You are on page 1of 20

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA/VIỆN: BÁO CHÍ


-------------------

BÀI TẬP LỚN


LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG

ĐỀ BÀI:
Các bạn là đội nhóm làm việc trong một công ty truyền thông, hãy lập kế hoạch
truyền thông nhằm quảng bá, thu hút và lôi kéo công chúng đến với đối tác
của công ty bạn.

Giảng viên: Trần Minh Tuấn

Người thực hiện: Nhóm F9

Lớp tín chỉ: BC02801_43_4

Lớp hành chính: Truyền thông đại chúng A2 – K43

Hà Nội, tháng 12 năm 2023


2

Danh sách thành viên nhóm: F9


ST MÃ SỐ S
T HỌ VÀ TÊN
1 Nguyễn Kiều Hồng Nhung (Nhóm trưởng) 2351050

2 Ngô Thu Thuỷ

3 Bùi Bích Phượng

4 Đặng Thị Huyền Dịu

5 Phạm Vũ Quỳnh Anh

6 Võ Nguyễn Khánh Linh

7 Phạm Thị Mai Linh

8 Trần Ngọc Linh

9 Hoàng Hải Hậu


3

MỤC LỤC
PHẦN 1: Mở đầu……………………………………………………………………. 4

1. Lời mở đầu…………………………………………………………………………. 4
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………….. 5
3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………. 5
4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………….... 5

PHẦN 2: Cơ sở lý luận……………………………………………………………….. 5

I. Khái niệm:
1. Xác định và phân tích đối tượng……………………………………………………..
5
2. Xây dựng mục tiêu………………………………………………………………….. 6
3. Thiết kế thông điệp và xác định kênh truyền thông………………………………… 6
4. Phân bổ thời gian và lịch trình hoạt động……………………………………………
7
5. Huy động nguồn lực………………………………………………………………… 7
6. Kế hoạch nghiên cứu phản hồi……………………………………………………… 7

PHẦN 3: Kế hoạch truyền thông theo 5 bước………………………………………. 9

I. Nghiên cứu để xác định và phân tích công chúng cần tác động…………………… 9
II. Xác định mục tiêu và thiết kế thông điệp………………………………………….
12
III. Phân tích để lựa chọn các kênh truyền thông và dự kiến xây dựng tài liệu truyền
thông……………………………………………………………………………… 14
IV. Kế hoạch sử dụng nguồn lực, thiết kế, hoạch định lịch trình thực hiện các hoạt động
truyền thông……………………………………………………………….
……….15
V. Lập kế hoạch nghiên cứu phản hồi…………………………………………………
18
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………..
4

MỞ ĐẦU

1. Lời mở đầu

Sức khoẻ là món quà vô giá mà bất cứ ai trong chúng ta đều mong muốn có được.
Có sức khoẻ là có tất cả. Một thể chất khỏe mạnh cùng một tinh thần thoải mái giúp ta
có thể đạt được nhiều điều trong cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ngày nay có vô số
những cách thức để nâng cao sức khỏe. Từ những việc đơn giản như tập thể dục hằng
ngày, ngủ sớm hơn, vận động đi lại nhiều hơn đến những phương pháp trị liệu nhẹ
nhàng như gội đầu dưỡng sinh, thiền định,..

Xã hội ngày càng tân tiến đã kéo theo những nguy hiểm tiềm tàng từ những căn bệnh
thế kỉ. Từ các căn bệnh về thần kinh tới các bệnh lí ảnh hưởng trực tiếp tới thể chất.
Chúng đã và đang kề cạnh trong cuộc sống của rất nhiều người: từ người trẻ, trung
niên đến cao tuổi. Mỗi một độ tuổi lại mang những bệnh lí điển hình khác nhau. Nếu
người trẻ vì mải mê chạy đua với đồng tiền và với dòng chảy không ngừng của xã hội,
dẫn đến bỏ bê sức khỏe của bạn thân thì những người ở độ tuổi trung niên, người già
dù có mức thu nhập đã ổn định hơn thì lại phải gánh chịu những hậu quả do sự lơ là
với sức khỏe của chính mình khi còn trẻ, Tóm gọn lại tại thời điểm hiện tại, tầm quan
trọng của sức khoẻ tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung vẫn bị xem nhẹ hơn
khi đứng bên cạnh những yếu tố khác của cuộc sống. Đặc biệt là với đại bộ phận giới
trẻ. Chỉ tới khi sức khoẻ giảm sút hay khi điều kiện sống được nâng cao hơn, mọi
người mới chú trọng hơn tới vấn đề sức khoẻ. Họ tìm kiếm và quan tâm nhiều hơn tới
các cơ sở, trung tâm thăm khám sức khoẻ. Đó cũng là nguyên cơ cho sự ra đời của các
cơ sở khám, chữa bệnh. Với sự mệnh gìn giữ và đẩy lùi những căn bệnh đang đưa chất
lượng cuộc sống của người mắc bệnh đi xuống.

