You are on page 1of 7

Câu 2: Thảo luận lý do tại sao cách tiếp cận IMC lại trở nên phổ biến hơn

đối với
các nhà Marketing. Bạn có nghĩ rằng IMC sẽ còn tiếp tục phát triển không? Tại
sao?
Trong thời đại 4.0 ngày nay, các nhà làm Marketing đã nhận ra tính hiệu quả khi
phối hợp giữa các công cụ truyền thông để tiếp cận khách hàng hiện tại và tiềm năng,
đưa sản phẩm/ dịch vụ đến với khách hàng. Thông thường trước đây, một công ty sẽ
chọn ra một công ty quảng cáo để thực hiện chương trình quảng cáo, một công ty quan
hệ công chúng để thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng, một trung gian để chạy
các chương trình khuyến mãi, điều này dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả các công cụ
truyền thông, không tạo ra thông điệp nhất quán và chuyển thông điệp đó đến đúng
khách hàng mục tiêu. Do đó nhiều công ty đã bắt đầu nhìn thấy được một phương thức
mang lại hiệu quả tối ưu nhất là tích hợp một cách có chiến lược các công cụ truyền
thông lại với nhau, tạo ra những trải nghiệm đồng nhất và xuyên suốt trong hành trình
tương tác của người dùng với nhãn hàng. Nhiều công ty truyền thông lớn đã triển khai xu
hướng tích hợp truyền thông marketing thông qua việc mua lại các công ty truyền thông
nhỏ lẻ hoạt động chuyên riêng từng mảng công cụ. Hình thành nên một cộng đồng truyền
thông lớn mạnh áp dụng IMC cho các chiến dịch hoạt động truyền thông. Và không thể
phủ nhận những lợi ích khi các nhà Marketing tiếp cận IMC:
- IMC giúp xây dựng được lòng tin và sự công nhận thương hiệu: Nếu một
thương hiệu có thể tiếp cận người tiêu dùng nhiều lần, trên nhiều kênh khác
nhau, thì họ sẽ bắt đầu gây dựng được tiếng vang với khách hàng của mình.
Nếu các kênh khác nhau thực hiện tốt công việc truyền đạt thương hiệu và
thông điệp một cách nhất quán thì khách hàng có nhiều khả năng nhận ra và tin
tưởng vào thương hiệu
- Giúp tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp: Một thông điệp dùng được nhiều
lần, trên nhiều kênh chắc chắn tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn so với triển
khai mỗi kênh một thông điệp khác nhau.
- Tiếp cận lượng khán giả lớn hơn: Sử dụng nhiều kênh hơn để giao tiếp làm tăng
số lượng người mà một doanh nghiệp có thể tiếp cận.
- Mang lại doanh thu cao hơn: Sau khi một công ty có thể truyền tải thông điệp
có thương hiệu rõ ràng trênnhiều kênh khác nhau tới nhiều đối tượng, thì tự
nhiên tăng trưởng doanh thu sẽ tăng lên.
- Có thể tránh được sự trùng lặp bằng cách phối hợp các hoạt độngtruyền thông
- Tận dụng sức mạnh tổng hợp giữa các công cụ quảng bá, giúp phát triển các
chương trình truyền thông hiệu quả
Do đó, trong thị trường kinh tế số ngày nay, việc tiếp cận IMC đối với cácnhà
Marketing là việc phổ biến
Bạn có nghĩ rằng IMC sẽ còn tiếp tục phát triển không? Tại sao?
Theo em, IMC sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai.Bởi vì:
Sự biến động không ngừng của thị trường, các thương hiệu nhãn hàng càng đa dạng
phong phú hơn trong tương lai và luôn phải cạnh tranh lớn mạnh để không bị đào thải
trong ngành. Thông thường chỉ riêng quảng cáo truyền hình có thể tiếp xúc với một
lượng lớn khách hàng biết đến. Tuy nhiên, phải mất một khoảng thời gian dài mới đi
được vào tâm trí khách hàng. Ngày nay, phần lớn mọi người lại đang có xu hướng sử
dụng thiên nhiều về một phương tiện truyền thông, do đó với phương thức triển khai cũ
đã không còn hiệu quả nữa và yêu cầu phải sử dụng tích hợp các công cụ truyền thông.
