You are on page 1of 4

Câu 1.

Phân tích từng nhóm công chúng ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp mà
chúng ta phải tạo quan hệ với họ?
 Cơ quan công quyền:
- Các đoàn thể, hiệp hội thương mại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống chính
trị, công nghiệp và thương mại. Họ không còn chỉ là hình ảnh của giai cấp
công nhân như trước kia. Ngày nay, họ thường thuê các chuyên viên trong từng
lĩnh vực như: luật sư, kế toán, nhà phân tích, đại diện và người vận động hành
lang. Không có ban lãnh đạo công ty nào lại không quan tâm đến nhóm công
chúng này.
 Tổ chức đoàn thể:
- Các nhóm người này khác nhau và thay đổi thường xuyên, từ các bậc phụ
huynh cho đến các chính trị gia, linh mục hay kể cả những người chống đối.
Họ có thể tác động dư luận trong bất cứ xã hội nào.Ví dụ ở các nước đang phát
triển, kế hoạch hóa gia đình được tán thành chỉ khi các nhà lãnh đạo địa
phương là người đi tiên phong trong việc này và theo khía cạnh PR thì họ là
những người có ý kiến gây ảnh hưởng.
- Người tiêu dùng, nhà môi trường học, nhà báo, phát ngôn viên, nhà hoạt động
xã hội và những người khác cũng là điển hình cho nhóm những người có ảnh
hưởng đến dư luận mà tổ chức có thể đối mặt, thường “bảo thủ”, ít được cung
cấp thông tin, và như vậy cần sự giao tiếp trực tiếp.
 Tổ chức hoạt động xã hội:
- Doanh nghiệp cũng cần cải thiện thiện chí của công chúng bằng việc tổ chức
cho các hoạt động xã hội, văn hóa hoặc dịch vụ cộng đồng
Website: Website của doanh nghiệp cũng có thể trở thành phương tiện PR hữu
hiệu. Khách hàng và công chúng khác có thể truy nhập website để tìm kiếm
thông tin hoặc giải trí. Khi sự lan tỏa của cộng đồng mạng ngày càng nhanh và
mạnh, việc tạo nên các câu chuyện hay dư luận tốt đẹp cho thương hiệu và
doanh nghiệp lan truyền trên mạng internet sẽ nhanh chóng tạo nên hình ảnh
tốt đẹp của doanh nghiệp trong cộng đồng xã hội.
 Tổ chức đầu tư, tài chính:
- Ngoài các cổ đông hiện tại, công ty còn nhắm đến các cổ đông tiềm năng khác
thông qua các chương trình PR. Chẳng hạn như cố vấn tài chính, các tổ chức
cho vay, quỹ đầu tư,… có thể mang lại các nguồn tài trợ mới cho công ty.
Công ty có thể áp dụng các hình thức giao tiếp với các nhóm tài chính này
thông qua thông cáo báo chí, báo cáo thường niên, phát biểu trong các sự kiện
quan trọng hoặc giao tế (interpersonal communication). Từ đây, chúng ta có
thể đưa ra các chiến thuật PR, từ truyền thông lan truyền (earned media) cho
đến những ý tưởng tập trung vào các mối quan hệ
 Khách hàng:
- Khách hàng là sử dụng và đánh giá chất lượng của sản phẩm – dịch vụ của
doanh. Có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của một doanh nghiệp và họ
cũng chính là nền tảng để doanh nghiệp có thể tiếp tục tồn tại trên thị trường.
- Khách hàng là những người trực tiếp đem lại doanh thu, lợi nhuận và là người
chi trả cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Nhà cung cấp:
- Những nhà cung cấp có thể nói là một ảnh hưởng lớn đối với doanh nghiệp khi
họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng các sản phẩm hay
dịch vụ mà họ cung cấp, hay như không đáp ứng được yêu cầu của doanh
nghiệp về số lượng, thời gian cung ứng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động và
làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp không ᴄó ѕự gắn kết bền ᴄhặt ᴠới nhà ᴄung ᴄấp thì bạn không
thể đảm bảo đủ nguồn hàng hóa ᴄho kháᴄh hàng. Điều nàу làm ᴄho hoạt động
ѕản хuất, kinh doanh ᴄủa doanh nghiệp bị trì hoãn, hoặᴄ tệ hơn nữa là làm mất
kháᴄh hàng.
 Đối thủ cạnh tranh:
- Đối thủ cạnh tranh là bất kỳ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cạnh tranh với
công ty trong kinh doanh. Đối thủ thường trong cùng một ngành hoặc cung cấp
những sản phẩm, dịch vụ tương tự doanh nghiệp
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: phân tích thế mạnh, điểm yếu, điểm giống nhau
và khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cũng như chiến lược bán
hàng, tiếp thị của họ. Từ đó, có thể hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp
đem lại lợi thế cho doanh nghiệp.
- Lý do mà chúng ta phải tạo quan hệ với họ là:
+ Giúp doanh nghiệp hiểu biết thêm về thị trường: tăng hiểu biết về thị trường,
năm bắt và tạo ra xu hướng
+ Biết được mục tiêu, chiến lược và cách làm của đối thủ: học tập kinh
nghiệm, xây dựng chiến lược phù hợp với từng đối thủ cạnh tranh
+ Biết được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ: xác định được cơ hội và
thách thức, giành lời thế cạnh tranh, xây dựng chiến lược phù hợp
+ Biết được các mối đe dọa của đối thủ đến doanh nghiệp mình
+ Tìm kiếm các “khoảng trống” trên thị trường: Biết được đối thủ đang yếu ở
mảng nào hay bỏ qua phân khúc nào trên thị trường, có thể tận dụng cơ hội đó
để tạo ra những sản phẩm, thương hiệu mới đánh vào phân khúc này để tránh
cạnh tranh trực tiếp
+ Hỗ trợ đưa ra các chiến lược để vượt qua đối thủ: đưa ra chiến lược phù hợp
với từng giai đoạn, thiết kế, điều chỉnh chiến lược tiếp cận thị trường
 Các trung gian phân phối:
- Trung gian phân phối đóng vai trò then chốt cho cả bên bán (doanh nghiệp sản
xuất – phân phối) và bên mua (người tiêu dùng). Nhờ các mối quan hệ, kinh
nghiệm cũng như khả năng tiếp cận thị trường… các trung gian sẽ giải quyết
được bài toán phân phối hóc búa mà nhiều doanh nghiệp gặp phải. Hay nói
cách khác, trung gian phân phối là “mắt xích” lo đầu ra cho sản phẩm của nhà
sản xuất
- Lý do chúng ta tạo dựng mối quan hệ
+ Giảm chi phí phân phối cho nhà sản xuấtTăng phạm vi tiếp cận khách hàng,
giảm đầu mối tiếp xúc cho nhà sản xuất và cho khách hàng
+ Tái đầu tư nhanh chóng
+ Chia sẻ thông tin thị trường
+ Cầu nối cho cung và cầu
+ Chia sẻ rủi ro với nhà sản xuất
 Nhóm nội bộ công ty:
- Tập trung vào việc tăng cường liên kết giữa công ty và nhân viên, tạo điều kiện
cho môi trường giao tiếp tốt và củng cố các giá trị trong mỗi hoạt động được
thực hiện tạo thành một thể thống nhất từ cấp trên xuống cấp dưới và giữa các
nhân viên với nhau
- Như một mặt trận thống nhất, hoạt động hài hòa theo một hướng xác định.
Điều này chỉ có thể đạt được nếu một nhóm làm việc được tạo ra khi có bầu
không khí hợp tác giữa các phòng ban
- Giao tiếp tốt giữa nhân viên và công ty tạo ra môi trường tổ chức thuận lợi, nơi
làm việc sẽ dễ chịu. Điều này sẽ được phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp trong
hình ảnh của công ty theo hướng tích cực
- Dựa trên một nội bộ trong môi trường làm việc tốt tạo điều kiện phát triển mối
quan hệ gắn bó tuyệt vời với mọi ngườ trong công ty cũng như góp phần xây
dựng đúng hình ảnh tốt đẹp của công ty
- Những người trong nội bộ công ty nếu họ được làm trong môi trường tốt được
tôn trọng và tính đến họ sẽ thể hiện sự trung thànhvà cam kết góp phần vào
việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp
 Nhóm cơ quan truyền thông:
- Vì quan hệ công chúng có vai trò là xây dựng hình ảnh uy tín doanh nghiệp
gây sự chú ý đến nhiều ngườ nhiều đối tượng và để họ biết đến và hiểu hơn về
doanh nghiệp mà muốn đạt được các cái mục tiêu vai trò đó thì phải có sự lan
truyền thông tin của doanh nghiệp về mọi mặt như ở trên các trang mạng xã
hội hay các chương trình truyền thì nhất định phải thông qua nhóm công chúng
đó là cơ quan truyền thông vì thế tạo một mối quan hệ tốt đẹp với nhóm cơ
quan truyền thông là điều tất yếu sẽ làm doanh nghiệp tiếp cận gần hơn đến với
mục tiêu cần đạt được.

