You are on page 1of 4

TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE

MỤC TIÊU HỌC TẬP:


1. Trình bày được khái niệm của truyền thông, truyền thông giáo dục sức khỏe
2. Mô tả được các phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe.
3. Thực hiện được các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe trong một số tình huống
chăm sóc sức khỏe ban đầu.

1. KHÁI NIỆM TRUYỀN THÔNG


Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức thái độ và tình cảm
giữa con người với nhau với mục đích làm tăng kiến thức, làm thay đổi thái độ và hành vi
của cá nhân, của nhóm người và của cộng đồng.
2. TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE (TT-GDSK)
o Giáo dục sức khỏe (GDSK) là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến
người dân, giúp họ nâng cao sự hiểu biết để thay đổi thái độ, chấp nhận và duy trì thực hiện
những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
o GDSK không thay thế được các dịch vụ y tế khác nhưng nó rất cần thiết
để đẩy mạnh việc sử dụng đúng các dịch vụ này. Giáo dục sức khỏe khuyến khích các hành
vi lành mạnh, làm sức khỏe tốt lên, phòng ngừa ốm đau, chăm sóc và phục hồi sức khỏe.
o Mục tiêu của GDSK là cung cấp cho người dân những kiến thức, kỹ năng để phòng
ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho họ và cộng đồng xung quanh.
o GDSK là một quá trình giao tiếp, bao gồm các tác động tương hỗ giữa người làm
GDSK và đối tượng giáo dục.
o GDSK không phải là quá trình tuyên truyền 1 chiều.
o Truyền thông GDSK là một công tác khó làm, nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu
quả cao, chi phí lại thấp so với các dịch vụ y tế khác, nhất là ở tuyến cơ sở.
2.1. Vị trí, vai trò của GDSK
 GDSK giúp cho mọi người có khả năng chịu trách nhiệm và tự quyết định lấy những
hoạt động và biện pháp bảo vệ sức khoẻ của mình, tự giác chấp nhận và duy trì lối sống
lành mạnh, từ bỏ thói quen ,tập quán có hại cho sức khoẻ, góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng
cao sức khoẻ cho cá nhân và cộng đồng, góp phần làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh, tỷ lệ tàn
phế, tỷ lệ tử vong .
 GDSK không thay thế các dịch vụ y tế như : tiêm chủng mở rộng , khám và điều trị
bệnh, dịch vụ KHHGĐ….nhưng cần thiết để thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ này, thúc
đẩy ĐTGD sử dụng tích cực và đúng các dịch vụ.

1
 GDSK là một công tác khó làm, khó đánh giá kết qua nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại
hiệu quả cao ,chi phí lại thấp so với các dịch vụ y tế khác ,nhất là ở tuyến y tế cơ sở .
 Vì vậy: GDSK là nhiệm vụ của mọi cán bộ y tế của mọi cơ quan y tế từ trung ương
đến địa phương. Công tác GDSK phải được xã hội hoá, nghĩa là: cần phải biết lồng ghép
công tác GDSK vào các chương trình y tế, các hoạt động CSSKBĐ, các chương trình văn
hoá xã hội và có sự tham gia của mọi người trong xã hội.
2.2. Cách thể hiện thông điệp trong GDSK
 Uy quyền, đe dọa, khuyến khích, thông tin, thân thiện, khôi hài.
 Trong thực tế đã chứng minh rằng các thông điệp dùng cách nói uy quyền hoặc đe
dọa không có tác động vì người nghe sẽ né tránh chúng và nghĩ là không liên quan đến
mình. Cách nói khuyến khích, thông tin, thân thiện, khôi hài rất có hiệu quả.
3. CHU TRÌNH GDSK
GDSK sẽ mang lại hiệu quả cao nếu thực hiện đầy đủ 6 bước của chu trình GDSK.
 Bước 1: Phát hiện các vấn đề sức khoẻ.
Vấn đề sức khỏe: là bất kỳ một nguyên nhân hay một sự đe doạ nào làm suy giảm tình
trạng sức khoẻ ( một bệnh, một tai nạn, một nguy cơ,…).
 Bước 2: Tổ chức cộng đồng cùng tham gia GDSK.
 Cán bộ y tế, nhân viên GDSK thuyết phục các cấp lãnh đạo tạo điều kiện để thực hiện.
 Vận động các tổ chức ngoài y tế hỗ trợ thực hiện.
 Huy động mọi lực lượng y tế của địa phương.
 Tranh thủ sự hỗ trợ, đồng tình, hưởng ứng của mọi người.
 Bước 3: Gây lòng tin .
o Cán bộ y tế, nhân viên đến thăm gia đình để gây lòng tin và giúp giải quyết vấn
đề sức khoẻ của người dân.
o Động viên được người dân tích cực tham gia hoạt động ngay từ đầu và duy trì
hoạt động được dài lâu, giúp người dân chuyển từ vai trò thụ động sang chủ động.
 Bước 4 : Tiến hành GDSK.
Cán bộ y tế, nhân viên sức khoẻ tiến hành tổ chức GDSK bằng nhiều hình thức thích
hợp để nâng cao kiến thức và các kỹ năng bảo vệ chăm sóc sức khoẻ của người dân.
 Bước 5 : Hỗ trợ người dân thực hiện hành vi mới:
Cán bộ y tế, nhân viên sức khoẻ cộng đồng có kế hoạch giám sát và hỗ trợ cần thiết,
kịp thời giúp người dân thực hiện hành vi mới trong điều kiện hiện tại của họ.
 Bước 6 : Giúp người dân duy trì hành vi mới .
o Cán bộ y tế, nhân viên sức khoẻ cộng đồng có kế hoạch giám sát định kỳ , có sự
hỗ trợ cần thiết, kịp thời giúp người dân duy trì hành vi mới trong điều kiện thực tế của họ.
o Trong giai đoạn này chúng ta có thể phát hiện các vấn đề mới, khi đó cần đến

