You are on page 1of 10

Khái niệm và vai trò của

Marketing Mix đối với Doanh


nghiệp
 Nguyễn Tuyết Anh  26/08/2021 Kiến thức marketing

 

 

 

 

4.5/5 (4 đánh giá) 2 bình luận
Marketing mix (marketing hỗn hợp) là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của
marketing  sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh thực tế của mỗi doanh nghiệp
nhằm củng cố vững chắc vị trí của doanh nghiệp trên thương trường.
Tham khảo thêm các bài viết sau:
+ Kho Đề Tài Luận Văn Marketing Mới Nhất (60 Mẫu Đề Tài)
+ Tổng hợp đề tài và mẫu luận văn về thương mại điện tử

Khái niệm và vai trò của Marketing Mix đối với Doanh nghiệp
Mục lục
 1. Khái niệm marketing mix
o 1.1 Product (Sản phẩm):
o 1.2 Price (Giá cả):
o 1.3 Place (Phân phối):
o 1.4 Promotion (xúc tiến thương mại):
 2. Lịch sử của Marketing mix
 3. Vai trò của Marketing Mix
o 3.1 Vai trò và ý nghĩa của marketing-mix trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp 
o 3.2 Vai trò và ý nghĩa của Marketing-mix đối với người tiêu dùng 
o 3.3 Vai trò và ý nghĩa của Marketing-mix đối với xã hội 
 4. Video khái niệm marketing mix
 5. Khái niệm chính sách marketing và 4p trong marketing là gì
o 5.1. Khái niệm chính sách marketing- mix
o 5.2. Phân tích 4P trong marketing phức hợp
o 5.3. Kết luận 4p trong marketing 

1. Khái niệm marketing mix


Marketing-mix là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của Marketing sao cho phù
hợp với hoàn cảnh kinh doanh thực tế của mỗi doanh nghiệp nhằm củng cố vị trí
vững chắc của doanh nghiệp trên thương trường. Nếu các thành phần Marketing
được phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ thích ứng với tình hình thị trường đang diễn ra
thì công cuộc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trôi chảy, hạn chế được những rủi ro
và do đó, mục tiêu sẽ hài lòng khách hàng và nhờ đó đạt được lợi nhuận tối đa,phát
triển kinh doanh bền vững. Những yếu tố trong Marketing-mix bao gồm bốn yếu tố
sau đây:
(1) chính sách về sản phẩm (Product)
(2) chính sách về giá cả (Price)
(3) chính sách phân phối (Place)
(4) chính sách xúc tiến thương mại (Promotion).
Marketing-mix là một tập hợp những yếu tố biến động kiểm soát được của Marketing
mà doanh nghiệp sử dụng để cố gắng gây dựng được phản ứng mong muốn từ phía
thị trường mục tiêu. [6, tr 48]
Khái niệm Marketing mix
1.1 Product (Sản phẩm):
Là điểm cốt lõi trong việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Nếu
sản phẩm không tốt thì mọi nổ lực của các hình thức tiếp thị khác đều sẽ thất bại. 
Sản phẩm là nền tảng của mọi hoạt động kinh doanh. Các công ty nhắm tới mục đích
là làm cho sản phẩm của mình khác biệt và tốt hơn để có thể thu hút và khiến cho
thị trường mục tiêu ưu thích sản phẩm để có thể trả giá ở mức cao nhất.[2, Tr190] 
Nhưng sự khác biệt có thể tạo ra từ sản phẩm khác nhau về mức độ. Ở một thái cực
khác sản phẩm được gọi là các hàng hóa cơ bản, thiết yếu phục vụ nhu cầu và mong
muốn của con người hàng ngày như là các mặt hàng ting bột, đồ uống, rau quả,
muối ăn, nước mắm, mỳ chính,… Tài năng Marketing được thử thách nhiều đối với
các hàng hóa cơ bản này. Nhưng sẽ là không khôn ngoan nếu luôn luôn coi sản
phẩm là hàng hóa cơ bản. Hàng hóa đơn giản là sản phẩm chờ đợi để được tạo ra sự
khác biệt.
1.2 Price (Giá cả):
Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà
cung cấp. Cách định giá của sản phẩm, dịch vụ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng
của khách hàng. Giá cả được coi là phương tiện cạnh tranh có hiệu quả đối với những
sản phẩm tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của con người. Mà ở đó mức độ cạnh tranh
về giá liên tục diễn ra và người tiêu dùng rất nhạy cảm về biến động giá của sản
phẩm. Đặc biệt là ở những thị trường mà thu nhập của người tiêu dùng còn thấp. 
Giá cả khác với các yếu tố còn lại của Marketing-mix ở chỗ nó tạo ra doanh thu,
trong khi các yếu tố khác chỉ tạo ra chi phí. Do vậy các công ty thường tìm mọi cách
để nâng giá lên càng cao càng tốt chừng nào mà mức độ khác biệt của sản phẩm cho
phép làm điều đó. Việc tăng hoặc giảm giá ảnh hưởng rất rõ rệt đến lợi nhuận.
[2,tr196]
1.3 Place (Phân phối):
Là quá trình đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng qua hai dạng, kênh
phân phối trung gian và kênh phân phối trực tiếp, để đạt được mục tiêu của doanh
nghiệp là tiêu thụ sản phẩm và mang lại giá trị lợi ích cho người tiêu dùng. Những
địa điểm phù hợp sẽ tạo sự tiện lợi cho khách hàng tiết kiệm được thời gian. Do đó
địa điểm càng gần khách hàng thì khả năng khách hàng đến sử dụng dịch vụ càng
cao.
Đối với mỗi doanh nghiệp, việc lựa chọn sản phẩm nào, chính sách giá thế nào cho
phù hợp thôi chưa đủ, mà doanh nghiệp còn phải xét đến phương thức đưa sản phẩm
đó ra thị trường như thế nào, bằng những kênh phân phối nào. Nội dung cơ bản của
chính sách phân phối trong marketing sản phẩm mới là thiết kế và quản lý mạng lưới
bán hàng trong giai đoạn đầu doanh nghiệp tung sản phẩm ra thị trường. Mạng lưới
bán hàng đó là tập hợp các kênh với sự tham gia của các chủ thể khác nhau có khả
năng và uy tín khác nhau để đưa hàng hoá từ doanh nghiệp sản xuất đến các khách
hàng một cách thành công. 
Xác định kênh phân phối là một trong những nội dung quan trọng của chính sách
phân phối. Việc thiết kế và quản lý kênh phân phối mới của doanh nghiệp cần phù
hợp tính chất sản phẩm, dễ dàng tìm mua sản phẩm, đảm bảo tăng doanh số bán và
thiết lập mối quan hệ gần gũi giữa các trung gian. Dựa vào sự phân chia phương
thức phân phối, ứng với phân phối trực tiếp có kênh 0 (kênh phân phối trực tiếp) và
kênh 1, 2, 3 ứng với phân phối gián tiếp là kênh phân phối gián tiếp. Để hiệu quả
hóa hoạt động phân phối, doanh nghiệp cần xác định loại hình phân phối phù hợp
cho từng giai đoạn. Có 3 chiến lược phân phối chủ yếu được sử dụng, đó là: Phân
phối độc quyền, phân phối có chọn lọc, phân phối tập trung.
1.4 Promotion (xúc tiến thương mại):
Là tập hợp những hoạt động mang tính chất thông tin hữu ích nhằm gây ấn tượng,
kích thích và thuyết phục khả năng mua sản phẩm của người tiêu dùng và tạo uy tín
đối với doanh nghiệp. 

