You are on page 1of 14

6 Cách Tiếp Cận Khách Hàng Online Hiệu Quả Nhất

Khách hàng là người mang lại lợi nhuận, doanh số cho doanh nghiệp. Yêu cầu mỗi
cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh cần xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng
hiệu quả để tạo lòng tin, chiếm được thiện cảm để người tiêu dùng chọn mua sản
phẩm của bạn.

Tiếp cận khách hàng là bước đầu quan trọng để thực hiện tư vấn, chốt đơn hàng
hiệu quả. Chia sẻ dưới đây về 6 cách tiếp cận khách hàng online hiệu quả sẽ hữu
ích cho doanh nghiệp.

Vì sao cần thực hiện các chiến lược tiếp cận khách hàng online?
Khách hàng là mục tiêu của doanh nghiệp nhắm đến, mang lại lợi nhuận, doanh số
bán hàng. Thị trường cạnh tranh khốc liệt, yêu cầu các doanh nghiệp cần có chiến
lược tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả, chiếm được lòng tin người dùng, từ
đó bán được hàng.
Cùng với sự phát triển của công nghệ số, tiếp cận thị trường online là kênh tiếp cận
khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp.
Lý do doanh nghiệp cần tiếp cận khách hàng mới online
Thị trường với hàng ngàn sản phẩm được bán ra, nhiều sản phẩm cùng loại, cạnh
tranh rất khốc liệt. Nếu doanh nghiệp không tự vận động, tìm kiếm khách hàng
mới, tiếp cận và giới thiệu sản phẩm sẽ dễ bị đào thải, cuối cùng là phá sản.

Công nghệ phát triển, xu hướng người dùng lựa chọn, mua hàng trực tuyến tăng
mạnh. Doanh nghiệp tiếp cận khách hàng online sẽ là con đường hiệu quả, mang
lại nhiều lợi thế:
- Tiếp cận khách hàng online rút ngắn thời gian, khoảng cách. Doanh nghiệp
có thể tiếp cận khách hàng ở mọi nơi, trên toàn quốc mà không phải mở chi
nhánh ở các tỉnh thành xa. 
- Nhiều kênh online, trực tuyến cho phép khách hàng tiếp cận nhanh chóng,
hiệu quả, với nhiều đối tượng khác nhau. Doanh nghiệp mở rộng thị trường,
phân khúc khách hàng.
- Tiếp cận khách hàng online mang lại thế chủ động, tăng tính cạnh tranh cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị trường online công bằng cho tất cả mọi
đối tượng doanh nghiệp, giúp xây dựng và định vị thương hiệu hiệu quả.
- Nhiều kênh online miễn phí, giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách cho việc
tiếp cận khách hàng, marketing và giới thiệu sản phẩm.
Phân loại cách tiếp cận khách hàng cơ bản
Hoạt động tiếp cận khách hàng là bước đầu tiên, quan trọng mà doanh nghiệp cần
thực hiện để tiếp tục những bước tiếp theo trong quá trình đưa sản phẩm đến với
người tiêu dùng.
Từ đó kích thích nhu cầu, lựa chọn mua sắm của khách hàng. Nhiều cách tiếp cận
khách hàng khác nhau, nhưng nhìn chung, có thể chia thành 2 phương pháp cơ
bản:

