You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH
Năm học:2021-2022

˗˗˗˗˗˗˗˗

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU VÀ LẬP LUẬN

Giảng viên: ThS. Phạm Thị Ngọc Thủy

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5:


STT Họ và tên Mã số sinh Lớp Chú thích
viên
1 Phan Thị Hoài Thương 1853801013180 HS44B-1

2 Phạm Đoàn Diễm Phúc 1953801013168 HS44B-1

3 Trần Minh Thành 1953801013199 HS44B-1

4 Phạm Thị Thảo 1953801013203 HS44B-1 Nhóm trưởng

5 Lê Thị Ngọc Thương 1953801013216 HS44B-1

 Lựa chọn một đề tài nghiên cứu và xây dựng đề cương sơ lược cho đề
tài đó

Đề tài: Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm của sinh viên trường Đại học Luật TP Hồ Chí
Minh .

1
I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài)
Câu hỏi: Vì sao lại nghiên cứu đề tài đó?
- Xã hội ngày một phát triển, con người càng phải trau dồi bản thân để có thể hòa
nhập. Chính vì những mục tiêu, ước mơ to lớn, cũng như không muốn phụ sự kì vọng,
mong mỏi của mọi người, nhất là gia đình đã phần nào gây lên những áp lực vô hình về
tinh thần cho sinh viên. 
- Thích nghi với một môi trường sống hoàn toàn mới, một cuộc sống xa gia đình, thay
đổi môi trường và cách thức học tập khác hẳn so với thời phổ thông, áp lực học tập, áp
lực từ trường lớp, từ cuộc sống,…và nhiều những lo toan khác.
- Trầm cảm là một trong những rối loạn phổ biến nhất đã được phát hiện từ rất lâu.
Theo những số liệu của hiệp hội các nhà tâm thần học Mỹ (1987) thì trong số 10 người
dân sẽ có 1 người vào một lúc nào đó đã từng trải qua trạng thái trầm cảm.
- Vào thời điểm xảy ra đại dịch COVID-19, theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí y
khoa The Lancet ngày 8/10, tác động của đại dịch đã làm tăng tỷ lệ người bị trầm cảm
lên gần 1/3. 
- Trầm cảm luôn tồn tại ở từng đất nước, xã hội. Nhưng trong những thập niên gần đây
tỷ lệ trầm cảm có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng và tập trung đa số ở những người trẻ
tuổi. Việt Nam cũng không ngoại lệ, thực trạng về bệnh trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu
niên Việt Nam hiện nay chiếm phần lớn đáng quan ngại:
- Ở Việt Nam bệnh trầm cảm chiếm 3-6% dân số, trong đó 1/5 luôn có tư tưởng tự sát
Xuất phát từ các lý do trên, nhóm đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nguy cơ trầm
cảm của sinh viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh” đi sâu vào đối tượng cụ
thể là sinh viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu (tổng quan nghiên cứu):
2.1. Trên thế giới:
- Căn cứ theo con số thống kê trong DSM-IV
- Căn cứ theo Golberg và Huxley (1992)
- Căn cứ theo nghiên cứu được công bố trên Tạp trí 2010 của Hiệp hội Y khoa Mỹ
- Căn cứ theo dữ liệu từ Cơ quan Đánh giá và giám định BHYT Hàn Quốc (HIRA)
- Căn cứ theo tờ Chosun Ilbo từ tháng 1-9 của năm 2019
1.2. Ở Việt Nam:
- Căn cứ theo báo cáo kết quả điều tra quốc tế về vị thành niên Việt Nam lần thứ 2
năm 2009 (SAVY II)
-Căn cứ theo kết quả nghiên cứu: “Áp lực học tập và một số vấn đề sức khỏe tâm thần
ở sinh viên năm nhất Đại học Y Hà Nội năm 2011” của Nguyễn Triệu Phong

