You are on page 1of 11

Sau đây em xin thay bạn hân tiếp tục với phần thuyết trình của nhóm về những

ảnh
hưởng của chính sách chống bán phá giá của mỹ tới hàng hoá xuất khẩu của việt
nam
2 . Trước tiên em xin nói về thực trạng mối quan hệ thương mại Việt Nam
Việt Nam và Mỹ có quan hệ thương mại từ thời chính quyền Sài Gòn cũ
trước những năm 1975. Tuy nhiên, kim ngạch thương mại song phương giai đoạn
này không lớn, chủ yếu là hàng nhập khẩu bằng viện trợ của Mỹ để phục vụ chiến
tranh. Thời kỳ này, xuất khẩu sang Mỹ bao gồm một số mặt hàng như cao su, gỗ,
hải sản, đồ gốm song kim ngạch không đáng kể. Nhưng từ sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh
cấm vận và hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ ngày 11/07/1995, giao
thương giữa hai nước tăng trung bình 77,4%, đưa giá trị xuất khẩu năm 2000 của
Việt nam lên 821 triệu USD Tháng 07/2000, hai bên chính thức ký Hiệp định
Thương mại Việt - Mỹ (BTA) và chính thức có hiệu lực vào ngày 11/12/2001. Có
thể khái quát một số đặc điểm nổi bật trong thực trạng quan hệ thương mại Việt
Mỹ giai đoạn từ năm 2000 đến nay như sau:
Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng trưởng liên tục với tốc độ cao và
Mỹ duy trì vị thế là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam., nhất là thời điểm
năm 2002, 2003 (tốc độ tăng trưởng gần gấp đôi) sau khi BTA chính thức có hiệu
lực. Những năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương
khá ổn ịnh đở mức 10 - 25%/năm. Chỉ có thời điểm năm 2008-2009, kim ngạch
thương mại giữa hai nước suy giảm do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng lại tăng đều theo từng năm
3 .Thực trạng áp dụng công cụ chống bán phá giá của Mỹ với hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam
Sau Từ khi Việt Nam và Mỹ nối lại quan hệ thương mại sau thời kỳ chiến
tranh lạnh đến nay, Mỹ có 12 lần khởi kiện các doanh nghiệp Việt Nam về hành vi
CBPG hàng hóa vào thị trường này. Vụ kiện kầu tiên là với mặt hàng cá da trơn
vào năm 2002, vụ kiện gần đây nhất là với mặt hàng ống thép hàn cacbon vào năm
2015
- ở đây là Tổng hợp các vụ kiện CBPG của Mỹ với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam
-
STT Mặt hàng Quá trình iều tra
Thời Biện pháp tạm thời Biện pháp cuối cùng
gian khởi Ngày Biên hộ Thời gian Ngày Biên hộ Thời
kiện gian
1 Cá da trơn 24/07/200 31/01/2003 23/06/2003 36,84%- 5 năm
2 63,88%
2 Tôm nước ấm 31/12/20 26/07/2004 12,11%- 8/12/2004 4,13%- 5 năm
đông lạnh 0 93,13% 25,76%
3
3 Lò xo 25/01/20 6/04/2008 116,31% 22/12/2008 116,31% 5 năm
không bọc 0
8
4 Túi nhựa 31/03/20 28/10/2009 52,30% 4/05/2010 52,30% - 5 năm
PE 0 - 76,11%
9 76,11%
5 Mắc treo quần 5/05/201 (Điều tra chống lẩn tránh thuế)
áo 0

bằng thép
6 Ống thép 15/11/20 1/06/2012 0% - Kiện úp Chống bán phá
cacbon 1 27,96% giá và Chống trợ cấp:
1 Ngày 15/11/ 2012: kết quả
iều tra ITC không có thiệt
hại, Không áp dụng biện
pháp thuế CTC và CBPG.
7 Mắc áo thép 18/01/20 2/08/2012 135,81 - 24/12/2012 157%- 5 năm
1 187,51% 220,68%
2
8 Tuabin iện 18/01/20 2/08/2012 52,67 - 24/12/2012 51,50- 5 năm
gió 1 59,91% 58,49%
2
9 Ống thép 6/06/201 31/12/2013 53,92% 21/07/2014 16,25% 5 năm
không gỉ chịu 3
lực
10 Ống thép dẫn 23/07/20 18/02/2014 9,57 - đến 10/09/2014 25,18 - 5 năm
dầu 1 111,47% 28/08/201 111,47%
3 4
11 Đinh thép 19/06/20 13/07/2015 AD: 5 năm
1 288,56%
4 -
313,97%
; CVD:
323,99%
12 Ống thép hàn 18/11/20 Việt Nam bị cáo buộc mức phá giá 113,18%. Dự kiến DOC công bố
cacbon 1 kết quả iều tra sơ bộ và cuối cùng vào các ngày 5/04/2016 và
5 20/06/2016

