000, 72044100.

Ngày 19 tháng 4 năm 2017, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tiến hành điều tra
một số lượng đáng kể các sản phẩm sắt thép nhập khẩu từ Việt Nam: thép cán phẳng,
thép dài, ống thép, các sản phẩm bán thành phẩm, sản phẩm không gỉ, và hợp kim thép
đặc biệt mà đòi hỏi kỹ năng sản xuất không giống thường lệ và được sử dụng để chế
tạo áo giáp, động cơ, thuyền, máy bay và cơ sở hạ tầng. Phạm vi sản phẩm này có thể
được Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục điều chỉnh. Trong thông báo khởi xướng
không định nghĩa “thép” hoặc những sản phẩm/ngành thuộc phạm vi điều tra, điều này
cho thấy là dự kiến sẽ có một định nghĩa rất rộng sau khi nhận được hàng loạt các bình
luận của các nhà sản xuất thép của Hoa Kỳ.

1.3. Biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời


Trong bối cảnh môi trường thương mại quốc tế phát triển ngày càng nhanh
chóng, xu thế gia tăng các biện pháp bảo hộ vẫn tiếp tục chiếm vị trí chủ đạo. Trong
đó được sử dụng nhiều nhất vẫn là các biện pháp phòng vệ thương mại, gồm chống
bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Theo thống kê của WTO, các biện pháp phòng vệ
thương mại có phạm vi áp dụng rộng, trong đó đối tượng chính là sắt, thép (mã HS72,
chiếm 40,2%).

Sản phẩm sắt và thép Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, xuất khẩu sắt thép qua
các các quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, đang phải đối mặt với hàng loạt các vụ kiện,
điều tra về chống bán phá giá, gây tác động tiêu cực đến việc kinh doanh sản phẩm sắt
thép của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Chỉ tính riêng trong năm 2020, Việt Nam liên tục phải đối mặt với nhiều vụ điều
tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và điều tra chống lẩn tránh thuế, cụ thể là 7 vụ
( năm 2017 có 4 vụ, năm 2018 có 3 vụ, năm 2019 có 5 vụ) đến từ Hoa Kỳ - một trong
những thị trường xuất khẩu sắt thép chủ lực của Việt Nam. Theo Bộ Thương mại Hoa
Kỳ (DOC), việc sản xuất thép CRS, CORE từ thép cán nóng nhập khẩu từ vùng lãnh
thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc là giúp lẩn tránh thuế chống bán phá giá,
chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đang áp dụng đối với vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc)
và Hàn Quốc. Căn cứ kết luận sơ bộ, DOC sẽ áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế
tạm thời với sản phẩm thép CR và thép CORE nhập khẩu từ Việt Nam thông qua việc
thu tiền ký quỹ khi nhập khẩu, mức ký quỹ.

12
Bên cạnh đó, thép chống ăn mòn (CORE) từ Việt Nam có xuất xứ Trung Quốc,
sẽ phải đối mặt với thuế chống bán phá giá là 199,43% và thuế đối kháng là 39,05%.

Bên cạnh đó, tính đến nay, các sản phẩm sắt thép của Việt Nam bị Hoa Kỳ áp
dụng mức thuế chống bán phá giá thuộc các mã HS như 720915, 720916, 720917,
720918, 720925, 720926, 720927, 720928, 720990, 721070, 721090, 721123, 721129,
721190, 721240, 721250, 721510, 721550, 721590, 721710, 721790, 722519, 722550,
722599, 722619, 722692, 722699, 722850, 722860, 722990. Với các sản phẩm đó sẽ
bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá là 265,79%.

Không chỉ dừng lại ở đó, Hoa Kỳ còn áp dụng lệnh đối kháng đối với sản phẩm
thép cán nguội (CRS) của Việt Nam có sử dụng đầu vào là thép cán nóng (HRS) của
Trung Quốc với mức thuế đối kháng 256,44% và mức thuế chống bán phá giá là
199,76%.

Ngoài ra, vào tháng 07/2018, Hoa Kỳ chính thức thực thi các biện pháp hạn chế
nhập khẩu bằng cách áp dụng các biện pháp tăng thuế nhập khẩu và áp dụng hạn
ngạch đối với các mặt hàng thép. Cụ thể, một mức thuế bổ sung đối với các sản phẩm
thép có lựa chọn đến từ các quốc gia trong đó có Việt Nam là 25% theo Mục 232 của
Đạo luật Mở rộng Thương mại của 1962.

Thêm vào đó, Hoa Kỳ hạn chế quyền ưu đãi thương mại khi đưa Việt Nam ra
khỏi danh sách các nước đang phát triển (tháng 2/2020). Hoa Kỳ cũng đưa Việt Nam
vào danh sách theo dõi về vi phạm sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái (tháng
4/2020).

