You are on page 1of 22

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Marketing và Marketing nội dung

1.1.1. Khái niệm Marketing

1.1.1.1. Khái niệm

Marketing là tất cả những hoạt động nhằm để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ
nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, trong đó bao gồm nhiều hoạt động khác
nhau, từ việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, phát triển
sản phẩm hoặc dịch vụ, quảng bá, phân phối sản phẩm, vừa nhằm đáp ứng
được nhu cầu, thu hút và giữ chân khách hàng, vừa đạt được các mục tiêu trong
kinh doanh. Mục tiêu của Marketing nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng và đáp
ứng nhu cầu của khách hàng thông qua các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh
nghiệp.

1.1.1.2. Vai trò của marketing đối với doanh nghiệp

Marketing giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng

Thực hiện nghiên cứu thị trường bằng những hình thức khác nhau để xác định
nhu cầu khách hàng, từ đó căn cứ cho các hoạt động marketing khác như phát
triển sản phẩm, định giá, khuếch trương sản phẩm, xây dựng thương hiệu, và
phân phối. Để thu thập thông tin thị trường, doanh nghiệp có thể tiến hành thu
thập thông tin thường xuyên thông qua đội ngũ bán hàng hoặc các điểm bán,
cũng như tiến hành các nghiên cứu chính thống để thu thập thông tin thị
trường.

Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu

Hoạt đông xây dựng thương hiệu làm một hoạt động vô cùng quan trọng của
doanh nghiệp. Giúp cho doanh nghiệp có thể bán được sản phẩm, dịch vụ với
giá cao hơn với lòng tin của khách hàng. Marketing còn giúp doanh nghiệp lên
ý tưởng và cốt lõi thương hiệu, xác định tính cách thương hiệu, xây dựng bộ
nhận diện thương hiệu cũng như thực hiện các hoạt động truyền thông để đưa
thông tin về thương hiệu đến khách hàng ngày một nhiều hơn.
Marketing giúp truyền tải thông tin về thương hiệu, sản phẩm đến khách hàng

Hoạt động truyền thông là những hoạt động chiếm tỉ trọng rất lớn trong
marketing, bao gồm các hoạt động quảng cáo (ngoài trời, báo chí, trong nhà,
cũng như các công cụ quảng cáo online như Google Ads, Facebook Ads,
Tiktok,…và các hoạt động PR, các hoạt động khuến mại để kích thích doanh
thu hay những hoạt động tối ưu hóa website (SEO) để xuất hiện trang web của
công ty trên trang nhất của Google Search… Với sự phát triển của công nghệ,
hoạt động truyền thông của marketing ngày càng phong phú và đa dạng, phá vỡ
những rào cản truyền thống như ranh giới địa lý, quốc gia.

Marketing giúp tăng doanh thu

Một điều kiện tiên quyết trong marketing đó chính là việc phải tạo ra giá trị lợi
nhuận cho cá nhân, doanh nghiệp. Marketing không chỉ đáp ứng nhu cầu của
khách hàng mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận, giúp nhiều người biết đến sản
phẩm của doanh nghiệp hơn. Từ đó góp phần gia tăng cơ hội đưa sản phẩm của
mình đến với người tiêu dùng nhiều hơn. Một chiến lược marketing tốt sẽ giúp
gia tăng doanh thu và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Marketing giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hiệu quả.

Phân tích theo xu hướng trong tính cách của con người, bạn càng hiểu rõ về đối
tượng bao nhiêu thì sẽ càng đề cao sự tin tưởng bấy nhiêu. Và khi khách hàng
đã đặt sự tin cậy vào thương hiệu của bạn thì họ sẽ dễ dàng lựa chọn sử dụng
các sản phẩm, dịch vụ của bạn hơn. Việc marketing, hình ảnh của doanh nghiệp
sẽ phổ biến hơn trong lòng khách hàng, góp phần xây dựng và duy trì mối quan
hệ lâu dài. Các công cụ như CRM giúp doanh nghiệp quản lý và khai thác
thông tin khách hàng tốt hơn, thậm chí cung cấp thông tin đến khách hàng tốt
hơn và qua đó xây dựng quan hệ dài hạn tốt hơn với khách hàng.

Tạo điều kiện tương tác và tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Marketing cùng với sự phát triển của công nghệ và các trang mạng xã hội giúp
doanh nghiệp tương tác dễ dàng hơn cùng với các đối tượng khách hàng. Đặc
biệt là sự tương tác này cũng cho thấy tầm ảnh hưởng và giá trị tên tuổi của
doanh nghiệp, đồng thời đánh giá chiến lược marketing đó có đang hiệu quả
hay không. Ngoài ra doanh nghiệp có thể gửi các thông tin về sản phẩm, dịch
vụ cho khách hàng một cách nhanh nhất, tiếp cận nhiều hơn đến với các khách
hàng tiềm năng.
Marketing tạo điều kiện tương tác chặt chẽ với khách hàng

Về mặt chức năng, ngày nay chức năng marketing đã trở thành một trong
những chức năng quan trọng nhất của hầu như mọi doanh nghiệp. Nhưng tùy
theo quy mô và nhu cầu đẩy mạnh các hoạt động marketing của doanh nghiệp
mà doanh nghiệp có thể có 1 phòng marketing hoặc tách thành một số phòng
ban chức năng như marketing, chăm sóc khách hàng… Làm tốt công tác
marketing sẽ mang lại cho doanh nghiệp lợi thế to lớn so với đối thủ cạnh tranh
của mình.

1.1.2. Marketing mix

1.1.2.1. Khái niệm

Marketing mix là tập hợp các công cụ tiếp thị mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp
cận và thu hút khách hàng. Nó bao gồm bốn yếu tố chính:

1.1.2.2. Tầm quan trọng của Marketing Mix

Cung cấp dữ liệu để phân bổ tài nguyên: Sự phân bổ nguồn lực và tài nguyên
bao gồm con người và tài chính là một trong những nhiệm vụ đảm bảo mang
lại sự thành công cho marketing. Nguồn lực này phụ thuộc khá nhiều vào mô
hình marketing mix và giúp tối ưu hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp và mức độ
hài lòng của khách hàng.