 Thúc đẩy bán hàng 

 Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp 

 Truyền đạt thông tin về doanh nghiệp đến người tiêu dùng 

 Là vũ khí cạnh tranh trên thương trường 

Các doanh nghiệp thường sử dụng hai chiến lược kéo và đẩy để tác động đến từng
nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau. Chiến lược kéo là lôi kéo, khuyến khích khách
hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp mình. Ngược lại, chiến lược đẩy là đẩy hàng
hóa ra thị trường thông qua các mạng lưới phân phối. 
Để đạt được mục đích của chính sách xúc tiến thương mại doanh nghiệp cần phối hợp
và sử dụng sáu công cụ: Quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, lực lượng bán
hàng và Marketing trực tiếp. [2, tr207]
Nhà quản trị tài năng là nhà tổ chức, điều hành phối hợp các thành phần marketing
trong một chiến lược chung đảm bảo thế chủ động với mọi tình huống diễn biến phức
tạp của thị trường. Các thành tố đó là:
-     Sản phẩm (Product).
-     Giá cả (Price).
-     Phân phối (Place).
-     Chiêu thị /Thông tin marketing (Promotion)
Marketing – mix còn được gọi là chính sách 4P – do viết tắt 4 chữ đầu các thành tố
(đây là quan điểm của giáo sư Jerome McCarthy đưa ra vào những năm 60).
2. Lịch sử của Marketing mix
Trong bài báo “Khái niệm về Marketing mix” của mình, Neil Borden đã xây dựng lại
lịch sử của thuật ngữ “marketing mix”. Ông bắt đầu giảng dạy vào các học kỳ sau khi
người bạn cùng cộng tác, James Culliton, mô tả vai trò của người quản lý marketing
vào năm 1948 như một “máy trộn nguyên liệu”, một người đôi khi theo công thức
nấu ăn được chuẩn bị bởi những người khác, đôi khi họ chuẩn bị công thức riêng của
mình, đôi khi chế biến lại một công thức từ các thành phần có sẵn và lúc khác thì
phát minh ra các thành phần mới mà chưa ai thực hiện.
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận
tốt nghiệp. Bạn cần đến viết luận văn thuê tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, ... để giúp
mình hoàn thành những bài luận đúng deadline?
Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ
đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà
chúng tôi đã từng trải qua.