Mang trong mình sứ mệnh gìn giữ sức khoẻ cộng đồng ấy, " Trung tâm tư vấn chăm
sóc sức khoẻ cộng đồng " đã chính thức được thành lập vào năm 2023. Với mong
muốn đưa công nghệ điện sinh học vào hỗ trợ điều trị bệnh, đẩy lùi bệnh tật và nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bằng việc áp dụng dòng máy trị liệu DDS
vào khám, chữa bệnh - một phương pháp trị liệu công nghệ điện sinh học hiện đại , kết
hợp với lí thuyết kinh lạc và đưa thuốc thẩm thấu qua da, mang lại hiệu quả cao trong
việc hỗ trợ điều trị các bệnh lí như: viêm khớp, phong thấp, thoái hoá cột sống, đặc
biệt là các bệnh lí liên quan đến thần kinh và mất ngủ.
5

2. Mục đích nghiên cứu:

- Mục đích nghiên cứu của dự án truyền thông là để can thiệp, làm thay đổi nhận thức,
hành vi, thái độ của một người, một nhóm người. Dự án truyền thông này nhằm quảng
bá, thu hút và lôi kéo khách hàng đến Trung tâm tư vấn phát triển vì sức khỏe cộng
đồng CDH để trị mất ngủ bằng phương pháp DDS. Vì vậy, mục đích cụ thể của nghiên
cứu, đánh giá về thực trạng, đối tượng mất ngủ trên nhiều phương diện, cách thức để
đưa ra kế hoạch truyền thông phù hợp thu hút khách hàng cho Trung tâm:

- Về thực trạng: nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân, tần suất và mức độ nghiêm
trọng về mất ngủ của đối tượng mất ngủ, nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ và
hành vi công chúng trước khi tiến hành các hoạt động truyền thông và đánh giá khả
năng có thể thay đổi, tiềm năng sử dụng dịch vụ của trung tâm

- Về đối tượng: nghiên cứu đối tượng về thói quen, sở thích, nhu cầu thị hiếu tiếp cận
và tiếp nhận các sản phẩm điều trị mất ngủ của công chúng để đưa ra những chiến lược
quảng cáo, các kênh truyền thông, tài liệu, thông điệp phù hợp, hiệu quả

3. Đối tượng nghiên cứu:

- Công chúng đại chúng: 18 - 40 tuổi và 40 - 60 tuổi

- Công chúng mục tiêu: Trên 60 tuổi

3. Phạm vi nghiên cứu:

- Khu vực Hà Nội

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Khái niệm:

1. Xác định và phân tích đối tượng:

- Xác định và phân tích đối tượng là làm rõ những hoạt động truyền thông mà chúng
ta sẽ tổ chức hướng vào ai, nhóm người cụ thể nào. Tùy thuộc vào quy mô, tính
chất, mục tiêu tác động mà có những cách xác định đối tượng khác nhau.
- Có 2 nhóm đối tượng: trực tiếp và gián tiếp.
* Đối tượng trực tiếp (nhóm đối tượng mục tiêu): là mục tiêu tác động trực tiếp của
chương trình truyền thông.
6

* Đối tượng gián tiếp ( đối tượng liên quan, nhóm đối tượng gây ảnh hưởng): bao
gồm những người có khả năng tác động và gây ảnh hưởng đến sự thay đổi về nhận
thức, thái độ, hành vi của nhóm đối tượng trực tiếp, bởi vì có những mối liên quan
gần gũi hoặc chặt chẽ với nhóm đối tượng mục tiêu tác động trực tiếp của hoạt
động truyền thông.

- Phân tích đối tượng là các phân tích thực trạng, nhằm tận dụng những điểm mạnh
và cơ hội, thấy rõ và lường trước được những hạn chế và thách thức trước khi xác
định mục tiêu và các bước tiếp theo của việc lập kế hoạch.

2. Xây dựng mục tiêu:

- Mục tiêu của một kế hoạch là sự thể hiện phương hướng và yêu cầu cụ thể của các
hoạt động truyền thông trong một khoảng thời gian xác định.

- Mục tiêu chung là tuyên bố chung về những điều sẽ đạt được sau khi thực hiện có
hiệu quả toàn bộ kế hoạch đã đề ra. Còn mục tiêu cụ thể là những cái đích cụ thể để
khi kết hợp chúng sẽ đạt được mục tiêu chung.

- Các nguyên tắc của việc đề ra mục tiêu (SMART):

* S (Special): Đặc trưng;

* M (Measure): Có thể đo lường được;

* A (Available): Có thế đạt được;

* R (Reality): Thực tế;

* T (Timetable): Trong một khung thời gian xác định.

3. Thiết kế thông điệp và xác định kênh truyền thông:

- Thông điệp chính là một phát ngôn hoàn chỉnh dành cho một nhóm đối tượng cụ
thể, trong một hoàn cảnh nhất định nhằm đạt tới mục tiêu thay đổi nhận thức, thái
độ và hành vi của đối tượng. Đây là cơ sở để xây dựng các thông điệp cụ thể khi
xây dựng tài liệu (chẳng hạn như các tờ gấp, tờ rơi, thư mời, tài liệu phát trong các
hội thảo, hội nghị, băng đĩa giới thiệu, phổ biến kiến thức...) hay các sản phẩm
truyền thông được phát qua các kênh truyền thông khác nhau (bài nói chuyện, bản
tin phát thanh, bài phỏng vấn trên báo in, phóng sự truyền hình...).

