You are on page 1of 5

Câu 1: Phân tích mục đích và vai trò của truyền thông GDSK

Mục đích của TT-GDSK

Do có nhiều hành vi có hại đến sức khoẻ đã được người dân thực hiện từ lâu và đã trở thành phong
tục hay tập quán của họ, vì thế người làm công tác GDSK cần kiên trì hướng dẫn cho đối tượng được
giáo dục thay đổi hành vi sức khoẻ của cá nhân, tập thể và cho cả cộng đồng, để thay đổi hành vi này
cần phải có thời gian: Cần thực hiện lâu dài, thường xuyên, liên tục, bằng nhiều phương pháp khác
nhau và có sự đầu tư thoả đáng.

Mục đích của TT – GDSK cụ thể là:

- Giúp cho đối tượng tự tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của cá nhân, tập thể và cộng
đồng.
- Đối tượng được TT – GDSK tự chịu trách nhiệm, tự quyết định những hành động và biện
pháp bảo vệ sức khoẻ của mình và cho cả cộng đồng.
- Đối tượng được TT – GDSK tự giác chấp nhận và duy trì các lối sống mới lành mạnh, từ bỏ
những thói quen, tập quán có hại cho sức khoẻ.
- Đối tượng được TT – GDSK biết sử dụng và hướng dẫn mọi người cùng sử dụng các dịch vụ y
tế để giải quyết các vấn đề và nhu cầu sức khoẻ.

Vai trò TT – GDSK:

TT – GDSK có vai trò to lớn trong việc góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho con người.
Nếu giáo dục sức khoẻ đạt hiệu quả cao sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ
tử vong cho nhân dân, nhất là ở các nước đang phát triển. TT – GDSK không thể thay thế được các
công tác chăm sóc sức khoẻ khác, nhưng cần thiết để thúc đầy những người sử dụng các dịch vụ y tế
cũng như thúc đẩy phát triển chính các dịch vụ đó. Nâng cao sự hiểu biết, giảm hành vi có hại cho
sức khỏe

Câu 2: Phân tích các nguyên tắc truyền thông GDSK (khoa học, đại chúng, trực quan, thực tiễn, lồng
ghép).

Ý nghĩa của tính khoa học

- Xác định nội dung của TT-GDSK, lựa chọn phương tiện, phương pháp.... làm cho nội dung này
phù hợp với từng đối tượng TT GDSK nói riêng và phù hợp với từng cộng đồng nói chung.

Thể hiện tính khoa học của TT GDSK qua:

- Khoa học hành vi: nghiên cứu về những cách ứng sử của con người, tại sao con người lại làm
vậy
- Cơ sở tâm lý giáo dục học: hiểu biết về tâm lý từng lứa tuổi là yếu tố thúc đẩy công tác TT
GDSK(chủ thể phải ở trạng thái thoải mái về tinh thần, tránh các yếu tố tác động làm ảnh
hưởng bất lợi đến việc tiếp thu và thay đồi,.....)
- Tâm lý xã hội học: GD số đông đòi hỏi phải biết các tác động có hiệu quả đến những hoạt
động tinh thần của nhiều người và biết cách sử dụng những tác động tích cực của tập thể và
xã hội đối với ý thức của từng cá nhân
- Tâm lý nhận thức học: TT GDSK không những giúp cho đối tượng nhận thức bằng cảm quan
mà quan trọng hơn là giúo họ chuyển sang nhận thức lý tính. Tự nhận thức và vận dụng vào
thực tế để giải quyết các vấn đề sức khoẻ, biến thành thói quen có lợi cho sức khỏe
- Lý thuyết phổ biến sự đổi mới: những thay đổi hành vi sức khỏe của con người gọi là sự đối
mới. GDSK bao gồm những hoạt động truyền thông nhằm đạt được sự đối mới đó Ngoài ra
nguyên tắc tính khoa học của TT-GDSK còn thể hiện trong việc lựa chọn phương pháp,
phương tiện một cách khoa học: Phương pháp, hình thức, phương tiện GDSK phải khoa học
hiện đại xong phải phù hợp với từng đối tượng, từng giai đoạn, từng hoàn cảnh

Tính đại chúng

Nội dung Truyền thông – Giáo dục sức khỏe phải xuất phát từ các nhu cầu sức khỏe của cộng
đồng và đáp ứng được các nhu cầu đó

