You are on page 1of 11

LÝ THUYẾT PHÂN KHÚC CÔNG CHÚNG (AUDIENCE SEGMENTATION)

PHẦN I: NỘI DUNG/KHÁI NIỆM LÝ THUYẾT


● Trước hết, hãy cùng phân tích cụm từ “Phân khúc công chúng”
- “Công chúng” (Audience) là một khái niệm rộng và có thể được tiếp cận trên
nhiều phương diện khác nhau. Từ này mang ý nghĩa tiếp nhận và có nguồn
gốc từ chữ Latinh "audire" với nghĩa "nghe".
+ Từ điển báo chí và truyền thông định nghĩa công chúng là " tập hợp những
người tiếp xúc với phương tiện truyền thông "
+ Bên cạnh đó, Từ điển Nghiên cứu báo chí định nghĩa công chúng là " những
người tiếp nhận một sản phẩm truyền thông hoặc đối tượng quảng cáo hướng
đến "
- Với ý nghĩa là "phần được chia nhỏ", khái niệm "phân khúc" (segment) có
nguồn từ động từ "secare" (cắt nhỏ, chia nhỏ) trong tiếng Latinh.
- Trong lĩnh vực báo chí - truyền thông, khái niệm "phân khúc công chúng"
chỉ một tập hợp, một nhóm công chúng được chia theo các phương pháp khác
nhau. Công chúng có thể được phân chia dựa vào các đặc điểm nhân khẩu
học như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, vùng miền, tôn giáo hoặc theo
các tiêu chí tâm lý, vòng đời như nhóm vị thành niên, nhóm thành niên,
nhóm trưởng thành và hành vi… Việc chia công chúng thành các nhóm nhỏ
theo các đặc điểm cụ thể có thể sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau
theo mục đích của nhà truyền thông.
- => Tóm lại : Phân khúc công chúng là việc phân chia công chúng thành các
tập hợp, các nhóm công chúng mục tiêu để phù hợp với mục tiêu truyền
thông. (Định nghĩa riêng của bản thân về “Phân khúc công chúng” )
- Ví dụ:

Ví dụ: Mình có rất nhiều bạn nữ ở đây đúng không ạ, chắc chắn là các bạn không
còn lạ lẫm gì với việc sử dụng các loại mỹ phẩm. Thế thì bạn có thể tưởng tượng
được một ngày mình sẽ làm chủ của một thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng không ạ?.
Khi bạn điều hành một thương hiệu làm đẹp với đa dạng sản phẩm từ kem trị mụn
tới kem chống lão hóa, chống nếp nhăn, bạn có thể phân khúc công chúng của mình
dựa trên độ tuổi. Bạn có thể đánh vào phân khúc khách hàng lớn tuổi hơn cho các
sản phẩm chống lão hóa và quảng bá kem trị mụn cho đối tượng trẻ hơn.

- Lý thuyết phân khúc công chúng được sử dụng rộng rãi trong báo chí, truyền
thông, quan hệ công chúng, marketing và quảng cáo. Mục đích chính của việc
phân khúc công chúng là phân loại công chúng theo các đặc điểm cụ thể, từ
đó xác định các thông tin cốt lõi về mong muốn, nhu cầu và hành vi của họ.
Những thông tin này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trong việc thiết
kế thông điệp, tổ chức chiến dịch truyền thông mà cả trong việc đánh giá, đo
lường hiệu quả của hoạt động truyền thông. Trong một số trường hợp, việc
xây dựng phân khúc công chúng là cơ sở để quyết định có phát triển một
chương trình hay ấn phẩm truyền thông riêng cho họ hay không.
- Phân khúc công chúng thường được sử dụng để tăng hiệu quả cho hoạt động
truyền thông bằng cách tạo thông điệp nhắm mục tiêu đến các đối tượng cụ
thể.