Trong đó vụ kiện gây nhiều chú ý nhất là Vụ kiện đầu tiên là với mặt hàng cá da
trơn vào năm 2002 cuộc chiến mang tên CATFISH ( cuộc chiến cá da trơn).

- Chuyện xảy ra khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường
Mỹ vào năm 1996. Năm 1998, lượng cá của Việt Nam xuất sang mỹ mới chỉ có
260 tấn. Nhưng đến cuối năm 2001 đã tăng lên thành 7.746 tấn. Với giá thành
rẻ hơn từ 0,08 đến 1 USD/pound và chất lượng không thua kém cá của Mỹ, cá
Việt Nam đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ catfish của Mỹ, bằng
chứng là tổng giá trị catfish bán ra của Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Mỹ
(CFA) giảm mạnh, từ 446 triệu USD năm 2000 xuống còn 385 triệu USD năm
2001. Chính sự gia tăng nhanh chóng thị phần của các sản phẩm cá của Việt
Nam là nguyên nhân thúc ẩy CFA đã hành động nhằm giảm sức cạnh tranh của
mặt hàng này của Việt Nam.
Trước khi kiện cá da trơn Việt Nam BPG vào Mỹ, CFA đã có một số biện
pháp kỹ thuật khác để ngăn cản mặt hàng này. CFA dựa vào Luật Ngân sách nông
nghiệp của Mỹ để cấm loại cá này của Việt Nam được nhập vào nước này với tên
gọi catfish . Việt Nam trong tất cả các khâu bán lẻ, bán sỉ, nhà hàng, thông tin,
quảng cáo... trong vòng 5 năm. Chưa dừng ở đây, CFA vin tiếp vào điều khoản
của lạo luật An ninh nông trại và Đầu tư nông thôn mới nhất để xác lập chủ quyền
tuyệt đối trên thương hiệu catfish.
Sau khi giành chiến thắng về tên gọi catfish, CFA tiếp tục khởi kiện các
doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, cá basa.tuy nhiên tới Tháng 11/2002,
bất chấp sự phản đối từ phía Việt Nam, DOC đã kết luận Việt Nam là nước có nền
kinh tế phi thị trường, việc kết luận này dựa trên đánh giá theo các tiêu chí của Mỹ
đặt cơ sở cho việc xem xét áp dụng mức thuế CBPG đối với mặt hàng cá tra, cá
basa của Việt Nam. Ngày 28/01/2003, DOC tạm thời xác định mức thuế CBPG ối
với cá tra, cá basa của Việt Nam trong khoảng từ 31,45% - 63,88% . Tuy nhiên,
đến ngày 23/07/2003 DOC đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện cá tra, cá basa.
Theo đó, cơ quan này đã khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam bán cá tra, cá
basa vào thị trường Mỹ thấp hơn giá thành, gây tổn hại tới ngành sản xuất cá da
trơn của Mỹ và ấn định mức thuế suất bán phá giá rất cao, từ 36,84 - 63,88%, cụ
thể: Agifish: 44,76%; Cataco: 45,55%; Nam Việt: 52,90%; Vĩnh Hoàn: 36,84%;
Các công ty khác có tham gia vụ kiện: 44,66%; Các công ty không tham gia vụ
kiện: 63,88%
-
- Nguyên nhân các vụ kiện CBPG phần lớn là phản ứng của các nhà
sản xuất nội địa Mỹ trước tình trạng tăng trưởng quá nhanh về thị phần của hàng
hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Ngoài ra, do đặc điểm địa kinh tế, Việt Nam đôi khi
bị Mỹ khởi kiện vì nghi ngờ là điểm trung chuyển cho hàng hóa Trung Quốc xuất
khẩu vào Mỹ.
Tỷ lệ thắng kiện của phía Việt Nam rất thấp. Cụ thể, trong 11 vụ kiện đã có
phán quyết cuối cùng, chỉ có vụ kiện ống thép cacbon là phía Việt Nam không bị
áp thuế
Một số vấn đề rút ra từ vụ kiện CBPG cá da trơn:
+ Cần nghiên cứu kỹ tập quán và luật pháp thương mại của thị trường xuất
khẩu trước khi thâm nhập.
+ Nâng cao sức mạnh tổng hợp của ngành hàng bằng việc nâng cao vai trò
của hiệp hội ngành nghề trong việc iều hành hoạt ộng xuất khẩu.
+ Đảm bảo chất lượng sản phẩm và chủ động xây dựng thương hiệu hàng
hóa xuất khẩu.
+ Cần liên kết chặt chẽ với các nhà nhập khẩu và hiệp hội người tiêu dùng ở
thị trường nhập khẩu, đây là kênh vận động hành lang hiệu quả nhằm hạn chế bị
khởi kiện và giành lợi thế trong quá trình theo kiện.
+ Cần thường xuyên so sánh giá xuất khẩu với giá bán hàng hóa tương tự
trên thị trường nhập khẩu, nhất là với những mặt hàng có thị phần lớn hoặc có tốc
ộ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhanh ột biến.
- + Làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu để sẵn sàng tham gia các vụ kiện.