• Động viên mọi người ở mọi tầng lớp, mọi thành phần, mọi lứa tuổi cùng tham gia thực hiện

- Sử dụng sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể cùng phối hợp với ngành Y tế (lồng
ghép, liên ngành)
- Mọi phương pháp, phương tiện và nội dung Truyền thông – Giáo dục sức khỏe phải mang
tính phổ thông, phù hợp với từng loại đối tượng.
- Phát động thành những phong trào quần chúng liên tục thực hiện các mục tiêu của chương
trình Truyền thông – Giáo dục sức khỏe, phải trở thành một loại hình hoạt động xã hội rộng
lớn, không ngừng phát triển (xã hội quá)
- Ví dụ: Truyền thông giáo dục sức khỏe về dịch bệnh covid -19 ( hoặc dịch sốt xuất huyết,
bệnh H5N1...)

Tính trực quan

- Sử dụng các phương tiện minh hoạ cho nội dung giáo dục sức khỏe một cách sinh động và
gây ấn tượng mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho đối tượng Truyền thông – Giáo dục sức khỏe suy
nghĩ và làm theo.
- Ví dụ: Trong khi nói chuyện nên sử dụng tranh ảnh mô hình và ví dụ đề minh hoạ. Nếu có
điều kiện thì sử dụng video, phim .v.v...
- Giáo dục sức khoẻ về vấn đề sinh sản người ta thường kèm các băng rôn khấu hiệu dễ nhớ
như:” dù gái hay trai chỉ hai là đủ
- Lấy thực tiễn của những kết quả giáo dục sức khỏe đã đạt được để để giáo dục, đánh giá và
cải tiến toàn bộ chương trình
- Ví dụ: Nếu gương người tốt việc tốt

Tính thực tiễn

Nội dung Truyền thông – Giáo dục sức khỏe (Mỗi lý luận khoa học về giáo dục sức khỏe) phải nhằm
giải quyết được các nhu cầu và vẫn đề sức khỏe của cộng đồng một cách thiết thực và có hiệu quả cụ
thể thì mới có sức thuyết phục cao.

Ví dụ: Giáo dục về HIV, GĐ về an toàn giao thông

Vận động người dân thực sự bắt tay vào, từ việc làm cụ thể nhằm biến đổi được chất lượng cuộc
sống của chính họ, do đó nâng cao lòng tự tin vào sứcmạnh của chính họ.

Ví dụ: Tuyên truyền phòng chống sốt rét, Tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết

Tính lồng ghép

Lồng ghép giữa hoạt động Truyền thông- giáo dục sức khoẻ với hoạt động kinh tế văn hoá xã hội của
địa phương.

Ví dụ:
• Phòng chống bệnh tật do ô nhiễm môi trường- > lồng ghép tuyên truyền việc bảo vệ môi trường và
việc bảo vệ sức khoẻ khi môi trường đang bị ô nhiễm.

• Tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình trong việc bảo vệ sức khoẻ và xây dựng xã hội giàu có vững
mạnh : lông ghép vẫn đề sức khoẻ với xã hôi.

Câu 3: Hành vi sức khỏe, các loại hành vi sức khỏe. Cho ví dụ

Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chính
bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng.

• Theo ảnh hưởng của hành vi đến sức khỏe, chúng ta có thể thấy ba loại hành vi sức khỏe

Những hành vi có lợi cho sức khỏe: Đó là các hành vi lành mạnh được người dân thực hành để
phòng chống bệnh tật, tai nạn, bảo vệ và nâng cao sức khỏe hay các hành động mà một người thực
hiện để làm cho họ và những người khác khỏe mạnh và phòng các bệnh tật,

- ví dụ như khám thai định kỳ, tiêm chủng cho trẻ, tập thể dục, dinh dưỡng hợp lý, nuôi con
bằng sữa mẹ, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, thực hành vệ sinh môi trường, giảm các hành vi làm
tổn hại sức khỏe như: hút thuốc lá, nuôi con bằng sữa chai, uống rượu quá nhiều…

Những hành vi có hại cho sức khỏe: Là các hành vi có nguy cơ hoặc có tác động xấu đến sức khỏe do
một cá nhân, một nhóm người hay có thể cả một cộng đồng thực hành. Một số hành vi có hại cho
sức khỏe do cá nhân và cộng đồng thực hành đã lâu và có thể trở thành những thói quen, phong tục
tập quán gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhiều người.

