You are on page 1of 4

CÔNG CỤ MARKETING NỘI BỘ

1.Sản phẩm

Sản phẩm trong marketing đối nội chính là công việc mà tổ chức cung cấp cho khách
hàng nội bộ của mình. Công việc liên quan đến các hoạt động chức năng của một vị trí cụ
thể, trách nhiệm, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của người đảm nhiệm công việc ấy. Các
định chế tài chính nên cân nhắc việc thiết kế công việc cho mỗi vị trí trong tổ chức như là
một hình thức chào bán sản phẩm hấp dẫn trên thị trường lao động, để thu hút được người
tài năng thông qua chào mời những vị trí công việc các tổ chức cung cấp dịch vụ tài
chính cần tuân thủ nguyên tắc STP (segmentation- targeting-positioning) trong
marketing. Cụ thể cần phải phân khúc thị trường lao động tiềm năng theo những đặc
điểm nhất định (như về tuổi, giới, tài năng, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm thái độ, địa
lý..), kẻ tiếp khoanh vùng các phân khúc mục tiêu mà tổ chức quan tâm để tập trung
nguồn lực tìm kiếm ứng viên phù hợp, cuối cùng là cần nếu bật sự khác biệt về lợi ích để
thuyết phục ứng viên tài năng đến với tổ chức vị họ sẽ được hưởng thụ những cam kết
đặc biệt của thương hiệu dành cho họ - những khách hàng nội bộ tương lại của tổ chức.

Đối với những khách hàng nội bộ hiện tại, sự hải lòng đối với công việc đang đảm nhiệm
sẽ là bước khởi đầu cho sự tự hảo và lỏng trung thành đối với tổ chức tuyển dụng. Tác giả
Lehal (2004) và tác giả Opraka (2002) đã kết luận trong nghiên cứu của họ về sáu yếu tố
tác động chặt chẽ đến mức độ hài lòng của nhân viên như bản thân công việc, mức độ
giảm giát quản lý, mối quan hệ với đồng nghiệp chế độ lương thưởng, cơ hội thăng tiến
và sự ổn định. Thiết kế công việc phù hợp cho mỗi vị trí và tuyển dụng được người phù
hợp để thực thi công việc đó chính là mấu chốt đầu tiên trong chính sách marketing đối
nội của một định chế tài chính.

2. Truyền thông

Truyền thông trong marketing nội bộ là việc sử dụng quảng cáo, các cách thức công khai,
trao đổi cá nhân, khuyến khích để truyền thông điệp đến khách hàng tiềm năng về sản
phẩm của doanh nghiệp. Hoạt động truyền thông nội bộ về cơ bản phải đạt được mục tiêu
như thông tin, thuyết phục, làm thay đổi nhận thức, hướng khách hàng đến những hành
động mong muốn nào đó mà tổ chức đặt ra và trên hết là làm gia tăng mức độ tự hào của
khách hàng nội bộ hướng đến thương hiệu của tổ chức, từ đó họ sẽ trở thành các đại sứ
tiếp thị thương hiệu tự nguyên của tổ chức hướng đến khách hàng và những người xung
quanh. Người làm marketing nội bộ sử dụng kỹ thuật và phương tiện đa dạng để truyền
thông tới nhân viên của mình, làm gia tăng tính giao tiếp hai chiều hưởng tới nhân viên;
tập trung để tạo ra các nội dung thông điệp mà nhân viên muốn nghe, muốn nói tới, muốn
tham gia vào, muốn chia sẻ với mọi người khác; quan trọng hơn là thu nhận và có hành
động thích hợp với các phản hồi của khách hàng nội bộ trong quá trình giao tiếp. Cũng
như trong chính sách truyền thông tiếp thị hướng đến khách hàng bên ngoài, truyền thông
nội bộ cũng cần phải xác định rõ mục tiêu truyền thông trong từng giai đoạn là gì hướng
tới nhóm khách hàng mục tiêu là ai (nhân viên tiềm năng/mới, nhân viên quản lý, nhân
viên trong các chương trình qui hoạch nhân sự cấp cao, nhân viên muốn bỏ/nhảy
việc,vv...). Đê hoạch định thành công một chương trình truyền thông nội bộ hiệu quả
cũng cần phải phân tích rõ môi trường nội bộ, các khả năng rủi ro hay các cơ hội về
truyền thông như thế nào, chọn lựa các phương tiện phù hợp cũng như cần có sự sáng tạo
trong việc chọn lựa chủ đề và xây dựng thông điệp phù hợp.