2
- Căn cứ theo nghiên cứu tại khoa y tế công cộng - Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh vào năm 2010
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm của sinh viên trường Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu: bạn sinh viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu những dấu hiệu của trầm cảm, những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ trầm
cảm ở sinh viên. 
- Khảo sát tỷ lệ sinh viên trầm cảm 
- Đưa ra những biện pháp phòng tránh trầm cảm ở sinh viên
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp nghiên cứu và tổng quan tài liệu:
Tìm hiểu tài liệu nghiên cứu lý luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn đã thực hiện về
bệnh trầm cảm. Các tài liệu trên được nghiên cứu, phân tích và hệ thống hóa và sử dụng
trong đề tài nhằm mục đích tham khảo.
5.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Nhằm tìm hiểu thực trạng trầm cảm ở sinh viên.
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Hỏi và trao đổi trực tiếp với các bạn sinh viên để hiểu rõ hơn về những nguyên nhân có
thể dẫn tới nguy cơ trầm cảm.
5.4. Phương pháp thống kê toán học: 
Thống kê, xử lý kết quả từ bảng hỏi thu được để đưa ra kết quả thực tế theo như phiếu
trả lời của khách thể nghiên cứu.
II. Nội dung nghiên cứu:
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.  Khái niệm về bệnh trầm cảm 
    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) : “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc
trưng bởi sự buồn rầu, mất sự thích thú hoặc khoái cảm, cảm giác tội lỗi hoặc giá trị bản
thân thấp, rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung”.
Nhà tâm lý học Martin Seligman: trầm cảm phần lớn là phản ứng đối với tình trạng
không tự lực đã học tập trước đó ( Tình trạng không tự lực học tập là trạng thái trong đó
người ta nhận thức và sau cùng học tập rằng không thể nào trốn thoát hay thích ứng

3
được với căng thẳng . Do đó , họ hoàn toàn từ bỏ đấu tranh chống lại căng thẳng và chấp
nhận dẫn đến xuất hiện trầm cảm ) . 
Các nhà phân tâm học: trầm cảm là kết quả giận dữ của chính bản thân mình , quan
điểm này cho rằng , con người cảm thấy có trách nhiệm với điều xấu xảy ra cho mình và
điều khiển sự giận dữ của mình hướng nội .
   Thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Thơ Sinh cho rằng : Trầm cảm là một căn bệnh lâm sàn
không chỉ ảnh hưởng lên hệ thần kinh của chúng ta mà còn ảnh hưởng lên cơ thể và tâm
trạng . Bệnh gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống , nghỉ ngơi , chu kỳ giấc ngủ …
    Khái quát : trầm cảm là một căn bệnh rối loạn cảm xúc , làm cho con người dễ rơi
vào cảm giác buồn rầu ,u uất sau đó dần dẫn thờ ơ , vô cảm , không quan tâm đến bất kỳ
điều gì xảy ra xung quanh . Trầm cảm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống , nếu không
ngăn chặn kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng .
2. Triệu chứng của bệnh trầm cảm
Mọi người gặp phải trầm cảm theo nhiều cách khác nhau:
Cảm thấy buồn, muốn khóc, trống rỗng, tuyệt vọng
 Thay đổi thói quen ăn uống-sụt cân và không muốn ăn hoặc thèm ăn kèm tăng cân
 Thay đổi giấc ngủ-ngủ quá nhiều hoặc không đủ
 Luôn cảm thấy mệt mỏi, gặp khó khăn để có động lực làm việc gì
 Mất hứng thú với những người và/hoặc những hoạt động đã từng mang lại niềm vui cho
bạn
 Cảm thấy chai sạn
 Dễ bị kích động hay nổi nóng
 Cảm thấy mình làm gì cũng không đủ tốt
 Tăng việc tiêu thụ đồ uống có cồn hoặc chất gây nghiện
 Dành quá nhiều thời gian trên Internet
 Gặp khó khăn trong tập trung, suy nghĩ, hoặc lên kế hoạch cứ như đầu bạn bị phủ sương

 Thờ ơ với sức khỏe thể chất và vẻ bề ngoài của bạn
 Nghĩ đến việc trốn chạy, hoặc đào thoát khỏi hoàn cảnh
 Nghĩ đến cái chết hoặc tự tử, có ý tưởng về cách kết thúc đời mình
 Những triệu chứng về thể chất liên tục không đáp ứng điều trị, như là đau đầu, rối loạn
tiêu hóa, và đau cổ và lưng mạn tính
3. Trầm cảm ở sinh viên Đại học Luật

4
3.1 Khái niệm về sinh viên

Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ được
truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ.
Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.

3.2 Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên

3.2.1 Đặc điểm sinh lý


Thứ nhất, sự phát triển thể chất:
+ Ở lứa tuổi này, sự phát triển về thể chất đã đạt đến mức tương đối hoàn thiện, có sự
hoàn chỉnh về cấu trúc và phối hợp giữa các chức năng.
+ Thời kỳ này đặc điểm quan trọng nhất chính là tuổi dậy thì. Giai đoạn này kéo dài
nhiều năm, Đây là quãng thời gian cơ thể có những sự thay đổi, phát triển từ một đứa trẻ
trở thành người lớn

Thứ hai, sự phát triển về mặt xã hội:


+Vị thế xã hội của thanh niên sinh viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Những thay đổi
vị thế xã hội sẽ làm nảy sinh nhu cầu phát triển mới.
+ Sinh viên cũng giống thanh niên học sinh là nhóm người chưa ổn định, còn phụ thuộc
về địa vị xã hội do chưa thực sự tham gia vào guồng máy sản xuất của xã hội.