PHẦN II: HOÀN CẢNH LÝ THUYẾT


- Từ những năm 1920s, phân khúc công chúng bén rễ trong lịch sử của khoa
học xã hội và triết học xã hội.
- Năm 1927, John Dewey đưa ra khái niệm của công chúng là nhóm nhỏ hoặc
bộ phận cư dân chia sẻ các giá trị hoặc lợi ích tương tự đối với một vấn đề
nhất định.
- Năm 1956, thuật ngữ “phân khúc” được Wendell Smith đưa vào giới
Marketing. Wendell Smith chỉ ra rằng các nhà tiếp thị thường tăng thị phần
bằng cách khác biệt hoá sản phẩm, tức là cố gắng tăng nhu cầu bằng cách tạo
ra nguồn cung độc đáo. Thay vào đó, Wendell Smith theo chủ trương phân
khúc thị trường, tức việc xác định các nhóm khách hàng tiềm năng, tìm hiểu
về nhu cầu và mong muốn của họ và phát triển các sản phẩm dành riêng cho
các nhóm đó
- Phân khúc trở thành một trong những chiến lược được giảng dạy trọng tâm và
được vận dụng triệt để trong ngành Marketing (Bonoma & Shapiro, 1983;
Kotler & Andreason, 1987; Weinstein, 1987)
- Phân khúc công chúng được công nhận rộng rãi như một điều thiết yếu trong
việc tạo ra các chiến dịch truyền thông với mục đích hướng tới sức khoẻ và
các hành vi xã hội khác (Atkin & Freimuth, 1989). Mục đích của phân khúc
công chúng chính là để khiến cho việc truyền thông trở nên hiệu quả hơn
- Ý tưởng cơ bản của phân khúc rất đơn giản: chia dân số, thị trường hoặc công
chúng thành các nhóm có các thành viên giống nhau. Bản chất của phân
khúc là ở việc phân chia công chúng không đồng nhất sang công chúng đồng
nhất hơn. Nhưng, năm 1989, James E. Grunig đã chỉ ra những nhập nhằng
còn tồn tại ở phần khúc công chúng: những tiêu chí, bộ chọn lọc nào được
dùng để phân khúc công chúng hay thị trường? Để giải quyết điều đó, trong
bài viết “Cộng đồng, công chúng và phân khúc thị trường: Các nguyên tắc
phân khúc cho chiến dịch truyền thông (Publics, Audiences and Market
Segments: Segmentation Principles for Campaigns)” của mình, ông đã chỉ ra
các nguyên tắc phân khúc cho chiến dịch truyền thông đồng thời cho rằng các
chiến dịch truyền thông mới chỉ có thể thành công khi “hướng tới các phân
khúc công chúng được phân chia hợp lý”.
- Cutlip và một số tác giả khác (2000) cũng cho rằng, nhà truyền thông phải có
khả năng "xác định được các nhóm công chúng cụ thể".

- Kết luận
- Theo Slater, phân khúc công chúng là bước khởi đầu quan trọng trong việc
tạo ra các chiến dịch truyền thông hiệu quả, mang tính chiến lược để cung
cấp kiến ​thức, thay đổi thái độ hoặc hành vi lâu dài.
- Theo Kopfman & Smith thì việc điều chỉnh thông điệp, bao gồm các kênh
truyền thông được sử dụng để đáp ứng nhu cầu và khả năng tiếp cận đối
tượng cụ thể là rất quan trọng để đảm bảo các chiến dịch và chiến lược truyền
thông đáp ứng được đối tượng mục tiêu và nhu cầu cụ thể của họ .
PHẦN III: VAI TRÒ CỦA CÔNG CHÚNG TRONG LÝ THUYẾT PHÂN KHÚC CÔNG
CHÚNG

VD: Các nhóm công chúng của một tổ chức từ thiện

- Các thành viên, người đóng góp, nhân viên tình nguyện, người đi quyên góp.
- Người thụ hưởng, nhận được sự giúp đỡ của tổ chức.
- Những người ủng hộ, giúp đỡ tiềm năng.
- Các chính trị gia, các đảng và nhóm chính trị.
- Các quan chức chính quyền địa phương và trung ương.
- Các chuyên gia về sức khỏe và y tế.
- Các tổ chức từ thiện khác.
- Các nhóm cạnh tranh.
- Những người có ảnh hưởng dư luận.
- Giới truyền thông.