Phân bố dữ liệu: Marketing mix mang lại cho doanh nghiệp sự chuyên môn
hoá. Vì vậy, mọi thành viên thuộc doanh nghiệp đều được phân bố dữ liệu và
chia nhỏ công việc để đảm bảo tính thuận tiện và thông minh nhất có thể.

Tạo cơ hội xúc tiến thương mại: Không chỉ là những giải pháp với mục đích hỗ
trợ các chính sách về sản phẩm, giá hay nhà phân phối, marketing mix còn tạo
ra những cơ hội xúc tiến thương mại giúp tăng cường được hiệu quả của những
chính sách đó. Nhờ có lợi ích xúc tiến thương mại của marketing mix mà
doanh nghiệp tạo được ưu thế và sự khác biệt trên thị trường cạnh tranh.

1.1.2.3. Ưu và nhược điểm của Marketing Mix

3.1. Ưu điểm

Gây dựng sự đơn giản và tổng hợp các khái niệm về tiếp thị thành một, làm cho
quá trình này trở nên dễ dàng thực hiện và tiến hành quản lý.

Giúp hoạt động Marketing được tách riêng và được phân quyền nhiệm vụ cho
các chuyên gia về tiếp thị, truyền thông.

Cho phép doanh nghiệp dễ dàng tùy biến chiến lược Marketing theo nguồn
nhân lực và điều kiện thị trường hay nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

3.2. Nhược điểm

Marketing Mix không xem xét thay đổi hành vi khách hàng mà được định hình
từ phía bên trong doanh nghiệp.

Tiếp thị hỗn hợp sẽ coi khách hàng là thụ động, không cho phép quá trình
tương tác và không thể nắm bắt các mối quan hệ.

Bỏ qua yếu tố duy nhất của tiếp thị dịch vụ.

Thường chỉ tập trung phân tích 1 sản phẩm chính. Nhưng doanh nghiệp thường
không bán một sản phẩm riêng lẻ.

Không đề cập đến việc xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng.

1.1.2.4. Các công cụ Marketing Mix

1.1.3. Digital Marketing

1.1.3.1. Khái niệm Digital Marketing - Philip Kotler

Theo Philips Kotler: “Digital Marketing (hay Marketing điện tử) là quá trình
lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ
và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện
điện tử và Internet”. Theo Joel Reedy: “Marketing điện tử (Digital Marketing):
bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách
hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử”. Digital Marketing là việc
sử dụng các kênh kỹ thuật số (bao gồm thiết bị và nền tảng) để tiếp cận người
dùng và truyền tải thông điệp tiếp thị của thương hiệu.

1.1.3.2. The 5Ds of digital marketing

*Thiết bị kỹ thuật số Thiết bị kỹ thuật số cho phép khách hàng tiềm năng dễ
dàng truy cập tất cả các dịch vụ kỹ thuật số. Các nhà tiếp thị ngày nay thường
giao tiếp với khán giả của mình thông qua các phương tiện thông minh như
máy tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Khi công nghệ mới xuất
hiện, các nhà tiếp thị có thể tương tác với khán giả của họ theo nhiều cách khác
nhau. Các doanh nghiệp thường có thể giao tiếp với đối tượng mục tiêu của
mình thông qua máy tính xách tay, PC, điện thoại thông minh hoặc máy tính
bảng. Nhưng ngày càng có nhiều công nghệ, như máy chơi game, đồng hồ
thông minh và TV thông minh, đang trở nên phổ biến hàng năm. Được sử dụng
cho các ứng dụng trực tuyến, trình duyệt và giao tiếp trên trang web. 5D này rất
quan trọng đối với mọi công ty đang cố gắng mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng
doanh số bán hàng trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số. Các nhà tiếp thị hiện có
quyền truy cập vào nhiều lựa chọn hơn về chiến thuật tiếp thị kỹ thuật số để có
thể tận dụng tối đa sự đa dạng của phương tiện kỹ thuật số theo ý của họ nhờ
những đổi mới và sự ra đời của các nền tảng tiếp thị kỹ thuật số mới. Khám phá
thị hiếu và thói quen mua hàng của thị trường mục tiêu là bước đầu tiên. Có thể
quảng cáo sản phẩm của mình và thiết lập hồ sơ công ty trên các trang web.
Bạn phải quảng cáo những thứ bạn bán nếu muốn có khách truy cập vào nhãn
hiệu hoặc trang web của mình. Chi phí thực hiện Chi phí để thực hiện
Marketing truyền thống thường rất cao. Doanh nghiệp cũng rất khó có thể kiểm
soát được hiệu quả so với chi phí bỏ ra có thật sự phù hợp hay không. Chi phí
thực hiện thấp nhưng vẫn có thể đem lại được hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Đặc biệt nếu các doanh nghiệp có thể kiểm soát, tối ưu được các hoạt động
PPC và triển khai bền vững các hoạt động khác. 6 Kế hoạch tiếp thị kỹ thuật số
thành công nhất là giao tiếp với đối tượng mục tiêu của bạn trên mạng xã hội.
Có rất nhiều ứng dụng trình duyệt khác nhau mà bạn có thể sử dụng cho việc
này nhưng hãy tuân theo các lựa chọn phổ biến hơn nếu bạn muốn tiếp cận
càng nhiều cá nhân càng tốt. Như Facebook, Linkedin, Twitter, YouTube,
Tiktok và các nền tảng truyền thông xã hội khác chỉ là một vài ví dụ. Vì có rất
nhiều người dùng Internet duy trì tài khoản với các dịch vụ này nên trường hợp
này xảy ra.