- Tiếp cận khách hàng trực tiếp – Phương pháp người bán hàng, nhân viên
kinh doanh gặp trực tiếp khách hàng để giới thiệu và tư vấn về sản phẩm/
dịch vụ. Ưu điểm của phương pháp trực tiếp: mang lại lòng tin cho khách
hàng được tư vấn và trải nghiệm sản phẩm thực tế, tăng cơ hội chuyển đổi
mua hàng. Tuy nhiên, phương pháp sẽ cần đầu tư về đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, tốn nhiều thời gian, công sức và cả chi phí
đi lại. Phương pháp nên áp dụng với những khách hàng tiềm năng, có nhu
cầu.
- Tiếp cận khách hàng gián tiếp – là tổng hợp các phương pháp gọi điện, gửi
email, tin nhắn… đến với khách hàng. Thông qua các hình thức gián tiếp để
giới thiệu về doanh nghiệp, sản phẩm/ dịch vụ cho phân khúc khách hàng
rộng hơn. Ưu điểm của phương pháp gián tiếp: Tiết kiệm thời gian, tiếp cận
với được nhiều khách hàng, khoanh vùng khách hàng hiệu quả. Nhược điểm:
hiệu quả tương tác không cao, khó tạo lòng tin với người tiêu dùng. Phương
pháp áp dụng cho tất cả đối tượng khách hàng, chưa xác định được nhu cầu
thực tế.
Top 6 cách tiếp cận khách hàng online hiệu quả
Tiếp cận khách hàng trực tuyến trở thành giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp
trong thời đại kinh tế số.

Với sự đa dạng kênh trực tuyến, tương tác khách hàng, bạn cần cân nhắc con
đường tiếp cận khách hàng online mang lại hiệu quả, tỷ lệ chuyển đổi cao. Dưới
đây là 6 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trên kênh online mang lại hiệu quả
cao mà bạn nên áp dụng:
- Xây dựng website và tối ưu công cụ tìm kiếm – Xu hướng khách hàng tìm
kiếm thông tin về sản phẩm/ dịch vụ bằng từ khóa trên google. Phát
triển website, thực hiện chiến lược SEO top tập trung vào từ khóa, xây dựng
nội dung web chất lượng, tối ưu thứ hạng tìm kiếm… Giúp website của bạn
lên top đầu, tăng cơ hội tiếp cận khách hàng hiệu quả.
- Phát triển chiến lược email marketing – Thực hiện các chiến lược mời khách
hàng đăng ký nhận email, xây dựng nội dung email tiếp thị có giá trị.
Phương pháp email marketing mang lại hiệu quả cao trong tiếp cận và tìm
kiếm khách hàng tiềm năng, có nhu cầu thực sự.
- Thiết kế website tối ưu hóa với di động – Do thói quen sử dụng smartphone
tăng, mọi công việc, giải trí, tìm kiếm thông tin được thực hiện trên di động.
Doanh nghiệp không nên bỏ qua nền tảng website trên di động. Tối ưu để
tăng trải nghiệm người dùng, tiếp cận khách hàng hiệu quả.
- Tiếp cận khách hàng qua mạng xã hội – Một kênh tiếp cận khách hàng cực
hiệu quả, với tỷ lệ chuyển đổi cao. Do lượng lớn người dùng sử dụng mạng
xã hội facebook, instagram, twitter, pinterest… Thói quen tìm kiếm thông
tin, mua bán sản phẩm trên mạng xã hội tăng mạnh. Khả năng lan truyền và
chia sẻ trên mạng xã hội lớn sẽ là cơ hội để phát triển hình ảnh, thương hiệu
của doanh nghiệp.
- Tiếp cận khách hàng qua video – Youtube là kênh chia sẻ video miễn phí
lớn nhất thế giới, có lượng truy cập hàng ngày cao, nhiều độ tuổi khác nhau.
Doanh nghiệp không nên bỏ qua kênh youtube học qua các kênh mới như
TikTok để tiếp cận khách hàng.
- Mở cửa hàng trên sàn giao dịch điện tử – xu hướng mua sắm trên các sàn
giao dịch điện tử tăng mạnh: tiki, shopee, lazada… hay của thế giới như
amazon, alibaba, ebay… mang đến nhiều cơ hội bán hàng, giới thiệu sản
phẩm của doanh nghiệp. Các sản phẩm như nông sản, sản phẩm kinh doanh
truyền thống được đưa lên sàn giao dịch điện tử, mang đến cơ hội tiếp cận
khách hàng rộng hơn.
Tham khảo một số chiến lược tím kiếm khách hàng tiềm năng:

 Chiến lược SEO


 Chiến lược content marketing
 Quảng cáo
 SEO website
 Zalo marketing
 Affiliate marketing
 Mobile marketing
 Digital marketing,…
Nguyên tắc xây dựng cách tiếp cận khách hàng hiệu quả
Tiếp cận khách hàng online với nhiều kênh tương tác, tạo cơ hội cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào áp dụng các kênh tiếp thị trên cũng mang
lại hiệu quả.