Trong giai đoạn 4.0 ngày nay, người làm Marketing hoàn toàn tận dụng được những cơ
hội từ sự phát triểncủa Internet, mạng xã hội, của công nghệ trong việc sử dụng và phát
triển IMC. Và quan trọng là tất cả đội ngũ trong ngành truyền thông – quảng cáo ra sức
cạnh tranh khốc liệt, không ngừng thay đổi tư duy, sáng tạo ra những điều mới lạ,… Đây
chính là cơ sở để biết được IMC trong tương lai sẽ còn tiếp tục phát triển
Câu 4: Phân tích các giai đoạn lập kế hoạch truyền thông tích hợp và nội dung
chính của từng bước công việc
Bước 1: Xem xét kế hoạch marketing:
- Xem xét kế hoạch marketing tổng thể và các mục tiêu
- Vai trò của quảng cáo và xúc tiến
- Phân tích cạnh tranh
Bước 2: Phân tích các yếu tố điều kiện của chương trình IMC
Thực hiện phân tích các yếu tố hoàn cảnh của thị trường và môi trường kinh doanh tác
động đến hoạt động truyền thông, bao gồm:
- Phân tích môi trường bên trong: tìm hiểu các sản phẩm/dịch vụ và bản thân
công ty. Đánh giá, xác định điểm mạnh, điểm yếu của công ty hoặc thương
hiệu. Xem xét lại kết quả của các chương trình trước
- Phân tích môi trường bên ngoài: tìm hiểu các nhân tố: đặc điểm của khách
hàng, phân đoạn thị trường, chiến lược định vị của các đối thủ cạnh tranh. Một
nội dung quan trọng của phân tích môi trường bên ngoài là nghiên cứu về đặc
điểm, phương thức mua, quy trình đưa ra quyết định và các nhân tố ảnh hưởng
tới quyết định mua của người tiêu dùng
Bước 3: Phân tích quy trình truyền thông
Đây là bước quan trọng trong quá trình lên kế hoạch IMC, xem xét hiệu quả của việc
giao tiếp giữa công ty với khách hàng trên thị trường mục tiêu. Một công việc quan trọng
ở bước này là thiết lập mục tiêu, mục đích truyền thông
Bước 4: Xác định ngân sách
- Đưa ra ngân sách truyền thông marketing dự trù
- Phân bổ ngân sách dự trù
Bước 5: Phát triển chương trình IMC
* Quảng cáo:
- Đưa ra mục tiêu quảng cáo
- Xác định ngân sách quảng cáo
- Phát triển thông điệp quảng cáo
* Xúc tiến bán (khuyến mại)
- Đưa ra mục tiêu xúc tiến bán
- Xác định ngân sách xúc tiến bán
- Xác định công cụ xúc tiến bán và phát triển thông điệp
- Phát triển chiến lược truyền thông xúc tiến bán
* Marketing trực tiếp- Đưa ra mục tiêu marketing trực tiếp
- Xác định ngân sách marketing trực tiếp
- Phát triển thông điệp marketing trực tiếp
- Phát triển chiến lược truyền thông
* Quan hệ công chúng/xây dựng cộng đồng
- Đưa ra mục tiêu quan hệ công chúng/xây dựng cộng đồng
- Xác định ngân sách
- Xác định thông điệp
- Phát triển chiến lược truyền thông
* Bán hàng cá nhân
- Đưa ra mục tiêu doanh số và bán hàng cá nhân
- Xác định ngân sách
- Phát triển thông điệp
- Phát triển vai trò và trách nhiệm bán hàng
* Marketing tương tác/internet
- Đưa ra mục tiêu
- Xác định ngân sách
- Phát triển thông điệp
- Phát triển chiến lược truyền thông
Bước 6: Giám sát, đánh giá và kiểm soát
- Đánh giá kết quả và hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại
- Đo lường, kiểm soát và điều chỉnh chiến lược xúc tiến thương mại
Câu 5: Đặc trưng của quá trình diễn biến tâm lý của công chúng nhận tin trong
truyền thông marketing là gì
Quá trình diễn biến tâm lý trong truyền thông:
Giai đoạn tiếp xúcsinh lý Giai đoạntiếp xúc tâmlý Giai đoạnduy trì sựchú ý Giai
đoạntạo niềmtinGiai đoạnquyết địnhhành động
+ Tiếp xúc sinh lý: thông qua các giác quan công chúng nhận biết về thông điệptruyền
thông.  Thông điệp truyền thông cần đơn giản và rõ ràng, đảm bảo có sức va chạmsinh
lý tốt nhất, tiếp đến là việc lựa chọn phương tiện. vị trí truyền tải và tần suất tác động.