*Truyền thông kỹ thuật số Sau đó, các tiện ích kỹ thuật số và hệ thống dựa trên
web kết hợp nhiều phương tiện điện tử. Được nói một cách đơn giản hơn, nó
liên quan đến cách bạn tương tác với khán giả mục tiêu của kênh đã chọn. Cơ
sở người tiêu dùng tiềm năng của bạn tăng lên đáng kể khi truyền miệng về
công ty của bạn và hàng hóa của công ty đó lan rộng. Có rất nhiều loại phương
tiện truyền thông kỹ thuật số khác nhau. Ví dụ: nâng cao sự hiện diện thương
hiệu của bạn trong kết quả của công cụ tìm kiếm nhằm thu hút khách hàng
bằng cách thương hiệu của bạn xuất hiện đầu tiên trong quá trình tìm kiếm. Bạn
có thể tăng doanh số bán hàng của mình bằng cách sử dụng các ứng dụng dành
cho thiết bị di động, đặc biệt là những ứng dụng được tạo để mua trực tuyến
(thương mại điện tử). Bên cạnh đó bạn có thể thêm cảm giác cá nhân hóa hơn
với các ứng dụng email và trò chuyện. Bạn có nhiều lựa chọn phương tiện kỹ
thuật số. Doanh số bán hàng cũng có thể được tăng cường thông qua các ứng
dụng điện thoại thông minh, đặc biệt là các ứng dụng dành cho thương mại
điện tử. Ví dụ: bạn có thể quảng bá thương hiệu của khách hàng bằng kết quả
của công cụ tìm kiếm trên internet. Sử dụng các ứng dụng nhắn tin và các công
cụ liên lạc khác để có cách tiếp cận cá nhân hóa hơn.

*Dữ liệu số Thành phần thứ tư của tiếp thị điện tử là dữ liệu số, là kết quả của
ba chữ D đầu tiên. Vì nó có tất cả thông tin bạn cần về khách hàng tiềm năng
để thuyết phục họ mua hàng từ bạn hoặc tìm hiểu thêm về công ty của bạn.
Điều quan trọng cần lưu ý là thông tin khách hàng nhất định được bảo vệ hợp
pháp khỏi tiết lộ. Kết quả là không phải tất cả dữ liệu đều được hiển thị. Có thể
tìm kiếm các kết nối của chúng tôi với các doanh nghiệp và tổ chức khác, cả
hiện tại và tiềm năng. Trong khi mua hàng, bạn có thể sử dụng thông tin này để
xác định những gì bạn thích và không thích. 7 Vậy nên dữ liệu hồ sơ chỉ bao
gồm thông tin đã được công chúng gửi và phê duyệt. Bạn cũng có thể xem nếu
có, khách hàng của khách hàng của bạn đã tương tác với các doanh nghiệp
khác và thương hiệu của họ như thế nào. Khách hàng có thể hưởng lợi từ
nghiên cứu về thói quen và xu hướng mua hàng bằng cách sử dụng dữ liệu kỹ
thuật số.

*Công nghệ kỹ thuật số Việc sử dụng công nghệ mới nhất là cần thiết để thu
hút khách hàng tiềm năng vì thương hiệu nằm trong tầm kiểm soát. Ví dụ:
khách hàng có thể hiển thị quảng cáo cho sản phẩm của họ tại các gian hàng
trong cửa hàng. Sử dụng các kỹ thuật tiên tiến để thu hút sự chú ý của thị
trường mục tiêu là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp muốn tạo sự khác
biệt so với đối thủ cạnh tranh. Hãy coi yếu tố cuối cùng của tiếp thị kỹ thuật số
này là yếu tố hàng đầu vì nó có thể thu hút thêm sự chú ý từ thị trường mục tiêu
của bạn. Ví dụ: một ki-ốt bán lẻ có thể hiển thị quảng cáo cho doanh nghiệp
của bạn. (Priya More, 2023)

1.1.3.3. Tầm quan trọng của digital marketing

Với sự phát triển ngày càng mạnh của công nghệ thông tin thì những dịch vụ
mới ra đời cũng mang đến cho doanh nghiệp những trải nghiệm thú vị về một
dịch vụ chất lượng và uy tín – Digital Marketing.

*Hướng đến thị trường khách hàng tiềm năng

Ưu điểm lớn nhất của hình thức Digital Marketing là dễ dàng tiếp cận thị
trường khách hàng tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ. Khách hàng không những
có thể tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp mà họ còn có thể tìm hiểu được hình
ảnh, nguyên liệu, giá cả và dịch vụ. Digital Marketing là hình thức tiếp thị có
thể tiếp cận khách hàng ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.

Giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định nhu cầu theo tuổi tác, giới tính, nghề
nghiệp, địa chỉ vùng miền… ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể biết về thói
quen sở thích, mua sắm và hành vi cụ thể của nhiều khách hàng trên thị trường
hiện nay. Với hình thức Digital Marketing này thì khoảng cách địa lý không
còn là vấn đề nữa, chỉ cần khách hàng có nhu cầu thì dù ở bất kỳ đâu sản phẩm,
dịch vụ đó sẽ đến tay bạn đúng lúc.

*Giúp tiết kiệm tối đa chi phí một cách hiệu quả nhất

So với các phương thức truyền thống khác từ xưa đến nay thì dịch vụ Digital
Marketing có mức chi phí thấp hơn nhiều. Do doanh nghiệp không mất bất kỳ
một chi phí nào trong quá trình thuê mặt bằng hay bảo trì. Với phương thức
truyền thống quảng cáo sản phẩm dịch vụ hay dùng như qua tivi, biển hiệu, báo
đài, tạp chí, … đương nhiên là chi phí dịch vụ là con số rất lớn là điều đương
nhiên. Digital Marketing là một hình thức quảng bá thương hiệu doanh nghiệp
với mức chi phí không quá cao, và hình thức này có mức độ cạnh tranh rất lớn
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay. Với cách thức này người dùng dễ
dàng tiếp cận nhanh chóng và biết đến doanh nghiệp của bạn.

*Xác định tính hiệu quả

Từ công cụ Digital Marketing, bạn có thể dễ dàng đánh giá chính xác các thông
số về sự quan tâm của khách hàng khi truy cập vào quảng cáo của bạn. Những
công cụ đo lường còn đo lường được hướng đi của người dùng như việc họ truy
cập đến website của bạn qua nguồn nào: Facebook hay Google, họ được điều
hướng đến đâu trong website của bạn, ở lại website của bạn bao lâu, nội dung
họ đọc trên website của bạn.

