You are on page 1of 9

CASE STUDY

Thép Việt và rủi ro thương mại về áp thuế chống bán phá giá của Mỹ.

Hoa Kỳ là quốc gia điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất đối
với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, với tổng số 41 vụ việc bao gồm: 21 vụ điều tra
chống bán phá giá, 8 vụ điều tra chống trợ cấp, 10 vụ điều tra chống lẩn tránh thuế phòng
vệ thương mại và 2 vụ điều tra tự vệ. Đáng chú ý, tính riêng năm 2020, Hoa Kỳ đã khởi
xướng điều tra 8 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, cao
nhất từ trước tới nay, tăng gần 3 lần so với năm 2019.

Bộ thương mại Mỹ đã nhiều lần áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản
phẩm tôn và thép nhập khẩu từ Việt Nam vì cho rằng các sản phẩm đó có nguồn gốc từ
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản:

● Tháng 12/2017: Mỹ áp dụng mức thuế đối với thép xuất khẩu từ Việt Nam bao
gồm: sản phẩm tôn mạ sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp
lần lượt là 199,43% và 39,05%. Trong khi thép cán nguội phải chịu 2 loại thuế trên
ở mức lần lượt là 256,79% và 256,44%.

● Năm 2018: Hoa Kỳ đã từng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với
thép CORE nhập khẩu từ Việt Nam do nghi ngờ lẩn tránh thuế từ Trung Quốc, Đài
Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và đều ra kết luận cuối cùng có lẩn tránh thuế và
mức thuế bị áp dụng là mức thuế hiện đang áp dụng với Đài Loan (Trung Quốc),
Trung Quốc, Hàn Quốc.

● Tháng 12/2019: Theo Reuters , Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 16/12 đã thông
báo chính thức quyết định áp thuế cao nhất là 456% lên một số sản phẩm thép
được sản xuất tại Hàn Quốc hoặc Đài Loan (Trung Quốc), sau đó đưa sang Việt
Nam để gia công đơn giản rồi xuất khẩu sang Mỹ.
● Tháng 11/2021: Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã nhận đơn của ngành sản xuất
trong nước yêu cầu điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm
thép chống ăn mòn (CORE) của Việt Nam sản xuất từ thép cán nguội (CRS) và
thép cán nóng (HRS) nhập khẩu từ Nhật Bản.

Nguyên nhân Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với thép
Việt Nam

Nguyên nhân khách quan của việc gia tăng các vụ kiện với sản phẩm thép là do Mỹ có
chủ trương phát triển ngành sản xuất nội địa trong khi thép là ngành công nghiệp cơ bản.

Nguyên nhân chủ quan là do, sau khi Mỹ ban hành lệnh áp thuế với thép từ Trung Quốc,
lượng xuất khẩu từ Trung Quốc đối với các sản phẩm nói trên sang Mỹ giảm mạnh,
nhưng lượng xuất khẩu từ Việt Nam bất ngờ tăng vọt.

Chính vì thế, các doanh nghiệp Mỹ nghi ngờ thép Trung Quốc đã đội lốt thép Việt Nam
để nhập vào Mỹ, bằng cách đưa thép sang Việt Nam gia công nhỏ, hoặc không đáng kể,
để lẩn tránh thuế.

Tiêu chí Mỹ áp dụng để xem xét một doanh nghiệp có bán phá giá hay không:

Phía Mỹ sẽ nghiên cứu các yếu tố dưới đây để quyết định xem một doanh nghiệp khi xuất
khẩu sản Mỹ có tránh thuế chống phá giá hay không:

● Có hay không sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ cùng loại với các sản phẩm sản xuất
tại các nước bị áp thuế chống bán phá giá;
● Có hay không các sản phẩm này trước khi nhập khẩu vào Mỹ được lắp ráp và hoàn
thiện tại một nước thứ ba;
● Có hay không các quá trình lắp ráp và hoàn thiện tại nước xuất khẩu ở mức độ nhỏ
hoặc không đáng kể;
● Có hay không giá trị của các sản phẩm này được sản xuất tại nước bị áp thuế
chống bán phá giá chiếm phần lớn tổng giá trị của sản phẩm được xuất sang Mỹ;
● Cơ quan quản lý xác định điều tra là cần thiết để chống lẩn tránh thuế chống bán
phá giá.