+ Tiếp xúc tâm lý: công chúng đã có nhận biết tối thiểu có thông điệp thông qua cácgiác
quan. Tuy nhiên sự quan tâm, mức độ chia sẻ với thông điệp còn hạn chế, thậm chíthông
điệp chưa được lưu trong bộ nhớ của họ
+ Duy trì sự chú ý: giai đoạn công chúng biểu hiện khả năng xử lý các thông tin mà cá
nhân nhận thấy từ giai đoạn va chạm sinh lý và tâm lý. Bước đầu thông tin được tiếp
nhận thông qua các giác quan sẽ khởi động việc ghi nhớ. Tuy nhiên mức độ ghi nhớ ở
đây cực ngắn, nếu thông tin này không tạo ra được chú ý, nếu tạo được sự chú ý, công
chúng sẽ chuyển sang mức độ ghi nhớtiếp theo.  Người làm truyền thông phải hiểu đặc
điểm, nguyên lý của duy trì sự chú ý, sử dụng các hình thức nhấn mạnh sự độc đáo của
thông điệp hay dựa vào đặc trưng của phương tiện, kết hợp tăng cường tần suất truyền
thông sẽ giúp công chúng quan tâm đến thông điệp, có cơ sở để duy trì sự chú ý của công
chúng.
+ Tạo niềm tin: để tạo niềm tin cần xây dựng yếu tố trực quan có tính bằng chứng giúp
công chúng xác nhận thông tin. Khi công chúng đã hiểu một kích thích, và kích thích đó
phù hợp với các tiêu chuẩn họ đặt ra cùng những bằng chứng thì sự tin tưởng của họ
dành cho thông điệp truyền thông sẽ xuất hiện
+ Quyết định hành động: Công chúng chỉ hành động khi nhận thức được nhu cầu hay họ
đã nhận thấy nhu cầu cần đáp ứng và chấp nhận nó trước khi họ hành động. Nhiệmvụ của
các nhà làm truyền thông là làm thế nào để công chúng có thể đưa ra quyết định
hànhđộng.  nhấn mạnh giá trị của thông điệp, nội dung thông điệp cần nhấn mạnh các
yếu tốkích thích hành động của công chúng
Câu 6: Ý nghĩa của mô hình AIDA đối với người làm truyền thông marketing
Ý nghĩa của mô hình AIDA đối với người làm truyền thông marketing có thể được tổng
hợp như sau:
- Hiểu rõ quá trình quyết định mua hàng của khách hàng: Mô hình AIDA tập trung
vào các giai đoạn trong quá trình quyết định mua hàng của khách hàng, từ việc thu
hút sự chú ý cho đến việc tạo ra quan tâm, khao khát và cuối cùng là hành động
mua hàng. Điều này giúp người làm truyền thông marketing hiểu rõ hơn về nhu
cầu và mong muốn của khách hàng ở mỗi giai đoạn, từ đó phát triển các chiến
lược phù hợp.
- Xây dựng chiến lược truyền thông nhằm đáp ứng các giai đoạn của mô hình
AIDA: Dựa trên mô hình AIDA, người làm truyền thông marketing có thể phát
triển các chiến lược truyền thông đa dạng, từ việc tạo ra quảng cáo để thu hút sự
chú ý, tạo ra nội dung để tăng cường quan tâm và khao khát, đến việc triển khai
các chương trình khuyến mãi để kích thích hành động mua hàng.
- Đo lường hiệu quả của chiến lược truyền thông: Mô hình AIDA cung cấp một cấu
trúc để đo lường hiệu quả của các chiến lược truyền thông. Bằng cách theo dõi và
đo lường sự tiến triển của khách hàng qua mỗi giai đoạn, người làm truyền thông
marketing có thể đánh giá được hiệu suất của chiến lược và điều chỉnh cần thiết để
đạt được kết quả tốt nhất.
- Tạo ra sự nhất quán và liên tục trong chiến lược tiếp thị: Mô hình AIDA cũng giúp
người làm truyền thông marketing duy trì sự nhất quán trong các hoạt động tiếp
thị. Bằng việc tập trung vào các giai đoạn quan trọng trong quá trình quyết định
mua hàng, họ có thể xây dựng các chiến lược liên tục và nhất quán, từ việc tạo ra
thông điệp cho đến việc triển khai.
