You are on page 1of 2

2.2.5.

Đối thủ cạnh tranh

Mỗi doanh nghiệp tùy hoàn cảnh có những hình thức đối thủ cạnh tranh khác
nhau. Cơ bản có 4 loại như sau:

- Đối thủ cạnh tranh về ước muốn (Desire competitors): Đó là sự cạnh tranh từ
tất cả các doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau về các ước muốn tức thời
mà người tiêu thụ muốn thỏa mãn. Chẳng hạn họ có thể hướng ước muốn ủa
một người có thu nhập tùy dụng (discretionary income): vào việc mua sản
phẩm của hợ thay vì muốn mua sản phẩm khác.
Ví dụ: lựa chọn mua điện thoại hay mua túi xách.
- Đối thủ cạnh tranh về loại sản phẩm (Generic competitors): Đó là cạnh tranh
về các loại sản phẩm có cùng công dụng để thỏa mãn được một nhu cầu nào
đó.
Ví dụ: lựa chọn mua máy lạnh hay máy quạt.
- Đối thủ cạnh tranh về hình thái sản phẩm (Product form competitors): Đó là sự
cạnh tranh của những hãng sản xuất trong cùng một ngành có các hình thái sản
phẩm khác nhau.
Ví dụ: lựa chọn mua tivi 43 inch hay tivi 49 inch hay tivi 55 inch.
- Đối thủ canh tranh về nhãn hiệu sản phẩm (Brand competitors): Đó là sự cạnh
tranh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có thể thay thế nhau nhưng có
nhãn hiệu khác nhau.
Ví dụ: lựa chọn mua laptop Asus hay laptop Acer hay laptop Dell.

2.2.6. Công chúng

Công chúng là bất kì nhóm nào quan tâm thực sự hay sẽ quan tâm đến doanh
nghiệp và có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.

Công chúng có thể hỗ trợ hoặc chống lại những nỗ lực của công ty đang phục vụ
thị trường. Công chúng bao gồm:

- Giới tài chính: Là những giới cung cấp vốn dài hạn cho hoạt động của doanh
nghiệp như công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán...
- Giới truyền thông: Là các cơ quan báo chí, truyền hình, truyền thanh. Doanh
nghiệp cần chú ý làm thế nào để các phương tiện truyền thông này đưa tin có
lợi về hoạt động của doanh nghiệp hơn. Các thông tin về doanh nghiệp của giới
truyền thông là hết sức quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu
cực đến hình ảnh của công ty. Để đảm bảo được mặt tích cực thì công ty cần
chú trọng vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình hay bằng các hoạt
động xã hội như lập quỹ từ thiện, tài trợ các cuộc thi...
- Giới công quyền: Đòi hỏi công ty phải tuân thủ các quy định của nhà nước
thông qua hệ thống luật pháp, quy chế... ràng buộc họ về các vấn đề an toàn
thực phẩm, quảng cáo trung thực, quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp,
quyền của người tiêu dùng, môi trường xã hội.
- Giới địa phương: Mọi doanh nghiệp đều phải có quan hệ với những người láng
giềng và tổ chức ở địa phương.
- Các tổ chức xã hội: Bao gồm các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sức
khỏe cộng đồng, các nhóm bảo vệ môi trường... Một mối quan hệ tốt và đáp
ứng những yêu cầu của các nhóm này sẽ tạo ra một hình ảnh tốt đẹp cho sản
phẩm và danh tiếng của doanh nghiệp.
- Công chúng rộng rãi: Doanh nghiệp cần phải theo dõi chặt chẽ thái độ của
quần chúng rộng rãi đối với sản phẩm, dịch vụ cũng như hoạt động của doanh
nghiệp. Hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm dưới con mắt của quần chúng
có ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của họ.
- Công chúng nội bộ: Bao gồm toàn bộ cán bộ công nhân viên trong một doanh
nghiệp. Những công ty lớn lập ra các bản tin và các hình thức thông tin khác để
động viên lực lượng nội bộ của mình. Khi người nhân viên cảm thấy thoải mái
với công ty của họ thì thái độ tích cực này sẽ lan sang các giới bên ngoài công
ty.

You might also like