*Tăng độ linh hoạt

Internet phát triển với tốc độ lan truyền nhanh chóng, vì vậy kể từ khi bắt đầu
đến lúc hoàn thành chiến dịch Digital Marketing bạn có thể theo dõi hiệu quả
thông qua các số liệu thống kê.

Hiện nay các công cụ Digital Marketing hiệu quả thường dùng như: SEO,
Content Marketing, Social marketing, Native Advertising, Email marketing,
Online PR, Pay Per Click, Affiliate marketing, Marketing Automation, Inbound
Marketing… Tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp mà lựa chọn những công cụ
phù hợp để kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. (Guestpost, 2020)
1.1.3.4. Tiến trình digital Marketing cho doanh nghiệp

1.1.3.4.1. Phân tích hiện trạng của doanh nghiệp

Ngày nay, khi thị trường kinh doanh ngày càng trở nên khốc liệt, các đối thủ
cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều. Nếu doanh nghiệp của bạn không xác
định vị trí của bạn trong cuộc chiến kinh doanh đó và hiểu phân khúc khách
hàng của bạn là ai, sẽ không thể tạo ra một kế hoạch tiếp thị phù hợp. Hiểu
được sự biến động của thị trường cùng với tình hình hiện tại của doanh nghiệp
sẽ giúp bạn đưa ra những chiến lược, ý tưởng kinh doanh đi đúng hướng.

1.1.3.4.2. Xác định mục tiêu kinh doanh

Xác định mục tiêu kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch rõ
ràng, cụ thể và chi tiết. Ngoài ra, việc xác định đúng mục tiêu cũng là một công
cụ đo lường và phân tích hiệu quả sau khi chiến dịch marketing kết thúc.

Ngoài mục tiêu kinh doanh, bạn cần xác định các mục tiêu khác trong kế hoạch
tiếp thị kỹ thuật số của mình như sau:

Xây dựng nhận thức về thương hiệu thông qua Internet.

Thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng và khách hàng tiềm năng mới.

Xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành, trung thành.

Mang lại doanh thu và lợi nhuận từ Internet.

Mục tiêu càng chi tiết và cụ thể, càng dễ dàng hướng dẫn ý tưởng và lập kế
hoạch.

1.1.3.4.3. Nhận diện khách hàng

Khi lập kế hoạch tiếp thị kỹ thuật số, bạn cần có khả năng mô tả tính cách
khách hàng mục tiêu của mình. Để làm điều này, bạn cần trả lời các câu hỏi
như sau: Nhóm tuổi khách hàng của bạn là nhóm tuổi nào? Giới tính nam/nữ
hay cả hai? Sở thích, thói quen?

1.1.3.4.4. Đưa ra chiến lược


Đây là một bước cực kỳ quan trọng của Kế hoạch kỹ thuật số. Đưa ra những
chiến lược marketing phù hợp và hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách
hàng tiềm năng và tăng độ nhận diện thương hiệu. Marker có thể sử dụng một
số công cụ hữu ích như SEO, Google Adwords, Email Marketing để thực hiện
các kế hoạch marketing của mình.c marketing cụ thể

1.1.3.4.5. Lựa chọn công cụ Digital Marketing và kênh phân phối

Tùy thuộc vào mục tiêu trong chiến lược, doanh nghiệp có thể áp dụng các
công cụ khác nhau để thực hiện chúng một cách hiệu quả. Quan trọng nhất, bạn
phải phát triển các thông điệp hiện có dưới dạng hình ảnh, văn bản, video trong
các công cụ Digital Marketing phổ biến như sau: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm,
Google Adwords, Email Marketing, Facebook Ads, SocialMedia, Mobile
Marketing

1.1.3.4.6. Lập ngân sách thực hiện kế hoạch

Tùy vào ngân sách của doanh nghiệp mà Marker sẽ có những chiến lược triển
khai cụ thể khác nhau. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, việc tăng giảm ngân
sách dựa trên hiệu quả công việc cũng cần được điều chỉnh hợp lý để có thể
đáp ứng các mục tiêu mà kế hoạch đề ra.

1.1.3.4.7. Đo lường và đánh giá hiệu quả

Thông qua các công cụ tiếp thị trực tuyến, người dùng sẽ dễ dàng đo lường
hiệu quả hơn dựa trên chi phí và thống kê thực tế. Đây chính là ưu điểm vượt
trội của Online Marketing so với các hình thức Marketing truyền thống.

1.1.4. Khái niệm Marketing nội dung

1.1.4.1. Khái niệm Marketing nội dung

Marketing nội dung bao gồm tất cả các dạng thức nội dung bổ sung giá trị cho
người tiêu dùng, từ đó trực tiếp hoặc gián tiếp quảng bá cho một doanh nghiệp,
thương hiệu, sản phẩm, hay dịch vụ. Marketing nội dung diễn ra cả trên địa hạt
trực tuyến và phi trực tuyến, nhưng nhờ có những công cụ miễn phí và đơn
giản của Web xã hội mà các công ty thuộc mọi quy mô đều có thể tham gia
cạnh tranh sát vai nhau, không nhằm mục đích chiếm thị phần mà nhằm gia
tăng tỉ lệ xuất hiện' cũng như tầm ảnh hưởng trên thị trường.

Marketing cho doanh nghiệp bằng nội dung không phải là một khái niệm mới;
tuy nhiên, khái niệm này đã có nhiều biến đổi trong những năm gần đây, và nó
không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc thiết kế các brochure rồi lèn chật cứng vào
đó những thông điệp và hình ảnh quảng cáo lộ liễu. Ngày nay, marketing nội
dung tập trung vào mục đích tạo ra những nội dung có ý nghĩa và hữu ích đối
với người tiêu dùng, trong đó việc quảng bá chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc
bổ sung giá trị, đặc biệt là bổ sung giá trị cho những cuộc trao đổi trực tuyến
đang diễn ra khắp nơi trên Web xã hội.