Câu 7: Hãy nêu và phân tích quá trình ra quyết định của người dùng trong truyền
thông
Bước 1: Nhận thức vấn đề
- Bắt đầu từ khi người tiêu dùng cảm thấy có sự khác biệt giữa tình trạng thực tế và tình
trạng mong muốn và hình thành lên nhu cầu.
- Nguyên nhân của sự hình thành nhu cầu này đó là do người tiêu dùng chịu những tác
nhân kích thích từ bên trong hoặc từ bên ngoài.
- Các doanh nghiệp cần phải chú ý tìm hiểu: những hoàn cảnh làm nhu cầu nảy sinh, đó
là những nhu cầu gì, cái gì làm nhu cầu xuất hiện, nhu cầu đó hướng tới hàng hóa/dịch
vụ nào để thỏa mãn; mặt khác, doanh nghiệp cũng cần phải tìm kiếm các kích thích
marketing phù hợp có khả năng có thể gợi mở nhu cầu, thúc đẩy nhu cầu trở thành động
lực
Bước 2: Tìm kiếm thông tin
- Ngay khi nhu cầu đã xuất hiện, một phản ứng thường trực của người tiêu dùng đó là
đitìm hiểu thêm thông tin phục vụ cho việc thỏa mãn nhu cầu.
- Mục đích tìm kiếm thêm thông tin đó hiểu rõ hơn về sản phẩm/thương hiệu, hoạt động
cung ứng của các doanh nghiệp và liên quan tới các phương án lựa chọn của khách
hàngvà giảm rủi ro trong mua sắm, tiêu dùng
- Mức độ tìm kiếm thông tin như thế nào đối với từng nhu cầu của từng người là khác
nhau: có thể là chỉ chú ý hơn tới các thông tin liên quan tới nhu cầu, hay tham khảo, tìm
kiếm thông tin theo nhiều cách và nhiều nguồn khác nhau
- Doanh nghiệp cần chú ý: Phải đưa nhãn hiệu, hàng hóa của doanh nghiệp vào hệ thống
mà khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp có thể và dễ tiếp cận nhất; Tìm hiểu mục đích
tìm kiếm thông tin của khách hàng; Các loại thông tin mà khách hàng cần và loại thông
tin giúp khách hàng có thể đưa ra quyết định sẽ mua sản phẩm; Xác định kênh truyền
thông và xây dựng chương trình truyền thông đảm bảo thông tin dễ dàng tới với người
tiêu dùng và giúp người người tiêu dùng giải mã thông điệp đúng với nội dung khách
hàng mong muốn.
Bước 3: Đánh giá các phương án
Sau khi tìm kiếm đầy đủ thông tin về các sản phẩm/ dịch vụ của các doanh nghiệp có khả
năng làm thỏa mãn nhu cầu của bản thân và người tiêu dùng sẽ hình thành được một tập
hợp các nhãn hiệu, mỗi nhãn hiệu có những đặc trưng điển hình khác nhau và khách
hàng đánh giá các phương án để chọn ra phương án mà người tiêu dùng cho là tối ưu
nhất, phù hợp với họ nhất. Đây được coi là quá trình sắp xếp các ‘giá trị’ của các tiêu chí
đánh giá về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng.
Doanh nghiệp cần: Nghiên cứu mức độ quan trọng, quan niệm của khách hàng về các
tiêu chí, quan niệm về chất lượng, so sánh sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ cạnh
tranh dựa trên quan điểm của người tiêu dùng, đưa ra các chương trình truyền thông để
củng cố niềm tin của khách hàng
Bước 4: Quyết định mua
Sau khi đánh giá các phương án mà khách hàng đã hình thành lên 1 danh sách xếp hạng
các phương án và hình thành ý định mua. Tuy nhiên từ chỗ có ý định mua đến chỗ quyết
định mua khách hàng còn chịu ảnh hưởng bởi 1 số tác động khác có thể làm thay đổi ý
định của khách hàng.
Doanh nghiệp làm marketing cần phát hiện ra những vấn đề cản trở quyết định mua của
khách hàng và tìm giải pháp xử lý, khắc phục những cản trở đó.
Bước 5: Phản ứng sau mua
- Phản ứng sau mua là tập hợp các cảm xúc, thái độ, quan điểm và hành động của người
tiêu dùng khi họ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp;
- Đánh giá sau khi mua liên quan trực tiếp tới mức độ hài lòng của khách hàng sau khi sử
dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp: hài lòng hoặc không hài lòng. Mức độ hài
lòng của khách hàng sẽ tác động trực tiếp đến các quyết định mua vào lần sau

You might also like