You are on page 1of 4

1.

Nội dung quan điểm:


- Marketing xã hội là việc lồng các thông điệp của công ty hay SP của công ty
nào đó và ứng dụng marketing vào nhằm thay đổi hành vi ứng xử của một nhóm
người hoặc toàn xã hội, tuy không mang lại lợi nhuận cao nhưng mang lại nhiều
lợi ích chung cho nhóm người hoặc toàn xã hội đó.
- Quyết định marketing nên xem xét đến mong muốn của khách hàng, yêu cầu
(lợi nhuận) của công ty, và phúc lợi dài hạn của khách hàng và toàn thể xã hội.
2. Vai trò :
- Cho họ khả năng tác động đến các hành vi mong đợi, trên cơ sở tự nguyện và
có thể chống lại các phương pháp tiếp cận khác.(vdu:Tăng cường ý thức bảo vệ
MT, thực hiện các hoạt động tuyên truyền về phân loại và tái chế rác, cung cấp
hướng dẫn về cách sử dụng các SP tái chế,…)
- Marketing xã hội hiệu quả nhất khi các chiến lược được thực hiện cho đối
tượng mục tiêu liên quan đến sự hiểu biết của họ về xã hội
- Hướng đi tốt nhất dành cho doanh nghiệp vì nó phát triển nhận thức về thương
hiệu trong người dùng
- Không chỉ tạo sự quan tâm của mọi người mà còn thúc đẩy quảng bá hình ảnh
thương hiệu
- Đóng vai trò thúc đẩy chăm sóc sức khỏe cá nhân. Nó tác động đến mọi người
trong việc xây dựng một lối sống phù hợp và lành mạnh hơn
3. Ưu điểm
Doanh nghiệp
- Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn (tính truy cập)=> Hiệu suất kinh doanh và doanh số
của SP tăng
- Tiết kiệm chi phí
- Tính lan truyền không giới hạn
- Tính trung thành tiếp thị thương hiệu (tăng uy tín thương hiệu)
- Thúc đẩy quảng bá và thương hiệu
Xã hội
- Thúc đẩy chăm sóc sức khỏe cá nhân, tác động tích cực tới cộng đồng
4. Nhược điểm
Doanh nghiệp
- Lợi nhuận chậm trễ
- Khắt khe về thời gian bởi vì phải thay đổi liên tục( tốn nhiều thời gian và công
sức)
- Khó kiểm soát sự lan truyền nhanh chóng của thông tin(dễ có thông tin sai
lệch)
- Tiềm ẩn rủi ro bảo mật và quản lí dữ liệu
5. Thành công trong trường hợp
Vd: trong những năm dịch bệnh covid
- Trong thị trường biến động mạnh không có xu hướng ( hồi phục chậm )
- Sản phẩm: vacxin covid
- Nhóm đối tượng: người cần phòng chữa bệnh
- Kết quả: tạo tên tuổi của thương hiệu của mình đến với thị trường
6. Vận dụng : 4Ps trong họat động marketing xã hội
- Ở khía cạnh Product:
1.Phát triển SP có giá trị xã hội: MKT Xã Hội thúc đẩy việc phát triển sản
phẩm và dịch vụ có tác động tích cực đến xã hội (vd:sử dụng nguyên liệu tái
chế; cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế…)
2.Chia sẽ thông điệp xã hội thông qua SP: SP không chỉ là phương tiện kiếm
lợi nhuận mà còn là cách truyền tải thông điệp xã hội(Vd: vấn đề bảo vệ MT, an
toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe,..)
3.Tạo ra giải pháp cho vấn đề xã hội: SP có thể thiết kế để giải quyết các vấn
đề xã hội(vd: Sản phẩm công nghệ có thể giải quyết vấn đề giáo dục hoặc y tế
trong các hoàn cảnh,khu vực khó khăn,..)
4.Tạo ra SP với giá trị gia tăng xã hội:MKT tạo ra SP có giá trị gia tăng xã
hội bằng cách tích hợp các tính năng xã hội vào SP(vd:1 công ty có thể cung
cấp 3 phần trăm doanh thu từ sản phẩm để hỗ trợ các dự án xã hội,..)
5.Tạo cảm hứng và thay đổi hành vi tiêu dùng: Thông qua SP bằng cách tạo
ra các sản phẩm hấp dẫn và có giá trị hơn từ đó thúc đẩy sự nhận thức và hành
động tích cực từ người tiêu dùng.