Yêu cầu cần chiến lược và kế hoạch cụ thể để tiếp cận khách hàng, tìm ra đối
tượng thực sự có nhu cầu. Dưới đây là những nguyên tắc tiếp cận khách
hàng hiệu quả giúp xây dựng kế hoạch cụ thể:
- Cần xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, phân khúc
và insight khách hàng tiềm năng. Hình dung đối tượng khách hàng rõ
ràng bao nhiêu thì doanh nghiệp dễ dàng có chiến lược tiếp cận hiệu
quả bấy nhiêu.
- Nên phân tích thị trường, đối thủ để xác định được điểm mạnh, điểm
yếu của các chiến lược. Từ đó điều chỉnh và tạo nên kế hoạch tiếp cận
khách hàng phù hợp cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
- Xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp truyền tải thông tin phù hợp
với khách hàng. Trước tiên người bán hàng cần hiểu về sản phẩm/ dịch
vụ, xây dựng nội dung xúc tích, ngắn gọn, tìm ra những tính năng giải
quyết vấn đề của khách hàng. Hiểu được cảm xúc khách hàng, đánh vào
cảm xúc để lấy được thiện cảm.
- Kết hợp nhiều phương pháp, phân tích và đánh giá hiệu quả để điều
chỉnh lại chiến lược tiếp cận khách hàng phù hợp theo từng giai đoạn.
Khách hàng quan trọng với doanh nghiệp, tạo nên doanh thu, lợi nhuận. Mỗi công
ty, đơn vị, người bán hàng cần có cách tiếp cận khách hàng phù hợp để tạo lòng
tin, chiến được thiện cảm ngay từ những bước đầu tiên.
Quy trình các bước tiếp cận khách hàng mục tiêu chuẩn mực
Bán hàng là một quy trình có hệ thống gồm nhiều bước thống nhất. Nhưng quan
trọng nhất là ở bước đầu tiên tiếp cận khách hàng. Bước đầu tiên trong quy trình
tiếp cận khách hàng mà không thành công thì những bước sau không cần bàn tới.
Bước 1: xây dựng mối quan hệ và lòng tin tưởng
Đây được coi là bước đầu tiên trong kế hoạch  tiếp cận khách hàng. Trong kinh
doanh, giao dịch chỉ diễn ra khi khách hàng có lòng tin tưởng và cảm giác tin cậy.
Công việc của bạn là khiến các khách hàng muốn được giao dịch kinh doanh với
bạn, Vậy phải làm thế nào? Nó tuỳ thuộc vào các khách hàng của bạn.
- Một người bán hàng giỏi
- Một thông điệp bán hàng hiệu quả luôn hướng tới khách hàng.
- Tìm điểm chung tương đồng về sở thích, tính cách hay hoàn cảnh với khách
hàng. Nó sẽ là cơ sở để xây dựng tình bạn với. Hơn nữa, xây dựng mối quan
hệ với khách hàng bằng cách:
- Chú ý lắng nghe vấn đề mà khách hàng gặp phải
- Hỏi những câu hỏi chuẩn xác
- Đừng cố tỏ ra quá thông minh với khách hang
- Đưa ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề khách hàng gặp phải
- Giải đáp những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm – dịch vụ của bạn.