Trước việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá, sắt và thép xuất khẩu từ Việt Nam
chịu ảnh hưởng tiêu cực. Tính đến hết năm 2020, xuất khẩu sắt thép sang thị trường
Hoa Kỳ giảm cả về lượng và kim ngạch so với năm trước, với mức giảm tương ứng
49,96% và 44,51% , đạt 191.334 tấn tương đương 173,26 triệu USD so với năm 2019
(Tính toán từ số liệu công bố ngày 13/01/2021 của TCHQ). Điều này gây sức ép đối
với các doanh nghiệp đã, đang và có ý định muốn xuất khẩu thép qua thị trường này
khi các biện pháp phi thuế quan được áp dụng linh hoạt, trong khi phần lớn doanh
nghiệp sắt và thép Việt nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung chưa có
kiến thức đầy đủ về các biện pháp này, dẫn tới việc không khắc phục được các thiệt
hại do các biện pháp phòng vệ thương mại.

2. Đánh giá tác động


2.1. Nguyên nhân
Hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với sắt thép Việt Nam được thiết lập dựa
trên các mục đích phát triển kinh tế trong nước, các quan điểm liên quan đến chính trị

13
và chính sách thương mại. Các biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời như chống
bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được Hoa Kỳ thực hiện để giảm sức cạnh tranh về
giá với sản phẩm nội địa khi sản phẩm sắt thép của Việt Nam có chi phí sản xuất thấp
nên được bán ra ở mức giá rất cạnh tranh. Thêm vào đó, việc áp dụng hàng rào kỹ
thuật đối với sắt thép nhập khẩu từ Việt Nam để bảo hộ sản xuất trong nước xuất phát
từ định kiến về chất lượng và hàm lượng công nghệ trong sắt thép Việt Nam chưa cao
và không đảm bảo các tiêu chuẩn sử dụng. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng
chưa có hiểu biết và thiếu thông tin về các quy định kỹ thuật, khả năng kiểm định thấp
đi kèm với chi phí kiểm định cao làm cho sắt thép Việt Nam khó vượt qua các rào cản
kỹ thuật của Hoa Kỳ. Ngoài ra, các vụ điều tra xuất hiện dồn dập cùng với quy định về
nguồn gốc xuất xứ được Hoa Kỳ thực hiện với mục đích ngăn cản Việt Nam nhập
khẩu nguyên liệu thép cán nóng từ Trung Quốc, gián tiếp gây sức ép và tăng sức nóng
của cuộc chiến tranh thương mại với chính nước này. Nhìn chung, hàng rào phi thuế
quan mà Hoa Kỳ áp dụng cho ngành hàng sắt thép Việt Nam bắt nguồn từ việc muốn
bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất sắt thép ở thị trường nội địa, đảm bảo chất lượng
tiêu dùng trong nước và gia tăng sức ép lên cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

2.2. Tác động


2.2.1. Cơ hội
Thứ nhất, đối với việc Hoa Kỳ yêu cầu nghiêm ngặt về xuất xứ của các sản phẩm
sắt thép đến từ các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ góp phần làm cho các
doanh nghiệp kiểm tra cũng như tìm nhà cung cấp mới, bên cạnh đầu mối từ Trung
Quốc. Từ đó, giảm thiểu được sự phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung của Trung
Quốc. Hơn nữa, việc này sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra các nguyên vật liệu đầu vào
có chất lượng tốt hơn và phí thành rẻ hơn.

Thứ hai, về các biện pháp kỹ thuật cao, phức tạp mà Hoa Kỳ áp dụng lên các sản
phẩm sắt thép Việt Nam đã đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp phải không ngừng cải
tiến, nâng cao chất lượng của thành phẩm. Qua đó, đáp ứng được yêu cầu từ thị trường
nhập khẩu và tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm so với các đối thủ khác. Bên cạnh
đó, việc sản phẩm có chất lượng tốt cũng góp phần nâng cao uy tín và thu hút được
thêm các khách hàng mới cho Việt Nam trong thị trường quốc tế nói chung cũng như
cho các công ty Việt Nam nói riêng.

Thứ ba, Hoa Kỳ áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ thương mại khắt khe, áp dụng
nhiều mức thuế chống phá giá, đối kháng,.. sẽ tác động đến Chính phủ và các doanh
nghiệp có kinh nghiệm hơn trong việc phải đối mặt, giải quyết các vụ kiện thương mại.
Thông qua đó, sẽ chủ động phòng hộ, tránh được những tranh chấp không cần thiết và
giảm thiểu chi phí khi gặp phải trường hợp tương tự.

