You are on page 1of 7

Các chiến lược Marketing Mix

Tiếp thị hỗn hợp – Marketing Mix là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử
dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Có 3 chiến lược Marketing
Mix được sử dụng phổ biến nhất. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo ngay dưới đây.
Marketing Mix 4P
4P là chiến lược Marketing Mix truyền thống. Mô hình này được xây dựng từ những năm
1960, bởi nhà kinh tế học E. Jerome McCarthy.
Từ thời điểm đó, mô hình Marketing 4P trở nên nổi tiếng và được sử dụng, cũng như được
giảng dạy trong các doanh nghiệp, trường đại học cao đẳng trên khắp thế giới.
Mô hình Marketing mix 4P cũng chính là nền móng cho khái niệm Marketing Mix nói chung.
Marketing Mix 4P là tập hợp các phạm vi tiếp thị bao gồm :
Sản phẩm (Product )
Giá cả (Price)
Địa điểm (Place)
Khuyễn mãi/ Xúc tiến thương mại (Promotion)
Với những người làm Marketing thì đây là chiến lược rất cơ bản để định hình kế hoạch tiếp
thị. Nếu chúng ta quan sát cũng có thể nhận ra cách làm kinh doanh của mọi cá nhân hay tổ
chức thương mại đều đã áp dụng. Tất nhiên mức độ hỗn hợp và các chiến thuật trong đó có
thể chưa chính xác hoặc còn yếu ớt.
Marketing Mix 7P
Marketing Mix 7P là mô hình tiếp thị được chuyển tiếp từ 4P. Mô hình này được kế thừa 4
phạm vi tiếp thị từ mô hình 4P và kết hợp thêm 3 yếu tố đó là: People, Process và Physical.
Marketing Mix 7P được ứng dụng phổ biến và mạnh mẽ với ngành thương mại dịch vụ.
Chúng ta cùng tìm hiểu từng “P” trong 7PS:
Marketing mix product
Product (sản phẩm) là một thành tố rất quan trọng trong mô hình 4Ps. Sản phẩm được tạo
ra để làm hài lòng nhu cầu của một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Sản phẩm có thể
hữu hình, hoặc vô hình (thể hiện dưới dạng một dịch vụ).
Vòng đời của một sản phẩm (product life – cycle) thì bao gồm giai đoạn:
Hình thành (introduction)
Phát triển (growth)
Trưởng thành (maturity)
Thoái trào (decline)
Việc xác định nhu cầu của khách hàng là cực kỳ quan trọng, nó giúp bạn cân đối nguồn cung
của sản phẩm ra thị trường, và có những điều chỉnh thích hợp với thị hiếu của khách hàng.
Muốn vậy, bạn cần trả lời những “gạch đầu dòng” dưới đây:
Khách hàng muốn gì từ sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp?
Khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn như thế nào?
Họ sẽ sử dụng chúng ở đâu?
Tính năng gì trong sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của họ?
Có tính năng độc đáo nào mà bạn vô tình bỏ qua trong quá trình phát triển sản phẩm?
Bạn có vô tình tạo ra những tính năng thừa thãi, không cần thiết đối với khách hàng sử dụng
sản phẩm?
Tên của sản phẩm/dịch vụ bạn muốn cung cấp là gì? Liệu cái tên ấy có “bắt tai” không?
Kiểu dáng mà bạn muốn cung cấp cho sản phẩm/dịch vụ của mình là gì (kích cỡ, màu sắc,…)?
Sản phẩm của bạn khác biệt như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh?
Hình thù cuối cùng cho sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn cung cấp sẽ có dạng như thế nào?
Marketing mix promotion
Promotion (tạm dịch là quảng bá – truyền thông) là một yếu tố có thể giúp doanh nghiệp
bạn thúc đẩy hoạt động brand positioning và sales. Promotion bao gồm những thành tố nhỏ
cấu thành như:
Tổ chức bán hàng (sales organization).
Quan hệ công chúng (public relation).
Quảng cáo (advertising).
Tiếp thị (sales promotion).
Quảng cáo thường bao phủ các khía cạnh truyền thông yêu cầu doanh nghiệp phải trả phí
như quảng cáo trên truyền hình, radio, báo in và trên Internet. Ngày nay, quảng cáo đang
dịch chuyển từ môi trường offline sang online (digital marketing).