- Ví dụ như sử dụng phân tươi bón ruộng, không ăn chín uống chín, hút thuốc lá, lạm dụng và
nghiện rượu, quan hệ tình dục bừa bãi thiếu bảo vệ,…

Hành vi trung gian: là các hành vi không có lợi và cũng không có hại cho sức khỏe. Ví dụ một số bà
mẹ đeo vòng bạc (hay vòng hạt cây) cho trẻ em để tránh gió, tránh bệnh. Với các loại hành vi trung
gian này thì không cần phải tác động để loại bỏ, đôi khi cần chú ý khai thác những khía cạnh có lợi
của các hành vi này đối với sức khỏe,

- ví dụ như hướng dẫn các bà mẹ theo dõi độ chặt, lỏng của vòng cổ tay, cổ chân của trẻ để
đánh giá tình trạng tăng trưởng của trẻ.

Câu 4 :

-Sức khỏe là yếu tố quan trọng đối với sự sống, vì thế không có gì ngạc nhiên khi hầu hết mọi xã hội
trên thế giới đều nêu định nghĩa về sức khỏe dưới nhiều góc độ khác nhau.

-Sức khỏe chịu tác động tổng hợp của các yếu tố thiên nhiên (vật lý, hóa học…), sinh học và kinh tế,
xã hội… Sự thay đổi của môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường xã hội, gây ra những tác hại xấu
lên tâm lý, tình cảm của con người và là nguyên nhân gây ra những bệnh lý. Đó là những yếu tố được
coi có tính quyết định đến sức khỏe con người.

-Các yếu tố về di truyền: Các yếu tố sinh học quyết định cấu trúc cơ thể và các hoạt động chức năng
của cơ thể. Gần đây, khoa học đã chứng minh khi có sự biến đổi bất thường trong cấu trúc của
những đoạn gen nào đó có thể gây ra những bệnh tật tương ứng. Hiện nay, y học đã có thể sử dụng
bản đồ gen làm công cụ chẩn đoán một số bệnh như: thiếu máu do hồng cầu hình liềm, bệnh xơ
nang tụy, bệnh đái tháo đường (đây là những bệnh có thể gây hậu quả xấu cho thế hệ sau)… Phần
lớn các yếu tố gen thường không thể thay đổi được và đến nay, y học mới chỉ có thể can thiệp được
ở mức hạn chế.
-Yếu tố môi trường: Là những yếu tố bên ngoài cơ thể, mà con người khó kiểm soát hay thậm chí
không kiểm soát được. Yếu tố môi trường đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò hết sức quan trọng
quyết định tình trạng sức khỏe của bất cứ một cộng đồng nào. Thuật ngữ môi trường ở đây được
hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: môi trường xã hội, tổ chức xã hội, các nguồn lực… Môi trường tự
nhiên như: nhiệt độ, ánh sáng, không khí, đất nước, thiên tai, thảm họa. Môi trường sống, làm việc:
tình trạng khó khăn về nhà ở, nơi làm việc, trong gia đình và cộng đồng dễ dẫn đến những vấn đề về
sức khỏe tâm thần. Đường sá xuống cấp; lụt lội, bão, động đất, các thiên tai khác có thể gây tử vong
hoặc thương tích cho nhiều người. Một môi trường tự nhiên trong lành chắc chắn sẽ tốt cho sức
khoẻ hơn một môi trường ô nhiễm bụi bặm. Môi trường xã hội trong đó những con người có các thói
quen tốt, vui vẻ hòa nhã, chất lượng sống tốt chắc chắn cũng sẽ tác động tích cực đến sức khoẻ của
từng cá nhân trong cộng đồng.

-Yếu tố xã hội: Là tất cả các yếu tố và hoàn cảnh không thuận lợi cho con người sinh sống và làm việc,
như: chiến tranh, sự bất ổn về kinh tế - xã hội, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, môi trường
sinh sống ô nhiễm, khó tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, quá nhiều tệ nạn xã hội như mại dâm, ma
túy, cờ bạc, thực phẩm chứa nhiều chất độc hại, dinh dưỡng không đúng cách, kỳ thị chủng tộc, giới
tính, vị trí xã hội, quan hệ xã hội, công ăn việc làm, mức thu nhập, mức sống, kinh tế chậm phát
triển… Những yếu tố này, một số cá nhân con người hoặc một vài ngành không giải quyết hết được
mà đây phải là công việc của tất cả các ngành, của cả cộng đồng, quốc gia.