Đánh giá những ảnh hưởng của chính sách chống bán phá giá của Mỹ với
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ
Thứ nhất là Ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam vào
Mỹ
- Với nhóm hàng thủy sản, việc Mỹ áp thuế CBPG với mặt hàng cá da trơn và tôm
nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam khiến kim ngạch xuất khẩu những mặt
hàng này của Việt Nam vào Mỹ suy giảm đáng kể, nhất là trong những năm đầu
tiên bị áp thuế CBPG.
Đây là kim ngạch xuất khẩu cá da trơn Việt Nam vào thị trường mỹ giao đoạn
2000-2005
Từ năm 2000-2001 tăng mạnh nhưng sau khi áp dụng chính sách chống bán phá
giá thì tới năm 2005 lại giảm mạnh
Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường giai đoạn 2001-2006 tăng
nhìu ở năm 2003 và giảm mạnh ở năm 2004 và 2006
- Còn với mặt hàng lò xo không bọc: Theo số liệu của nhóm em tìm hiểu Hải
quan Mỹ, thời điểm năm 2007, trị giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị
trường Mỹ là 612.000 USD. Việc Mỹ áp dụng mức thuế suất CBPG rất cao (116,31%)
thì từ năm 2009 đến nay, Việt Nam không còn xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường
Mỹ.
- Với mặt hàng túi nhựa PE: Theo số liệu thống kê của ITC, năm 2006, nước
này nhập khẩu trên 3 tỷ túi PE ựng hàng hóa bán lẻ từ Việt Nam, trị giá hơn 19 triệu
USD, năm 2007, con số này là 7,2 tỷ chiếc, trị giá 71,7 triệu USD, năm 2008 là 7,1 tỷ
chiếc, trị giá trên 85,8 triệu USD. Sau quyết ịnh áp thuế CBPG với mức thuế suất rất cao
(52,30% - 76,11%), mặt hàng này của Việt Nam không còn xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
- Với nhóm hàng các sản phẩm từ sắt thép, Mỹ kiện Việt Nam BPG các mặt
hàng mắc áo thép, ống thép không gỉ chịu lực, tuabin điện gió, ống thép dẫn dầu và đinh
thép. Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này so với tổng kim ngạch của nhóm hàng
chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, do đó không ảnh hưởng quá lớn đến kim ngạch xuất khẩu của cả
nhóm hàng.
- Thứ 2 là Ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Với nhóm mặt hàng các sản phẩm từ sắt thép, do mức thuế suất CBPG Mỹ áp
dụng đối với các sản phẩm này ở mức rất cao, khiến hoạt ộng xuất khẩu của doanh
nghiệp Việt Nam trong các ngành này vào Mỹ sụt giảm nhanh chóng, gây thiệt hại đáng
kể tới doanh thu của doanh nghiệp.
Với mặt hàng mắc áo thép, sau khi bị áp thuế CBPG với mức thuế suất rất cao
(157 - 220,68%) vào tháng 12/2012. Sau khi bị áp thuế CBPG với hàng xuất khẩu vào thị
trường Mỹ, doanh thu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đông Nam Á giảm mạnh
trong 2 năm liên tiếp 2012 và 2013.