Quan hệ công chúng (hay còn gọi là PR) là phương thức truyền thông không trả phí. Bao
gồm các hoạt động như họp báo, triển lãm, tổ chức sự kiện,…
Truyền thông lan tỏa / truyền miệng (word of mouth) là một dạng truyền thông tiếp thị mới.
Đây là phương thức truyền thông phi truyền thống. Tận dụng sự lan tỏa từ những đánh giá
tích cực của khách hàng. Công hưởng sự truyền miệng của các cá nhân để thúc đẩy hoạt
động bán hàng cho sản phẩm.
Marketing mix price
Giá cả chính là khía cạnh vô cùng quan trọng trong Marketing Mix. Ở đây, bạn cần phải xác
định một mức giá mà khách hàng nào (trong tệp khách hàng bạn đã lựa chọn) cũng sẽ cảm
thấy hài lòng khi họ mở hầu bao trả tiền.
Đây rõ ràng là một chiến lược vô cùng nhạy cảm. Giả sử doanh nghiệp bạn muốn cung cấp
một sản phẩm hoàn toàn mới. Nhưng liệu có nên không khi bạn đặt một mức giá vô cùng
cao cho một sản phẩm. Mà doanh nghiệp cung cấp sản phẩm ấy chưa gây dựng được nhiều
tiếng tăm trên thị trường.
Khi xác định giá bán, marketer nên cân nhắc giá trị khách hàng nhận được của một sản
phẩm. Có ba chiến lược định giá chính, bao gồm:
Market penetration pricing (định giá thâm nhập).
Market skimming pricing (định giá hớt váng).
Neutral pricing (định giá trung lập).
Để có được chiến lược định giá chuẩn xác, bạn cần xác định:
Bạn sẽ phải chi bao nhiêu tiền để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm?
Giá trị nhận được khi khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn là gì?
Nếu bạn giảm giá bán của sản phẩm, liệu thị phần có tăng lên?
Giá bán mà bạn đang cung cấp có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường?
Marketing mix place
Hệ thống phân phối cũng là một khía cạnh quan trọng khác của Marketing Mix. Điều bạn cần
cân nhắc ở đây là xây dựng một hệ thống cung cấp sản phẩm/dịch vụ hợp lý. Có thể giúp
khách hàng thuận tiện trong việc tiêu thụ và sử dụng.
Bạn cần có một tầm hiểu biết sâu rộng về thị trường mà doanh nghiệp bạn đang cung ứng
sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn khám phá những đặc tính cần thiết. Để làm hài lòng những
khách hàng trong thị trường đó.
Có nhiều những chiến lược phân phối khác nhau, bao gồm:
Chiến lược phân phối rộng khắp (intensive).
Chiến lược phân phối độc quyền (exclusive).
Chiến lược phân phối chọn lọc (selective).
Nhượng quyền (franchising).
Bạn cần lưu tâm những vấn đề sau:
Khách hàng có thể tìm đến sản phẩm của bạn ở đâu (place trong Marketing Mix)?
Nơi nào khách hàng của bạn thường xuyên lui tới để mua sắm?
Bạn có thể tiếp cận những kênh phân phối nào? Tiếp cận chúng ra sao?
Hệ thống phân phối của doanh nghiệp bạn khác biệt với đối thủ ra sao?
Bạn có cần hệ thống phân phối mạnh?
Bạn có cần bán sản phẩm của mình trên môi trường kinh doanh trực tuyến?
Marketing mix people
Khía cạnh people (con người) ở đây vừa là đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp
đang nhắm đến. Vừa là những người trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trong doanh
nghiệp.
Thực hiện các bài khảo sát thị trường là quan trọng để bạn đánh giá nhu cầu và thị hiếu của
khách hàng. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp vào dịch vụ cung ứng.
Thực hiện các bài khảo sát thị trường là quan trọng để bạn đánh giá nhu cầu và thị hiếu của
khách hàng. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp vào dịch vụ cung ứng.
Nhân viên trong doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng không kém, bởi họ chính là
người cung cấp dịch vụ đó tới khách hàng. Chính vì vậy, cần cân nhắc thật kỹ việc xét và
tuyển dụng nhân viên các vị trí, như hỗ trợ khách hàng, chăm sóc khách hàng, copywriters,…
Marketing mix process
Process chính là những quy trình, hệ thống giúp doanh nghiệp bạn có thể cung ứng dịch vụ
ra ngoài thị trường.
