You are on page 1of 14

1.

Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên Học viện
Chính sách và Phát triển
2. Lý do chọn đề tài

Sức khỏe là một nhân tố tạo nên sức mạnh của cộng đồng, của đất nước, của
dân tộc, là nguồn hạnh phúc của giống nòi Việt Nam. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh,
sức khoẻ không chỉ là vô bệnh tật hoặc sống lâu mà còn là một trạng thái thoải mái
nhất của một cá nhân cụ thể về thể chất và tinh thần. Khái niệm sức khoẻ còn bao
gồm trong đó chất lượng và số lượng sống, hiệu quả đóng góp của cuộc sống cá
nhân đối với sự phát triển chung của toàn xã hội... Đối với sinh viên, sức khỏe là
một yếu tố vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập, lao
động, sức sáng tạo. Sinh viên là lứa tuổi tràn đầy sinh lực sống, luôn năng động với
những kế hoạch sống đa dạng. Lịch học, lịch làm việc và các hoạt động xã hội liên
tục nối tiếp, tạo ra những lối sinh hoạt rất sinh động. Tuy nhiên cũng từ sự đa dạng
ấy, tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm sinh lý của các
bạn sinh viên . Nền tảng sức khỏe thể chất và tinh thần không vững chắc, sinh viên
dễ rơi vào lối sống độc hại. Thực tế cho thấy rằng, phần đông sinh viên Học viện
CS&PT nói riêng và giới trẻ nói chung, đang phải đối mặt với những áp lực từ cạnh
tranh trong học tập, thành tích thi đua, áp lực từ việc làm thêm, hay do lối sống lười
vận động, dành nhiều thời gian cho máy tính và điện thoại có thể đẩy nhiều bạn vào
tình trạng thiếu ngủ, tâm trạng thất thường và đôi khi là thiếu tỉnh táo. Đây cũng là
nguyên nhân chính khiến sức khỏe cơ thể dần suy sụp.

Với lối sống hiện đại ngày nay, bệnh tật có xu hướng trẻ hóa, những bệnh
tưởng chừng chỉ có ở người cao tuổi thì ngày nay lại xuất hiện ở những bệnh nhân ở
độ tuổi rất trẻ. Vậy nên nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “ Các yếu ảnh hưởng
tới sức khỏe của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển” nhằm nâng cao nhận
thức và nghiên cứu giải pháp, định hướng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho các bạn
sinh viên trong quá trình học tập và làm việc sau này.

3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài


- Mục tiêu tổng quát
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên từ đó xác định tầm
quan trọng của sức khỏe đối với đời sống của sinh viên.

1
+ Đưa ra những giải pháp giúp sinh viên nhận thức và chủ động bảo vệ sức
khỏe của mình.
- Mục tiêu cụ thể
+ Tìm hiểu sức khỏe của sinh viên đang theo chiều hướng tốt hay xấu và đã có
ý thức bảo vệ sức khỏe hay chưa.
+ Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên, yếu tố
nào ảnh hưởng nhiều nhất.
+ Đưa ra các giải pháp ngăn chặn tình trạng coi thường sức khỏe, từ đó có một
lối sống khoa học, lành mạnh, đảm bảo sức khỏe.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
● Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của
sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển.

● Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe
của sinh viên APD

+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu sinh viên khóa 12 Học viện Chính sách và
Phát triển

+ Phạm vi về thời gian: từ năm 2020 đến 2023

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chủ đề sức khỏe, đặc biệt là ở người trẻ là vấn đề luôn được quan tâm hàng
đầu. Vấn đề này được nhiều tác giả nghiên cứu tại nhiều trường đại học khác nhau ở
trong nước và ngoài nước, có thể kể đến vài công trình nghiên cứu

● Bài nghiên cứu: “Thực trạng và giải pháp nâng cao thể lực cho sinh viên
trường đại học Quảng Bình” (2017) của Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn tại
trường đại học Quảng Bình.

● “ Nghiên cứu mô hình thể lực và bệnh tật sinh viên chính quy trường Đại
học Y Dược Huế khám sức khỏe nhập học 2013-2014” của tác giả Đoàn
Phước Thuộc của trường Đại học Y Dược Huế.

2
● “Tình hình bệnh tật của sinh viên Trường ại học Huế nhập học năm 2006 –
2007” của tác giả Trần Thị Ngọc Hoa, Nguyễn Công Quân.