3.2.2.Đặc điểm hoạt động:


- Ở mỗi lứa tuổi sẽ có một hoạt động chủ đạo chi phối các hoạt động khác.Những hoạt
động này giúp phát triển nhân cách toàn diện và sâu sắc hơn. Ở sinh viên hoạt động chủ
đạo là : hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học…
+Hoạt động học tập: của sinh viên ở đại học vẫn không tách rời hoạt động nhận thức để
khám phá tri thức, chiếm lĩnh tri thức và sáng tạo tri thức.
+Hoạt động nghiên cứu khoa học: giúp sinh viên phát triển tối ưu tư duy sáng tạo, phát
triển tính linh cảm khoa học, phát triển những kỹ năng, kỹ xảo nghiên cứu khoa học.
+Hoạt động học nghề: nhằm chuẩn bị cho sinh viên tay nghề, năng lực làm việc có hiệu
quả trong tương lai. 
+Hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động giao lưu: giúp sinh viên phát triển kĩ năng sống
và giải trí sau những giời học căng thẳng .
3.2.3. Đặc điểm nhận thức
- Bản chất hoạt động nhận thức của sinh viên trong các trường ĐH-CĐ là đi sâu, tìm
hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể một cách chuyên sâu để nắm
đc đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp, qui luật của các môn khoa học đó, với mục đích
trở thành những chuyên gia về các lĩnh vực nhất định.

5
- Nét đặc trưng trong hoạt động trí tuệ của sinh viên là sự tập trung phối hợp nhiều thao
tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá.
- Có thể nêu các đặc điểm sau trong hoạt động nhận thức của sinh viên:
+Hoạt động động nhận thưc của họ vừa gắn kết chặt chẽ với nghiên cứu khoa học, vừa
không tách rời hoạt động nghề nghiệp của người chuyên gia.
+Hoạt động học tập của sv diễn ra một cách có kế hoạch, có mục đích, nội dung, chương
trình, phương thức, phương pháp đào tạo theo thời gian một cách chặt chẽ nhưng không
quá khép kín.
+Phương tiện hoạt động nhận thức của sinh viên được mở rộng phong phú với thư viện ,
phòng đọc , phòng thí nghiệm…
 3.2.4. Đặc điểm nhân cách
- Một số đặc điểm nhân cách sinh viên trường Đại học Luật TP.HCM
+Tính thực tế : mục đích trong hành động và suy nghĩ rất rõ, thể hiện ở việc chọn ngành
nghề, chuẩn bị kinh nghiệm làm việc cho tương lai, định hướng công việc sau khi ra
trường…
+Tính năng động : nhiều sinh viên vừa đi học vừa đi làm, hình thành tư duy kinh tế
trong thế hệ mới, thể hiện sự tích cực chủ động trong cuộc sống và công việc…
+Tính cụ thể và lý tưởng : lý tưởng xuất hiện gắn liền với đặc thù thế hệ, bối cảnh phát
triển đất nước và quốc tế . Lý tưởng không phải là lựa chọn những mục đích xa xôi, mà
hướng đến mục tiêu cụ thể, gắn liền với lợi ích cá nhân .
+Tính liên kết : có xu hướng mở rộng các mối quan hệ, đặc biệt là đồng đẳng, cùng
nhóm, hướng đến tính cộng đồng .
+Tính cá nhân : tự ý thức cao về bản thân và muốn thể hiện vai trò cá nhân, sự hy sinh
và quan tâm đến người khác thấp đi.

3.2.5. Đặc điểm tình cảm

-Tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất những loại tình cảm cao : thẩm mỹ, trí
tuệ, đạo đức. Tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và trong đời sống
của sinh viên.
-Tình bạn cùng  giới hay khác giới ở tuổi sinh viên tiếp tục phát triển theo chiều sâu
- Bên cạnh tình bạn, tình yêu nam nữ ở tuổi sinh viên là lĩnh vực rất đặc trưng
Chương 2: Phân tích tình hình, nhận diện thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Tình hình nghiên cứu còn ít nghiên cứu về đề tài trầm cảm đặt biệt là trầm cảm trong
môi trường đại học;

6
 Phạm vi nghiên cứu của các công trình nghiên cứu về trầm cảm cong mang tính
chung chung chưa khái quát được đối tượng cựu thể.
 trong phạm vi của các nghiên cứu trước chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản,
khái quát chứ chưa phân tích sâu vào những vấn đề bất cập tại trường đại học luật tp.
Hcm.
Khảo sát thực trạng bệnh trầm cảm tại trường đại học luật TP. HCM;