Bước 2: Thu thập thông tin khách hàng


Làm một mấu chốt trong bán hàng. Thu thập thông tin khách hàng trong quy
trình các bước tiếp cận khách hàng hết sức quan trọng. Hiểu và biết được những
vấn đề khách hàng đang gặp phải và giúp họ giải quyết tốt các xu hướng hay thay
đổi của họ phải đối mặt.
Thực tế, mỗi doanh nghiệp đều có lượng data khách hàng vô cùng lớn, từ nhiều
nguồn khác nhau. Nếu có thể áp dụng hệ thống tự động thu thập thông tin
khách hàng thì sẽ tiết kiệm thời gian và công sức của nhân viên. 
Hiểu rõ “mục tiêu” và “giới hạn nguồn lực của khách hàng”. Lấp đầy những thiếu
hụt này bằng những lợi ích nào mà khách hàng quan tâm trong sản phẩm của bạn.
Hãy chắc chắm một điều là bạn hiểu thông tin về sản phẩm bạn bán.
Nỗ lực biết được những gì ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách
hàng,những yếu tố tài chính hay chính trị nào tác động lên quy trình mua sắm thực
tế của họ.
Họ sử dụng thẻ tín dụng công ty hay cá nhân?
Liệu họ có thể tự mình ra quyết định mua sắm, hay họ cần tới các thông tin hấp
dẫn khác về sản phẩm để trình người ra quyết định cuối cùng tại nhà hoặc nơi công
sở ?
Đối thủ cạnh tranh là vấn đề không thể không điều tra. Đây là vấn đề hết sức cơ
bản nhưng còn chưa được quan tâm đúng mức. Biết rõ sản phẩm của bạn đang nằm
ở đâu trên thị trường tương quan với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Hãy thẳng thắn khi bạn nói chuyện về các lợi thế tương xứng của sản phẩm của
bạn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Hãy nhớ rằng “khách hàng mua hàng là lý do của họ, không phải là do bạn”. Đừng
nhồi nhét sự tuyệt vời của sản phẩm mà bạn cung cấp vào tâm trí khách hàng. Hãy
lắng nghe những gì họ quan tâm.

Bước 3: Đề xuất hành động


Lời đề xuất – gợi ý của bạn sẽ ảnh hưởng một phần đến quyết định mua hàng của
khách hàng. Bạn đề nghị một một giải pháp và thuyết phục họ rằng sản phẩm của
bạn không những làm tốt những thứ mà đối thủ cạnh tranh đang làm mà còn tốt
hơn trên một góc độ khác.
Hãy giúp đỡ các khách hàng hiểu được sản phẩm mà bạn đưa ra đem lại những lợi
ích quan trọng đối với họ. Và sau đó hãy giải thích chi tiết những sản phẩm của
bạn ưu việt hơn so với đối thủ cạnh tranh thế nào.

Bước 4: Có được sự gắn kết


Sau khi đưa ra đề xuất và giải thích với khách hàng, hãy cố gắng cảm nhận về sự
gắn kết. Nếu cảm nhận được bạn có thể kết thúc với một giao dịch lý tưởng.
Hãy luôn linh động và thích nghi với các khách hàng. Và cuối cùng, bạn cần nhớ
rằng nếu không đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Một ai đó khác sẽ
làm tốt diều đó thay bạn.

TỔNG KẾT
Có thể tổng hợp các bước tiếp cận khách hàng làm 4 giai đoạn như trên để thực
hiện mục đích bán hàng. Nếu thực hiện tốt được quy trình trên chắc chắn bạn sẽ là
một sales giỏi.
Mô hình RACE và ứng dụng vào chiến lược Digital Marketing như thế nào?
Muốn xây dựng hoàn chỉnh mô hình và cấu trúc của kế hoạch Digital Marketing
tổng thể, chúng ta phải nhờ sự trợ giúp của mô hình RACE trong danh sách của
mình. Vậy mô hình RACE là gì? Tác động của RACE đến chiến lược Digital
Marketing của doanh nghiệp ra sao?