- Yêu cầu đối với một thông điệp:


* Rõ ràng: vấn đề được đề cập không bị hiếu nhầm sang vấn đề khác.
* Dễ nhớ: đơn giản, ngắn gọn và dễ hình dung
* Chính xác: sử dụng thông tin tốt nhất có thể có, thông tin phải cập nhật và không
cường điệu.
7

* Thích hợp: phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của đối tượng tiếp nhận thông tin.
* Thúc đẩy hành động: không đưa những thông tin có thể gây thất vọng tới mức
không muốn nghe thêm hoặc cho rằng tình trạng xấu tới mức không thể làm gì để
cải thiện được nữa.

- Xác định kênh truyền thông là chọn lựa kênh truyền thông nhằm chuyển tải thông
điệp đến đối tượng. Nhà truyền thông cần hiểu biết ưu, nhược điểm của kênh
truyền thông đó, cần phân tích về khả năng tiếp cận, tiếp thu, thói quen, sở thích
trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông của đối tượng để lựa chọn kênh
truyền thông phù hợp.

4. Phân bổ thời gian và lịch trình hoạt động:

- "Thời gian biểu cho các hoạt động" là công cụ hữu ích chỉ rõ tiến trình và thời gian
thực hiện các hoạt động, những hoạt động được thực hiện riêng, những hoạt động
được thực hiện đồng thời với hoạt động khác, thứ tự để hoạt động này hỗ trợ, làm
tiền đề cho hoạt động kia được thực hiện dễ dàng và có hiệu quả cao hơn, nhằm
đảm bảo tính khả thi và khả năng hỗ trợ, phối hợp nhằm đạt được kết quả cao
nhất.

5. Huy động nguồn lực:

- Nguồn lực truyền thông là các yếu tố như: nhân lực, tài chính, tư liệu, phương
pháp, cơ sở vật chất - kỹ thuật và quỹ thời gian cho phép. Nguồn lực có thể quy về
ba nhóm: nguồn nhân lực, tài chính và kỹ thuật.

- Việc quyết định nguồn lực bao gồm hai nhóm công việc chính sau:

* Xác định và quyết định các nhóm tài liệu, trang thiết bị và phương tiện sử dụng
cho toàn bộ chương trình/dự án/chiến dịch truyền thông.

* Phân bổ các nguồn lực cho tất cả các dự án/chiến dịch/ hoạt động trong các chương
trình/dự án/chiến dịch tổng thể.

- Các công việc của phân bổ nguồn lực bao gồm:

* Phân công nhiệm vụ cho người, tổ chức liên quan


* Tuyển người cần cho các nội dung, hoạt động
* Đào tạo, hướng dẫn những người có liên quan
* Phân bổ tài chính, phương tiện hỗ trợ
* Duyệt khung thời gian cho các hoạt động và hỗ trợ hoạt động

- Nhà truyền thông cần phải xác định nguồn lực dựa trên cơ sở đảm bảo tối đa hóa
các nguồn lực, phải biết nguyên tắc tính hiệu quả trong chi phí, tính thực tế trong
việc phân bổ các nguồn lực nhằm hướng tới mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.
8

6. Nghiên cứu phản hồi :

- Kết quả nghiên cứu, đánh giá phản hồi cẩn được thông báo công khai - những số
liệu, kết quả, sự đánh giá và các khuyến nghị... để các cán bộ truyền thông cùng
chia sẻ; các nhóm công chúng đối tượng biết và chia sẻ kết quả để động viên khích
lệ, để rút kinh nghiệm và có thể được nhân rộng.

- Xác định đối tượng nghiên cứu phản hồi bao gồm:

* Những nhóm đối tượng mà chiến dịch truyền thông đã can thiệp

* Những nhóm đối tượng chưa chịu tác động, can thiệp của truyền thông

- 2 phương pháp thông dụng để nghiên cứu phản hồi:

* Phương pháp phỏng vấn sâu: ưu thế là cuộc trò chuyện được mở ra theo những tiêu
chí đánh giá của người nghiên cứu, biết gợi mở thì vân đê' sẽ được trình bày chi
tiết, đầy đủ; đồng thời có thể quan sát thái độ người trả lời để thẩm định câu trả lời
từ đối tượng nghiên cứu.
* Phương pháp thảo luận nhóm: các ý kiến bày tỏ và trao đổi, làm rõ những nội dung
chính, qua đó, các tiêu chí đánh giá được so sánh. đối tượng tham gia có thể’ góp ý
cả về nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành có hiệu quả; tạo cơ hội hiểu biết
lẫn nhau nhiều hơn.

7. Giám sát, đánh giá và động viên:

- Giám sát, đánh giá và động viên là những hoạt động bắt buộc, rất cần thiết, bảo đảm
cho chương trình/kế hoạch/chu trình truyền thông được thực hiện một cách đầy đủ,
trọn vẹn; đồng thời giúp nhà quản lý biết được tiến độ và kết quả đạt được qua từng
khâu cũng như toàn bộ chu trình truyền thông.