1.1.4.2. Các hành vi mua sắm và quá trình mua hàng

Một lý do nữa khiến marketing nội dung vươn lên trở thành yếu tố then chốt
trong kế hoạch marketing của doanh nghiệp là những thay đổi trong cách thức
ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Khách hàng ngày nay không còn
phải phụ thuộc vào ti vi và quảng cáo giấy để tìm hiểu thông tin về sản
phẩm/dịch vụ; với sự phát triển của Web xã hội, số lượng người có thể chủ
động tiếp cận những ý kiến phê bình và giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ đã và
đang gia tăng theo cấp số nhân.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trước khi ra quyết định mua hàng, người tiêu
dùng tự tìm hiểu phần lớn thông tin trên mạng. Họ đọc bài đánh giá của các
chuyên gia và người tiêu dùng. Họ tìm kiếm các website so sánh, rồi đăng tải
những câu hỏi và thắc mắc lên các diễn đàn, blog, mạng xã hội... Người tiêu
dùng có thể tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ rồi ra quyết định lựa chọn ngay tại
nhà (họ có thể công khai danh tính trên mạng hoặc không). Mọi việc hoàn toàn
tùy vào lựa chọn của từng người.
Chỉ trong vòng vài giây, người tiêu dùng có thể tìm thấy những ý kiến chân
thành trên mạng thông qua các thao tác tìm kiếm đơn giản hoặc tham gia vào
các cuộc trao đổi. Dĩ nhiên, không phải đánh giá nào cũng công tâm, nhưng
quả thật đây là nơi người tiêu dùng tìm hiểu, và ra phần lớn các quyết định mua
sắm, bao gồm cả việc lựa chọn địa điểm và mặt hàng cần mua. Vì vậy, bạn
không những phải đưa doanh nghiệp của mình xuất hiện trên không gian trực
tuyến mà còn phải giám sát doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động của mình trong
những cuộc trao đổi trên web để đảm bảo rằng chúng phản ánh chính xác
thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Một lần nữa, bạn có thể đạt được mục tiêu trên với nội dung tuyệt vời! Tuy
nhiên, như đã nhắc đến ở phần đầu chương, nội dung đó không thể chỉ bao gồm
những thông điệp quảng cáo. Nội dung phải thú vị và thu hút, nếu không nó sẽ
bị bỏ qua vì một lẽ đơn giản: đó là nhóm nội dung can thiệp mà người tiêu
dùng không chủ động tìm kiếm trên mạng.

1.1.4.2.1. Các hành vi mua sắm

a. Mua sắm phức tạp

Trong hành vi mua hàng này khách hàng thường trải qua quá trình tìm hiểu,
chọn lọc, đánh giá rất nhiều thông tin khác nhau. Quy trình ra quyết định đối
với hành vi này thường dài, và lặp lại nhiều lần. Ví dụ dễ hình dung nhất là
mua bất động sản hay mua ô-tô. Trong quá trình mua bất động sản, khách hàng
phải tập hợp rất nhiều thông tin như diện tích, địa điểm, tiện ích, giấy tờ pháp
lý, thủ tục quy trình, các khoản phí, lệ phí…sau đó khách hàng phải đến công
trình để tham khảo, quan sát rồi mới ra quyết định. Vì vậy đối với những sản
phẩm này, marketers cần kiên nhẫn, cung cấp cho khách hàng đầy đủ thông tin
họ cần, hướng dẫn người bán để chốt sales thành công.

b. Mua sắm theo sự tìm kiếm sự đa dạng

Ở hành vi này, khách hàng thường sẽ hay tìm kiếm sự đa dạng thông qua việc
mua nhiều loại sản phẩm, thương hiệu khác nhau. Hành vi này không đủ cơ sở
cho rằng khách hàng thiếu trung thành, mà chỉ đơn giản là họ thích khám phá
những đặc điểm mới của những loại sản phẩm khác nhau, hoặc đơn giản, họ là
những người thích thay đổi. Đối với hành vi dạng này, nhằm giảm thiểu “tính
ưa thay đổi” của khách hàng, marketers nên tập trung phủ rộng ở các kệ hàng,
có mặt ở mọi kênh phân phối để tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng, từ đó làm
giảm đi sự so sánh thương hiệu, đẩy dần họ về hành vi mua hàng theo thói quen
nhiều hơn. Ngược lại, các đối thủ có thể ngăn việc này bằng cách cung cấp các
chương trình giảm giá, khuyến mãi tại điểm bán, tạo ra những giá trị mới, lý do
mua hàng hấp dẫn thu hút khách hàng quan tâm.

c. Mua sắm theo thói quen

Đối với hành vi mua này, khách hàng thường không mất quá nhiều thời gian và
công sức để ra quyết định. Quyết định mua theo thói quen diễn ra với các sản
phẩm tiêu dùng hàng ngày, thiết yếu, sự khác biệt giữa các thương hiệu không
đáng kể. Do đó, marketers cần tạo các chương trình khuyến mãi tại điểm bán
để “kéo” khách hàng về phía mình. Hoặc thiết kế sản phẩm giá cả sao cho có
sự khác biệt tương đối để thu hút khách hàng.

d. Mua sắm thỏa hiệp

Đối với hành vi mua hàng này, khách hàng thường trải qua quá trình tìm kiếm,
chắt lọc thông tin về sản phẩm nhưng họ lại rất khó cảm nhận được sự khác
biệt của từng thương hiệu mà họ chọn. Cho nên khách hàng thường ngả về
quyết định mua chỗ nào thuận tiện hoặc giá cả phải chăng. Điển hình cho hành
vi này là nhóm sản phẩm dịch vụ. Vì tính vô hình của dịch vụ nên khách hàng
khó nhận biết được sự khác nhau trừ khi phải trải nghiệm qua sản phẩm. Ví dụ
như dịch vụ Bảo hiểm. Vì vậy, việc marketers cần làm đó là tăng niềm tin cho
khách hàng, giúp khách hàng bớt lo âu khi mua phải sản phẩm không được như
ý bằng cách cho dùng thử, hoặc tư vấn nhiệt tình, kỹ càng, bảo hành, bảo đảm
cho khách hàng.