2.2.2. Thách thức

14
Thứ nhất, việc Hoa Kỳ yêu cầu chứng minh nguồn gốc của nguyên liệu thép cán
nóng và cho rằng thép Việt Nam chuyển đổi không hoàn toàn từ nguồn nguyên liệu
của Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan để trốn thuế đã khiến ngành sản xuất thép của
Việt Nam bị động trong việc thay đổi nguồn nguyên liệu khi Việt Nam vẫn phải nhập
khẩu nguyên liệu thép cán nóng (HRC) do năng lực sản xuất thép cán nóng trong nước
chỉ đáp ứng hơn 50% nhu cầu.

Thứ hai, các rào cản kỹ thuật gây ra nhiều khó khăn và thiệt hại cho doanh
nghiệp. Các quy định của Hoa Kỳ đặt ra vượt xa mức chất lượng của ngành sản xuất
sắt thép Việt Nam. Hiện nay, trình độ công nghệ của Việt Nam được đánh giá là không
cao, chỉ ở mức trung bình và thậm chí là lạc hậu so với thế giới. Việc đặt ra một hàng
rào kỹ thuật tiêu chuẩn cao như vậy khiến cho số lượng mặt hàng sắt thép xuất khẩu có
khả năng sụt giảm đáng kể trong tổng sản lượng sắt thép xuất khẩu của Việt Nam.
Ngoài ra,, do năng lực tài chính của Việt Nam còn hạn chế nên việc áp dụng các kỹ
thuật tiên tiến, hiện đại sẽ mất nhiều thời gian và đẩy giá thép Việt Nam lên cao dẫn
đến việc suy giảm năng lực cạnh tranh của ngành sắt thép Việt Nam.

Thứ ba, các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ mà nổi bật là các vụ
kiện về chống bán phá giá đối với sắt thép Việt Nam đã ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng xuất khẩu của sắt thép Việt Nam. Việc liên tiếp vướng phải các vụ kiện của Bộ
thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khiến sắt thép Việt Nam giảm uy tín và bắt đầu trở
thành đối tượng bị điều tra của các thị trường xuất khẩu khác. Đáng nói, các thị trường
này chủ yếu đều là các thị trường có chung FTA với Việt Nam như Canada, Thái Lan,
Malaysia, Australia, EU, Thổ Nhĩ Kỳ,... nên gây thiệt hại rất lớn đối với ngành sắt thép
Việt Nam. Việc này về lâu dài làm suy giảm trầm trọng uy tín và tầm ảnh hưởng của
ngành sắt thép Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, gây khó khăn cho việc xuất khẩu
sắt thép nói riêng quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam nói chung.

III. MALAYSIA
1. Các hàng rào phi thuế quan đối với ngành hàng sắt, thép trong chính sách của
Malaysia
1.1. Hàng rào định lượng
Đối với Malaysia, một số ngành hàng đang được áp dụng biện pháp hạn chế số
lượng. Mục đích của những biện pháp này nhằm quản lý, đảm bảo an ninh quốc gia,
bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng cũng như vì mục đích bảo vệ môi trường.

Ngành sản xuất các sản phẩm từ sắt và thép, Malaysia áp dụng biện pháp giấy
phép nhập khẩu không tự động để hạn chế số lượng nhập khẩu vào thị trường nội địa.
Đây cũng là một trong những biện pháp phổ biến ở Malaysia áp dụng cho các mặt
hàng nhập khẩu phi nông nghiệp của quốc gia này. Giấy phép nhập khẩu là giấy phép
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý xuất nhập khẩu cấp cho nhà nhập
khẩu trước khi đưa hàng hóa qua biên giới vào thị trường nước đó. Gồm: Giấy phép tự

15
động và giấy phép không tự động. Hơn nữa, Malaysia là một trong số ít quốc gia Châu
Á Thái Bình Dương vẫn đang sử dụng giấy phép không tự động kiểm soát nhập khẩu
mặc dù các cải cách chính sách thương mại đáng kể đã được thực hiện.

Tuy nhiên, bản thân hệ thống cấp phép này có thể cản trở thương mại vì các quy
trình hành chính liên quan đến việc xác định người nhận giấy phép sẽ dễ dàng bóp
méo các cơ hội tiếp cận thị trường.

1.2. Hàng rào kỹ thuật


Malaysia là một trong những thị trường truyền thống của Việt Nam, có nhiều nét
tương đồng về phong tục tập quán, vị trí địa lý gần gũi thuận tiện cho ngoại thương 2
nước. Tuy nhiên, để có thể xuất khẩu thuận lợi các mặt hàng sang thị trường này thì
việc nắm rõ và tuân thủ theo các yêu cầu bắt buộc của Malaysia là điều không thể
tránh khỏi.