 Giám sát:
* Các mục tiêu, nội dung hoạt động có theo kế hoạch không, cần điều chỉnh gì không.
Có những thiếu sót gì cần bổ sung, có trở ngại gì cần can thiệp.
* Thời gian, tiến độ có đảm bảo không, nếu bị chậm so với kế hoạch thì sao.
* Các nguồn lực, tài chính, phương tiện, con người… có được sử dụng đúng mục
đích không.
* Việc truyền tải thông điệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng có được
thực hiện đúng không

 Đánh giá:
* Đánh giá kết quả nghiên cứu ban đầu về nhóm công chúng – đối tượng
* Đánh giá việc thiết kế và mức độ phù hợp của thông điệp
* Đánh giá việc lựa chọn kênh truyền thông và chuẩn bị tài liệu
* Đánh giá việc lựa chọn mô hình, chiến dịch truyền thông
9

* Đánh giá việc nghiên cứu phản hồi, lập báo cáo lượng giá

 Động viên: đây là hoạt động nhằm gia tăng tính tích cực xã hội của người làm
truyền thông. Mỗi người đều tiềm ẩn tính tích cực xã hội, nếu được khuyến khích,
động viên thì năng lực cống hiến sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, việc này cần
được tiến hành thường xuyên, liên tục với những hình thức thích hợp.

PHẦN 3: KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG THEO 5 BƯỚC:

I. Nghiên cứu để xác định và phân tích đối tượng cần tác động:

1. Phân tích thực trạng:

Năm 2017, khoa thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội tiếp nhận 13.000 bệnh nhân tới
khám và điều trị mất ngủ. Trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận 15-20 bệnh nhân. Trong
đó, 25% là người trẻ tuổi từ 17-30 tuổi cho thấy bệnh nhân rối loạn giấc ngủ ngày một trẻ
hóa. Điều đáng nói là ngay cả tình trạng mất ngủ ở người trung – cao tuổi hiện nay cũng
bị bỏ qua và coi nhẹ.

Mất ngủ gây ra nhiều hậu quả khôn lường và phiền toái trong cuộc sống. Chính vì thế,
bệnh nhân mất ngủ thường phải tìm đủ mọi cách để tìm lại giấc ngủ, cải thiện chất lượng
sống. Trong đó, theo thống kê, hầu hết bệnh nhân mất ngủ đã từng sử dụng thuốc Tây.
Thậm chí việc dùng thuốc kéo dài cả tháng hoặc tăng liều cao. Tuy nhiên việc lạm dụng
thuốc ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường với sức khỏe như: Tích tụ mỡ, tăng cân, béo
phì; Gặp các vấn đề về tiêu hóa; Suy kiệt chức năng gan, thận; Tổn thương hệ thần kinh;
Giảm tuổi thọ;..

Những người bị mất ngủ cũng chia làm hai dạng là mất ngủ mãn tính và mất ngủ cấp hay
còn gọi là mất ngắn hạn. Mất ngủ cấp thường chỉ kéo dài một thời gian ngắn, thường sẽ
là 1 khoảng như 1 tuần hoặc tối đa là 1 tháng sau đó người bệnh có thể lấy lại giấc ngủ
bình thường.

Còn nghiêm trọng hơn là có những người thì việc mất ngủ đã trở thành một căn bệnh
mãn tính, họ thường gặp phải các triệu chứng như:

 Trằn trọc khó đi vào giấc ngủ.


 Hay bị tỉnh giấc nhưng lại khó đi vào giấc ngủ trở lại.
 Thường thức giấc sớm.
 Thấy mệt mỏi, không thoải mái khi thức dậy.
 Không có cảm giác nghỉ ngơi, phục hồi sau khi ngủ dậy.
 Cảm thấy lờ đờ, uể oải, không tỉnh táo và hay buồn ngủ vào ban ngày.
 Thấy khó chịu, lo âu hoặc trầm cảm.
 Người bị mất ngủ kinh niên thường cảm thấy khó tập trung, giảm sự chú ý và ghi
nhớ.
 Hay bị căng thẳng và nhức đầu...
10

 Tâm trạng hay bồn chồn, dễ cáu giận.


 Cảm thấy khó đưa ra quyết định sáng suốt.
 Dễ bị ảnh hưởng bởi người khác.
 Có thể bị ảo giác.
Mất ngủ mãn tĩnh đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng: có thể gây thoái hóa
tế bào, ngộ độc tế bào. Khi mất ngủ kéo dài và gây ra các bệnh tim mạch, cao huyết áp,
thì dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, những người bị mất ngủ kinh niên cũng rất
dễ bị thừa cân, béo phì, dẫn đến tiểu đường. Ngược lại, nếu người gầy bị mất ngủ kéo
dài thì lại tăng cholesterol và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

2.Xác định và phân tích đối tượng cần tác động:

2.1.Phương pháp thực hiện:


- Sử dụng bảng câu hỏi anket:

1. Bạn đang trong độ tuổi nào?


 Dưới 18 tuổi
 18-25 tuổi
 26-64 tuổi
 Từ 65 tuổi trở lên

2. Hiện bạn đang sinh sống tại?

3. Giới tính?
 Nam
 Nữ
 Khác

4. Hiện bạn đang là?


 Học sinh
 Sinh viên
 Đi làm
 Nghỉ hưu
 Mục khác:

5. Bạn có dễ tiến vào giấc ngủ không?


 Có
 Không

6. Bạn đánh giá chất lượng giấc ngủ của bạn như thế nào?
 Tốt, tôi ngủ rất ngon
 Bình thường
 Rất tệ, tôi đau đầu và mệt mỏi khi tỉnh dậy
 Tôi hoàn toàn không ngủ được chút nào
11