1. Mô hình RACE
Định nghĩa
RACE là viết tắt của
 Reach
 Act
 Convert
 Engage
RACE tập trung vào việc tăng lợi nhuận thương mại từ Digital Marketing trên
kênh chuyển đổi. Giai đoạn lên kế hoạch ban đầu để tạo ra một “con đường” với
các mục đích và KPI được nắm rõ ràng để đánh giá. Các thực tiễn tốt nhất
sau đấy được phát triển để quản lý và tối ưu hóa truyền thông theo cách tích hợp
trên nhiều điểm tiếp cận khách hàng online và offline xoay quanh khi người
dùng chọn sản phẩm hoặc dịch vụ ngày hôm nay.
RACE Planning là một hệ thống được phát triển bởi Smart Insights để giúp các nhà
tiếp thị phát triển các kế hoạch tiếp thị kỹ thuật số tập trung vào tăng trưởng doanh
số.
2. Năm yếu tố cấu thành nên mô hình RACE trong Digital Marketing
Plan (Kế hoạch)
Đây chính là chiến lược tổng thể của bạn cho tiếp thị kỹ thuật số. Việc xác
định một kế hoạch để tích hợp truyền thông qua các điểm tiếp xúc khách
hàng không giống nhau thường bị bỏ quên. Tạo dựng kế hoạch gồm có thiết
lập các mục tiêu, làm ra một chiến lược mạch lạc để đạt được chúng và đưa các
công cụ đánh giá vào vị trí để đảm bảo bạn có thể đi đúng hướng.
2.1 Reach (tiếp cận) – Tập trung vào cấp độ hiển thị trực tuyến
Tạo nhận thức về thương hiệu bằng việc tăng khả năng hiển thị trực tuyến của
các trang Web để hấp dẫn khách truy cập trang Web. Tăng dấu ấn trực tuyến của
thương hiệu trên các phương tiện truyền thông xã hội, nhà xuất bản và các trang
đối tác.
Những cách tiếp xúc có thể cải thiện độ tiếp cận thông qua content marketing:
 Xác định – “Ai đã và đang nghe bạn nói?” Làm điều gì đó cho họ, lý tưởng
nhất những điều đó sẽ giúp cuộc sống của họ dễ dàng hơn một tí, làm
họ mong muốn nói cho những người khác về bạn. Hãy chú ý vào họ hơn
những nhóm khác – câu hỏi trước tiên không phải bao nhiêu mà là AI – ai là
những người giúp lan tỏa doanh nghiệp bạn nhiều nhất?
 Làm ra những điều bổ ích – thay vì cố gắng để thông điệp viral một cách mù
quáng, hãy tự hỏi nội dung nào khách hàng mục đích của bạn cần và thích,
đâu là giao điểm giữa thương hiệu bạn (điều bạn mong muốn nói) và khách
hàng (vấn đề họ mong muốn giải quyết)? Nội dung càng liên quan đến nhu
cầu của họ, họ càng cảm nhận thấy chúng giá trị – hãy sử dụng công cụ
social listening, nghiên cứu blog và công cụ tìm kiếm từ khóa để nắm rõ
ràng nhanh chóng vấn đề đối tượng đang mắc phải.
 “Luôn bên bạn dù bạn ở nơi đâu” – hãy bảo đảm khách hàng luôn
thấy thông tin của bạn dù họ có ở đâu chăng nữa. Thành công đến từ việc
lắng nghe khách hàng trên mạng xã hội cho đến ngoài thị trường và đương
nhiên không thể thiếu sự kiên trì vượt khó.
KPI cho giai đoạn này thường là:
 Website: Pageview, session, unique visitors
 Social Network: Lượng Reach của từng bài post, tổng số lượng fan /
followers
2.2 Act (hành động) – Động viên khách hàng tương tác và chia sẻ thông tin
Tại giai đoạn này mục tiêu là khuyến khích người có khả năng mua hàng tác động
qua lại và sẻ chia nội dung của chúng ta, vì vậy cần phải biết loại nội dung sẽ đem
lại đạt kết quả tốt. Có thể sử dụng một số cách sau:
 Tạo sự đa dạng – với danh sách hình mẫu khách hàng và các thiết bị họ sử
dụng, thông tin phong phú là vô cùng quan trọng. Hãy xem xét sự khác biệt
của điện thoại thông minh và các kiểu máy tính để bàn – cái nào sẽ thích
hợp với đối tượng? Có rất nhiều cách để sẻ chia nội dung – những bài
đăng hàng ngày trên blog, chuỗi clip theo tuần trên Youtube, các buổi hội
thảo online theo quý và google tài liệu phát hành nửa năm một kỳ. Để tăng
tính tương tác bạn cũng có khả năng dùng những câu đố vui và các cuộc thi,
chúng đều là thông tin cả.
 Mang tính “người” – Khi một người sử dụng vào trang Web của bạn,
điều đó có hợp lý không, đạt được tổ chức để dành “cho họ” và nhu cầu của
họ không hay kiểu như cách mọi trang Website khác trên thị trường vận
hành chỉ khác chỗ logo là thương hiệu của bạn? Sử dụng ngôn ngữ gần gũi,
tự nhiên và gọn gàng sẽ giúp ý tưởng của bạn dễ hiểu hơn rất nhiều khi giới
thiệu đến khách hàng. Có một bộ khung riêng cho nội dung cùng chủ
đề hoặc cùng loại sẽ tăng năng lực khách hàng tìm đọc thêm những bài liên
quan.
 Dễ chia sẻ – sẻ chia nội dung dễ dàng là một việc rất quan trọng. Có rất
nhiều công cụ bạn sẽ sử dụng để giúp khách hàng sẻ chia nội dung về
trang kênh mạng xã hội đơn giản hơn, đơn cử như nút Thích/Gửi trang
Facebook trên các báo mạng là một ví dụ điển hình. Và đừng quên sử
dụng syndication (đồng bộ hóa nội dung) và đánh dấu trang cho
những thông tin và thông tin chất lượng của bạn. Điều này sẽ khuyến khích
các khách hàng có thích thú với nội dung chia sẻ về trang của họ để lưu lại.

