You are on page 1of 17

REFERENCES FOR HANDBOOK

Thân chào các bạn thí sinh đã đăng ký dự thi Vòng 01 của
MARKETING ARENA 2023,
Ban Tổ Chức xin được gửi đến bạn Handbook của vòng
thi lần này. Handbook được chắt lọc và tổng hợp để đem
đến cho các đội thi một cái nhìn tổng quan về cấu trúc đề
thi trắc nghiệm năm nay đồng thời cung cấp thêm kiến
thức tổng quát về Marketing.
Ban Tổ Chức hy vọng rằng với những thông tin Handbook
đưa ra, các đội thi sẽ định hình mức độ bao quát kiến thức
trong đề trắc nghiệm năm nay, chuẩn bị kỹ lưỡng và hoàn
thành bài thi trắc nghiệm với kết quả tốt nhất.
Lưu ý: Handbook chỉ là một nguồn tham khảo tổng hợp
tin cậy, các đội thi không nên phụ thuộc hoàn toàn vào
Handbook được cung cấp để làm bài.
GENERAL
KNOWLEDGE
1. Marketing Mix

Mô hình Marketing Mix 4P, 6P, 7P hay 4C là gì và được ứng


dụng trong lập kế hoạch như thế nào?

Mô hình marketing mix 4Ps (Product - Place - Price -


Promotion) thường xuyên được sử dụng trong Marketing để lên
kế hoạch thực thi cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với sự dịch
chuyển trong các quan điểm Marketing và sự xuất hiện xu
hướng Marketing 4.0, mô hình truyền thống này đã được tinh
chỉnh và mở rộng thêm các mô hình hiện đại mới cho các
ngành đặc thù khác nhau, ví dụ mô hình 6Ps cho ngành hàng
FMCG, mô hình 7Ps cho ngành dịch vụ, HORECA, trong khi mô
hình S.A.V.E được áp dụng cho ngành Technology,...

2. Phương pháp phân khúc thị trường

Phân khúc thị trường (STP) thế nào để nhắm đúng đối tượng
mục tiêu?

Nói một cách đơn giản, phân khúc khách hàng là quá trình
phân khách hàng thành các nhóm có chung đặc điểm như
nhân khẩu học, sở thích, nhu cầu hoặc vị trí. Điều này sẽ giúp tổ
chức quản lý các mối quan hệ của công ty với khách hàng. Quá
trình này cũng sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh và cá nhân hóa
các chiến dịch Marketing, dịch vụ và bán hàng theo nhu cầu
của từng nhóm cụ thể, nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn và
đem về kết quả kinh doanh tốt hơn.
3. Mục tiêu truyền thông, mục tiêu marketing và mục tiêu
kinh doanh

3 loại mục tiêu trong Marketing mà các marketer cần


phân biệt

Đằng sau sự phát triển của công ty, thương hiệu hay sự
thành công của một chiến dịch truyền thông thì một định
hướng, một mục tiêu rõ ràng, cụ thể và chính xác là bí quyết
để các Marketer làm nên tên tuổi của mình. Thế nhưng nhiều
bạn trẻ bước chân vào ngành vẫn chưa thực sự hiểu và phân
biệt các mục tiêu để có một kế hoạch thực thi hiệu quả. Bài
viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt 3 loại mục tiêu chính
trong kinh doanh.

4. Product Life Cycle

Product Life Cycle - Phân tích vòng đời sản phẩm để hiểu rõ
chiến lược doanh nghiệp.

Với các doanh nghiệp lớn, quản lý tốt vòng đời sản phẩm chính
là con đường dẫn tới thành công. Vòng đời sản phẩm (Product
Life Cycle) là quy trình của sản phẩm, bắt đầu từ lúc lên ý tưởng
cho đến khi bị đào thải khỏi thị trường.
BRAND
BUILDING
1. Brand Key

Brand Key - “Chìa khóa” làm thương hiệu thành công

Định vị thương hiệu (Brand positioning) là cách mà một doanh


nghiệp tạo dựng vị trí thương hiệu trên thị trường, trong tâm trí
khách hàng, từ đó định hướng sự phát triển của thương hiệu về
lâu dài. Hiện nay có rất nhiều mô hình định vị thương hiệu trên
thị trường, lý do vì đặc thù mỗi ngành hàng mỗi khác, vì vậy các
công ty thường “biến tấu” lại mô hình định vị sao cho phù hợp
với ngành hàng của mình. Brand Key là một mô hình định vị cơ
bản được đưa ra bởi Unilever, bao hàm các thành tố chính của
định vị thương hiệu và được sử dụng để quản trị thương hiệu

