You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn: Marketing Căn Bản
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Phạm Phương Nhi
Mã học phần: 23C1MAR50300105
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Trúc
Mã số sinh viên: 31221025967

TP Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 10 năm 2023


NỘI DUNG
Câu 1: Marketing được mô tả vừa là “nghệ thuật” vừa là “khoa học”. Thảo
luận về sự khác biệt và tương đồng giữa hai quan điểm này. Trình bày cơ sở
lý thuyết và cho một ví dụ thực tế, qua đó bạn chứng minh rằng cả hai nhận
định trên đều mang lại hiệu quả trong việc tạo ra lòng trung thành của khách
hàng.
Điểm khác biệt:
Nghệ thuật: marketing đòi hỏi khả năng sáng tạo, tư duy một cách linh hoạt và
hiểu rõ từng khách hàng để bắt kịp xu hướng. Đồng thời, cũng cần nâng cao kiến
thức về văn hóa để xây dựng nhiều chiến dịch tiếp thị hấp dẫn, đánh vào tâm lý và
tạo ra trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng.
Khoa học: Các nhà tiếp thị cần tập trung vào khả năng nghiên cứu thị trường, thu
thập dữ liệu và tiến hành phân tích, phân tích các đối thủ cạnh tranh, sử dụng các
mô hình và công cụ phân tích để đưa ra quyết định, nhằm áp dụng nghiên cứu về
hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Điểm tương đồng: Đều tập trung vào việc phát triển, sáng tạo, cung cấp giá trị để
đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và tối ưu hóa lợi nhuận. Nó liên quan đến
việc xác định rõ thị trường mục tiêu, xây dựng các mối quan hệ có lợi cho việc
truyền đạt giá trị của doanh nghiệp và tạo ra giá trị khách hàng.
Cơ sở lý thuyết:
- Quan điểm của Philip Kotler: Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền
thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.
- Quan điểm của Theodore Levitt: Marketing không chỉ là bán hàng mà còn là
việc tạo ra nhu cầu và thị trường.
- Quan điểm của Robert Lauterborn: Marketing là quá trình giao tiếp, nhằm
tạo ra giá trị cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
Ví dụ thực tế:
Chiến dịch “My Starbucks Rewards” của Starbucks.
Nghệ thuật
My Starbucks Rewards"-một chương trình độc đáo cho khách hàng, thúc đẩy sự
tương tác với thương hiệu thông qua việc cung cấp điểm thưởng cho mỗi lần mua
hàng và sử dụng ứng dụng di động.

Starbucks cũng tạo ra môi trường quán cà phê thân thiện và thoải mái, khuyến
khích khách hàng ở lại lâu hơn và tạo dựng cảm giác gia đình, thiết kế menu độc
đáo để tạo ra sự kích thích thị giác.
Khoa học
Starbucks sử dụng khoa học dữ liệu và phân tích khách hàng một cách kỹ lưỡng để
tối ưu hóa chiến dịch của họ. Họ thu thập thông tin về thói quen mua hàng, ưa
thích sản phẩm, thời gian mua sắm của từng khách hàng thông qua ứng dụng di
động và thẻ thành viên.