=> Trong khía cạnh sản phẩm, marketing xã hội tập trung vào việc phát triển các sản
phẩm và dịch vụ có tác động tích cực đến xã hội, từ việc giải quyết các vấn đề xã hội
đến việc thay đổi hành vi tiêu dùng.
- Ở khía cạnh place:
+ Marketing xã hội tập trung vào việc đưa SP hoặc dịch vụ đến với đúng đối
tượng khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả và phù hợp với mục tiêu xã hội của tổ
chức.
1.Lựa chọn kênh phân phối có ý nghĩa xã hội:MKT Xã hội có thể tập trung vào
việc lựa chọn các kênh phân phối có ý nghĩa xã hội(vd:hợp tác với các cộng đồng địa
phương, doanh nghiệp;tổ chức phi chính phủ có mục tiêu xã hội để đưa SP đến tay all
người tiêu dùng kể cả những người khó khăn và thiếu may mắn,…)
2.Tối ưu hóa vị trí và tiếp cận: MKT Xã hội có thể tập trung vào việc tối ưu hóa vị
trí và tiếp cận, đảm bảo rằng SP và dịch vụ đến được đúng khách hàng mục tiêu và
những nơi dễ tiếp cận (vd:

3.Xây dựng cộng đồng và mạng lưới phân phối: MKT xã hội có thể tạo ra cộng
đồng và mạng lưới phân phối, kết nối các tổ chức và cá nhân có cùng mục tiêu để đưa
ra sản phẩm một cách hiệu quả (vd:

4.Tăng cường cơ sở hạ tầng phân phối:MKT Xã hội có thể hỗ trợ việc tăng cường
CSHT phân phối(vd: xây dựng và phát triển hệ thống vận chuyển và lưu trữ để đảm
bảo sản phẩm đưa đến mọi người,…)

- Ở khía cạnh Price


+ Marketing xã hội tập trung vào việc đảm bảo sự công bằng và bền vững trong
việc đặt giá cả cho sản phẩm hoặc dịch vụ, đồng thời phản ánh và hỗ trợ mục tiêu
xã hội của tổ chức.
1.Giá cả công bằng và truy cập được: MKT Xã hội có thể đảm bảo giá cả sản phẩm và dịch
vụ là công bằng và truy cập đối với mọi đội tượng trong cộng đồng bao gồm người có thu nhập
thấp hoặc mà dân tộc thiểu số
2.Chiến lược giá linh hoạt: MKT Xã hội có thể sử dụng chiến lược giá linh hoạt nhằm thúc
đẩy tiêu dùng tích cực hoặc phản ánh các giá trị xã hội(vd: Giảm giá cho những đối tượng
khách hàng đặc biệt, áp dụng các ctrinh giảm giá ưu đãi cho các SP, dịch vụ có tác động tích
cực đến XH,…)
3.Hỗ trợ tài chính cho đối tượng có thu nhập thấp: Tạo ra các chương trình giảm giá, trợ
cấp, hình thức thanh toán linh hoạt,…đảm bảo người tiêu dùng có thể tiếp cận SP)
4.Đảm bảo giá cả phản ánh giá trị xã hội: Điều này bao gồm việc thiết lập một mức giá cả
cao hơn để hỗ trợ các dự án xã hội or sử dụng 1 phần lợi nhuận đóng góp cho tổ chức từ thiện
5. Minh bạc về giá cả và chi phí:Giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về cách tính giá cả và chi
phí SP or dịch vụ, từ đó tăng cường lòng tin và sự hỗ trự từ khách hàng
- Ở khía cạnh promotion:
+ marketing xã hội tập trung vào việc tạo ra các chiến lược quảng bá để tăng cường nhận
thức về các vấn đề xã hội và thúc đẩy hành động tích cực từ cộng đồng.
1.Chiến lược quảng cáo tích cực: Sử dụng các phương tiện quảng cáo như TV, radio,
báo chí, mạng XH, các sự kiện truyền đạt thông điệp tích cực, các chiến dịch quảng
cáo,..
=>kích thích nhận thức và hành động từ người tiêu dùng.
2.Sử dụng nghệ sĩ và nhân vật nổi tiếng: Hợp tác với các nghệ sĩ, người nổi tiếng, các
đối tác có uy tín,… để tạo ra các chiến dịch quảng bá thu hút sự chú ý và tạo ra tác động
tích cực cho cộng đồng
3.Tạo ra nội dung chia sẽ: Tạo ra các nội dung hấp dẫn và chia sẽ các vấn đề xã hội
trên nền tảng truyền thông để tăng cường nhận thức và khuyến khích hành động từ cộng
đồng.
4.Tổ chức sự kiện và sáng tạo : như các cuộc thi, triễn lãm, chương trình giáo dục,…
thu hút sự chú ý và tham gia của cộng đồng

You might also like