Trao đổi cá nhân: Trao đổi cá nhân được cho là có tác động mạnh nhất đến người khác và
hơn bất cứ một phương pháp truyền thông nào khác.

Khuyến khích: Sử dụng các khuyến khích như thưởng tiền mặt, thông qua giải thưởng, cổ
phiếu ưu đãi, các chứng nhận để khuyến khích họ nâng cao hiệu suất công việc.

Quảng cáo: Việc sử dụng các công cụ quảng cáo đại chúng nhờ báo chí, truyền hình để
truyền thông tới nhân viên là hiếm gặp. Ngày nay, tổ chức có thể sử dụng truyền hình
trực tiếp nội bộ để giao tiếp với số lượng rất lớn nhân viên từ mọi nơi và đây được cho là
một kênh quảng cáo hữu hiệu khi cần sự tác động đồng loạt tới các nhân viên. Website
cũng có thể là phương tiện tốt để duy trì marketing nội bộ giữa các vùng, các quốc gia và
các bộ phận ở các nước khác nhau của doanh nghiệp. Chức năng tự phục vụ của các trang
web và khả năng truy cập bất cứ lúc nào cho phép các nhân viên nắm được các chương
trình marketing nội bộ mà không làm ảnh hưởng đến vai trò chính của họ trong công
việc. Bên cạnh đó, trang web cho phép các nhân viên thiết lập một cộng đồng dựa trên
những sở thích cá nhân của họ cũng như thành lập các phòng ban không chính thức. Điều
này tạo nên sự hiệu quả trong việc hiểu biết theo cả cách thức chính thức và không chính
thức (thông qua văn hóa) giữa các cấp độ trong doanh nghiệp.

3. Phân phối

Phân phối có thể được coi là những địa điểm và cách thức để đưa sản phẩm tới khách
hàng, liên quan đến việc thiết kế môi trường làm việc cũng như việc chọn lựa thời gian
hay địa điểm làm việc để nhân viên có thể thực thi nhiệm vụ của họ tốt nhất. Trong
marketing nội bộ, những địa điểm này có thể là các cuộc họp, hội thảo, các buổi tọa đàm
hay hội nghị, là nơi làm việc liên quan đến vị trí địa lý, đặc điểm khu vực văn phòng hay
công xưởng, chất lượng không khí, tiếng ồn, trang thiết bị phục vụ mục đích làm việc
cũng như phục vụ mục đích thư giãn giải trí (như khu tập thể thao, quầy cantin, phòng trò
chơi, bãi đậu xe, công viên,vv...). Nơi làm việc được thiết kế tốt có thể giúp các định chế
thu hút và duy trì nhân viên tài năng, giúp cải thiện sức khỏe tài chính cũng như tinh thần
cho nhân viên của họ.

Tại các cuộc họp, hội thảo...nhân tố này có thể được dùng để lôi kéo sự chú ý vào sự khác
biệt văn hóa và phản ứng nảy sinh từ những phần riêng biệt trong tổ chức vào chương
trình marketing nội bộ. Mục tiêu của nhân tố này là tạo lập một môi trường và không khí
nội bộ phù hợp để đạt tới những mục tiêu đặc biệt. Một môi trường nội bộ phù hợp tạo
động lực cho nhân viên học hỏi lòng trung thành và gắn bó hơn nữa với tổ chức (Smirich,
1983 & Turner, 1986). Phân phối cũng được hiểu là cách thức tạo động lực cho nhân viên
thông qua việc lắng nghe tâm tại nguyện vọng, tuyên dương qua các hình thức động viên
bằng tinh thần. Việc doanh nghiệp sử dụng tốt yếu tố phân phối trong Marketing nội bộ
sẽ thúc đẩy nhân viên trong việc tạo ra các sản phẩm tốt nhất là một điều tất yếu.
https://123docz.net/trich-doan/1037429-doi-tuong-va-cong-cu-cua-marketing-noi-bo.htm

You might also like