2
thăm cộng đồng để điều tra xác định nhu cầu (bước 1) và tiếp tục một chu trình GDSK mới.
4. NỘI DUNG CỦA GDSK
 Giáo dục sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giáo dục dinh dưỡng
 Giáo dục vệ sinh trường học, giáo dục về bảo vệ môi trường
 Giáo dục về phòng chống bệnh tật
 Giáo dục về sử dụng thuốc an toàn hợp lý
5. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DƯỢC SĨ TRONG TT-GDSK
 Thông tin và giáo dục truyền thông (cho nhân viên y tế)
o Người dược sĩ cần tác động qua lại với nhân viên y tế khác nhằm tăng cường sử
dụng thuốc an toàn hợp lý, bất chấp áp lực gây ra từ người bệnh và cả từ đại diện của các
công ty dược phẩm.
o Bất cứ tác dụng có hại nào được ghi chép cần được báo cáo và theo dõi thích hợp
cho Trung tâm cảnh giác thuốc hoặc Trung tâm theo dõi ADR khu vực hoặc toàn quốc.
 Giáo dục truyền thông cho cộng đồng
 Thuốc thiết yếu
 Lựa chọn thuốc hợp lý và lựa chọn thuốc OTC
 Những thuốc bất hợp lý và những thuốc kết hợp liều cố định
 Sử dụng tối thiểu và tối ưu các thuốc
 Quảng cáo: không bị quảng cáo không khách quan hoặc quá tin tưởng
6. CÁC PHƯƠNG PHÁP TT- GDSK
Phương pháp truyền thông là hình thức chuyển tải nội dung truyền thông đến đối
tượng. Có hai loại: phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp
6.1. Phương pháp gián tiếp
Nội dung TT-GDSK được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng như:
vô tuyến, loa truyền thanh, báo, tạp chí, bản tin,…và các phương tiện GDSK khác như: áp
phích, tranh gấp, tranh lật, mô hình, hiện vật, …
 Ưu điểm:
 Nội dung cần truyền đạt mang tính thống nhất, tin cậy và đến được nhiều nhóm đối tượng
 Các nội dung được nhắc nhở và củng cố thường xuyên.
 Thông tin đại chúng có khả năng truyền tin nhanh, nhạy, rộng khắp.
 Khối lượng thông tin tới quảng đại quần chúng, tạo ra được dư luận, môi trường xã
hội thuận lợi cho việc thay đổi thái độ và hành vi của đối tượng
 Nhược điểm:
 Nội dung thông tin phục vụ quảng đại quần chúng nên không mang tính đặc thù cho
từng nhóm đối tượng.

3
 Thông tin đại chúng chỉ có khả năng cung cấp kiến thức, rất khó thu thập thông tin
phản hồi, vì vậy khó làm thay đổi hành vi nhất là thái độ và thực hành của đối tượng.
 Thông tin đại chúng đòi hỏi phải có những phương tiện, trang thiết bị như đài phát
thanh, vô tuyến truyền hình, …
6.2. Phương pháp trực tiếp
 Là phương pháp truyền thông trực tiếp giữa người với người.
 Các hình thức truyền thông trực tiếp thường được thực hiện tại cộng đồng là: khuyên
bảo, thăm gia đình, thảo luận nhóm, hội họp, trình diễn, simh hoạt câu lạc bộ,…
 Ưu điểm:
 Trong quá trình truyền thông, người truyền thông có thể biết được đối tượng tiếp
nhận các nội dung truyền đạt ra sao. Như vậy có thể điều chỉnh nội dung, cách truyền đạt
cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của đối tượng.
 Truyền thông trực tiếp là phương pháp có hiệu quả nhất, phương pháp này quyết
định đến sự thay đổi hành vi của đối tượng.
 Nhược điểm: Truyền thông trực tiếp chỉ tiếp cận được một nhóm đối tượng hạn chế.
Vì vậy, khó có đủ nhân lực tích cưc và có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng với
nhu cầu thực tế. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào người truyền thông.
7. CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG
 Phương tiện truyền thông đại chúng: phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí, sân khấu,
chiếu phim, tranh quảng cáo tấm lớn.
 Phương tiện trực quan: là những vật giúp chúng ta học tập thông qua nhìn.
 Các phương tiện trực quan được sử dụng trong TT-GDSK: sách tranh, tranh lật,
tranh gấp, mô hình, hiện vật, bảng đen, phim đèn chiếu, …
Bảng: Tác động của phương pháp, phương tiện truyền thông đến trí nhớ

PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN KHẢ NĂNG NHỚ


(1). Đọc 10 %
(2). Nghe 20 %
(3). Nhìn (đơn thuần) 30 %
(4). Nghe + nhìn 50 %
(5). Nói (thảo luận) 80 %
(6). Nói + làm (thực hành) 90 %

 Lưu ý: Khi lựa chọn các phương pháp, phương tiện truyền thông chúng ta nên cố
gắng kết hợp các phương pháp, phương tiện truyền thông với nhau.

***

You might also like