-Hệ thống chăm sóc sức khỏe: Hệ thống chăm sóc sức khỏe có ảnh hưởng đáng kể đến trạng thái sức
khỏe của người dân. Chất lượng điều trị và chăm sóc như thế nào, tình trạng thuốc men có đầy đủ
hay không; khả năng tiếp cận với các dịch vụ của người dân (chi phí, khả năng tiếp cận các dịch vụ y
tế, thời gian chờ đợi…); thái độ của cán bộ y tế đối với người bệnh; trình độ chuyên môn của cán bộ
y tế có đáp ứng được yêu cầu không; tính chất của hệ thống chăm sóc sức khỏe (chăm sóc sức khỏe
đặc biệt chuyên sâu, y tế nhà nước hay y tế tư nhân). Tình trạng sức khỏe cá nhân và cộng đồng tốt
hay xấu phụ thuộc nhiều bởi tình trạng xấu hay tốt của những yếu tố trên thuộc hệ thống chăm sóc
sức khỏe.

-Yếu tố hành vi và lối sống của con người: Hành vi sức khỏe là hành vi của cá nhân, gia đình, cộng
đồng tạo ra các yếu tố tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sức khỏe của chính họ, có thể có lợi
hoặc có hại cho sức khỏe. Hành vi của con người có liên quan đến việc tạo ra, bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe, hoặc liên quan đến một vấn đề sức khỏe nhất định, như: hành vi tập thể dục,
hành vi về dinh dưỡng, về vệ sinh môi trường… Hành vi sức khỏe cá nhân là trọng tâm của quá trình
giáo dục và nghiên cứu sức khỏe. Hành vi và lối sống không lành mạnh được xem là nguyên nhân dẫn
đến bệnh tật, tử vong và các vấn đề sức khỏe khác…

-Dinh dưỡng hợp lý, an toàn, lành mạnh sẽ giúp cơ thể hoạt động tốt, tăng sức đề kháng chống lại
nguy cơ bệnh tật. Thói quen sinh hoạt điều độ, vận động phù hợp cũng sẽ giúp cơ thể khoẻ khoắn
hơn. Ngược lại, việc ăn uống vô độ, thiếu khoa học, ít vận động, lạm dụng các chất có hại như rượu
bia, thuốc lá sẽ làm cho cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng, suy yếu và dễ mắc các bệnh tật nguy hiểm.
Hiện nay có rất nhiều bệnh được xác định có nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống và lối sống như béo
phì, tiểu đường, tim mạch, ung thư

VD:Hút thuốc lá Uống rượu. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng. Lười tập thể dục.

Câu 5:

Bước 1: Nhận ra vấn đề mới:

Bước 2: Quan tâm đến hành vi mới


Bước 3: Áp dụng thử nghiệm hành vi mới:

Bước 4: Đánh giá kết quả hành vi mới:

Bước 5: Khẳng định:

VD: Sử dụng thuốc lá, nghiện rượu, nhiều bạn tình, sử dụng chất gây nghiện, lái xe liều lĩnh, béo phì
hoặc quan hệ tình dục không được bảo vệ là một số ví dụ. Về nguyên tắc, con người có quyền kiểm
soát hành vi của họ. Sửa đổi hành vi có thể góp phần vào sự thành công của hành vi tự kiểm soát và
tăng cường sức khỏe.

Câu 6

Các nguyên tắc trong lựa chọn các nội dung TTGDSK:

-Lựa chọn nội dung TT – SD SK phải đáp ứng vấn đề sức khỏe ưu tiên

-Các nội dung cụ thể cần TT – GDSK cho đối tượng phải phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp thu của
đối tượng

-Nội dung phải dảm bảo tính khoa học, thực tiễn

-Nội dung cần được trình bày rõ rang, đơn giản, dễ hiểu

-Nội dung trình bày theo trình tự hợp lý

-Nội dung được chuyển tải dén đối tượng bằng các hình thức

You might also like