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010, Cục tiêu chuẩn Malaysia
Danh sách MS theo ngành

16
Riêng đối với xuất khẩu sắt thép sang thị trường các nước ASEAN, đặc biệt là thị
trường Malaysia, họ đã xây dựng và áp dụng các hàng rào phi thuế quan để giảm nhập
khẩu thép từ Việt Nam. Viện nghiên cứu công nghiệp và tiêu chuẩn Malaysia SIRIM
đã đưa ra các quy trình để hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thép. Các quá trình này đòi
hỏi sản phẩm thép phải đăng ký và được chứng nhận theo các thủ tục phức tạp trước
khi nhập khẩu. Dấu chứng nhận tiêu chuẩn Malaysia (MS) đóng trên một sản phẩm
đảm bảo rằng hàng hóa đó được sản xuất theo một hệ thống giám sát, kiểm soát và thử
nghiệm được vận hành trong quá trình sản xuất và bao gồm công tác kiểm tra định kỳ
sản phẩm của các nhà sản xuất theo chương trình cấp giấy chứng nhận của SIRIM.

Để ngăn chặn dòng chảy của các sản phẩm dưới tiêu chuẩn vào trong nước,
Chính phủ Malaysia đã đồng ý thực hiện các tiêu chuẩn bắt buộc đối với các sản phẩm
thép dài và phẳng nhập khẩu. Đối với các sản phẩm sắt thép việc áp dụng các tiêu
chuẩn bắt buộc sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn và chính thức có hiệu lực từ
ngày 2 tháng 12 năm 2009 và được quản lý bởi Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc
tế. Tiêu chuẩn kỹ thuật có số hiệu G/TBT/N/MYS/16 được áp dụng cho các sản phẩm
sắt thép, trong đó có một số sản phẩm đáng chú ý có mã HS như sau: 7207 11 900,
7207 19 900, 7207 20 910, 7207 20 990, 7208 10 000, 7208 25 000, 7208 26 000,
7208 27 000, 7208 36 000, 7208 37 000, 7208 38 000, 7208 39 100, 7208 39 990,
7208 40 000, 7208 51 000, 7208 52 000,....

Bên cạnh đó, các quốc gia Hồi giáo là các thị trường lớn như Malaysia có những
quy định khác như tiêu chuẩn Halal - có thể coi là tiêu chuẩn tôn giáo hay 70 rào cản,
cùng với các rào cản khác về thủ tục hành chính, chống bán phá giá, v.v., gây khó
khăn cho các nhà sản xuất và xuất khẩu.

1.3. Các biện pháp phòng vệ thương mại


Trong những năm qua, số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại (PVTM) của
các nước đánh vào hàng hóa Việt Nam có xu hướng gia tăng trên tất cả các ngành
hàng, trong đó có sản phẩm thép. Trên thực tế, tính đến nay, sản phẩm thép vẫn là sản
phẩm thuộc đối tượng chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong các vụ việc PVTM của hàng hóa
Việt Nam, chiếm hơn 40% các vụ việc, tiếp theo là sản phẩm sợi (12%); sản phẩm cao
su (trên 6%); máy móc thiết bị (6%),...

Trong đó, với thị trường Malaysia, thì từ cuối tháng 1/2021, nước này quyết định
áp mức thuế 7,42% dành cho các sản phẩm của công ty POSCO Việt Nam, trong khi
các sản phẩm của công ty cổ phần China Steel Sumikin Việt Nam và các nhà sản xuất
thép khác sẽ chịu mức thuế 33,7%. Cùng với đó, trong tháng 12/2020 và tháng 1/2021
thép Việt Nam đã bị điều tra và áp thuế chống bán phá giá 3 lần tại Malaysia.

Đầu tiên là ngày 23/12/2020, khi Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế
Malaysia (MITI) thông báo các sản phẩm thép cán dẹt không hợp kim hoặc được phủ
nhôm và kẽm nhập khẩu từ Việt Nam bị áp thuế chống bán phá trong 5 năm, có hiệu
lực từ 12/12/2020 cho đến 11/12/2025 với biên độ 3,06% - 37,14%. Trong danh sách
các doanh nghiệp Việt Nam được MITI công bố mức thuế, chỉ duy nhất Công ty Tôn

17
Phương Nam được xác định có biên độ bán phá giá không đáng kể (dưới 2%) nên
không bị áp thuế, đồng thời mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với doanh nghiệp
còn lại của Việt Nam từ 3,06-37,14%, khá cao so với doanh nghiệp của Trung Quốc từ
2,1-18,88% và Hàn Quốc từ 9,98-34,94%. Riêng 7 doanh nghiệp có thế mạnh xuất
khẩu đối với chủng loại sản phẩm nói trên sang thị trường Malaysia bị xác định bán
phá giá, sản phẩm của công ty Tôn Hoa Sen chịu mức thuế cao nhất với 16,55%, xếp
sau là Tôn Đông Á ở mức 15,87% và Tây Nam Steel ở ngưỡng 5,48%. Cùng với Việt
Nam, các sản phẩm tương tự của Trung Quốc và Hàn Quốc cũng bị đánh thuế lần lượt
có biên độ từ 2.18% đến 18.88% và từ 9.98% đến 34.94%.