7. Bạn thường ngủ vào khoảng thời gian nào?


 21h-23h
 23h-00h
 00h-5h
 Tôi ngủ vào buổi sáng

8. Bạn thuộc trường hợp nào dưới đây:


 Thường xuyên phải thức khuya
 Bị stress, căng thẳng
 Thường xuyên phải thay đổi giờ giấc sinh hoạt hàng ngày do học tập, làm việc
 Thường xuyên dùng Cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các sản phẩm giảm cân chứa
caffeine và chất kích thích
 Mắc các bệnh lý như ung thư, tiểu đường, bệnh tim, hen suyễn, cường giáp,
Parkinson
 Mắc các bệnh về tâm thần như trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu,
 Mục khác:

9. Bạn đã từng tìm hiểu về tình trạng mất ngủ trên nền tảng nào:
 Sách, báo
 Các mxh như Facebook, Tiktok,..
 Google và các trang tìm kiếm tương tự
 Đến hỏi trực tiếp dược sĩ, bác sĩ
 Chưa từng tìm hiểu

10.Bạn có biết phương pháp nào sau đây để trị mất ngủ:
 Châm cứu, bấm huyệt
 Sử dụng thuốc đông y
 Sử dụng thuốc tây y
 Áp dụng những liệu pháp tâm lý
 Vật lý trị liệu (điện trường cao áp, ion tĩnh điện...)
 Mục khác:.........

11.Bạn có từng nghe hoặc biết đến phương pháp DDS chưa?
DDS là phương pháp trị liệu dùng điện sinh học hiện đại, kết hợp với lý thuyết kinh lạc
và đưa thuốc thẩm thấu qua da, tác dụng giúp đả thông kinh lạc, kích hoạt trẻ hóa tế
bào, khử phông, đôi hàn, cân bằng độ PH, đặc biệt hiệu quả trong hỗ trợ điều trị những
bệnh lý liên quan đến thần kinh và chứng mất ngủ.
 Rồi
 Chưa

12.Bạn có sẵn sàng thử sử dụng phương pháp DDS để chữa chứng mất ngủ không?
 Có
 Không

2.2. Đối tượng cần tác động:


12

 Công chúng mục tiêu:

Nhóm người trên 60 tuổi:


- Giới tính: Nam và Nữ
- Thói quen: Thường xuyên suy nghĩ, lo âu, mắc các bệnh nền như cao huyết áp,
tiểu đường, tim mạch, …..
- Đối tượng cụ thể: Các ông bà ở viện dưỡng lão, Các ông bà đã nghỉ hưu, Các
ông bà lớn tuổi đang phải làm việc để kiếm tiền.
- Kênh truyền thông: Truyền thông trực tiếp

 Công chúng đại chúng:

Nhóm người từ 18 – 40 tuổi:


- Giới tính: chủ yếu là nữ giới
- Thói quen: Thường xuyên phải thức khuya, thường xuyên thay đổi giờ giấc sinh
hoạt do học tập, làm việc, bị stress căng thẳng, dùng chất kích thích (cafe,
thuốc lá,...)
- Nghề nghiệp: Sinh viên, nhân viên, người đang đi làm,….
- Kênh truyền thông: Truyền thông gián tiếp
Nhóm người từ 40 - 60 tuổi:
- Giới tính: Chủ yếu là nữ giới
- Thói quen: nhiều suy nghĩ, lo âu, căng thẳng, áp lực về công việc, kinh tế và gia
đình, đã quan tâm và chú trọng đến chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình,
đã có thu nhập và công việc ổn định, có nguy cơ cao mắc các bệnh lý (như tiểu
đường, tim mạch, huyết áp, sỏi thận…) và cũng là độ tuổi biết nhận thức và
chăm lo cho sức khoẻ nhiều hơn
- Đối tượng cụ thể: Phụ nữ sau sinh, nhóm người phải làm ca đêm như nhân viên
văn phòng, công nhân nhà máy, người làm thêm vào ca đêm, Những người làm
nội trợ (đặc biệt là phụ nữ).
- Kênh truyền thông: Truyền thông gián tiếp

II. Xác định mục tiêu và thiết kế thông điệp:

1. Mục tiêu chung:


- Quảng bá, thu hút và lôi kéo mọi người có bệnh lý về sức khỏe đặc biệt là thần
kinh và mất ngủ đến trung tâm trị liệu.
- Làm rõ tính ưu việt khi sử dụng điện sinh học để cải thiện các vấn đề sức khỏe so
với các phương pháp truyền thống như: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, luyện khí
công,...
- Công chúng biết đến “Trung tâm tư vấn phát triển vì sức khỏe cộng đồng”, phương
pháp trị liệu DDS; hiểu về nguyên lý hoạt động, công dụng của DDS; có thái độ
tích cực và muốn sử dụng phương pháp này để cải thiện sức khỏe của mình.
13

2. Các mục tiêu cụ thể:

1. Đối với nhóm đối tượng trẻ tuổi (18 - 30 tuổi):


- Truyền thông qua việc đăng tải các thông tin qua các nền tảng Social, Media,
Influencers,…(Tỉ lệ gặp các vấn đề về thần kinh và chứng mất ngủ thấp hơn các
nhóm đối tượng còn lại, ưu tiên trước hết là nhận thức và thái độ. Mục tiêu cho
nhóm đối tượng này là tiếp cận được nhiều thông tin về Trung tâm, phương pháp
điều trị và các tác dụng của DDS. Vì đây là nhóm đối tượng tiếp cận thông tin
nhanh nhất thông qua trực tiếp hoặc gián tiếp. Một phần trong nhóm này là đối
tượng điều trị, mặt khác đóng vai trò là nguồn thông tin giúp truyền thông tới các
đối tượng khác.)
- Chỉ số mục tiêu: thu về nhiều lượt xem, like, share, subscribe, lượt quan tâm tìm
hiểu qua các nền tảng…