1.1.4.2.2. Quy trình ra quyết định mua hàng

a. Nhận thức nhu cầu


Quá trình mua hàng bắt đầu khi người tiêu dùng nhận ra vấn đề hoặc nhu cầu
của họ, ví dụ như đói sẽ muốn đặt đồ ăn, khát sẽ muốn uống nước,... Nhu cầu
có thể tự phát sinh hoặc bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài. Nhận thức được
tính chất và nhu cầu của khách hàng giúp marketer dễ dàng phát triển các hoạt
động tiếp theo để thuyết phục khách hàng.

b. Tìm kiếm thông tin

Sau khi xác định được nhu cầu của bản thân, khách hàng sẽ bắt đầu tìm hiểu
thông tin về sản phẩm thông qua bốn nhóm chính:

Mỗi nguồn thông tin sẽ thực hiện một chức năng khác nhau trong việc ảnh
hưởng đến quyết định mua hàng của người dùng. Các nguồn thương mại giúp
khách hàng hiểu rõ về nguồn gốc sản phẩm, còn nguồn cá nhân sẽ mang tính
chất tham khảo, đánh giá nhiều hơn. Nhìn chung, người dùng tiếp xúc với
lượng thông tin lớn nhất của sản phẩm từ các nguồn thương mại, cụ thể là các
marketer chi phối.

Bằng cách thu thập thông tin, người tiêu dùng sẽ hiểu rõ hơn về các thương
hiệu và ưu/nhược điểm của họ. Sau đó, người dùng sẽ tổng hợp các lựa chọn lại
thành nhóm nhận thức (awareness set), cân nhắc những thương hiệu đáp ứng
tiêu chí mua để chắt lọc lại thành một nhóm đáng cân nhắc (consideration set).
Những cái tên "nặng ký" sẽ ở nhóm lựa chọn (choice set). Tại đây, người dùng
sẽ tiếp tục tìm hiểu thông tin để đưa ra quyết định cuối cùng. Quá trình này
được gọi là phân vùng thị trường (market partitioning).

c. Đánh giá các lựa chọn

Khi đã có những thông tin về sản phẩm, người tiêu dùng sẽ cân nhắc các nguồn
cung khác nhau, tiến hành đánh giá và so sánh chúng để lựa chọn sản phẩm tốt
nhất. Tùy theo mỗi sản phẩm mà các tiêu chí đánh giá sẽ khác nhau. Đơn cử
như khi lựa chọn khách sạn, người dùng thường xem xét vị trí, giá cả,...

d. Quyết định mua hàng


Ở giai đoạn này, người tiêu dùng đã hình thành sự yêu thích đối với thương
hiệu trong nhóm lựa chọn và có ý định mua thương hiệu mà họ ưa thích nhất.
Tuy nhiên, có hai yếu tố có thể dẫn đến sự thay đổi trong ý định mua hàng:

Thái độ của những người xung quanh (bạn bè, gia đình, đồng nghiệp,...): Trước
khi quyết định mua hàng, bao giờ người tiêu dùng cũng có xu hướng tham khảo
ý kiến từ mọi người xung quanh về sản phẩm đó. Nếu thái độ của họ có phần
tiêu cực, người tiêu dùng sẽ bắt đầu cân nhắc lại quyết định.

Những đánh giá, phản hồi có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của
người dùng

e. Hành vi sau mua hàng

Marketing là toàn bộ hoạt động thu hút người tiêu dùng và thúc đẩy việc mua
sắm các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Tuy nhiên, công việc của nhà tiếp
thị không chỉ dừng lại ở việc bán hàng mà còn phải quan tâm đến hành vi “hậu
mua hàng” của người tiêu dùng.

Ở giai đoạn sau khi mua hàng, khách hàng sẽ đánh giá mức độ hài lòng với
việc mua hàng của họ. Những cảm nhận trong thời điểm này sẽ ảnh hưởng đến
quyết định mua thêm sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu trong tương lai. Bên
cạnh đó, khách hàng thường đánh giá và kể về trải nghiệm mua sắm gần đây
của họ với người thân hoặc trên mạng xã hội.

1.1.4.3. Mô hình content marketing

1.1.4.3.1. Mô hình AIDA

công thức AIDA sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp bạn đạt được mục đích ấy.
Với một công thức copywriting lâu đời, chuẩn của chuẩn cho hầu hết các hình
thức marketing, nên hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn hiểu rõ về công thức
này nhé.

Cách viết content hay chuẩn SEO này tuân theo công thức AIDA như sau:

Attention – Gây sự chú ý (Hoặc là Awareness – Sự nhận thức)


Interested – Duy trì sự quan tâm của độc giả

Desire – Kích thích mong muốn của người đọc

Action – Biến sự mong muốn ấy thành hành động mua hàng

1.1.4.3.2. Mô hình DIY

1.1.4.3.3. Mô hình PAS

Là một người làm truyền thông chuyên nghiệp, bạn không thể không biết tới bí
quyết content “thần thánh” này. Dễ dàng, dễ hiểu, dễ sử dụng và cung cấp hiệu
quả cao trong nhiều tình huống, PAS là được khai thác theo 3 bước:

Problem – xác định vấn đề: Tìm kiếm nỗi đau của khách hàng

Agitate – Khuấy động vấn đề: Làm trầm trọng nỗi đau đó lên nhiều lần. Khuấy
động điều đó trong tâm trí người đọc và cố gắng khai thác nó một cách sâu sắc
để khách hàng thấy được rằng đấy là vấn đề khó khăn mà họ cần phải xử lý.

Solve – xử lý vấn đề: đưa ra một giải pháp lý tưởng và khéo léo lồng ghép sự
có mặt của sản phẩm, dịch vụ vào phương án.

Trong nhiều công thức Content giúp tối ưu Landing Page (Trang đích), bí quyết
PAS của Dan Kennedy được ưa chuộng hơn cả.