Chỉ 5 ngày sau, MITI cho rằng có đủ bằng chứng để điều tra chống bán phá giá
đối với thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Việt Nam và Indonesia, vì vậy MITI
quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhằm ngăn chặn sự thiệt hại của
ngành sản xuất trong nước trong vòng 120 ngày kể từ ngày 26/12/2020. Mức thuế tạm
thời được áp dụng từ 7,73% đến 34,82% cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt
Nam và Indonesia. Sau đó, tháng 4/2021, MITI đã ban hành kết luận cuối cùng của vụ
việc và quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội
nhập khẩu từ Việt Nam và Indonesia, với mức thuế áp dụng là từ 7,81% đến 23,84%
đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam và từ -0,2% đến 34,82% đối với các nhà
sản xuất, xuất khẩu Indonesia. Mức thuế chống bán phá giá có hiệu lực trong 5 năm, từ
24/4/2021 đến 23/4/2026. Hàng hóa bị điều tra là thép không gỉ cán nguội dạng cuộn,
tấm hoặc hình dạng khác, được phân loại theo mã HS: 7219.31.00.00, 7219.32.00.00,
7219.33.00.00, 7219.34.00.00, 7219.35.00.00, 7220.20.10.00, 7220.90.00.

Cuối cùng là lệnh chống bán phá giá tạm thời lên thép cuộn cán nguội hợp kim
và không hợp kim của Việt Nam. Malaysia đã áp mức thuế 7,42% dành cho các sản
phẩm của công ty POSCO Việt Nam, trong khi các sản phẩm của công ty cổ phần
China Steel Sumikin Việt Nam và các nhà sản xuất thép khác sẽ chịu mức thuế 33,7%.
Lệnh chống bán phá giá này áp dụng từ ngày 24/1 đến 23/5/2021.

2. Đánh giá tác động


2.1. Nguyên nhân
Phân tích lĩnh vực sản xuất của Malaysia cho thấy nhiều biện pháp phi thuế quan
đã bị áp đặt đối với hàng nhập khẩu của nước này kể từ những năm 1970 vì những lý
do như bảo vệ sức khỏe, vệ sinh, an ninh, môi trường và sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, một
số mặt hàng sản xuất nhập khẩu cũng bị áp đặt với NTBs để bảo vệ các nhà sản xuất
trong nước khỏi cạnh tranh nhập khẩu. Các phát hiện từ nghiên cứu cho thấy rằng khả
năng cạnh tranh của ngành đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến các biện
pháp phi thuế quan về lâu dài. Đối với ngành công nghiệp sắt thép những biện pháp
trên đã góp phần bảo hộ ngành công nghiệp nội địa, gia tăng năng lực cạnh tranh của
ngành công nghiệp này trong nước. Hơn thế nữa việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật

18
cũng là một tiêu chuẩn đầu vào góp phần cải thiện được chất lượng cũng như giá trị sắt
thép nhập khẩu.

2.2. Tác động


2.2.1. Cơ hội
Khuyến khích các doanh nghiệp nhận thức đúng tầm quan trọng của việc kiểm
soát chất lượng nguyên vật liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc đáp ứng các
rào cản thương mại đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư cả về chiều sâu và chiều rộng,
qua đó gia tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam vào các thị trường. Vì
vậy Chính phủ và các doanh nghiệp của Việt Nam đều cố gắng thúc đẩy xuất khẩu
thông qua đổi mới sản xuất, tăng cường đầu tư vào quản lý và nâng cao chất lượng sắt
thép.
Thúc đẩy sự thay đổi tư duy về chất lượng sản phẩm và chủ động hơn trong việc
nắm bắt và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận
thức rằng hệ thống phải đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường để tồn tại và phát triển.
Vì vậy, các doanh nghiệp có quy trình sản xuất khép kín chủ động để giảm chi phí, xác
định các thị trường, nghiên cứu về các thủ tục và tiêu chuẩn, đầu tư vào công nghệ để
đáp ứng các tiêu chuẩn, v.v. Trong ngành thép, mặc dù tình hình chung không lạc
quan, nhưng một số doanh nghiệp trong ngành thép đã tiến hành đổi mới công nghệ,
thiết lập quy trình khép kín (đầu tư từ đầu nguồn) và xác định thị trường và nhóm sản
phẩm để có tăng trưởng bền vững, ví dụ như thép Hòa Phát, Tôn Hoa Sen,
Vinakyoei...
Cải thiện khả năng đàm phán, thảo luận và giải quyết các tranh chấp quốc tế. Xét
một cách tích cực, việc phải đối mặt với các rào cản thương mại tại các thị trường nhập
khẩu trang bị cho các nhà quản lý và các doanh nghiệp xuất khẩu kinh nghiệm thực tế
quý báu để tìm hiểu và xây dựng năng lực đối phó, vượt qua các rào cản.