2. Brand Strategy

Các yếu tố trong tăng trưởng thương hiệu

Tăng trưởng doanh số cho thương hiệu là một trong những


nhiệm vụ quan trọng nhất của một marketer. Cụ thể, có 3 yếu
tố thể hiện sức tăng trưởng của một thương hiệu, đó là: tăng
lượng tiêu thụ (consumption), tăng độ thâm nhập thị trường
(penetration) và tăng giá trị sử dụng (value). Ngày nay, các công
ty thường có những chiến thuật khác nhau để đảm bảo sự tăng
trưởng của mỗi yếu tố nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là
tăng trưởng thương hiệu.

3. Brand positioning

Làm thế nào để xây dựng định vị thương hiệu mạnh trên thị
trường?
Các doanh nghiệp thành công đều có một điểm chung, đó là
một thương hiệu mạnh. Trong vài trường hợp, tên thương hiệu
còn trở thành thuật ngữ chung để chỉ ngành hàng. Ví dụ nếu ta
chẳng may làm đứt tay, phần lớn sẽ hỏi xin băng Urgo thay vì
băng gạc. Để làm được điều này, các doanh nghiệp đều phải
“ghim” hình ảnh của sản phẩm vào tâm trí của người tiêu dùng
và giúp họ phân biệt thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh.
Đây cũng là lý do vì sao điều đầu tiên bạn cần xác định chính là
một định vị thương hiệu (brand positioning) mang tính chiến
lược dài hạn.

4. Brand Activation

Brand Activation là gì? Phát triển ý tưởng cho Brand


Activation như thế nào?

Mỗi ngày, người tiêu dùng đều phải tiếp nhận hàng nghìn
thông điệp truyền thông từ khắp mọi nơi như TV, báo chí, social
media... Người tiêu dùng đang nghe và nhìn quá đủ, thậm chí là
“thừa mứa”. Giữa thế giới thông tin đầy hỗn loạn đó, nếu muốn
thông điệp của mình tiếp cận hiệu quả với người tiêu dùng,
thương hiệu cần một công cụ truyền thông khác có thể vượt ra
khỏi giới hạn của việc nghe nhìn thuần tuý, một công cụ có khả
năng biến khái niệm mơ hồ, mông lung như thương hiệu trở
thành hình hài cụ thể mà người tiêu dùng có thể cảm nhận/
trải nghiệm/ tương tác/ sờ nắm và yêu mến. Công cụ đó chính
là Brand activation (Kích hoạt thương hiệu).
DIGITAL
MARKETING
1. Digital Marketing là gì?

Tổng quan về Digital Marketing

Digital Marketing là một hình thức Marketing mà trong đó các


kênh, công cụ kỹ thuật số được ứng dụng để quảng bá sản
phẩm và tiếp cận khách hàng. Các công cụ kỹ thuật số có vai
trò quan trọng trong việc thay đổi cách các thương hiệu quảng
bá, phân phối và định giá sản phẩm. Ngoài ra, Digital Marketing
còn giúp người tiêu dùng chủ động hơn trong việc phát triển
sản phẩm mà họ sử dụng.

2. Digital Metrics

Các chỉ số quan trọng để theo dõi chiến dịch Pay-per-click.

Phân tích paid search (tìm kiếm trả phí) có thể được theo dõi
thông qua nền tảng quảng cáo công cụ tìm kiếm đang sử
dụng, chặng hạn như Google AdWords. Việc theo dõi một loạt
số liệu khác nhau để phân tích hiệu quả các chiến dịch quảng
cáo pay-per-click (PPC) là một điều cần thiết. Hãy cùng điểm
qua số liệu quan trọng để theo dõi nhé!
DATA
ANALYSIS
1. Phân loại và Quy trình phân tích dữ liệu

Data Analysis là gì - Quy trình và phương pháp phân tích dữ


liệu bạn cần biết

Phân tích dữ liệu được định nghĩa là một quá trình làm sạch,
chuyển đổi và mô hình hoá dữ liệu để khám phá thông tin hữu
ích cho việc ra quyết định kinh doanh. Mục đích của phân tích
dữ liệu là trích xuất thông tin hữu ích từ dữ liệu và đưa ra quyết
định dựa trên phân tích dữ liệu. Data Analysis sử dụng các dữ
liệu trong quá khứ để giải thích những gì đang xảy ra, tại sao và
bằng cách nào doanh nghiệp đạt được những kết quả đó, dựa
vào những thông tin đó, business owner vẫn có thể dự đoán
được xu hướng xảy ra trong tương lai hoặc truy lại trách nhiệm
phòng ban khi có vấn đề xảy ra.