2. Đối với nhóm đối tượng trung tuổi (30 - 60 tuổi):


- Đây là nhóm đối tượng chiếm phần trăm lớn trong nhu cầu về điều trị thần kinh và
mất ngủ. Truyền thông qua việc đăng tải các thông tin qua các nền tảng Social,
Media, Influencers,… liên kết thêm với các cơ sở vật lý trị liệu, gội đầu dưỡng
sinh, yoga, aerobics,…để tiếp cận nhiều đối tượng thông qua trực tiếp hoặc tờ rơi,
áp phích,… Mục tiêu là tác động đến nhận thức, làm cho nhóm đối tượng này tiếp
cận được nhiều thông tin về Trung tâm, phương pháp điều trị và các tác dụng của
DDS, có thái độ tích cực và mong muốn thử nghiệm phương pháp DDS.
- Chỉ số mục tiêu: thu về nhiều lượt xem, like, share, subscribe, lượt quan tâm tìm
hiểu qua các nền tảng…

3. Đối với nhóm đối tượng lớn tuổi (trên 60 tuổi):


- Đây là nhóm đối tượng gặp vấn đề về thần kinh và chứng mất ngủ nhiều nhất. Mục
tiêu cho nhóm đối tượng này là tiếp cận thông tin về phương pháp chữa trị sử dụng
điện sinh học, làm rõ tính ưu việt khi sử dụng điện sinh học để cải thiện các vấn đề
sức khỏe so với các phương pháp truyền thống như: châm cứu, bấm huyệt, xoa
bóp, luyện khí công,...phân tích thuyết phục họ thử nghiệm phương pháp trong 1
thời gian nhất định và đưa ra phản hồi. Truyền thông bằng tài liệu như tờ rơi, áp
phích, tranh ảnh; liên kết thêm với các cơ sở vật lí trị liệu, gội đầu dưỡng sinh, tập
dưỡng sinh, yoga, aerobics,… để đưa thông tin về Trung tâm và phương pháp DDS
tiếp cận nhiều đối tượng, tạo thái độ tích cực và mong muốn sử dụng phương pháp
DDS. Chỉ số mục tiêu: phát nhiều tài liệu.

- Đối tượng truyền thông nhận thức được về tầm quan trọng của tinh thần và giấc
ngủ của mình cũng như mối nguy hại nếu đang gặp vấn đề thần kinh hay chứng
mất ngủ kéo dài.

4. Thông điệp: “Gửi gắm bộn bề, nhận về an nhiên”


- Khi đọc thông điệp này, khách hàng sẽ nghĩ: nếu mình gửi gắm bệnh tình. Sức
14

khỏe đang bề bộn vào trung tâm này, mình sẽ nhận về an yên, khỏe mạnh và hạnh
phúc.
- Thông điệp này bao quát được tất cả những gì trung tâm có thể làm cho người
bệnh, chính là nơi trao gửi sức khỏe, bệnh tật thay vì chỉ đánh vào tệp công chúng
mất ngủ và mắc các bệnh về thần kinh; bên cạnh đó đánh được vào “điểm nhạy
cảm” trong tâm lý của người bị bệnh là mong muốn có thể tìm kiếm được một nơi
hỗ trợ cho những mệt mỏi, bộn bề từ bệnh tình của mình để nhận về sức khỏe, bình
an. Thông điệp có vần và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ tạo được sự đồng cảm đối với tệp
khách hàng.

III. Phân tích lựa chọn kênh truyền thông và dự kiến xây dựng tài liệu truyền
thông:

1. Lựa chọn kênh truyền thông:

Căn cứ vào nhu cầu, thói quen, điều kiện tiếp nhận sản phẩm truyền thông của nhóm
những người gặp vấn đề về sức khỏe có nhu cầu điều trị bệnh bằng máy DDS, đặc biệt
là những người gặp các bệnh về thần kinh và mất ngủ.

Đối với đối tượng trẻ tuổi (18 - 30 tuổi): tiếp xúc thường xuyên với nhiều các trang
mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, Tiktok, Instagram. Tiếp cận dễ dàng với mạng xã
hội và các kênh thông tin, thường thích những nội dung ngắn, những thông tin “mì ăn
liền”, có xu hướng thử nghiệm theo những review của các reviewer trên mạng xã hội.

Đối với đối tượng trung niên, người già: có thói quen tìm kiếm và tiếp thu thông tin
trên các trang báo điện tử và báo in, người già thường nghe radio. Họ không tân tiến và
tiếp xúc nhiều với mạng xã hội như người trẻ nên việc truyền thông đến nhóm đối
tượng mục tiêu này gặp khó khăn hơn. Kênh truyền thông trực tiếp sẽ phù hợp và dễ
tiếp cận với nhóm đối tượng này hơn.

- Kênh truyền thông trực tiếp: Chọn một địa điểm ở các viện dưỡng lão, trước cổng
bệnh viện, xung quanh trung tâm để đặt bàn làm nơi trải nghiệm dịch vụ, tư vấn trước
về dịch vụ. Thiết kế và in các poster, tờ rơi.