3. Vai trò của Marketing Mix


Marketing-mix là một bộ môn khoa học nghiên cứu về các hoạt động kinh doanh có
liên quan trực tiếp đến dòng chuyển vận của hàng hoá - dịch vụ từ nơi sản xuất tới
người tiêu dùng, nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ, duy trì và phát triển
thị trường 
3.1 Vai trò và ý nghĩa của marketing-mix trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp 
Hiểu theo nghĩa rộng, toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt
động Marketing, từ hình thành ý tưởng sản xuất đến một loại hàng hàng hóa đến
triển khai sản xuất và tiêu thụ để hàng hóa đó thực sự được bán trên thị trường. 
Marketing- mix giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị
trường do nó cung cấp khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi
trường bên ngoài.Và chỉ ra cho doanh nghiệp biết được cần phải cung cấp cho thị
trường đúng cái thị trường cần, phù hợp với mong muốn và khả năng mua của người
tiêu dùng. 
Marketing-mix tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị
trường trong tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Marketing cung cấp các
hoạt động tìm kiếm thông tin từ thị trường và truyền đạt thông tin từ doanh nghiệp
ra thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp
dịch vụ,… [3, tr15] 
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng. Tiêu thụ hàng hoá
luôn là một vấn đề quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đặc biệt là trong giai đọan hiện nay kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng đang phải
cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Hàng hoá phải được tiêu chuẩn hoá, vấn đề chất
lượng hàng hoá đưa ra thị trường phải được đảm bảo, doanh nghiệp chỉ thành công
dừng lại ở đây thôi là chưa đủ. Nếu các khâu tiếp theo thực hiện không tốt. 
Phân phối hàng hoá hiệu quả thì mới có thể thu được tiền hàng để chi trả những chi
phí trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại, phân phối hàng hoá
không hiệu quả sẽ dẫn tới những ách tắc trong kinh doanh và có thể doanh nghiệp
không chi trả được chi phí dẫn tới phá sản. Thực tế này không chỉ đặt ra đối với
doanh nghiệp sản xuất mà cả doanh nghiệp thương mại, loại hình doanh nghiệp hoạt
động trong khâu phân phối lưu thông hàng hoá.“ Vấn đề không chỉ là doanh nghiệp
đưa ra thị trường cho người tiêu dùng cái gì mà còn là đưa nó như thế nào sẽ quyết
định thành công trên thương trường”. 
Xúc tiến thương mại không phải chỉ là những chính sách biện pháp hỗ trợ cho các
chính sách sản phẩm, giá và phân phối mà còn làm tăng cường kết quả thực hiện các
chính sách đó, điều đó có nghĩa là xúc tiến thương mại còn tạo ra ưu thế và sự khách
biệt trong cạnh tranh của doanh nghiệp. 
Không phải chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà cònphải
thực hiện tốt hơn khả năng sẵn sàng ở Công ty: Ở đâu? Khi nào? Như thế nào đối với
nhu cầu thường trực và không thường trực của người tiêu dùng. Và ứng phó với
những sự cố biến động trên thị trường.
3.2 Vai trò và ý nghĩa của Marketing-mix đối với người tiêu
dùng 
Marketing-mix không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà nó còn đem lại lợi ích
cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó mang lại những lợi
ích thiết thực cho người tiêu dùng. Lợi ích của người tiêu dùng về mặt kinh tế ở chỗ
họ nhận được giá trị cao hơn chi phí mà họ bỏ ra để mua hàng hóa đó.
Một sản phẩm thỏa mãn người tiêu dùng là sản phẩm cung cấp nhiều lợi ích hơn sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh. [3, tr16] 
Marketing-mix giúp tìm kiếm và khám phá ra nhu cầu và mong muốn của người tiêu
dùng hiện tại và trong tương lai. Để sáng tạo ra nhiều loại hàng hóa và nâng cao
chất lượng dịch vụ để mang đến những lợi ích nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong
muốn đó của người tiêu dùng. Thậm chí nó còn có thể mang đến những lợi ích vượt
quá sự mong đợi của người tiêu dùng. Ví dụ ngày nay tầng lớp trẻ tuổi và năng động
họ không phải tốn nhiều thời gian để pha chế các loại nước mắm mà họ yêu thích
như trước đây, các loại đó đã được các nhà sản xuất nước mắm hàng đầu trên thị
trường như Masanfood nghiên cứu và pha chế sẵn, cung cấp đến tận nơi cho người
tiêu dùng ở mọi nơi mọi lúc.
Marketing-mix giúp tạo điều kiện tốt cho cung cầu gặp nhau qua thông tin hai chiều:
Từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng và ngược lại từ người tiêu dùng đến doanh
nghiệp. Trên cơ sở xử lý thông tin về thị trường, doanh nghiệp có các họat động
nhằm làm cho sản phẩm tiêu dùng được bán nhanh hơn, nhiều hơn giúp củng cố, tạo
uy tín và phát triển doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời gia tăng giá trị lợi ích
cho người tiêu dùng.
Tham khảo thêm nội dung về  các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