2. Data Visualization

Data Visualization là gì? Các loại biểu đồ giúp bạn trực quan
hóa dữ liệu

Nếu bạn đã quen thuộc với phân tích dữ liệu thì chắc hẳn bạn
đã biết đến trực quan hoá dữ liệu (data visualization). Đây là
một phần quan trọng trong phân tích dữ liệu (Data Analysis).

3. Distribution Data (Độ phủ)

Phân biệt Numeric Distribution và Weighted Distribution

Độ phủ hay còn gọi là Distribution, là một thông số thường


được dùng trong các báo cáo đo lường bán lẻ. Độ phủ được
tính theo % và thường được đo cho sản phẩm hay 1 SKU.
Để tìm hiểu rõ hơn về “độ phủ”, hãy cùng tìm hiểu hai chỉ số
quan trọng là Numeric Distribution (NUM) và Weighted
Distribution (WTD).

4. ROAS (Return On Advertising Spend)

Tỷ lệ hoàn vốn trên chi phí quảng cáo

Trong thời gian gần đây, với sự bùng nổ của kỹ thuật số thì rất
nhiều doanh nghiệp đã và đang đầu tư lợi nhuận của mình cho
quảng cáo, với mục đích giúp thúc đẩy doanh số một cách bền
vừng. Để đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, ROAS là
một chỉ số được sử dụng rất phổ biến. Tương tự như CPA hay
ROI, ROAS là một chỉ số quan trọng và cần thiết giúp doanh
nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất về hiệu quả kinh doanh.
TRADE
MARKETING
1. Channel strategy

Các kênh phân phối trong Trade Marketing

Trên toàn quốc có hơn 1,4 triệu điểm bán lẻ, 5397 cửa hàng hiện
đại trên cả nước. Số lượng, chất lượng, loại hình các kênh phân
phối cũng đang thay đổi không ngừng để đáp ứng nhu cầu của
người mua hàng. Thế nên, việc thấu hiểu kênh phân phối sẽ
giúp các trade marketer có được chiến lược phát triển phù hợp
để “đẩy” hàng về tay người tiêu dùng tốt nhất trong trận chiến
bán lẻ khốc liệt này.

2. Route to market

Route to market là gì? Các bước xây dựng Route to market

RTM là quá trình hoạch định và xây dựng hệ thống kênh phân
phối của công ty để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Dịch vụ tốt, doanh nghiệp đổ nhiều tiền để chạy chương trình
quảng cáo trên đa kênh, nhưng sản phẩm cuối cùng vẫn không
đến được tay người tiêu dùng. Nguyên nhân đến từ việc không
có kênh phân phối để đưa sản phẩm ra thị trường. Và RTM
(Route to Market) được xây dựng lên để quá trình vận hành sản
phẩm được trơn tru, đẩy hàng tới người dùng để doanh thu
công ty về số.
3. Shopper Marketing

Sự khác nhau giữa Shopper Marketing và Consumer Marketing:

Consumer và Shopper đều là có nghĩa trong Tiếng Việt gần


tương tự nhau là người tiêu dùng và người mua sắm. Vậy bản
chất, hai thuật ngữ khác nhau như thế nào trong Marketing?
Lời cuối, Ban Tổ chức MARKETING ARENA 2023 xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến toàn bộ anh, chị tại Quý Đơn vị
Đối tác Chiến lược Tomorrow Marketers đã có sự hỗ trợ,
góp ý hết mình giúp Ban Tổ chức có thể hoàn thành
Handbook Vòng 01 MARKETING ARENA 2023 một cách
chỉn chu nhất.
Chúc các bạn thí sinh sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ
tại MARKETING ARENA 2023 và đừng quên chuẩn bị kiến
thức cho mình thật tốt và hoàn thành xuất sắc các vòng
thi nhé!

Trân trọng,
Ban Tổ chức MARKETING ARENA 2023./.

You might also like