- Kênh truyền thông gián tiếp: Xây dựng kênh Tiktok cho trung tâm; Quản lý page và
đăng bài trên fanpage Facebook của trung tâm.

2. Dự kiến xây dựng tài liệu truyền thông:

Đối với kênh truyền thông Tiktok:

Lấy tên tài khoản là tên trung tâm, ra video đều đặn 2-3 ngày một lần, các video ứng
dụng thêm các trend trên tiktok sẽ dễ viral hơn, luôn chèn slogan/ thông điệp vào tất cả
các video (làm cách nào để giới thiệu trung tâm đến mọi người, làm họ nhớ tới kênh
mình với một hình tượng nhất định, một slogan quen thuộc)
15

Video quá trình điều trị, chia sẻ của chuyên gia và những người đã trải nghiệm

Đối với dựng bàn làm nơi trải nghiệm dịch vụ (kinh phí đầu tư cao nhất):

Chọn một địa điểm để đặt bàn làm nơi tư vấn sức khỏe bệnh lý mà trung tâm đang điều
trị, trải nghiệm dịch vụ, tư vấn trước về dịch vụ của trung tâm

Khi mọi người đến đó trải nghiệm, ngoài giới thiệu cho họ về trung tâm thì gửi cho họ
một tấm áp phích giới thiệu về trung tâm.

Tổ chức chơi mini game, vòng quay may mắn (phần quà có thể là lượt trải nghiệm dịch
vụ ngay tại quầy hoặc voucher giảm giá khi tới trung tâm, hoặc có thể là các phần quà
nhỏ như quạt có in logo trung tâm kèm thông điệp, móc chìa khóa,..) với điều kiện khi
họ sẽ chụp ảnh checkin tại quầy và đăng chúng trên tài khoản của trung tâm.

Đối với nền tảng facebook:


- Về nội dung: các bài đăng giới thiệu về phương pháp, về các bệnh lý mà trung tâm có
thể điều trị, đặc biệt nhấn mạnh hay có những bài đăng riêng về lợi thế của trung tâm
trong việc chữa trị các bệnh về thần kinh và mất ngủ.

- Hình thức: Các bài đăng không quá dài dòng, cần ngắn gọn, bắt mắt, hình ảnh và màu
sắc sinh động, có thể làm thêm các video ngắn.

Chuẩn bị tài liệu:


- Gồm cơ chế hoạt động và hiệu quả của phương pháp trị liệu DDS. Vì phương pháp này
còn mới nên cần tập trung làm rõ những điểm mạnh, khơi dậy mong muốn trải nghiệm
của đối tượng đồng thời xoá bỏ những nghi ngại về rủi ro.
- Phỏng vấn, lấy thông tin được chia sẻ từ chuyên gia chứng minh cơ sở thực tiễn, thuyết
phục đối tượng cần tác động.
- Phỏng vấn, liên hệ những người đã từng điều trị để lấy thêm thông tin, tài liệu thuyết
phục.
- Thiết kế standee, banner cho quầy, thiết kế quạt và móc khóa chứa logo trung tâm và
thông điệp truyền thông.

IV. Kế hoạch sử dụng nguồn lực, thiết kế, hoạch định lịch trình thực hiện các hoạt
động truyền thông:

1. Kế hoạch sử dụng nguồn lực:

- Nguồn lực sẵn có:


 Tài chính: 5 triệu đồng
 Đội ngũ cán bộ truyền thông: 9 bạn nhóm F9
 Nhân viên của Trung tâm (chưa có con số cụ thể)

- Nguồn lực có thể có:


16

 Tuyển 10 bạn CTV cho chiến dịch truyền thông ngắn hạn

- Tài liệu, trang thiết bị:


 50 tấm voucher giảm giá 30% cho 100 khách hàng đầu tiên
 Certificate và quà hoặc voucher dành riêng cho CTV (khoảng 500k - 1tr)
 Quà tổ chức mini game trên page (3 phần quà ngẫu nhiên trị giá từ 100 - 300k)
 In 100 tấm giới thiệu về hoạt động, chương trình sắp tới của trung tâm (khoảng
500k)
 2 tấm banner đặt tại bàn tư vấn (khoảng 600k)
 Vòng quay may mắn để chơi mini game tại quầy đặt bàn (khoảng 100k)
 Các phần quà nhỏ: gậy đấm lưng thư giãn, lăn matxa mặt, trà túi lọc, bịt mắt
ngủ,… (khoảng 1tr500)
 Đồ trang trí, setup chỗ đặt bàn (khoảng 500k - 1 triệu)

- Đào tạo, hướng dẫn kiến thức cho đội ngũ truyền thông
 2 buổi training kỹ năng truyền thông và thông báo KHTT
 2 buổi training về chăm sóc khách hàng, tiếp cận khách hàng

2. Phân bổ nguồn lực:


 Nhóm 1: Truyền thông online - gồm 10-12 người
 Nhóm 2: Truyền thông trực tiếp - gồm 7-10 người

3. Lịch trình thực hiện các kế hoạch truyền thông:


17
18

V. Kế hoạch nghiên cứu phản hồi:

1. Xác định nhóm đối tượng khách hàng:


- Xác định theo nhân khẩu học: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp
- Xác định theo tâm lý hành vi: sở thích, hoạt động, thói quen, thái độ, ý kiến