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài sức khỏe của
sinh viên, tác giả đã kế thừa những thành tựu của những nghiên cứu đã được công
bố, từ đó xây dựng nghiên cứu đối với sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển,
giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe và có những phương
pháp phù hợp.

6. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, đánh giá và phân tích: Tổng hợp
các kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước, kết hợp với tổng hợp các kết quả
điều tra thêm. Từ đó tiến hành phân tích và đánh giá để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng
tới sức khỏe của sinh viên APD

● Phương pháp thu thập thông tin:

Thu thập thông tin thứ cấp thông qua đọc và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu
trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nhằm làm rõ tính cấp thiết của nghiên
cứu;

Thu thập thông tin sơ cấp thông qua phiếu điều tra khảo sát bảng hỏi, đối
tượng là sinh viên khóa 12 Học viện Chính sách và Phát triển, sau đó sử dụng
phương pháp lấy mẫu thuận tiện nhằm khảo sát thu thập dữ liệu phản hồi của các
sinh viên.

● Phương pháp xử lý thông tin:

Phương pháp định lượng

Phương pháp định tính

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Lợi ích mang lại và tác động của kết quả nghiên cứu

● Đóng góp về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu góp phần tìm hiểu rõ hơn về tình
trạng sức khỏe và ảnh hưởng của sức khỏe đến học tập và lao động của sinh
viên APD
3
● Đóng góp về thực tiễn: Phản ánh được tác động lớn của sức khỏe đến đời
sống sinh viên, đưa ra các giải pháp vận động, cổ vũ sinh viên chủ động bảo
vệ sức khỏe

8. Kết cấu đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
nghiên cứu có các nội dung chính được chia thành 3 chương như sau

● Chương 1: Cơ sở lý luận về yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên

● Chương 2: Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên
Học viện Chính sách và Phát triển

● Chương 3: Đề xuất các biện pháp cải thiện sức khỏe đối đối với sinh viên
Học viện Chính sách và Phát triển

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE


CỦA SINH VIÊN

1.1. Khái niệm sức khỏe

Có rất nhiều quan niệm về sức khỏe, nhưng nhìn chung đều thống nhất ở khái
niệm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện
về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh
hay thương tật”

Như vậy, sức khỏe bao gồm ba thành tố: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần,
sức khỏe xã hội

1.1.1. Sức khỏe thể chất

Sức khỏe thể chất được xem là trạng thái nguyên vẹn và phối hợp nhịp nhàng
về mặt giải phẫu với chức năng sinh lý ở tất cả các bộ phận của cơ thể. Thể hiện ở:
Sức lực; sự nhanh nhẹn; sự dẻo dai; khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh;
khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như chịu
nóng, lạnh, hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết

1.1.2. Sức khỏe tinh thần

4
Sức khỏe tinh thần là sự thăng bằng và hài hòa trong hoạt động tinh thần giữa
lý trí và tình cảm. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc
vui tươi, thanh thản; ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời; ở những quan điểm sống tích
cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối
sống không lành mạnh.

1.1.3. Sức khỏe xã hội

Sự hòa nhập của cá nhân với cộng đồng được gọi là sức khỏe xã hội

1.2. Vai trò của sức khỏe đối với sinh viên

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Đối với sinh
viên, sức khỏe là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập,
nghiên cứu, sáng tạo và tương lai cuộc sống của chính bản nhân sinh viên, vì đây là
“giai đoạn vàng” để phát triển thể lực, trí tuệ. Đó là cơ sở quan trọng giúp sinh viên
tự khẳng định bản thân trong xã hội.

Mạnh mẽ về thể chất, các bạn dễ dàng đối mặt với những khó khăn và thách
thức. Tinh thần lạc quan, sẵn sàng đón nhận những thay đổi, sức khỏe là điểm tựa
vững chắc giúp các bạn vượt qua mọi sóng gió. Sức khỏe là nguồn động viên tinh
thần, là đòn bẩy mạnh mẽ tiến lên phía trước.