 Dựa vào thang Đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên (RADS 10 – 20) là thang tự
đánh giá nhằm xác định các thanh thiếu niên có các triệu chứng trầm cảm. RADS là
thang tự đánh giá ngắn gọn gồm 30 đề mục để đánh giá mức độ hiện thời của các triệu
chứng học trầm cảm ở thanh thiếu niên theo bốn thành phần cơ bản của trầm cảm: loạn
khí sắc, cảm xúc tiêu cực/mất hứng thú, tự đánh giá tiêu cực và phàn nàn về cơ thể.
 Khảo sát các bạn sinh viên bằng bảng trắc nghiệm RADS để biết mức độ của các
các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên trên lâm sàng.
 Tính điểm RADS bằng cách cộng điểm mức độ của các câu. Cộng tổng điểm của
tất cả các câu sau khi điều chỉnh. Dựa theo RADS, những bệnh nhân có tổng số điểm từ
31 – 40 là trầm cảm nhẹ, 41 – 50 là trầm cảm vừa, và trên 51 điểm là trầm cảm nặng.
 Khảo sát các bạn sinh viên ở nhiều khóa khác nhau.
 Dựa vào thang đo trên và kết quả thu được từ bảng câu hỏi. đưa ra biểu đồ rút ra
tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm.
Từ phương pháp phỏng vấn sâu , ta đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến nguy cơ trầm
cảm như :

-Môi trường sống thay đổi , khó thích nghi

-Có vấn đề về gia đình

-Nhiều trách nhiệm mới

-Áp lực thành tích học tập

-Khó khăn về tài chính

-Tự ti về bản thân

-Phải đứng thuyết trình trước đám đông

-Tăng áp lực học hành , điểm không như mong đợi

-Bị stress và thường xuyên căng thẳng

Chương 3 .Lý giải nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ trầm cảm của sinh viên Đại học Luật TP Hồ Chí Minh:

- Nguyên nhân từ việc học tập : Áp lực thành tích học tập ;Phải đứng thuyết trình trước
đám đông;Tăng áp lực học hành , điểm không như mong đợi ;Bị stress và thường xuyên

7
căng thẳng; Thiếu ngủ vì thức khuya , dậy sớm ; Lịch học dày ;Phương pháp học tập
không phù hợp 
- Môi trường sống: Đi học xa trường ; Môi trường sống thay đổi , khó thích nghi ; Nhiều
trách nhiệm mới 
- Về các mối quan hệ : Chia tay người yêu ; Khó khăn trong việc hòa đồng với mọi
người ; Phải làm việc với người không quen biết ;Tính tình nhút nhát nhưng vẫn phải
tiếp xúc với người lạ; Có vấn đề về gia đình ; Không hợp ,hay xảy ra tranh cãi với bạn
cùng phòng; Xa gia đình , không có ai lo lắng chăm sóc khi ốm đau.
- Các nguyên nhân khác : Khó khăn về tài chính ;Tự ti về bản thân,…
III.Kết luận và kiến nghị
1.Kết luận

Tỷ lệ trầm cảm của sinh viên ngày một tăng và nó sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt:
- Ảnh hưởng không chỉ đến bản thân người bị trầm cảm , đến cả gia đình và những
người xung quanh .
-Tạo ra khoảng cách giữa mọi người với nhau
2. Một số giải pháp để phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ trầm cảm ở sinh viên :
 Bản thân sinh viên : cố gắng tạo cho mình cảm giác , tư tưởng thoải mái , luôn nở nụ
cười , và không để ý đến những chuyện nhỏ ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng,..
 Gia đình:  quan tâm nhiều hơn đến các bạn sinh viên . Thường xuyên động viên , an ủi,

 Nhà trường: Mở phòng tư vấn tâm lý cho sinh viên ngay tại ; Thường xuyên có những
bài text tâm lý ; Có những buổi sinh hoạt để trao đổi với sinh viên về cách thức và
phương pháp học tập , hay những buổi ngoại khóa bổ ích nhằm giảm căng thẳng và
stress cho sinh viên,..
 Về phía xã hội: Tổ chức những buổi giao lưu , học hỏi kỹ năng về cách quản lý thời gian
, điều hòa cuộc sống , điều hòa cảm xúc của bản thân …
IV. Lời cảm ơn

V. Tài liệu tham khảo

1. Các bài viết trong ngành

2. Văn bản pháp luật

3. Các bài báo, bài viết có liên quan

4. Tài liệu nước ngoài

VI. Phụ lục

8
9

You might also like