2.2.2. Thách thức


Làm tăng chi phí cho các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất, đó là Chi phí đánh giá
sự phù hợp: Doanh nghiệp phải gánh chịu các chi phí liên quan đến việc kiểm tra,
chứng nhận hoặc kiểm tra của phòng thí nghiệm hoặc tổ chức chứng nhận. Chi phí
thông tin: bao gồm các chi phí đánh giá tác động kỹ thuật của các quy định của nước
ngoài, phiên dịch và phổ biến các thông tin sản phẩm, đào tạo của các chuyên gia, v.v.

19
CHƯƠNG 4
-------
GIẢI PHÁP CHO NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1. Về phía Nhà nước


Đầu tiên, Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần xây dựng, hoàn thiện các thể
chế, cũng như ban hành những chính sách phù hợp để tạo điều kiện thuận cho các
doanh nghiệp sắt thép có thể cạnh tranh được với các sản phẩm từ Trung Quốc cũng
như có thể xuất khẩu được sang các thị trường tiềm năng. Những chính sách về kinh tế
nói chung và ngành sắt thép nói riêng của Việt Nam đối với các thị trường như Trung
Quốc, Malaysia, Hoa Kỳ,... cần được chú trọng để thúc đẩy sự phát triển và cải tiến
của doanh nghiệp Việt Nam, giúp ngành sắt thép Việt Nam ngày càng đi lên.

Tiếp theo, với những rào cản về thương mại đến từ các thị trường đặc biệt là Hoa
Kỳ, các bộ ngành cần đẩy mạnh phổ biến về nội dung các biện pháp phòng vệ thương
mại, các hoạt động “tiền phòng vệ thương mại” để có thể dự báo sớm các biện pháp
phòng vệ thương mại, cung cấp đầy đủ thông tin cho các bên liên quan, hỗ trợ công tác
phối hợp giữa doanh nghiệp và nhà nước để giải quyết các các vụ kiện nhanh chóng,
hiệu quả, minh bạch. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước có chuyên môn về
phòng vệ thương mại nói riêng và các biện pháp phi thuế quan nói chung để có thể
tham mưu, cảnh báo sớm cho doanh nghiệp về các vụ kiện, để doanh nghiệp có thể
chuẩn bị các hồ sơ, chứng cứ cần thiết.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có một cơ chế cảnh báo sớm. Cơ chế này có thể bao
gồm Danh mục cảnh báo sớm các mặt hàng có khả năng bị kiện phòng vệ thương mại,
cơ quan giám sát hoạt động của nhà sản xuất nội địa và một mạng lưới chặt chẽ với
các công ty luật ở nước ngoài. Các cơ chế này đóng vai trò quan trọng và hết sức cần
thiết vì nó giúp các doanh nghiệp có sự chuẩn bị trước. Để doanh nghiệp tăng cường
ứng phó và nâng cao năng lực phòng vệ, giúp cho các cơ quan chức năng thực hiện các
hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp có trọng tâm, trọng điểm

2. Về phía Doanh nghiệp


Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện chủ trương “không bỏ trứng
vào một giỏ” như cách mà tập đoàn Ống thép Hòa Phát đã và đang tiến hành. Tức là,
các doanh nghiệp có khả năng sản xuất sản phẩm đạt chất lượng nên đa dạng hóa thị
trường để giảm thiểu rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại vô căn cứ. Đồng thời,
tránh đầu tư quá nóng vào một thị trường để tránh các cạnh tranh không lành mạnh
như cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp thép ngoại cũng như các nghi ngờ về gian
lận thương mại ở thị trường đó. Bên cạnh đó, Việt Nam cần chủ động hơn về nguồn
nguyên liệu thép cán nóng từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước

20
Thứ hai, các doanh nghiệp xuất khẩu cần ưu tiên đẩy mạnh phát triển và chủ
động hơn trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa thay vì nhập khẩu quá nhiều từ
thị trường Trung Quốc. Việc sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước được xem là
yếu tố an toàn hàng đầu cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp
cho nguồn gốc của nguyên liệu trở nên minh bạch và đáp ứng yêu cầu và quy định về
nguồn gốc xuất xứ. Quan trọng hơn, doanh nghiệp có thể theo dõi chặt chẽ diễn biến
thị trường trong nước nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng “lẩn tránh thuế”, lẩn tránh
nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đến từ các quốc gia khác. Đây là yếu tố then chốt để
doanh nghiệp không bị thu hẹp thị trường xuất khẩu do phòng vệ thương mại mà các
nước đang áp dụng. Việc chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào còn giúp các doanh
nghiệp tránh được tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu nguồn cung khi nền kinh tế
hiện nay gặp phải những cú sốc gây hậu quả nặng nề như đại dịch Covid-19.