Sinh viên luôn năng động với những kế hoạch sống đa dạng. Lịch học, lịch
làm việc và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, đòi hỏi họ phải duy trì thể
chất và tinh thần tốt. Điều này không chỉ giúp họ tự tin, mạnh mẽ hơn mà còn đóng
góp vào hạnh phúc của bản thân, gia đình và xã hội.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên

1.3.1. Các yếu tố chủ quan

- Yếu tố Hành vi, lối sống của sinh viên:

là hành vi của cá nhân tạo ra các yếu tố tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sức
khỏe của chính họ, có thể có lợi hoặc có hại cho sức khỏe. Hành vi đó có liên quan
đến việc tạo ra, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, hoặc liên quan đến một vấn
5
đề sức khỏe nhất định, như: hành vi tập thể dục, hành vi về dinh dưỡng, về vệ sinh
môi trường… Hành vi sức khỏe cá nhân là trọng tâm của quá trình giáo dục và
nghiên cứu sức khỏe. Hành vi và lối sống không lành mạnh được xem là nguyên
nhân dẫn đến bệnh tật, tử vong và các vấn đề sức khỏe khác…Dinh dưỡng hợp lý,
an toàn, lành mạnh sẽ giúp cơ thể hoạt động tốt, tăng sức đề kháng chống lại nguy
cơ bệnh tật. Thói quen sinh hoạt điều độ, vận động phù hợp cũng sẽ giúp cơ thể
khoẻ khoắn hơn. Ngược lại, việc ăn uống vô độ, thiếu khoa học, ít vận động, lạm
dụng các chất có hại như rượu bia, thuốc lá sẽ làm cho cơ thể mất cân bằng dinh
dưỡng, suy yếu và dễ mắc các bệnh tật nguy hiểm. Hiện nay có rất nhiều bệnh được
xác định có nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống và lối sống như béo phì, tiểu đường,
tim mạch, ung thư,…

- Các yếu tố về di truyền:

Các yếu tố sinh học quyết định cấu trúc cơ thể và các hoạt động chức năng của cơ
thể. Gần đây, khoa học đã chứng minh khi có sự biến đổi bất thường trong cấu trúc
của những đoạn gen nào đó có thể gây ra những bệnh tật tương ứng. Hiện nay, y
học đã có thể sử dụng bản đồ gen làm công cụ chẩn đoán một số bệnh như: thiếu
máu do hồng cầu hình liềm, bệnh xơ nang tụy, bệnh đái tháo đường (đây là những
bệnh có thể gây hậu quả xấu cho thế hệ sau)… Phần lớn các yếu tố gen thường
không thể thay đổi được và đến nay, y học mới chỉ có thể can thiệp được ở mức hạn
chế.

1.3.2. Các yếu tố khách quan

- Yếu tố môi trường:

Là những yếu tố bên ngoài cơ thể, mà con người khó kiểm soát hay thậm chí không
kiểm soát được. Yếu tố môi trường đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò hết sức quan
trọng quyết định tình trạng sức khỏe của bất cứ một cộng đồng nào. Thuật ngữ môi
trường ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: môi trường xã hội, tổ chức xã
hội, các nguồn lực… Môi trường tự nhiên như: nhiệt độ, ánh sáng, không khí, đất
nước, thiên tai, thảm họa. Môi trường sống, làm việc: tình trạng khó khăn về nhà ở,
nơi làm việc, trong gia đình và cộng đồng dễ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe tâm
thần. Đường sá xuống cấp; lụt lội, bão, động đất, các thiên tai khác có thể gây tử
vong hoặc thương tích cho nhiều người. Một môi trường tự nhiên trong lành chắc
6
chắn sẽ tốt cho sức khoẻ hơn một môi trường ô nhiễm bụi bặm. Môi trường xã hội
trong đó những con người có các thói quen tốt, vui vẻ hòa nhã, chất lượng sống tốt
chắc chắn cũng sẽ tác động tích cực đến sức khoẻ của từng cá nhân trong cộng
đồng.

- Hệ thống chăm sóc sức khỏe:

Hệ thống chăm sóc sức khỏe có ảnh hưởng đáng kể đến trạng thái sức khỏe của
người dân. Chất lượng điều trị và chăm sóc như thế nào, tình trạng thuốc men có
đầy đủ hay không; khả năng tiếp cận với các dịch vụ của người dân (chi phí, khả
năng tiếp cận các dịch vụ y tế, thời gian chờ đợi…); thái độ của cán bộ y tế đối với
người bệnh; trình độ chuyên môn của cán bộ y tế có đáp ứng được yêu cầu không;
tính chất của hệ thống chăm sóc sức khỏe (chăm sóc sức khỏe đặc biệt chuyên sâu,
y tế nhà nước hay y tế tư nhân). Tình trạng sức khỏe cá nhân và cộng đồng tốt hay
xấu phụ thuộc nhiều bởi tình trạng xấu hay tốt của những yếu tố trên thuộc hệ thống
chăm sóc sức khỏe.

