You are on page 1of 2

Nguyên nhân, thực trạng:

Thực trạng: Trong quan hệ thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất
khẩu hàng hóa ra nước ngoài đã bị khởi kiện nhiều lần vì bị cho là bán phá giá hàng hóa
trên thị trường. Mặt hàng xuất khẩu bị kiện bán phá giá như: Sản phẩm tấm trải sàn , Sản
phẩm thép mạ, Sợi kéo dãn toàn phần, Pin năng lượng mặt trời, Mật ong,Xi-măng,ống
đồng,thép cuộn,…

Đầu tháng 4 – 2021,Cơ quan quản lý Tài chính Đài Loan (MOF) vừa có kết quả sơ bộ
việc điều tra chống bán phá giá đối với gạch ốp lát có xuất xứ từ Việt Nam, Ấn Độ,
Malaysia và Indonesia.Theo đó, biên độ bán phá giá được tính toán cho các doanh nghiệp
Việt Nam cao nhất lên tới 28,64%

Cuối tháng 5-2021,Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận cuối cùng
trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi dún polyester (PTY) nhập
khẩu từ Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Thái Lan...

Trong kết luận cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Công ty Sợi Thế Kỷ được xác
định biên độ phá giá ở mức 2,58% (giảm 0,09% so với biên độ sơ bộ là 2,67%). Mức
thuế của Công ty Sợi Thế Kỷ khá thấp so với mức thuế của các nước khác cùng bị điều
tra lần này (từ 7,45% trở lên).Các công ty còn lại của Việt Nam đều phải chịu mức thuế
là 22,36%

Cuối tháng 11-2021, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố mức thuế chống bán phá giá sơ
bộ đối với mặt hàng mật ong Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Theo đó, mức thuế chung
dành cho tất cả doanh nghiệp xuất khẩu mật ong của Việt Nam là 412,49%, cao hơn gấp
đôi mức thuế mà Hiệp hội Các nhà sản xuất mật ong Mỹ đề xuất ban đầu là 207%.

Cùng với Việt Nam, 4 nước khác gồm Brazil, Ấn Độ, Ukraine, Argentina cũng nằm trong
danh sách các nước bị áp thuế xuất khẩu mật ong lần này. Trong đó, mật ong Việt Nam bị
áp thuế cao nhất.

 
Việc bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đã gây thiệt hại không nhỏ cho DN
xuất khẩu, ngành sản xuất trong nước khi phải tốn chi phí đi kiện và đấu tranh đòi công
bằng. Theo các DN xuất khẩu, thiệt thòi nhất khi “dính” vào các vụ kiện chống bán phá
giá là nguy cơ mất đơn hàng, mất thị trường.

Nguyên nhân: Việt Nam là một trong những nước bị kiện bán phá giá nhiều trên thế
giới,phổ biến ở các mặt hàng như giày da, thuỷ sản, Các doanh nghiệp Việt Nam bị kiện
thường chưa chủ động và chưa có kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện này.Thay vào đó,
doanh nghiệp còn ỷ lại vào cơ quan nhà nước.

Doanh nghiệp Việt Nam bị kiện vì chưa có ý thức cạnh tranh lành mạnh và công bằng
thương mại trong nền kinh tế thị trường, ý thức tự vệ và chủ động tham gia kháng kiện
của doanh nghiệp trong nước cũng còn thấp. Do đó việc thua kiện là điều không thể tránh
khỏi. Thua kiện sẽ đem đến những hậu quả nguy hại không chỉ đối với ngành sản xuất
sản phẩm bị áp dụng chính sách chống bán phá giá mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế của
cả nước, ví dụ như gây ra thất nghiệp lớn, gầy thua lỗ đối với các doanh nghiệp sản xuất
và kinh doanh

You might also like