Thứ ba, Việt Nam cần nâng cao năng lực sản xuất thép, cải tiến quy trình tổ chức
sản xuất của doanh nghiệp, đầu tư tăng công suất để có thể đáp ứng nhu cầu nguyên
liệu trong nước. Việc nâng cao năng lực sản xuất còn củng cố được vị thế ngành sắt
thép Việt Nam. Như nhóm nghiên cứu đã phân tích, việc liên tục bị khởi kiện chống
bán phá giá xuất phát từ sự nghi ngờ của Hoa Kỳ và các đối tác khác về năng lực sản
xuất sắt thép chi phí thấp của Việt Nam. Chính vì vậy, nếu như Việt Nam cải thiện
được năng lực sản xuất, chúng ta sẽ minh bạch được thông tin về giá, thay đổi được
định kiến của nước bạn và xây dựng lại niềm tin của sắt thép xuất khẩu từ Việt Nam.

Thứ tư, các doanh nghiệp xuất khẩu sắt thép Việt Nam cần đầu tư sâu hơn về
khoa học kỹ thuật và tăng hàm lượng công nghệ của sản phẩm để đáp ứng được các
yêu cầu cao của thị trường nước ngoài. Giải quyết vấn đề về nguồn lực tài chính sẽ
giúp doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật nhanh hơn và bền vững hơn. Thêm vào đó, nguồn
nhân lực cũng phải được đào tạo, nâng cao tay nghề và được trang bị những hiểu biết
về các quy định kỹ thuật của các nước để tránh việc phân bố nguồn lực đầu tư không
hợp lý.

Thứ năm, các doanh nghiệp cần có chiến lược về định giá xuất khẩu một cách
hợp lý. Hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang định giá thấp hơn mặt bằng
chung, mặc dù vẫn có giai đoạn tăng do biến động nguồn nguyên liệu. Việc định giá
cần dựa trên thực tế khách quan cũng như chất lượng của sản phẩm thép xuất khẩu.
Tức là, xuất khẩu giá cao với những sản phẩm có chất lượng tốt, đồng thời cũng cần có
một định mức tiêu hao thấp phù hợp với điều kiện thực tế trong doanh nghiệp. Điều
này sẽ hạn chế nguy cơ về việc bị khởi kiện chống bán phá giá cũng như chống trợ cấp
từ phía thị trường nhập khẩu.

Thứ sáu, cần thay đổi tư duy, xây dựng đội ngũ về phòng vệ thương mại để có
thể chủ động ứng phó. Mặc dù các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung hiện đã quan

21
tâm hơn về các biện pháp phòng vệ thương mại nhưng tỷ lệ doanh nghiệp hiểu biết rõ
về các biện pháp này còn chưa cao. Trong đó, chỉ có khoảng 2% doanh nghiệp đã tìm
hiểu tương đối kỹ và nắm rõ, khoảng 15% doanh nghiệp không có hiểu biết gì về các
biện pháp phòng vệ thương mại, số còn lại thì có biết đến các biện pháp này nhưng
không nắm rõ các thông tin. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp chưa có kỹ năng
cũng như kiến thức cần thiết để đối phó với các biện pháp này một cách phù hợp, giảm
thiểu thiệt hại do thuế chống bán phá giá.

Thứ bảy, khi bị cáo buộc về gian lận thương mại, doanh nghiệp xuất khẩu sắt
thép Việt Nam cần chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra trong việc trả lời
và cung cấp các thông tin, dữ liệu và chứng cứ theo yêu cầu. Đồng thời, doanh nghiệp
cũng phải tích cực phản biện các lập luận chưa có căn cứ hoặc luận điệu xuyên tạc với
mục đích làm giảm uy tín đối phương của bên nguyên đơn để có thể đảm bảo quyền
lợi và đi đến kết quả tốt nhất trong các vụ kiện.

Thứ tám, về phía Hiệp hội thép Việt Nam, tiếp tục xây dựng hiệp hội một cách
uy tín và chất lượng dưới sự hỗ trợ từ phía các bộ ngành và Nhà nước. Niềm tin của
các doanh nghiệp vào hiệp hội là động lực để có thể phối hợp hiệu quả giữa các bên và
tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế trong các vụ kiện. Với vai trò là cầu nối và đại diện tiếng
nói của các doanh nghiệp sắt thép Việt Nam với quốc tế, nếu hiệp hội hoạt động không
hiệu quả, sẽ mất uy tín và không thể phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan và không
hỗ trợ được doanh nghiệp của Việt Nam trong việc đối phó với các vụ kiện phòng vệ
thương mại.

