You are on page 1of 3

2. Môi trường Marketing vi mô.

Môi trường Marketing vi mô là những lực lượng, những yếu tố có quan hệ trực tiếp
với từng công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó

Môi trường Marketing vi mô bao gồm : các yếu tố và lực lượng bên trong doanh
nghiệp, những người cung ứng, các trung gian marketing, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,
công chúng trực tiếp

- Các yếu tố và lực lượng bên trong doanh nghiệp: Trong doanh nghiệp, các hoạt động
Marketing không thể hoạt động đơn lẻ mà luôn ảnh hưởng bởi sự phối hợp giữa các bộ
phận và cá nhân bộ phận đó. Bộ phận Marketing phải làm việc đồng bộ, chặt chẽ với các
bộ phận chức năng khác trong công ty như : tài chính - kế toán, vật tư - sản xuất, kế
hoạch, nghiên cứu và phát triển, bộ phận thiết kế, bộ phận nhân lực.

- Những người cung ứng: Là các doanh nghiệp và các cá nhân đảm bảo cung ứng các
yếu tố cần thiết cho công ty và các đối thủ cạnh tranh để có thể sản xuất ra hàng hoá và
dịch vụ nhất định. Ảnh hưởng đến chất lượng, chi phí, tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.

- Các trung gian marketing: Đó là các tổ chức dịch vụ, các doanh nghiệp khác và các
cá nhân giúp cho công ty tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình
tới người mua cuối cùng. Ảnh hưởng đến khả năng phân phối, tiếp cận thị trường, quảng
bá thương hiệu của doanh nghiệp

- Khách hàng: Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết
định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Ảnh hưởng đến nhu cầu, mong muốn,
hành vi mua hàng, sự hài lòng, trung thành của người tiêu dùng.

Doanh nghiệp thường tập trung vào năm loại thị trường khách hàng sau:

- Thị trường người tiêu dùng : các cá nhân và hộ tiêu dùng mua hàng hoá và dịch vụ
cho mục đích tiêu dùng cá nhân.

- Thị trường khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến : các tổ chức và các
doanh nghiệp mua hàng hoá và dịch vụ để gia công chế biến thêm hoặc để sử dụng vào
một quá trình sản xuất khác.
- Thị trường buôn bán trung gian : các tổ chức và cá nhân mua hàng hoá và dịch vụ
cho mục đích bán lại để kiếm lời.

- Thị trường các cơ quan và tổ chức của Đảng và Nhà nước: mua hàng hoá và dịch vụ
cho mục đích sử dụng trong lĩnh vực quản lý và hoạt động công cộng hoặc để chuyển
giao tới các tổ chức, cá nhân khác đang có nhu cầu sử dụng.

- Thị trường quốc tế : khách hàng nước ngoài bao gồm người tiêu dùng, người sản
xuất, người mua trung gian và chính phủ ở các quốc gia khác.

- Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh là thành phần khồng thể thiếu khi doanh
nghiệp tham gia vào kinh doanh trên thị trường. Các đối thủ này được xác định là những
doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực trên cùng một đoạn thị trường. Ảnh
hưởng đến vị thế thị trường, lợi thế cạnh tranh, chiến lược marketing của doanh nghiệp

Quan điểm Marketing xét cạnh tranh trên 4 cấp độ:

- Cạnh tranh mong muốn: cần phải biết được những xu hướng tiêu dùng và cách
thức người ta phân bổ thu nhập cho tiêu dùng.

- Cạnh tranh giữa các loại sản phẩm khác nhau: cần phải biết thị trường có thái độ như
thế nào đối với các loại sản phẩm khác nhau và quan niệm của họ về giá trị tiêu dùng mỗi
loại.

- Cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm: cần phải biết thị hiếu của từng thị trường đối
với các dạng sản phẩm khác nhau.

- Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu : cần phải biết sức mạnh và điểm yếu của từng nhãn
hiệu và các công ty tương ứng.

Công chúng trực tiếp: Đó là bất kỳ một nhóm, một tổ chức nào có mối quan tâm thực
sư hoặc có thể sẽ quan tâm hay ảnh hưởng tới khả năng đạt được các mục tiêu của doanh
nghiệp. Ảnh hưởng đến uy tín, trách nhiệm xã hội, sự chấp thuận của xã hội đối với doanh
nghiệp

Gồm 3 loại:
- Công chúng tích cực là nhóm quan tâm tới doanh nghiệp với thái độ thiện chí.

- Công chúng tìm kiếm là nhóm mà công ty đang tìm sự quan tâm của họ.

- Công chúng không mong muốn là nhóm mà doanh nghiệp cố gắng thu hút sự chú ý
của họ, nhưng luôn phải đề phòng sự phản ứng từ nhóm hàng.

Ba nhóm trên được hình thành từ các loại cụ thể sau:

- Giới tài chính

- Các tổ chức phương tiện thông tin đại chúng

- Các cơ quan chính quyền

- Các tổ chức quần chúng trực tiếp

- Quần chúng đông đảo

- Cán bộ, viên chức trong nội bộ doanh nghiệp

You might also like