Đơn vị: Việt Nam đồng

Năm Doanh thu bán hàng Tăng trưởng (%)


2011 205.074.031.014
2012 120.605.913.909 -41,2
2013 77.842.688.043 -35,5
2014 104.674.055.134 34,5

Với mặt hàng tuabin điện gió, với việc bị áp mức thuế CBPG lên tới 51,5% vào tháng
12/2012, khối lượng xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Mỹ của công ty CS Wind
Việt Nam giảm mạnh, theo đó, khối lượng xuất khẩu chung của doanh nghiệp cũng giảm

Đơn vị: Chiếc


Năm Số lượng xuất khẩu sang Mỹ Số lượng xuất khẩu chung
2010 430 667
2011 647 874
2012 434 1006
2013 3 694
2014 0 250

Bảng số liệu trên cho, khối lượng xuất khẩu của công ty CS Wind Việt Nam vào thị
trưởng Mỹ giảm rất mạnh, từ 647 sản phẩm vào năm 2011 giảm xuống còn 434 sản phẩm
vào năm 2012 và các năm 2013 và 2014, sau khi chính thức bị áp thuế CBPG, hoạt động
xuất khẩu của doanh nghiệp này vào thị trường Mỹ gần như chấm dứt hoàn toàn.

- Thứ 3 là Thời gian áp thuế kéo dài và mức thuế liên tục thay đổi
qua các đợt rà soát hành chính hàng năm
- Theo luật pháp về CBPG của Mỹ, hàng nhập khẩu nước ngoài bị áp
thuế CBPG sẽ trải qua các rợt rà soát hành chính hàng năm để xác định mức thuế
phải nộp và rà soát hoàng hôn theo chu kỳ 5 năm để quyết định có tiếp tục gia hạn
thời gian áp thuế CBPG hay không. Tuy nhiên, chưa có sản phẩm nào của Việt
Nam đã bị áp thuế CBPG mà thoát khỏi thuế.

VÀ EM CUỐI CÙNG EM SẼ NÓI VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI


CHÍNH SÁCH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀO THỊ
TRƯỜNG MỸ
1. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
- Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương, đa phương
- Dự đoán doanh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có
khả năng bị kiện phá giá
- Tiến hành các hoạt động phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của
doanh nghiệp và công chúng về các vấn đề CBPG
2. Giải pháp ối với Hiệp hội ngành hàng
- Phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các
doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh
nghiệp.Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả, định hướng
phát triển thị trường.
3 Giải pháp ối với doanh nghiệp
- Xây dựng thương hiệu mạnh, a dạng hoá thị trường và sản phẩm.
- Xây dựng hệ thống chứng từ sổ sách và hạch toán kế toán theo
chuẩn mực quốc tế. Hiện nay nước ta ã gia nhập WTO thì vấn đề hạch toán chi
phí, quy trình hạch toán kế toán theo chuẩn mực quốc tế.
- Nâng cao kiến thức về luật CBPG của WTO cũng như luật CBPG
của Mỹ. Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải tìm hiểu nâng cao kiến
thức về luật CBPG của WTO và của Mỹ
KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận về CBPG, chính sách CBPG của Mỹ và thực tiễn
việc áp dụng công cụ CBPG của Mỹ với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, luận văn rút ra
một số kết luận sau:
- Về cơ sở lý luận: BPG trong thương mại quốc tế là một hiện tượng xảy ra
khi một hàng hóa của nước này được xuất khẩu vào một nước khác với mức giá xuất
khẩu thấp hơn giá thông thường của hàng hóa tương tự tại nước xuất khẩu. Hành vi BPG
xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu là nhằm đạt được các mục tiêu trong kinh
doanh, gây một số tác động đến cả nước xuất khẩu và nhập khẩu. Hành vi BPG có thể bị
trừng phạt bằng các biện pháp phòng vệ thương mại của chính phủ nước nhập khẩu,
được gọi là biện pháp CBPG. Xu hướng sử dụng biện pháp CBPG thể hiện trong chính
sách CBPG của mỗi quốc gia. Nhìn chung, chính sách CBPG có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với bảo hộ sản xuất trong nước và hạn chế nhập khẩu. Nhu cầu áp dụng chính
sách CBPG là đòi hỏi khách quan của quá trình toàn cầu hóa, là xu thế chung của các
nước và cũng là nhu cầu thực tế mỗi nước để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

You might also like