Thứ chín, quản trị thương hiệu sản phẩm thép - Doanh nghiệp cần có chiến lược
truyền thông và xây dựng thương hiệu tốt trong các thị trường tiềm năng và tích cực
tìm hiểu về các quy định quốc tế để chuẩn bị đối phó với bất cứ hình thức bảo hộ
thương mại nào ở các nước nhập khẩu. Quan trọng nhất, các doanh nghiệp cần phải
hiểu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bởi TPP đóng một vai trò quan
trọng trong việc giúp các doanh nghiệp Việt Nam khai thác các thị trường tiềm năng.

22
LỜI KẾT THÚC
----------
Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các nước đang dần xây
dựng những biện pháp thuế quan và phi thuế quan ngày một đa dạng và phong phú
hơn với mục đích làm hài hòa việc sản xuất trong nước và hoạt động ngoại thương.
Cũng chính điều này, mặt khác, khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt nhiều
khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường chủ lực, gây thiệt hại lớn không
chỉ cho doanh nghiệp trong nước mà cả nền kinh tế nước ta. Vì vậy, bài tiểu luận của
nhóm nghiên cứu với đề tài: “Giải pháp cho những rào cản phi thuế quan đối với
ngành hàng sắt, thép Việt Nam tại các thị trường Trung Quốc - Hoa Kỳ -
Malaysia” đã phần nào phân tích một cách tổng quan các khó khăn mà các hàng rào
phi thuế quan mang lại cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng sắt, thép sang các thị trường
chủ lực.

Qua quá trình nghiên cứu về thực trạng và ảnh hưởng của các hàng rào phi thuế
quan mang lại cho ngành hàng này, nhóm nghiên cứu đã đề xuất những kiến nghị và
giải pháp cho các doanh nghiệp trong nước nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói
chung nhằm thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu, góp phần nâng cao vị thế đất nước trên
trường quốc tế.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bích Thủy. (2020), Rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam, Tạp chí Cộng sản;
2. Rào cản phi thuế quan đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào Trung
Quốc, Theo vccinews.vn; Tapchitaichinh.vn;
3. Lê Xuân Trường. (2014), Xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan: Xu thế
tất yếu của quá trình hội nhập, Tạp chí Tài chính;
4. Cục Phòng vệ thương mại. (2021). Thép Việt trong xu hướng gia tăng điều tra
phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu: Nguyên nhân và các giải
pháp;
5. Tố Uyên. (2021). Thép Việt rơi vào vòng xoáy kiện tụng ngay đầu năm. Ahmad
Naqib Idris. (2021). Govt to review anti-dumping duties on cold rolled coil
imports from China, South Korea, Vietnam. [online] The Edge Markets;
6. Trần Vũ Nghi. (2020). 'Tắc' đường xuất khẩu tôn mạ nhôm kẽm sang Malaysia.
[online] Báo Tuổi trẻ Online;
7. Mạnh Đức. (2021). Thép không gỉ của Việt Nam bị Malaysia áp thuế chống bán
phá lên tới 23,84%. [Online] Tạp chí Kinh tế Việt Nam;
8. Đức Minh. (2021). Malaysia áp thuế chống bán phá giá thép Việt Nam. [online]
Báo Tin nhanh Việt Nam;
9. M.Hồng. 2019, Mỹ áp thuế 1,19-28,28% với thép CORE, CRS của Việt Nam
sản xuất từ nguyên liệu Hàn Quốc, Đài Loan, Thời báo Ngân Hàng;
10. Trần Vũ Nghi. 2019, Thép Việt bị Mỹ áp mức thuế khủng 456,2%, cách nào để
tránh?;
11. Trần Vũ Nghi. 2019, Xuất khẩu thép vừa bị Mỹ áp thuế giảm hơn một nửa, Báo
Tuổi trẻ;
12. Đức Dũng. 2019, Ngành thép Việt có bị ảnh hưởng trước việc Mỹ áp thuế
456%?;
13. Thế Hải. (2020). Gần 160 vụ kiện phòng vệ thương mại với hàng Việt, sắt thép
"dính" nhiều nhất;
14. Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương Mại. (2019). Thông tin về việc
Bộ Thương mại Hoa Kỳ kết luận sơ bộ trong vụ việc điều tra chống lẩn tránh
thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với thép cuộn cán nguội (CR) và
thép chống ăn mòn (CORE) của Việt Nam;
15. Phương Linh. (2021). VDSC: Mảng thép cán nóng (HRC) duy trì tích cực nhờ
cầu xuất khẩu trong khi thép xây dựng "nếm mùi" Covid-19 nửa cuối năm 2021.
[online]. CafeF;
16. Satthep.net. (2021). Xuất khẩu sắt thép năm 2020 tăng trưởng cao;
17. Trade Map. (2020). List of products at 2 digits level exported by Viet Nam in
2020;
18. Market Access Map. (2018). Trade Remedies;

24
19. Rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam | Kinh tế | Tạp
chí mặt trận Online (tapchimattran.vn).

25

You might also like