- Yếu tố xã hội:

Là tất cả các yếu tố và hoàn cảnh không thuận lợi cho con người sinh sống và làm
việc, như: chiến tranh, sự bất ổn về kinh tế - xã hội, tình hình an ninh trật tự, an toàn
xã hội, môi trường sinh sống ô nhiễm, khó tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, quá
nhiều tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, cờ bạc, thực phẩm chứa nhiều chất độc
hại, dinh dưỡng không đúng cách, kỳ thị chủng tộc, giới tính, vị trí xã hội, quan hệ
xã hội, công ăn việc làm, mức thu nhập, mức sống, kinh tế chậm phát triển…
Những yếu tố này, một số cá nhân con người hoặc một vài ngành không giải quyết
hết được mà đây phải là công việc của tất cả các ngành, của cả cộng đồng, quốc gia.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC


KHỎE CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

2.1. Giới thiệu chung về Học viện Chính sách và Phát triển

7
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Học viện Chính sách và Phát triển được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-
TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ, là trường Đại học công lập thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân. Về tổ chức, Học viện trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu
tư -cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu
tư phát triển và thống kê, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; quy hoạch phát triển, cơ chế, chính sách
quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu tư trong nước, đầu tư của nước
ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế (bao gồm
cả khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình khu
kinh tế khác); quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ phi chính phủ
nước ngoài; đấu thầu; thành lập, phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể,
hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

1. Hội đồng Học viện;


2. Ban Giám đốc Học viện (Giám đốc và các Phó Giám đốc);

3. Hội đồng Khoa học và Đào tạo;

4. Hội đồng tư vấn;

5. Các phòng chức năng và trung tâm;

6. Các khoa, viện thuộc Học viện;

7. Các bộ môn thuộc khoa, viện;

8. Các tổ chức khoa học và dịch vụ;

9. Học viện có các Phân viện tại miền Bắc, miền Trung, miền Nam phù hợp
với từng giai đoạn phát triển của Học viện và khi các cơ sở này có đủ các
điều kiện cần thiết để thành lập theo quy định của pháp luật

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ

2.1.3.1. Chức năng


8
Học viện Chính sách và Phát triển là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân, là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có chức
năng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ về chính sách công, kinh tế, quản lý và
các ngành khác có liên quan phù hợp với mục tiêu và phương hướng phát triển của
Học viện; chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng,
nghiên cứu khoa học, tư vấn, phản biện chính sách và hợp tác quốc tế theo quy định
hiện hành.
Học viện Chính sách và Phát triển là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách
pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được hoạt động tự chủ theo quy định của
pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Học viện chịu sự chỉ đạo
và quản lý trực tiếp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chịu sự quản lý nhà nước về giáo
dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.1.3.2. Nhiệm vụ

- Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư kế hoạch công tác dài
hạn, trung hạn và hàng năm của Học viện, tham mưu xây dựng chiến lược,
chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành kế hoạch và đầu tư.
- Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tổ chức thực hiện quy
hoạch, kế hoạch về tổ chức bộ máy, thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể
các tổ chức khoa học, các đơn vị thuộc Học viện; biên chế, vị trí việc làm;
tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên
chức, người lao động theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các đề án, văn bản liên quan đến việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ và của Học viện trình Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm
quyền ban hành.
- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các
ngành nghề Học viện được phép đào tạo; xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ
chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn
bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9
- Xây dựng đề án mở các ngành đào tạo mới, điều chỉnh quy mô đào tạo báo
cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi trình Bộ Giáo dục và Đào
tạo phê duyệt.
- Triển khai các hoạt động đào tạo, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp
tác quốc tế theo chiến lược và kế hoạch phát triển của Học viện, đảm bảo
chất lượng đào tạo; lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để đăng
ký kiểm định.
- Tổ chức giảng dạy, đào tạo theo mục tiêu của chương trình đào tạo và các
hoạt động đào tạo khác; xác nhận và cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định
của pháp luật. Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định;
bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo, hướng tới
đáp ứng chuẩn mực quốc tế.
- Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo theo nhu cầu xã hội và các nhiệm vụ đào
tạo, bồi dưỡng khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức tuyển sinh và quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn theo quy định của pháp luật, phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ, năng lực của Học viện và theo nhu cầu của xã hội.
- Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của
cơ quan có thẩm quyền.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
và các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.