Ý tưởng của ông bắt nguồn từ nghiên cứu tâm lý hành vi khách hàng:”Lý do
gì? tại sao tôi lại dùng sản phẩm/dịch vụ của anh”.

Hãy kích hoạt vùng nỗi đau mất mát của họ nếu như những phiền nhiễu họ gặp
phải không được giải quyết “tới nơi tới chốn” bằng sản phẩm của bạn.

1.1.4.3.4. Mô hình RACE

Mô hình tập trung vào việc tăng lợi nhuận thương mại từ tiếp thị kỹ thuật số
trên kênh chuyển đổi, cụ thể được trình bày ở cuối phần này. Giai đoạn lập kế
hoạch ban đầu để tạo ra một chiến lược với các Mục tiêu và KPI được xác định
để đánh giá. Các thực tiễn tốt nhất sau đó được phát triển để quản lý và tối ưu
hóa truyền thông theo cách tích hợp trên nhiều điểm tiếp xúc khách hàng online
và offline có liên quan khi người tiêu dùng chọn sản phẩm hoặc dịch vụ ngày
hôm nay.

1.1.4.3. So sánh marketing trực tuyến truyền thống, marketing truyền thông xã
hội, và marketing nội dung

Marketing trực tuyến truyền thống: Tất cả các hình thức marketing liên quan
đến Internet đều được coi là marketing trực tuyến. Các hình thức truyền thống
xuất hiện trước khi Web xã hội ra đời và bao gồm mọi hình thức quảng cáo trực
tuyến (ví dụ: banner, cửa số pop-up, flash, quảng cáo đan xen, video...). Các
hình thức marketing trực tuyến truyền thống dựa vào những chiến lược
marketing "đẩy" và thường đều là nỗ lực marketing trực tiếp, nghĩa là doanh
nghiệp đẩy thông điệp đến người tiêu dùng để nhận được hành động hay phản
ứng cụ thể nào đó từ phía người tiêu dùng.

Marketing truyền thông xã hội: Marketing truyền thông xã hội có thể bao gồm
cả các nỗ lực marketing trực tiếp lẫn gián tiếp, và bao gồm mọi hình thức
marketing vận dụng các công cụ của Web xã hội. Chẳng hạn, viết một blog của
doanh nghiệp để cung cấp các mẹo hay hoặc tham gia vào một cuộc trao đổi
trên Facebook liên quan đến lĩnh vực hoạt động của bạn – cả hai đều là các
dạng thức marketing gián tiếp thông qua truyền thông xã hội. Trong khi đó,
đăng tải mã chiết khấu trên Twitter của bạn lại là một chiến thuật marketing
trực tiếp thông qua truyền thông xã hội. Các công cụ của Web xã hội bao gồm
tất cả các công cụ xuất bản trực tuyến cho phép mọi người xuất bản bất kỳ nội
dung nào do người dùng tạo ra như bài viết, bình luận, video, hình ảnh, âm
thanh...

Marketing nội dung: Xét về mặt bản chất, marketing nội dung ít mang tính xã
hội và thiên về tính thông tin hơn so với marketing truyền thông xã hội (dù nội
dung tốt có thể và nên tạo ra những cuộc trao đổi và chia sẻ). Tất cả những nội
dung giúp bổ sung giá trị và có thể quảng bá cho doanh nghiệp (trực tiếp hay
gián tiếp) đều được coi là marketing nội dung. Marketing nội dung có thể có
dạng thức dài (blog, bài viết, ebook...), dạng thức ngắn (bài đăng trên Twitter,
Facebook, hình ảnh...), hay theo hình thức trao đổi và chia sẻ (chia sẻ nội dung
hay qua Twitter hoặc cung cấp thông tin hữu ích trên diễn đàn trực tuyến).

1.1.4.4. Lợi ích của Marketing nội dung

Lợi ích chính của marketing nội dung là xây dựng nhận thức về thương hiệu và
phát triển mối quan hệ với nhóm khán giả mục tiêu của bạn và những người có
ảnh hưởng trong thế giới trực tuyến. (Đọc Chương 2 để biết thêm về cách tìm
kiếm và kết nối với khán giả mục tiêu và những người có tầm ảnh hưởng). Ở
đây, điểm mấu chốt là tìm hiểu xem marketing nội dung có thể giúp bạn xây
dựng thương hiệu và doanh nghiệp bằng cách đưa bạn đến với những khán giả
mục tiêu như thế nào.

Khi xuất bản nội dung, bạn có thể tự định vị mình trên bản đồ. Khi bạn thiết lập
sự hiện diện trực tuyến cho doanh nghiệp thông qua việc xuất bản kiên trì và
nhất quán những nội dung thú vị và hữu ích, ngày càng có nhiều người tìm thấy
hoặc nghe nhắc đến tên bạn. Nếu thấy nội dung bạn cung cấp là phù hợp và thú
vị, họ sẽ muốn nhận thêm nữa. Họ sẽ nhớ bạn là ai, và họ sẽ chia sẻ nội dung
của bạn với người khác. Họ sẽ muốn nói về nội dung của bạn với bạn và với
mạng lưới các mối quan hệ riêng của họ (cả trên mạng và ngoài đời). Nói cách
khác, nội dung mở ra cánh cửa ảo giữa doanh nghiệp của bạn và các khán giả
toàn cầu.

Nội dung giúp mọi người hiểu về thông điệp và lời hứa trong thương hiệu của
bạn, đồng thời cho phép họ hình thành nên những quan điểm riêng về thương
hiệu và doanh nghiệp của bạn. Họ định hình những kỳ vọng dành cho thương
hiệu của bạn dựa trên những thông tin mà bạn chia sẻ một cách nhất quán. Họ
chủ động tìm đến

và giao tiếp với bạn thông qua các cuộc trao đổi trên Web xã hội, và dần dần,
họ trở thành những người ủng hộ trung thành cho thương hiệu của bạn: họ sẽ
nói về thương hiệu của bạn, tạo ra một hình thức marketing truyền miệng mà
cách đây vài năm, các chủ doanh nghiệp chỉ có thể nằm mơ mới thấy.