Bạn cần đảm bảo doanh nghiệp mình đã xây dựng một hệ thống, quy trình bài bản. Giúp
doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí lớn trong việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng.

Quy trình ở đây có thể là quy trình phân phối sản phẩm, quy trình thanh toán (dành cho
khách hàng). Hay hệ thống xuất nhập kho hàng, quy trình logistic,…
Marketing mix physical evidence
Trong marketing dịch vụ, yếu tố cơ sở vật chất là một khía cạnh cần phải nhắc đến. Môi
trường vật chất ở đây chính là không gian gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi giữa người cung cấp
dịch vụ với khách hàng. Là nơi khách hàng sử dụng dịch vụ.
Physical Evidence có thể đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp, giúp họ nổi bật
trong mắt khách hàng. Như nhắc đến không gian cafe hiện đại, thích hợp cho các hoạt động
làm việc là người ta lại nhắc đến The Coffee House. Nhắc đến thái độ chăm sóc khách hàng
chuẩn mực, ta nghĩ ngay đến Google.
Marketing Mix 4C
Mô hình tiếp thị hỗn hợp 4C (marketing mix 4C) được phát triển bởi Robert F. Lauterborn
vào năm 1990. Đây là một sửa đổi của mô hình 4P.
Nó không phải là một phần cơ bản của marketing mix , mà là một phần mở rộng. Doanh
nghiệp muốn thành công thì cần phải hiểu rằng chiến lược marketing hỗn hợp – 4P ngày nay
cần gắn liền với một chữ C (Customer).
Customer Solutions
Chữ C đầu tiên – Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) được gắn với chữ P –
Product (sản phẩm). Thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải thực sự là
một giải pháp cho khách hàng.
Nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng. Chứ không phải chỉ
là “cách kiếm lời” của doanh nghiệp.
Muốn làm tốt chữ C này, doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu thật kỹ để tìm ra nhu cầu đích
thực của khách hàng, giải pháp nào để đáp ứng đúng nhu cầu này.
Thương hiệu thời trang N&M vừa ra đời là một ví dụ về việc tìm kiếm giải pháp cho người
tiêu dùng. Khi trên thị trường có hai dòng sản phẩm tách biệt.
Là trang phục văn phòng (nghiêm túc, cổ điển) và trang phục dạo phố, đi chơi (trẻ trung,
phong cách). Hãng thời trang này đã tìm ra “ngách” là kết hợp hai nhu cầu này vào trong
một sản phẩm, Để có thể mặc đi làm (vẫn đứng đắn) kết hợp mặc đi chơi mà không thấy
quá là cứng nhắc..
Customer Cost
Chữ C thứ hai – Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn với chữ P – Price (giá) thể
hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như là chi phí mà người mua
sẽ bỏ ra.
Chi phí này không chỉ bao gồm chi phí mua sản phẩm mà còn cả chi phí sử dụng, vận hành,
và cả hủy bỏ sản phẩm. Chi phí này phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại cho
người mua.
Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu lợi ích ở đây bao gồm cả lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần.
Nhiều người đắn đo chưa mua ô tô không phải vì giá sản phẩm cao mà vì chi phí sử dụng
quá cao. Trong bối cảnh đó, các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, phụ tùng rẻ và dễ dàng thay thế
sẽ là một giải pháp tốt hơn cả.
Convenience
Chữ C thứ ba – Convenience (thuận tiện) được gắn với chữ P – Place (phân phối) trong
marketing mix. Đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận
tiện cho khách hàng.
Điển hình của khía cạnh thuận tiện trong phân phối có thể kể đến mạng lưới Vinmart+. Cửa
hàng tiện lợi của Vinmart xuất hiện mọi nơi. Hỗ trợ được những trường hợp mua hàng cấp
bách của khách. Đó là cách Vinmart tạo dựng nên sự trung thành của khách hàng.
Communication
Chữ C cuối cùng – Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P – Promotion (khuyến mãi,
truyền thông) yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa
doanh nghiệp với khách hàng.
Doanh nghiệp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của khách hàng. Sau đó “nói” cho khách hàng
nghe là sản phẩm sẽ đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng đó như thế nào.
Một chiến lược truyền thông hiệu quả phải là kết quả của sự giao tiếp, tương tác giữa sản
phẩm, thương hiệu với khách hàng. Từ đó tạo ra mối liên kết dài hạn với khách hàng.

You might also like