KPI cho giai đoạn này thường là:

 Website: Bounce Rate (should be 40%), Time on site, page per visit, viewed
products, added to basket, registered as a member (đăng ký e-newsletter)
 Social Network: %Engagement (click, likes, shares & comments)

2.3 Convert (chuyển đổi) – Được cấp phép


Đây là giai đoạn gặt hái thành quả thể hiện bằng doanh thu/doanh số. Tức hành vi
mua hàng “purchase” được chuyển đổi từ đối tượng là độc giả sang đối tượng là
khách hàng. Nếu như bạn đang bán hàng thương mại điện tử, hành vi này có
thể xảy ra ngay lập tức và đo lường được một cách đơn giản. Đối với các bạn kinh
doanh bằng phương thức kinh doanh tại cửa hàng, hành vi mua hàng của độc
giả có khả năng khó được đo lường hơn và thường không thể ngay tức khắc.
KPI cho giai đoạn này thường là:
 Website: revenues/sales, revernue per visit

2.4 Engage (gắn kết) – Tạo thành sự ủng hộ và giới thiệu


Một khi mua hàng, hãy đảm bảo rằng dịch vụ sau bán hàng (after-sales service)
của bạn tốt vì điều đấy quyết định hành vi quay lại mua hàng của chính khách
hàng đó, hoặc năng lực truyền miệng word-of-mouth từ khách hàng đấy sang nhiều
khách hàng khác là rất lớn. Đây là một hành vi Marketing từ người sử dụng có lợi
cho doanh nghiệp free of charge. Ngoài hình thức bị động ngồi chờ khách
hàng trao đổi qua lại và gởi feedback, công ty hoặc thương hiệu hoàn toàn có
thể chủ động thăm hỏi khách hàng qua hệ thống email lấy feedback một cách tự
động. Hơn nữa, việc tạo cho khách hàng/độc giả có một nơi chốn cộng đồng cùng
nhau trao đổi thông tin là rất cần thiết.

KPI cho giai đoạn này thường là:

 Website: repeated purschase / % increased revenue


 Social Network: %Engagement (click, likes, shares & comments)

3. Làm sao để sử dụng mô hình Race hiệu quả?


Mô hình RACE có thể được sử dụng để tạo một kế hoạch tiếp thị kỹ thuật số và hỗ
trợ bảng điều khiển và các cách thức làm như được giải thích trong hướng
dẫn thông tin chi tiết thông minh để cung cấp kết quả từ tiếp thị kỹ thuật số.
Mỗi khía cạnh của RACE sau đó sẽ được xem xét liên tục để cải thiện hiệu
suất thông qua kế hoạch 90 ngày, ví dụ như được giải thích trong phác thảo trong
bảng này.