3.3 Vai trò và ý nghĩa của Marketing-mix đối với xã hội 


Ngày nay Marketing-mix được biết đến không chỉ cung cấp và thúc đẩy các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mà nó còn được biết đến với các vai trò
quan trọng trong xã hội. Nó có tác dụng như sự cung cấp một mức sống cho xã hội.
Khi xem xét toàn bộ hoạt động Marketing của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, ngoài yếu tố hiệu quả về mặt kinh tế.
Các doanh nghiệp này đang có các hoạt động vì cộng đồng vì mục đích xã hội ví vụ
như: 
Các thông tin về sản phẩm, quảng cáo, truyền thông phản ánh đúng bản chất và
trung thực về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ để người tiêu dùng không bị
che mắt hoặc mù quáng vào sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp như thời kỳ
trước đây. 
Bên cạnh yếu tố sản xuất kinh doanh là các vấn đề bảo vệ môi trường và phúc lợi xã
hội. Để nâng cao hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp lên tầm cao mới.
Đặc biệt trong tình hình toàn cầu hóa như hiện nay. Vai trò của marketing lại càng
được thể hiện quan trọng. Nó giúp cho người tiêu dùng trong nước tiếp cận được các
sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ của nước ngoài nhanh và hiệu quả nhất. Ngược lại nó
cũng thúc đẩy cho các doanh nghiệp trong nước đưa các sản phẩm tiêu dùng của
mình để giới thiệu, trao đổi thương mại với bạn bè và khách hàng quốc tế. Góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và quảng bá hình ảnh quốc gia trên
thị trường quốc tế.
4. Video khái niệm marketing mix
  
Bài viết trên vừa chia sẻ với các bạn về khái niệm Marketing Mix và vai trò vô cùng
quan trọng của Marketing mix. Chúc các bạn học tập tốt! 
5. Khái niệm chính sách marketing và 4p trong
marketing là gì
Mô hình  4p trong marketing  (cũng được biết đến như là mô hình marketing Mix
được E J McCarthy nói đến lần đầu tiên vào năm 1960) được những người làm
marketing dùng như một công cụ để thực hiện chiến lược marketing. Bộ phận
marketing trong cách doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp này để tạo ra
phản ứng tối ưu từ thị trường bằng cách “trộn lẫn” 4 yếu tố theo cách tối ưu nhất.
Điều quan trọng là cần hiểu là các nguyên tắc của 4p trong marketing là các thành
tố có thể kiểm soát được.
5.1. Khái niệm chính sách marketing- mix
Khái niệm chính sách marketing- mix: là các quyết định liên quantrực tiếp đến 4 biến
số của marketing- mix: sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến nhằm mục đích đạt được
các mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp dưới nguồn lực hiện hữu và ngắn hạn

Chiến lược  Chính sách


- Gồm các mục tiêu, các mục đích, các
- Gồm các quyết định.
chính sách để đạt được mục tiêu.
- Là mục tiêu dài hạn - Là mục tiêu ngắn hạn
- Chỉ ra hướng kinh doanh cho doanh - Là hoạt động cụ thể của doanh
nghiệp. nghiệp để thực hiện mục tiêu.
 
 
5.2. Phân tích 4P trong marketing phức hợp
5.2.1 Product (Sản phẩm)
Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình đó là khối lượng sản xuất hoặc sản
xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của đơn vị. Sản phẩm vô hình là dịch
vụ như ngành du lịch và các ngành công nghiệp khách sạn hoặc mã số các sản phẩm
như nạp điện thoại di động và tín dụng. Ví dụ điển hình của một khối lượng sản xuất
vật thể hữu hình là những chiếc xe có động cơ và dao cạo dùng một lần. Một khối
lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụ sản xuất là một hệ thống điều hành máy
tính.
Một số câu hỏi về vấn đề sản phẩm cần phải trả lời:

 · Khách hàng muốn điều gì từ sản phẩm/dịch vụ của chúng ta? Cần
những gì để thỏa mãn điều đó?

 · Kích cỡ, màu sắc? Tên gọi của sản phẩm?

 · Làm thế nào để khác biệt chúng với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?

5.2.2 Price (Giá cả)


Giá bán là chi phí khách hàn

You might also like