- Công chúng có thể được phân chia theo nhiều cách:


Dựa vào các đặc điểm nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, vùng
miền, tôn giáo hoặc theo các tiêu chí tâm lý, vòng đời như nhóm vị thành niên,
nhóm thành niên, nhóm trưởng thành…
Hay dựa theo hoạt động truyền thông báo chí, ta có:
+ Công chúng truyền thông đại chúng: công chúng báo in/phát thanh/truyền
hình/báo mạng điện tử
+ Công chúng quảng cáo: công chúng quảng cáo ngoài trời/trên phương tiện
truyền thông/truyền hình/trên mxh
+ Công chúng của hoạt động PR: khách hàng, tổ chức doanh nghiệp/nhà đầu tư,
công chúng nội bộ, tổ chức phi chính phủ, giới truyền thông đại chúng, nhóm
công quyền và hoạt động vận động hành lang
=> Với mỗi phương tiện truyền thông khác nhau, công chúng lại được định danh
khác nhau theo nghĩa hẹp như "độc giả" trong báo in, "khán giả" trong truyền hình,
"thính giả" trong phát thanh… Việc chia công chúng thành các nhóm nhỏ theo các
đặc điểm cụ thể có thể sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau theo mục đích
của nhà truyền thông. (vd sữa bột dành cho trẻ em, mỹ phẩm, thuốc,...)

- Trong quá trình truyền thông bao gồm: chủ thể, thông điệp, kênh, người
nhận, hiệu quả... thì người nhận hay công chúng là một mắt xích quan trọng.
Nghiên cứu công chúng là vấn đề quan hệ giữa các phương tiện truyền thông
với đối tượng tiếp nhận. Không một cơ quan truyền thông/doanh nghiệp/tổ
chức,... nào xuất hiện và phát triển mà không nhằm vào một đối tượng nhất
định. Công chúng nói chung có thể được hiểu là người tiếp nhận và được các
sản phẩm về báo chí-truyền thông tác động hoặc hướng vào để tác động.
- Khi tiến hành một hoạt động truyền thông, công việc đầu tiên có ý nghĩa
quyết định năng lực và hiệu quả của chiến dịch là nghiên cứu công chúng.
Đây là đối tượng quan trọng và quyết định nhất cho việc thiết kế thông điệp,
sáng tạo tác phẩm báo chí-truyền thông. Hiểu về công chúng, xác định được
công chúng mục tiêu, biết được họ muốn gì là một bước quan trọng trong sự
thành công của hoạt động truyền thông. Mỗi hoạt động truyền thông nhỏ từ
đăng một bài post facebook đến chạy 1 campaign lớn luôn có ý đồ, định
hướng nào đó, nhưng ý muốn sẽ bằng không nếu công chúng không tiếp
nhận. Nếu điều được truyền tải không hấp dẫn, lôi kéo, thuyết phục công
chúng thì họ sẽ không đọc và không xem, không quan tâm.
=> Ta có thể thấy rằng, công chúng không chỉ là đối tượng, mục tiêu nghiên cứu mà
còn là nguồn cung cấp thông tin, số liệu nghiên cứu, cũng là nguồn cảm hứng sáng
tạo cho nhiều người làm truyền thông. Công chúng là đối tượng, đích đến của chủ
thể truyền thông - người đóng vai trò khởi động, thúc đẩy và kiểm soát quá trình
truyền thông. Công chúng mang tính thụ động với tư cách là đối tượng bị tác động
nhằm tạo ra những thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi. Nhưng trong thời đại
hiện nay, công chúng không chỉ tiếp nhận, tiêu thụ thông tin mà còn sản xuất và phổ
biến thông tin, đưa ra những xu thế mới. Người làm truyền thông không chỉ nghiên
cứu, phân khúc công chúng để tìm ra được tệp khách hàng, người nhận mình hướng
đến, mà còn để nhận ra được xu hướng về sở thích, hành vi,... của công chúng ra
sao, rút ra được số liệu thống kê, từ đó tạo nên được những hoạt động truyền thông
phù hợp.

- Phân khúc công chúng mang lại sự tập trung trong hoạt động truyền thông.
Có rất nhiều đối tượng có thể tiếp cận tới, nhưng không phải ai cũng phù hợp
với sản phẩm cũng như là nguồn lực về tài chính, nhân sự không phải ai cũng
dồi dào. Do đó, để chiến dịch PR và truyền thông đạt được mục tiêu, cần tập
trung nỗ lực và đầu tư vào những đối tượng, tệp khách hàng có tác động nhiều
nhất. Thu hẹp trọng tâm gồm việc chọn kênh, nền tảng, liên hệ truyền thông
và định dạng mang lại hiệu quả cao nhất. Đối tượng mục tiêu cung cấp mục
tiêu để nhắm tới để chiến lược truyền thông tổng thể.
- Cho phép cá nhân hóa ý định, thông điệp: Một cuộc khảo sát với hơn 8.000
người trên toàn thế giới cho thấy 91% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua
sắm với những thương hiệu nhận biết, ghi nhớ và cung cấp các ưu đãi cũng
như đề xuất phù hợp (Accenture, 2018). Những phát hiện này nói lên sức
mạnh của việc sử dụng thông điệp được cá nhân hóa. Nhãn hàng, doanh
nghiệp không chỉ có đưa ra những kế hoạch truyền thông chung chung cho
tất cả mọi đối tượng, thay vào đó là sự tìm hiểu kĩ càng về TA, tập trung truyền
đạt cái mà họ muốn, cái họ cần. Việc nhắm mục tiêu theo đối tượng chính xác
cho phép bao gồm các yếu tố giao tiếp được cá nhân hóa mà mọi người khao
khát và mong đợi.

PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM VỀ LÝ THUYẾT


● Điểm hợp lý của lý thuyết
1. Phân khúc theo nhân khẩu học:
- Dễ dàng trong việc đo lường, thu thập thông tin
- Việc nhắm trúng mục tiêu sẽ chính xác, chân thực hơn. Ví dụ: có thể nhắm
vào tệp khách hàng thế hệ gen Z, hoặc tệp khách hàng là đàn ông độ tuổi
35-45.
- Thông tin khách hàng được tiếp cận một cách dễ hiểu hơn => từ đó dễ dàng
đưa ra chiến lược phát triển hợp lý

2. Phân khúc hành vi


- Nhiều cơ hội cho các thương hiệu để xây dựng phân khúc công chúng dựa
trên phản hồi của họ đối với những mục sản phẩm nhất định.
- Việc giám sát và thấu hiểu hành vi công chúng trở nên chính xác, chi tiết hơn
nhờ vào sự tiên tiến/công nghệ tiên tiến của quá trình thu thập dữ liệu
- Các thương hiệu hoàn toàn có thể truyền tải đi thông điệp marketing một
cách hiệu quả dựa trên thói quen công chúng và thực tế

3. Phân khúc tâm lý


- Cung cấp insight: điều gì đã thúc đẩy dẫn tới hành vi của công chúng, từ đó
đưa ra cho những người làm marketing một bức tranh toàn diện và chính xác
hơn về những điều lôi kéo sự hứng thú của công chúng tiềm năng.
- Các thương hiệu có thể dễ dàng xác định động lực ẩn sâu bên trong và và nhu
cầu thực sự của công chúng, giúp cho họ có thể xây dựng những thông điệp
marketing mang tính thuyết phục cao hơn
- Cung cấp một cái nhìn - sự thấu hiểu công chúng một cách tổng quan nhất =>
đưa ra kế hoạch, chiến lược để có thể đạt được lượng phản hồi cao nhất.

● Điểm bất hợp lý của lý thuyết


1. Phân khúc theo nhân khẩu học
- Từ nhân khẩu học không phải lúc nào cũng có thể đưa ra chính xác nhu cầu,
giá trị và động lực của một nhóm nhân khẩu học cụ thể.
- Hiệu quả của thông điệp truyền thông có thể bị cản trở bởi cách tiếp cận “phù
hợp với tất cả” trong một phân khúc nhân khẩu học nhất định.
- Dữ liệu nhân khẩu học bị sai lệch hoặc lỗi thời trong một khu vực nhất định
có thể mang đến những giả định thiếu tin cậy, có khả năng làm giảm tính
chính xác của thông điệp và chiến lược truyền thông.

2. Phân khúc hành vi


- Mặc dù hành vi của người tiêu dùng có thể được đưa ra phân tích không dễ để
xác định được động cơ đằng sau những hành vi đó vì mỗi người sẽ có những
lý do khác nhau
- Phân đoạn hành vi thường dựa trên các cấu trúc dữ liệu phức tạp không phải
lúc nào cũng dễ hiểu.
- Phân khúc theo hành vi chỉ tập trung vào NHỮNG GÌ mọi người đang làm chứ
không phải TẠI SAO họ làm việc đó. Hai người có thể thể hiện những hành vi
giống nhau, nhưng lý do hoặc động cơ của họ đối với hành vi đó có thể rất
khác nhau.