Kết quả, thu hút và duy trì một lượng lớn khách hàng trung thành.
Câu 2: Liệt kê và phân tích tóm lược một số thay đổi quan trọng đã diễn ra
trong thực tiễn kinh doanh và marketing.
Môi trường kinh tế bấp bênh:
Hiện nay nền kinh tế thay đổi liên tục. Các công ty trên toàn bộ các ngành công
nghiệp đã phải sửa đổi chiến lược tiếp thị để thích nghi với tình hình kinh tế mới.
Các chuyên gia tiếp thị bây giờ đang tập trung vào việc tạo ra giá trị thực sự trong
sản phẩm và dịch vụ của họ. Các doanh nghiệp đã phải cắt giảm chi phí và giảm
giá để thu hút khách hàng, doanh nghiệp phải linh hoạt và có khả năng thích nghi
với biến đổi nhanh chóng để bảo vệ lợi nhuận và tối ưu hóa hiệu suất tiếp thị. Tuy
nhiên, việc cắt giảm này, nếu không thực hiện đúng thời điểm và đúng cách, có thể
gây hại cho tuyên ngôn giá trị của thương hiệu và không tạo ra lợi ích lâu dài.
Kỉ nguyên số
Sự tăng trưởng ngoạn mục về máy tính, các phương tiện truyền thông, thông tin và
các công nghệ số khác đã làm thay đổi cách mà doanh nghiệp tương tác và phục vụ
người dùng. Công nghệ số cũng tạo ra làn sóng mới trong giao tiếp, quảng cáo và
các công cụ xây dựng mối quan hệ, ấn tượng nhất chính là Internet. Các doanh
nghiệp sử dụng tiếp thị số trong thời đại này có thể tiếp thị qua hai phương thức
khác nhau chính là nghệ thuật và khoa học để tạo nên lòng trung thành của khách
hàng.
Tốc độ toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa tăng cường việc cạnh trạnh và tiếp thị trên quy mô toàn cầu, đặc biệt
là việc giao thương giữa các nước. Trong một thế giới đang có xu hướng thu hẹp
lại, các doanh nghiệp giờ đây đang được kết nối ở cấp độ toàn cầu với các khách
hàng và đối tác tiếp thị. Các công ty không chỉ bán nhiều sản phẩm do họ sản xuất
tại địa phương ra thị trường quốc tế mà còn mua nhiều thành phần và thiết bị từ các
nhà cung ứng nước ngoài. Doanh nghiệp cần phải hiểu và tương tác với các thị
trường và văn hóa đa dạng, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ các quy định và quy
tắc trong các thị trường khác nhau.
Tiếp thị bền vững – Trách nhiệm và đạo đức xã hội
Trách nhiệm xã hội và các phong trào bảo vệ môi trường đòi hỏi những quy định
nghiêm ngặt hơn vì khách hàng ngày càng quan tâm đến trách nhiệm và đạo đức xã
hội. Một số doanh nghiệp kháng cự và chỉ rục rịch khi pháp luật ép buộc hoặc
người tiêu dùng phản đối. Số khác thì sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm, xem tiếp thị
bền vững là cơ hội để tạo ra những điều tốt đẹp cho xã hội.
Sự phát triển của tiếp thị phi lợi nhuận
Các tổ chức phi lợi nhuận và doanh nghiệp hợp tác để tạo ra giá trị xã hội và mô
hình kinh doanh bền vững. Do đó, một kế hoạch marketing phi lợi nhuận cần được
xây dựng một cách chỉn chu. Điều này bao gồm xác định được mục tiêu hướng
đến, đối tượng hướng đến là ai và những giá trị gì mà tổ chức có thể mang lại cho
họ.
Câu 3: Các kế hoạch phân khúc thị trường ngày càng trở nên tinh tế, được
thúc đẩy bởi Internet và các công cụ tùy chỉnh (customization), marketing đại
chúng sẽ không còn tồn tại. Một số quan điểm khác cho rằng luôn tồn tại cơ
hội cho các thương hiệu lớn xây dựng các chương trình marketing nhắm tới
thị trường đại chúng. Trình bày quan điểm của bạn?
Marketing đại chúng: là chiến lược tiếp thị trong đó một doanh nghiệp quảng cáo
và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho một đối tượng rộng để thu hút
càng nhiều người càng tốt. Marketing đại chúng mang lại lợi ích nhiều hơn cho
doanh nghiệp khi chi phí nó rẻ hơn, độ phủ sóng lớn, thúc đẩy doanh số bán hàng,
tăng độ nhận diện thương hiệu và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng.
Phân khúc thị trường: là quá trình chia thị trường mục tiêu thành các nhóm hoặc
phân đoạn riêng biệt để phục vụ các nhu cầu và sở thích đa dạng của các nhóm
khách hàng khác nhau.
Vai trò của mass marketing trong ngày hôm nay:
 Tăng nhận thức về thương hiệu:
Giúp các doanh nghiệp đưa thương hiệu của mình đến với khán giả rộng lớn dẫn
đến tăng nhận thức về thương hiệu, giúp doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng
tiềm năng hơn.
Ví dụ: các công ty công nghệ như Apple và Samsung tiếp tục sử dụng quảng cáo
truyền hình và quảng cáo ngoại trời để tạo sự nhận thức về sản phẩm và thương
hiệu của họ đối với một lượng lớn người tiêu dùng.
 Tạo thị trường mới:
Mass marketing có thể giúp tạo ra một thị trường mới bằng cách giới thiệu sản
phẩm hoặc dịch vụ chưa từng có trước đây
Ví dụ: khi Uber và Lyft xuất hiện, họ sử dụng chiến dịch quảng cáo đại chúng để
giới thiệu dịch vụ chia sẻ xe hơi đối với một lượng lớn người tiêu dùng.
 Phản ứng nhanh với các sự kiện toàn cầu:
Mass marketing cũng cho phép các doanh nghiệp phản ứng nhanh với các sự kiện
toàn cầu hoặc tình hình khẩn cấp.
Ví dụ, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp sử dụng quảng cáo
đại chúng để chia sẻ thông tin, hỗ trợ cộng đồng.
Trong thị trường hiện nay, mass marketing vẫn có thể tồn tại vì:
- Mass marketing vẫn cung cấp quy mô lớn và tiếp cận hàng loạt mà các hình
thức tiếp thị cá nhân hóa không thể đạt được, tiếp cận một phạm vi lớn
người tiêu dùng một cách hiệu quả.
- Mass marketing giúp nâng cao sự nhận diện thương hiệu. Một số thương
hiệu muốn được nhớ đến và nhận biết bởi mọi người
- Mass marketing vẫn có lợi thế về chi phí khi quảng cáo một cách hiệu suất
cao. Sản xuất quảng cáo hàng loạt và mua các quảng cáo trên các phương
tiện truyền thông truyền thống có thể dẫn đến giảm chi phí đối với mỗi đơn
vị tiếp cận
- Mass marketing cũng cho phép các doanh nghiệp phản ứng nhanh với các sự
kiện hoặc thay đổi toàn cầu

You might also like