2. Khảo sát phản hồi của khách hàng:


- Soạn list các câu hỏi và lựa chọn đáp án trong forms tiến hành khảo sát và phỏng
vấn

Câu hỏi khảo sát:


1. Bạn biết đến “Trung tâm tư vấn phát triển vì sức khỏe cộng đồng” qua đâu?
 Được người thân/quen/bạn bè giới thiệu
 Qua nền tảng Facebook
 Qua nền tảng Tiktok
 Qua tờ rơi/biển quảng cáo
 Câu trả lời khác
2. Bạn có từng nghe qua/biết đến phương pháp trị liệu DDS trước đó không?
 Có
 Không, chưa nghe bao giờ
3. Đây là lần thứ mấy bạn đến trung tâm?
 Lần đầu tiên
 Khác
4. Bạn đã trải nghiệm dịch vụ nào ở trung tâm?
 Trị liệu DDS
 Câu trả lời khác
5. Đánh giá mức độ hài lòng về trải nghiệm của bạn ở trung tâm? (thang 1-5)
6. Đánh giá mức độ hài lòng của bạn về phương pháp DDS? (thang 1-5)
7. Bạn có ý định quay lại trung tâm để tiếp tục trải nghiệm dịch vụ không?
 Có
 Không
8. Bạn thấy trung tâm cần cải thiện gì để trở nên hoàn thiện hơn?
 Dịch vụ CSKH
 Cơ sở vật chất
 Câu trả lời khác

3. Email và form liên hệ khách hàng:

- Mail gửi lời cảm ơn khi nhận phản hồi tích cực:

Kính gửi, quý khách hàng [Tên khách hàng] thân mến,
19

“Trung tâm Tư vấn chăm sóc sức khỏe Cộng đồng” xin gửi lời cảm ơn quý khách đã
lựa chọn trải nghiệm dịch vụ tại trung tâm. Sự tin tưởng và lựa chọn của quý khách là
nguồn động lực để chúng tôi không ngừng cải thiện và mang đến những trải nghiệm tốt
nhất cho khách hàng.

Chúng tôi rất vui mừng khi nhận được phản hồi tích cực từ phía quý khách về chất
lượng dịch vụ và sự chăm sóc tận tâm của đội ngũ nhân viên. Điều này khích lệ trung
tâm tiếp tục nỗ lực để mang đến sự hài lòng và sự an tâm cho quý khách hàng.

Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi, góp ý hoặc cần hỗ trợ thêm, xin vui lòng liên hệ với
chúng tôi. Trung tâm Tư vấn chăm sóc sức khỏe Cộng đồng luôn sẵn lòng lắng nghe
và giúp đỡ quý khách.

Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách đã tin tưởng và lựa chọn dịch
vụ của chúng tôi. Hy vọng sẽ tiếp tục được phục vụ quý khách trong tương lai gần.

Kính chúc quý khách hàng nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Trân trọng !

“Trung tâm Tư vấn chăm sóc sức khỏe Cộng đồng”.

- Mail gửi lời xin lỗi và giải quyết vấn đề sau khi nhận phản hồi tiêu cực:

Kính gửi, quý khách hàng [Tên khách hàng] thân mến,

“Trung tâm Tư vấn chăm sóc sức khỏe Cộng đồng” xin gửi lời cảm ơn quý khách đã
lựa chọn trải nghiệm dịch vụ tại trung tâm. Chúng tôi xin chân thành xin lỗi vì những
bất tiện mà quý khách đã gặp phải trong quá trình trải nghiệm dịch vụ tại trung tâm
chăm sóc sức khoẻ của chúng tôi. Sự hài lòng và sự an tâm của quý khách là ưu tiên
hàng đầu của chúng tôi, và chúng tôi rất tiếc vì không đáp ứng được mong đợi của quý
khách.

Chúng tôi cam kết sẽ nỗ lực cải thiện và khắc phục những vấn đề đã xảy ra để mang
đến cho quý khách những trải nghiệm tốt nhất trong tương lai. Chúng tôi sẽ tiếp tục
đào tạo nhân viên và nâng cao chất lượng dịch vụ để đảm bảo rằng những sự cố tương
tự sẽ không tái diễn.

Nếu quý khách có bất kỳ phản hồi, góp ý hoặc câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với
chúng tôi. Chúng tôi sẽ lắng nghe và giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng và
hiệu quả.

Một lần nữa, chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện đã xảy ra và xin chân thành cảm ơn sự
20

thông cảm và ủng hộ của quý khách. Chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội được phục vụ quý
khách một lần nữa và khắc phục những sai sót đã xảy ra.

Trân trọng !

“Trung tâm Tư vấn chăm sóc sức khỏe Cộng đồng”.

4. Cách xử lý phản hồi của khách hàng:


 Đưa ra lời xin lỗi và bồi thường nếu cần
 Đưa ra giải pháp cụ thể
 Rút kinh nghiệm và cảm ơn khách hàng
 Xử lý nhanh chóng và khéo léo
5. Tạo ra 1 trang/mục feedback công khai:
- Tạo trang/mục feedback công khai để người tham khảo sản phẩm xem đánh giá
phản hồi của người từng trải nghiệm để tăng độ tin cậy. Càng nhiều đánh giá cụ thể
và tích cực thì sẽ thu hút được càng nhiều khách hàng.

You might also like