3. Phân khúc tâm lý


- Dữ liệu tâm lý theo truyền thống khó thu thập hơn các phương pháp thu thập
dữ liệu khác (ví dụ: nhân khẩu học, hành vi người tiêu dùng, v.v.).
- Có thể khó thu được dữ liệu về người tiêu dùng trong một nhóm dân cư nhất
định vì việc tham gia vào một cuộc khảo sát tâm lý thường là cần thiết. Tuy
nhiên, các phân đoạn tâm lý có thể được dự đoán thống kê trên toàn bộ dân
số bằng mô hình dự đoán, mặc dù độ chính xác của việc phân chia phân đoạn
sẽ thấp hơn đáng kể so với khảo sát tiền cứu.
- Phải đưa ra các quy tắc rõ ràng về việc giải thích dữ liệu để đảm bảo tính nhất
quán trong cách tiếp cận giữa các cá nhân/bộ phận tham gia phân tích phân
khúc khách hàng.

● Đánh giá của bản thân


- Dù có những trở ngại không nhỏ trong công cuộc tìm kiếm và phân tích dữ
liệu, từ đó có những cơ sở chính xác để phân khúc công chúng, tuy nhiên, đây
là bước cần thiết để có thể tiếp cận công chúng một cách hiệu quả và tối ưu
các loại hình, hình thức truyền thông áp dụng trong hoạt động truyền thông.

PHẦN V: VÍ DỤ VỀ LÝ THUYẾT TRONG THỰC TẾ


1. Chiến dịch “YES Equality” tại Ireland
- Tổng quan về chiến dịch:
Chiến dịch “YES Equality” là chiến dịch góp phần quan trọng trong việc mang
lại những lá phiếu ủng hộ cho việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới tại
Ireland ngày 23/5 năm 2015.
- Ứng dụng của lý thuyết phân khúc công chúng
Trước cuộc trưng cầu dân ý về bình đẳng hôn nhân năm 2015, chiến dịch
“The Yes Equality” ở Ireland đã sử dụng lý thuyết phân khúc công chúng
trong việc xác định các thông điệp để đạt hiệu quả cao nhất.
+ Họ phát hiện ra đàn ông trên 45 tuổi có nhiều khả năng chuyển từ trung lập
sang không đồng ý. Vấn đề chính của họ không phải hoàn toàn là kỳ thị người
đồng tính mà là nghi ngờ về việc hai người đàn ông đang nuôi dạy con cái.
Mặt khác, họ có phản ứng tốt với các cầu thủ bóng đá, vận động viên bóng
bầu dục và một số người dẫn chương trình phát thanh, những người có thể
chia sẻ câu chuyện của họ về việc bỏ phiếu đồng ý hôn nhân đồng giới.
+ Một trong những điểm nổi bật của chiến dịch huy động sự ủng hộ đó là đối
tượng doanh nghiệp.
Trong chiến dịch vận động người dân bỏ phiếu ủng hộ hợp pháp hóa hôn
nhân bình đẳng, các tổ chức LGBT tại Ireland đã rất chủ động trong việc tạo
dựng mối quan hệ và tranh thủ sự ủng hộ của các doanh nghiệp, tập đoàn, họ
hiểu rằng sự tham gia của các doanh nghiệp là không thể thiếu để tạo nên
một làn sóng ủng hộ mạnh mẽ.
Chiến dịch cũng tạo nên một mạng lưới với tên gọi “Diversity Champion” (tạm
dịch: Nhà vô địch về sự đa dạng) gồm các công ty, doanh nghiệp thân thiện
với người LGBT. Bản thân các doanh nghiệp cũng thấy việc áp dụng một
chính sách tôn trọng sự đa dạng không chỉ là một việc đúng nên làm (the
right thing to do) mà còn là một việc thông minh nên làm (the smart thing to
do). Các doanh nghiệp hiểu rằng để phát triển bền vững, đặc biệt trong các
ngành cần lao động chất lượng cao như luật, tài chính, ngân hàng, họ sẽ cần
tìm được những nhân viên giỏi nhất. Các doanh nghiệp tại Ireland cũng ý
thức được rằng việc quảng bá hình ảnh là một nơi thân thiện với người LGBT
giúp gây thiện cảm với công chúng, thu hút nhiều khách hàng hơn. Khách
hàng thậm chí còn trở nên trung thành hơn vì họ cảm giác mình được tôn
trọng.
- Tại sao nó hiệu quả: Trong chiến dịch này, họ không đi chệch khỏi chiến lược
chia sẻ những câu chuyện cá nhân và nói về giá trị của tình yêu, sự cam kết,
lòng tốt và sự hòa nhập. Họ đã gắn chặt lý thuyết phân khúc công chúng vào
cách tiếp cận dựa trên giá trị của mình.