Câu 2: Nhóm công chúng nào là quan trọng nhất có sức ảnh hưởng đến các nhóm
công chúng còn lại. Vì sao?
- Trong các nhóm công chúng, nhóm nào cũng rất quan trọng và chúng đều có
mối liên quan với nhau. Nhưng nếu chọn ra nhóm quan trọng nhất, có ảnh
hưởng đến các nhóm còn lại là nhóm nội bộ công ty.
- Vì nội bộ tăng cường liên kết giữa công ty và nhân viên, giao tiếp tốt giữa công
ty và nhân viên thì tiến độ công việc hoàn thành thuận lợi không bị trì trệ, nội
bộ trong công ty vững vàng và chuyên nghiệp thì mới tác động đến những cái
khác.
Câu 3: Phân tích các nhóm công chúng của Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại
mà trường phải xây dựng tốt đẹp với các mối quan hệ công chúng
- Nhóm công chúng của Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại có thể chia thành
2 loại:
+ Nhóm công chúng bên trong bao gồm lãnh đạo và viên chức các cấp trong
ngành giáo dục, ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ công nhân viên, các hội đoàn
trong trường, phụ huynh và tất nhiên là học sinh.
+ Nhóm chúng bên ngoài bao gồm chính quyền địa phương, các doanh nghiệp,
đoàn thể, tổ chức từ thiện và tình nguyện, cơ quan ngôn luận.
- Việc xây dựng ấn tượng đẹp về nhà trường và tạo dựng niềm tin trong các đối
tượng công chúng và lôi kéo họ tham gia vào các hoạt động của nhà trường
chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích to lớn về vật chất, tinh thần và chuyên
môn cho nhà trường.

You might also like