2.2. Tổng quan nghiên cứu

Thông qua các phiếu trả lời khảo sát bảng hỏi, tiến hành tổng hợp, phân tích,
đánh giá về thực trạng sức khỏe của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển

10
Trong quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu đã phát ra 282 phiếu cho sinh viên Học
viện Chính sách và Phát triển. Có 139 sinh viên tham gia trả lời phiếu khảo sát, có
36 phiếu trả lời không hợp lệ. Số phiếu nhóm nghiên cứu sử dụng để phân tích khảo
sát là 103 phiếu.

- Mục đích khảo sát:

Thứ nhất, thông qua phiếu khảo sát nghiên cứu nhằm đưa ra những số liệu, đánh giá
trực quan nhất theo mức độ nhận thức của sinh viên Học viện về vấn đề sức khỏe

Thứ hai, nghiên cứu đánh giá khách quan những quan điểm cá nhân về các nhân tố
ảnh hưởng đến sức khỏe

Thứ ba, thông qua kết quả nghiên cứu đưa ra đánh giá chung về các nhân tố ảnh
hưởng đến tình trạng sức khỏe của sinh viên tại Học viện và đề xuất các giải pháp
tốt nhất giúp nâng cao nhận thức, thói quen, lối sống lành mạnh để đảm bảo một
sức khỏe tốt nhất cho sinh viên.

- Đối tượng tham gia khảo sát: Sinh viên K11, K12, K13, K14 Học viện Chính
sách và Phát triển.

+ Số lượng sinh viên các khoa tham gia khảo sát

Khoa Tài chính Ngân hàng: 32 (31,1%)

Khoa Kinh tế quốc tế : 14 (13,6%)

Khoa Ngôn ngữ anh: 14 (13,6%)

Khoa Kinh tế Phát triển: 10 (9,7%)

Khoa Quản trị kinh doanh: 10 (9,7%)

Viện Chính sách công: 2 (2%)

Khoa Kinh tế số: 3 (3%)

Khoa Kinh tế: 7 (7%)

11
Khoa Kế - Kiểm toán: 3 (3%)

Bảng 2.1. Số lượng sinh viên các khoa tham gia khảo sát

(Nguồn: Báo cáo khảo sát)

Qua số lượng sinh viên các khoa tham gia khảo sát trên. Ta thấy khoa Tài chính
Ngân hàng có số lượng sinh viên tham gia trả lời câu hỏi khảo sát đông nhất (32
sinh viên, chiếm 31,1 % tổng số sinh viên tham gia khảo sát). Tiếp đến là khoa Kinh
tế quốc tế (14 sinh viên, chiếm 13,6%). Các khoa khác tại Học viện đều có sinh viên
tham gia khảo sát, tuy nhiên số lượng ít hơn. Từ đó có thể thấy rằng, sinh viên Học
viện có quan tâm đến chủ đề quản lý tài chính cá nhân mà nhóm tiến hành nghiên
cứu.

- Phương án khảo sát:

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát bằng hình thức khảo sát trực tuyến. Tiến
hành gửi link khảo sát cho toàn bộ sinh viên K11, K12, K13, K14 của Học viện.
Sau thời gian 5 ngày phát phiếu khảo sát, nhóm nghiên cứu đã thu về được 103
phiếu để làm phân tích báo cáo khảo sát.

- Nội dung khảo sát

Lấy thông tin của sinh viên tham gia khảo sát và ý kiến cá nhân của sinh viên về
các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính cá nhân.

12
2.3. Kết quả khảo sát và phân tích

2.2.1. Nhóm nhân tố cá nhân

2.2.2. Nhóm nhân tố gia đình

2.2.3. Nhóm nhân tố môi trường học tập

2.4. Nhận xét, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên Học
viện Chính sách và Phát triển

2.3.1. Nhóm nhân tố cá nhân

- Hành vi, lối sống của sinh viên

2.3.2. Nhóm nhân tố gia đình

2.3.3. Nhóm nhân tố môi trường sống và học tập

- Nhà trường
- Xã hội
- Vị trí địa lý

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN SỨC KHỎE ĐỐI VỚI
SINH VIÊN HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

3.1. Bối cảnh

3.2. Đề xuất biện pháp cải thiện sức khỏe đối với sinh viên Học viện Chính sách
và Phát triển

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

13
CÂU HỎI KHẢO SÁT

14

You might also like