Thị trường thép Việt Nam


Việt Nam nằm trong top 20 quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới với vị trí thứ 17 được
ghi nhận trong năm 2018. Trong 10 năm giai đoạn 2008-2018, sản lượng tiêu thụ cả trong
nước lẫn xuất khẩu thép xây dựng của Việt Nam tăng gần gấp 3 lần, với tốc độ tăng
trưởng kép (CAGR) đạt 11,1%. Giai đoạn 2019-2023, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ ngành
thép của Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức tăng 9%. Công nghiệp thép vẫn còn nhiều
tiềm năng phát triển với những đóng góp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội và tăng trưởng thương mại chung của đất nước. Xuất khẩu thép được coi là một mũi
nhọn thương mại khi liên tục góp mặt trong danh sách những ngành hàng có kim ngạch
xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam.

Việt Nam làm gì để bảo vệ doanh nghiệp trong cuộc chiến phòng vệ thương mại

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại
(PVTM) ngày càng gia tăng, tính đến nay đã có 208 vụ việc PVTM của nước ngoài đối
với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù PVTM là nội dung tương đối mới đối với
Việt Nam, song những năm gần đây, Việt Nam đã bắt đầu chủ động sử dụng công cụ
PVTM, thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhiều
ngành sản xuất trong nước.

Theo dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2021, nhu cầu thép dự kiến tăng cao với
những tín hiệu mới từ kinh tế vĩ mô, dòng vốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc cùng các
hiệp định thương mại tự do được ký kết.

Trong đó, điểm sáng trên bức tranh xuất khẩu thép đến từ các cơ hội của hiệp định
CPTPP, EVFTA với việc gỡ bỏ loạt thuế quan. Thông qua đó sẽ giúp các doanh nghiệp
ngành thép Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu nguyên liệu.
Tuy nhiên, kèm theo đó, sự va chạm với lợi ích của ngành sản xuất nội địa tại các thị
trường nhập khẩu sẽ tăng cao, kéo theo đó sẽ có nhiều vụ việc phòng vệ thương mại đối
với thép Việt cũng gia tăng với mức độ ngày càng phức tạp hơn.

Trong bối cảnh đó, theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh sự chủ động của ngành Thép,
các doanh nghiệp thép thì "lá chắn" bảo vệ từ phía Nhà nước cũng đóng vai trò vô cùng
quan trọng để thép Việt có thể đứng vững tại các thị trường xuất khẩu trước phong ba bão
táp phòng vệ thương mại.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam), bên cạnh việc tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh,
chất lượng và tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm thì các doanh nghiệp Thép Việt cần phải có sự
chuẩn bị kỹ lưỡng các kiến thức về thương mại quốc tế để chủ động ứng phó với nguy cơ
kiện cáo, phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu.

"Hơn bao giờ hết, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu
buộc phải coi trọng yếu tố về phòng vệ thương mại trong chiến lược xuất khẩu của mình.
Từ đó, trang bị và cập nhật đầy đủ kiến thức về pháp luật phòng vệ thương mại, thường
xuyên theo dõi thông tin cảnh báo và khi xảy ra vụ việc thì cần tham gia hợp tác đầy đủ
với cơ quan điều tra để xử lý hiệu quả", bà Trang nhấn mạnh.

Còn theo Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) Lê Triệu Dũng, doanh
nghiệp ngành thép cần đẩy mạnh các chiến lược đa dạng hóa thị trường, tránh xuất khẩu
tập trung nhiều vào một thị trường, bởi khi kim ngạch xuất khẩu có sự gia tăng đột biến
sẽ rơi vào tầm ngắm khởi kiện của nước nhập khẩu.

Song song với đó, các chuyên gia kinh tế cũng khuyến nghị Bộ Công thương cần đẩy
mạnh thực hiện hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm, cũng như sử dụng công cụ phòng vệ
thương mại một cách sắc bén để bảo vệ thị phần thép Việt tại thị trường nội địa.
Tài liệu tham khảo:

https://tuoitre.vn/thep-viet-bi-my-ap-muc-thue-khung-456-2-cach-nao-de-tranh-2019121
7172408786.htm

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/my-ap-thue-chong-ban-pha-gia-soc-voi-thep-viet-nam-2
0171207065828883.htm

https://thuonghieucongluan.com.vn/my-de-nghi-dieu-tra-lan-tranh-thue-chong-ban-pha-gi
a-thep-chong-an-mon-cua-viet-nam-a155793.html

https://vnexpress.net/my-canada-ap-thue-chong-ban-pha-gia-voi-hang-hoa-viet-nam-423
2514.html

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Lý do, mục tiêu Mỹ áp thuế nặng lên thép Việt Nam là gì ? Xu hướng áp dụng
chính sách này trong thời gian tới?