Yếu tố
RACE Mục đích KPI mẫu

Reach Xây dựng nhận thức trên các Người truy cập và người
phương tiện truyền thông được trả hâm mộ độc đáo
tiền và kiếm được để đẩy Chia sẻ đối tượng
Doanh thu hoặc giá trị mục
mạnh nhận thức, ưu tiên và truy
cập vào các phương tiện thuộc sở đích Mỗi lần truy cập
hữu như các trang Website và Khối lượng tìm kiếm thương
hiệu và chia sẻ của cuộc trò
trang xã hội của tổ chức.
chuyện

Khuyến khích khán giả trao đổi


qua lại với thương hiệu trên máy
tính để bàn và điện thoại di
động và các sự hiện diện trực Tỷ lệ thoát
tuyến khác để tạo người có khả Số trang Mỗi lần truy cập
Act năng mua hàng. Chuyển đổi thành lãnh đạo

Tỷ lệ chuyển đổi để bán


Có được chuyển đổi để kinh Giá trị đơn hàng trung bình
doanh và tối đa hóa giá trị đơn Doanh thu và tỷ suất lợi
hàng trung bình. nhuận
Convert

% khách hàng hoạt động


Xây dựng mối quan hệ khách Xếp hạng sự hài lòng của
hàng và người hâm mộ qua thời khách hàng
gian để đạt được mục tiêu duy trì Vận động khách hàng
và khuyến khích sẻ chia. Lặp lại tỷ lệ chuyển đổi
Engage
Rất nhiều công ty không có hoặc thiếu các KPIs đo lường đạt kết quả tốt công việc
vì:
 Thứ nhất, họ chưa đầu tư đủ về content Marketing;

 Thứ hai, họ chưa biết tạo dựng hệ thống content logic và khoa học;
 Thứ ba, họ chưa nắm rõ các chỉ số đo lường và các tỉ lệ phần trăm
chuyển đổi từ khoản chi ra doanh thu.
Chỉ cần bạn biết bắt đầu từ đâu, bạn sẽ biết phải bắt đầu như thế nào đồng thời bạn
sẽ có thể nhìn được đích đến. Digital là thế giới bạn buộc phải linh động, thay đổi
và học hỏi luôn luôn, dám mạo hiểm, làm sai và rút kinh nghiệm, vì mỗi bài học là
một kinh nghiệm duy nhất. Có rất nhiều công ty làm thương mại điện tử, cũng có
rất nhiều công ty hiểu về content marketing và SEO, tuy nhiên có lẽ thị trường còn
lo lo lắng những nguy cơ về mặt đầu tư, nên thường thì tầm cần thiết của content
marketing chỉ dừng tạm trong suy nghĩ còn về việc thực thi còn gặp khá nhiều hạn
chế và dè chừng.
“Làm sao để 1 stranger trở thành 1 knower?
Chúng ta phải chủ động tiếp cận họ – Đây chính là bước đầu tiên của Model
– REACH!

Từ 1 knower thành 1 liker?


Chúng ta phải tạo ra nhu cầu cho họ và tăng độ nhận biết của SP, tại sao họ phải
mua sản phẩm? – Đây là bước thứ 2 – ACT!

Từ 1 liker thành 1 buyer?


Chúng ta phải gạt bỏ những yếu tố khiến họ cân nhắc chưa mua hàng, tại sao họ
phải mua sản phẩm, NGAY BÂY GIỜ?– Đây là bước thứ 3 – CONVERT!

Từ 1 buyer thành 1 referrer?


Chúng ta phải khiến họ cảm thấy như là một phần của doanh nghiệp và không
ngần ngại quảng bá SP hộ chúng ta – Đây là bước cuối cùng, khó nhất, cũng là
bước quan trọng nhất trong chiến lược phát triển bền vững của một công ty
– ENGAGE!”

You might also like