1.1.4.5. Các xu hướng mới trong Marketing nội dung


1.1.4.5.1. Cá nhân hóa

Trong tiếng Anh, xu hướng marketing này được gọi là “Personalization”. Một
trong các cách hướng thông điệp tới đối tượng khách hàng tiềm năng là tìm
hiểu, phân tích

Bằng cách cá nhân hóa các chiến dịch tiếp thị, bạn có thể đem lại mức độ tương
tác cao hơn, thu hút dư luận cũng như khách hàng mới. Với mục tiêu tiếp cận
gần hơn với khách hàng, xu hướng marketing số này đang tạo được tiếng vang
và sẽ phát triển hơn trong tương lai.

1.1.4.5.2. Trí tuệ nhân tạo AI

AI (Artificial Intelligence) giờ đây không chỉ được dùng bởi kỹ sư hay các nhà
phát triển web nữa. Trí tuệ nhân tạo giờ đã xuất hiện trong cả marketing và
đang dần trở thành xu hướng marketing dẫn đầu.

Ứng dụng này còn được đánh giá là có khả năng thay đổi toàn diện ngành Tiếp
thị toàn thế giới. AI được kì vọng giúp các thương hiệu có giải pháp vừa chính
xác vừa tiết kiệm và hạn chế được nhiều rủi ro hơn.

Các thuật toán thông minh đang được tận dụng để tăng hiệu suất cho chiến dịch
marketing.

Ví dụ:

Dùng quảng cáo Facebook tự động đưa nội dung bài viết đến người đọc trong
thời gian 1 tháng:

Lên lịch bài viết Facebook trong suốt 1 tháng

Dùng chatbot, livechat để chăm sóc khách hàng

Dùng công cụ email marketing để tự động hóa việc gửi e-mail cho khách hàng,
phân loại khách hàng dựa trên hành vi đọc mail

Công cụ đề xuất sản phẩm


Quảng cáo trả phí (ví dụ Programmatic Ads, Retargeting, Lookalike Audiences,
…)

1.1.4.5.3. Video Marketing

Video marketing là xu hướng được công nhận là tương lai của nền công nghiệp
marketing kỹ thuật số. Các hình thức video marketing quen thuộc nhất hiện tại
là các dạng video dọc và ngắn trên các nền tảng TikTok, Instagram, Youtube
Shorts,…

Các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, Pinterest, thậm chí LinkedIn,
cũng đã nhận ra tiềm năng của xu hướng video marketing và dần dà đưa hình
thức này đến với người dùng.

Theo nghiên cứu thực hiện bởi HubSpot, các video dạng ngắn đang được ưa
chuộng rộng rãi và có chỉ số ROI cao nhất so với các loại hình social media
marketing khác.

Ngoài ra, 30% các social media marketer có ý định đầu tư vào loại hình
marketing này, hơn nhiều so với các xu hướng marketing khác.

1.1.4.5.4. Influencer Marketing

Các influencer hay KOL là các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau với
lượng người theo dõi cao trên các nền tảng mạng xã hội.

Người hâm mộ hoặc người theo dõi dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các lựa chọn về
thời trang hoặc sản phẩm của một người nổi tiếng. Lý do là bởi con người có
tâm lý tin vào những gì người khác chính miệng nói hơn là qua các loại quảng
cáo được thực hiện bởi các nhãn hàng, dù lớn hay nhỏ.

Vì thế việc người nổi tiếng sử dụng và nói những điều tốt đẹp về một sản phẩm
thực nào đó hiện đang chính là cách thu hút khách hàng tốt hơn nhiều so với
cách quảng cáo truyền thống.

Sau đỉnh điểm của đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp quảng cáo
(Advertising) bị ảnh hưởng với mức tụt giảm lợi nhuận tới 20%. Tuy nhiên, các
influencer và content marketing có sự tăng trưởng đến 46%. Thu nhập của các
influencer trên thế giới vào năm 2017 chỉ tầm 1.7 tỉ đô la, nhưng con số đã tăng
vọt lên 10.24 tỉ đô la vào năm 2021.

Điều này chứng minh sự hiệu quả và sức ảnh hưởng của xu hướng marketing
này lớn thế nào. Với xu hướng influencer marketing và nội dung tự sản xuất,
các marketer không chỉ đảm bảo tăng độ nhận diện cho thương hiệu mà còn
giúp nhãn hàng tiếp cận với nhiều người hơn.

1.1.4.5.5. Metaverse

Metaverse có nghĩa là vũ trụ kỹ thuật số được xây dựng trên nền tảng thực tế ảo
(VR), thực tế tăng cường (AR), đồ hoạ đa chiều, các phần cứng, phần mềm, hệ
thống thuật toán, và AI.

Với metaverse, người dùng được tận dụng internet, tiền mã hóa và tương tác xã
hội ảo theo một cách chân thực chưa từng thấy.

Ngoài giải trí và kết nối tương tác, metaverse được dự kiến sẽ góp mặt trong
các lĩnh vực thực tế như: chăm sóc sức khỏe, đào tạo, và thể thao. Quá trình
phân tích dữ liệu sẽ có thể hỗ trợ tập luyệ thể thao hoặc tạo nên các buổi phát
sóng 3D trên đấu trường ảo.

Metaverse là một trong những bước cải tiến khó tin của công nghệ tiên tiến.
Metaverse marketing là một trong các top xu hướng marketing hiện nay.

Các nhà tiếp thị cần hiểu metaverse là gì và tiềm năng mà nó nắm giữ. Điều
cần lưu ý là các đối tượng mục tiêu có giá trị nhất cho marketing metaverse
chính là thế hệ Millennials và Gen Z.

Tài liệu tham khảo

1. IMTA ,2022. Digital Marketing Là Gì? Các Công Cụ Trong Digital Marketing
Online
2. EQVN.NET, 2023. Tổng quan về Digital Marketing: hiểu sao cho đúng làm sao
cho
trúng
3. Guestpost, 2020. Digital Marketing Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Digital
Marketing?

You might also like