2. Việc Mỹ đánh thuế cao lên thép xuất khẩu từ Việt Nam có phù hợp với thông lệ
quốc tế và quy định của WTO hay không?

3. Phân tích tác động của chính sách thuế quan này đến hoạt động xuất khẩu thép của
các doanh nghiệp Việt Nam. Cơ hội và thách thức đối với ngành thép ?

4. Cơ quan Nhà nước Việt Nam đã có chính sách gì trong việc áp dụng các biện pháp
phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, cũng như ứng phó với các vụ
kiện phòng vệ thương mại của các nước đối với các mặt hàng thép xuất khẩu của
Việt Nam nhằm giảm thiểu các thiệt hại cho các doanh nghiệp.

5. Bài học rút ra cho Việt Nam về bảo vệ ngành thép trước xu hướng kiện phòng vệ
thương mại ? Rút ra bài học về phòng vệ thương mại cho xuất khẩu Việt Nam?
ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI

Câu 1:

Lý do

● Sau khi Mỹ áp dụng biện pháp chống bán phá giá với thép cán nguội, thép chống
ăn mòn của Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc khiến lượng sản phẩm nhập khẩu
từ Việt Nam sang Mỹ tăng đột biến, lần lượt 331,9% và 916,4% so với các năm
trước đó.
● Phía Mỹ cho rằng việc sản xuất thép cán nguội và thép chống ăn mòn của VN sử
dụng thép cán nóng, thép nền được nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc và Hàn
Quốc là sự chuyển đổi không đáng kể và giúp lẩn tránh thuế chống bán phá giá,
chống trợ cấp mà Mỹ đang áp dụng vì vậy đã áp thuế lên thép Việt Nam.

Mục đích Mỹ áp thuế nặng thép Việt Nam

● Thực tế, việc áp mức thuế nhập khẩu mới được cho là một bước đi mới trong nỗ
lực thúc đẩy chính sách bảo hộ của Tổng thống Donald Trump, bảo vệ hàng hóa
và thị trường Mỹ, trong đó phần lớn nhắm đến hàng hóa xuất xứ Trung Quốc.
● Một số ý kiến cho rằng Mỹ đang gây sức ép lên mọi quốc gia có thặng dư thương
mại với Mỹ và Việt Nam là một trong số đó.

Xu hướng áp dụng chính sách này trong thời gian tới

Những vụ kiện của Mỹ cáo buộc thép Việt Nam lẩn tránh thuế chống bán phá giá,
chống trợ cấp đã bắt đầu từ năm 2017 đến nay. Trong đó, phía Mỹ liên tục áp đặt mức
thuế cao kỷ lục với thép cán nguội, thép chống ăn mòn của Việt Nam. Trải qua nhiều
cuộc điều tra phía Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đến nay vẫn chưa có động thái gỡ bỏ
những cáo buộc của mình. Xu hướng trong thời gian tới, Việt Nam vẫn phải chịu thuế cao
khi xuất khẩu mặt hàng thép sang Mỹ, và thậm chí chịu thuế cao hơn nếu phía Mỹ có
thêm những cáo buộc khác

Đánh giá ảnh hưởng của chính sách thuế quan với nhằm vào thép nước ngoài tới Mỹ

Nhiều chuyên gia kinh tế ở Mỹ nhất trí rằng các khoản thuế đánh vào các mặt hàng thép
nhập khẩu có hại hơn là có lợi cho ngành thép nội địa của Mỹ.
Động thái của Mỹ nhắm vào các sản phẩm thép nước ngoài “đã làm tăng tốc sự suy tàn
của các xưởng thép Mỹ vì ngành thép nước này gia tăng sản lượng quá nhanh khi không
đủ cầu.

Câu 2:

Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) là gì? MFN có tính chất tuyệt đối hay ngoại lệ?

Điều kiện để áp đặt thuế chống bán phá giá?

Ai được quyền yêu cầu điều tra chống bán phá giá?

Các biện pháp tạm thời đối với hàng hoá bị điều tra bán phá giá được quy định như thế
nào?

Mức thuế chống bán phá giá được quy định như thế nào?