2. Đài Truyền hình Việt Nam - VTV


- Trong thời kì chuyển đối số, VTV đã mang đến nhiều trải nghiệm mới cho
khán giả đa nền tảng trên nhiều lĩnh vực, thể loại
- Một ví dụ điển hình của việc áp dụng lý thuyết phân khúc công chúng của
VTV là sự ra đời bản tin ZLife.
- Nếu thứ gắn liền với thế hệ Y là báo giấy, radio và bản tin thời sự lúc 19 giờ
trên VTV, thì GenZ – thế hệ lớn lên trong sự bùng nổ công nghệ thời đại 4.0 lại
không còn mặn mà với chuyện “nghe đài, đọc báo”. Mỗi GenZ lại có bản tin
cho riêng mình bằng chất liệu là tất cả những tin tức họ nhìn thấy trong khi
lướt mạng xã hội. Để thích nghi với xu hướng tiêu thụ nội dung của thế hệ
mới, VTV đã có nhiều cải tiến trong hình thức và cách truyền tải nội dung tin
tức của mình như đăng tải tin tức trên Youtube, Tiktok,…để nguồn thông tin
chính thống của nhà đài tiếp cận được tới giới trẻ giữa ma trận tin tức thật –
giả lẫn lộn mà GenZ tiêu thụ trên internet hàng ngày. Vì vậy, bản tin ZLife -
một chương trình do GenZ làm, hướng tới GenZ của VTV đã chính thức ra
mắt, đánh dấu bước chuyển mình lớn trong cách nhà đài “chạm” tới thế hệ
này.
- Đội ngũ bản tin ZLife nghiên cứu chủ đề và theo dõi phản ứng khán giả mục
tiêu của mình qua group “Vê Ơi? Zì Đó?” – group chính thức của chương trình
với hơn 51 nghìn thành viên. Đây là nơi các BTV đối thoại với thế hệ Z một
cách gần gũi, cởi mở thông qua các post thảo luận được khởi xướng bởi chính
ekip của chương trình. Tin tức được sản xuất cũng từ đây mà có sự tham
chiếu từ nhiều nguồn ý kiến đến từ chính GenZ, xóa bỏ ranh giới giữa nhà đài
và tệp khán giả ZLife đang hướng đến, hướng tới một môi trường cởi mở, an
toàn để thế hệ Z bàn luận về những điều họ quan tâm.

PHẦN VI: KẾT LUẬN


Độ tuổi là một trong những tiêu chí quan trọng được sử dụng trong các phương pháp
phân khúc công chúng. Độ tuổi là biểu hiện của những đặc điểm về mức độ trưởng
thành, tâm sinh lý và hành vi của công chúng. Ernest F. Larkin và Gerald L. Grotta
(1979) cho rằng, phân khúc công chúng trẻ (19-24 tuổi) có xu hướng sử dụng các
phương tiện truyền thông để giải trí nhiều hơn và có thái độ hoài nghi báo chí hơn
trong khi đó phân khúc công chúng lớn tuổi (45-54 tuổi) chủ yếu sử dụng các phương
tiện truyền thông để tiếp cận thông tin và có thái độ ít hoài nghi hơn về định kiến
của báo chí. Phương pháp phân khúc công chúng theo tuổi hoặc độ tuổi dễ thực hiện
nhưng cần có sự cân nhắc để phân chia thành các khoảng tuổi hợp lý.

Khi báo chí - truyền thông càng phát triển với sự hỗ trợ của công nghệ, xu hướng
cung cấp thông tin theo nhu cầu (news on demand) hay cá nhân hóa nội dung trở
nên phổ biến. Công chúng mong muốn tiếp nhận thông tin họ cần theo cách họ
muốn bằng phương tiện, vào thời gian và tại địa điểm phù hợp. Các cơ quan báo chí
hiện nay đều cho phép công chúng đăng ký, lựa chọn những thông tin theo nhu cầu.
Một nghiên cứu công chúng của báo Wiener Zeitung (Áo) chỉ ra phát hiện thú vị khi
công chúng trẻ cho rằng, nếu tin tức là phù hợp và quan trọng, tin tức sẽ tự tìm đến
công chúng mục tiêu của nó, chứ không phải theo con đường ngược lại.

You might also like