Câu 3:

1. Tác động chính sách thuế quan mà Mỹ áp dụng với Việt Nam đến hoạt động xuất
khẩu thép của các doanh nghiệp
● Lượng thép Việt xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm sút và không gia tăng như kỳ vọng
● Mức thuế bị áp cao gấp nhiều lần
● Giá xuất khẩu thép bị áp thuế từ Việt Nam tăng lên đáng kể, làm giảm sức cạnh
tranh của hàng thép nhập khẩu từ Việt Nam so với nhập khẩu từ các thị trường
không bị áp thuế khác.
● Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút, thị phần bị thu hẹp
● Tham gia giải quyết các vụ kiện bảo hộ thương mại làm tăng chi phí xuất khẩu của
doanh nghiệp.
● DN xuất khẩu thép Việt Nam đã phải đối mặt với việc đảo lộn và thay đổi kế hoạch
kinh doanh, đầu tư sản xuất, chiến lược mặt hàng của DN mình để đáp ứng với
những thay đổi mới của thị trường xuất khẩu.
2. Cơ hội và thách thức đối với ngành thép Việt

a. Cơ hội
Đứng trước những tác động khi Mỹ áp dụng chính sách thương mại đối với thép
Việt, Hiệp hội Thép Việt Nam và các nhà quản lý đã đưa ra những hướng ứng phó và tận
dụng cơ hội từ đó.
● Các doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về những quy định phòng vệ
thương mại, các chính sách pháp luật liên quan tới PVTM hay có các kỹ
năng cơ bản đủ để sử dụng hiệu quả công cụ này.
● Cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu nguyên liệu
đầu vào tránh tập trung vào 1 thị trường để giảm thiểu rủi ro.
b. Thách thức
● Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm để đối phó với các vụ tranh chấp
thương mại, đặc biệt các tranh chấp thương mại hiện nay đòi hỏi các bên
liên quan phải có sự am hiểu về luật thương mại, các nguyên tắc thương
mại, các án lệ.
● DN xuất khẩu Việt Nam đối mặt với rủi ro có thể mất thị trường xuất khẩu.
● Khả năng những vụ kiện về thép Việt Nam có thể bị kiện ồ ạt theo hiệu ứng
“domino”.
● Đối mặt với nhiều trở ngại khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ
tác động đến việc chuyển hướng xuất, nhập khẩu hàng hóa trong số đó
chính là khiến giá nguyên liệu đầu vào tăng phi mã.

Câu 4:

Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập
quốc tế có nêu "Chủ động xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ lợi ích chính đáng
của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước". Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng nêu rõ như sau: "Tận dụng tối đa các điều kiện
thuận lợi của các hiệp định, thỏa thuận thương mại để thúc đẩy xuất khẩu; đồng thời có
biện pháp phòng vệ thích hợp để bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng".
Ngày 02 tháng 10 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
1659/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối
cảnh tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới".
Để thực hiện các mục tiêu, giai đoạn 2022-2025, Đề án sẽ tập trung rà soát tổng thể
văn bản pháp luật trong lĩnh vực PVTM, từ đó đề xuất sửa Luật Quản lý ngoại thương
hoặc xây dựng Luật Phòng vệ thương mại
Với giai đoạn 2026-2030, trên cơ sở tổng kết việc triển khai giai đoạn 2022-2025,
hoàn thiện hệ thống pháp luật về PVTM (bao gồm xây dựng hoặc sửa luật, nghị định,
thông tư liên quan trong lĩnh vực PVTM); hoàn thiện cơ sở dữ liệu các ngành công
nghiệp nền tảng và nông nghiệp trọng điểm; tăng cường tiếng nói của Việt Nam về
PVTM trên các diễn đàn khu vực và quốc tế để đảm bảo quyền và lợi ích trong quá trình
thực thi các hiệp định thương mại tự do.

Câu 5:

Bài học rút ra cho Việt Nam về bảo vệ ngành thép trước xu hướng kiện phòng vệ
thương mại ?

● Tranh thủ sự hỗ trợ từ Chính phủ, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, tập trung
nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng và tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm
● Các doanh nghiệp thép Việt cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng các kiến thức về
thương mại quốc tế.
● Doanh nghiệp cần phải coi phòng vệ thương mại là một trong những yếu tố quan
trọng trong chiến lược xuất khẩu của mình.
● Doanh nghiệp cũng cần sát sao liên hệ với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để
kịp thời phối hợp tìm biện pháp tháo gỡ.

Rút ra bài học về phòng vệ thương mại cho xuất khẩu Việt Nam?

● Doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường


● Doanh nghiệp cần chủ động trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật PVTM, quy
định PVTM trong các FTA
● Doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, nguồn lực, chiến lược ứng phó trước
các vụ việc liên quan đến PVTM trong tương lai có thể xảy ra.

You might also like