You are on page 1of 12

Nhóm Bầu trời Thảo luận HS lần 5 HS44B-1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ


HỒ CHÍ MINH
Năm học:2020-2021

˗˗˗˗˗˗˗˗

BÀI TẬP THẢO LUẬN LẦN 5

MÔN LUẬT HÌNH SỰ


Giảng viên: Nguyễn Thị Thùy Dung
Tên nhóm: 5 (Bầu trời)
Lớp : HS44B-1.

STT Họ và tên Mã số sinh viên Lớp Ghi chú


1 Phạm Thị Thảo 195.380101.3203 HS44B-1 Nhóm trưởng
2 Hà Thị Lệ Quyên 195.380101.3181 HS44B-1
3 Phan Hoàng Thiện 195.380101.3210 HS44B-1

4 Phạm Đoàn Diễm Phúc 195.380101.3168 HS44B-1


5 Lê Thị Ngọc Thương 195.380101.3216 HS44B-1
6 Trần Minh Thành 195.380101.3199 HS44B-1
7 Phùng Đức Thắng 195.380101.3194 HS44B-1

8 Vũ Thị Hồng Thắm 195.380101.3193 HS44B-1

CỤM 3
1
Nhóm Bầu trời Thảo luận HS lần 5 HS44B-1
I. Trắc nghiệm tự luận: Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tội phạm
sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.
Trả Lời : Đây là câu nhận định sai.
- Bởi vì hành vi khách quan của các tội xâm phạm sở hữu có sự khác nhau ở hình
thức thể hiện hành vi, có thể thực hiện ở nhiều dạng khác nhau. Các hành vi đó
xâm phạm các quyền đối với tài sản của chủ sở hữu như, xâm phạm quyền chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt của chủ tài sản, làm cho chủ tài sản mất khả năng thực
hiện quyền sở hữu của mình.
- Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tội phạm sở
hữu ngoài có hành vi chiếm đoạt tài sản còn có:
+ Hành vi chiếm giữ trái phép;
+ Hành vi sử dụng trái phép;
+ Hành vi hủy hoại, làm hư hỏng, làm mất mát, làm lãng phí tài sản.
3.Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các
tội xâm phạm sở hữu.
Trả Lời : Đây là nhận định đúng.
- Cơ sở pháp lý: Điều 168, Điều 252 BLHS 2015
- Vì đối tượng tác động của tội xâm phạm sở hữu tuy là tài sản nhưng tài sản đó
cần thỏa mãn hai điều kiện cần và đủ sau: (1) là vật có giá trị và (2) toàn bộ hay
một phần giá trị của vật đó đã được đầu tư sức lao động của con người.
- Nếu vật đó có tính năng đặc biệt ví dụ như ma túy, vũ khí quân dụng… thì hành
vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu, định đoạt, sử dụng những vật có tính năng đặc
biệt trên không cấu thành đối tượng tác động của các tội phạm sở hữu, mà cấu
thành những tội riêng biệt. Hoặc giấy tờ trị giá được bằng tiền, có thể thanh toán
trực tiếp chỉ có thể là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu trong vài
trường hợp, khi bất kỳ ai có nó đều nhận được tiền (trái phiếu vô danh,…).
5. Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội
cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015) .
Trả Lời : Đây là nhận định sai.
- Cơ sở pháp lý: Điều 168, Điều 170 BLHS 2015
- Vì hành vi đe dọa dùng vụ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi khách quan
không chỉ trong cấu thành tội cướp tài sản mà còn có thể cấu thành tội cưỡng đoạt
tài sản tùy vào từng trường hợp cụ thể :

2
Nhóm Bầu trời Thảo luận HS lần 5 HS44B-1
+Tội cướp tài sản: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc
có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự
được nhằm chiếm đoạt tài sản
+Tội cưỡng đoạt tài sản: Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác
uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản
9. Dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành
vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015) và Tội giết
người (Điều 123 BLHS 2015).
Trả Lời : Đây là nhận định Sai.
Xét vào loại lỗi xem lỗi đó là lỗi gì, vô ý hay cố ý
- Vì dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản không phải lúc nào cũng cấu thành hai
tội danh và trong trường hợp cấu thành hai tội danh không chỉ có trường hợp Tội
cướp tài sản và Tội giết người mà còn có trường hợp Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt
tài sản (Điều 169 BLHS 2015) và Tội giết người.
- Trước tiên, dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người
có thể cấu thành một trong hai tội danh:
+ Tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người” được quy
định tại điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS;
+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm
chết người” được quy định tại điểm d khoản 5 Điều 169 BLHS.
- Tuy nhiên, tùy vào hình thức lỗi mà người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản
mà dẫn đến hậu quả chết người có thể cấu thành một tội danh hoặc hai tội danh. Cụ
thể:
+ Trường hợp cấu thành một tội danh: Nếu lỗi của người dùng vũ lực nhằm chiếm
đoạt tài sản là lỗi hỗn hợp, tức là người phạm tội cố ý với hành vi dùng vũ lực
nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng vô ý với hậu quả chết người thì chỉ cấu thành một
tội danh là Tội cướp tài sản hoặc Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết
định khung tăng nặng là “làm chết người”.
+ Trường hợp cấu thành hai tội danh: Nếu người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài
sản ngoài cố ý thực hiện hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản còn cố ý với
hành vi giết người thì cấu thành cả hai tội danh là Tội cướp tài sản hoặc Tội bắt
cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và Tội giết người.
13. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173
BLHS) đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người.
Trả Lời : Đây là nhận định Sai.
- Cơ sở pháp lý: Điều 173 BLHS 2015

3
Nhóm Bầu trời Thảo luận HS lần 5 HS44B-1
- Vì trong ý thức chủ quan của người phạm tội, chủ thể mà họ mong muốn che giấu
hành vi phạm tội của mình nhất chính là người quản lý tài sản bởi chính người
quản lý tài sản là chủ thể dễ dàng nhất trong việc nhận thức được tài sản mình đang
trong tình trạng thế nào, ở đâu ….. => Dấu hiệu đặc trưng của tội trộm cắp tài sản
thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản một cách lén lút, bí mật đối với người quản lý
tài sản mà không đòi hỏi phải lén lút với tất cả mọi người.
- Trong vài trường hợp, có thể người phạm tội công khai hành vi dịch chuyển tài
sản của mình trước người không có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ thấy việc
công khai này không ảnh hưởng đến việc chiếm đoạt tài sản của họ.
14. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên mà có biểu hiện
gian dối là hành vi chỉ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ( Điều 174
BLHS)
Trả Lời : Đây là nhận định sai.
- Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 175 BLHS 2015.
- Vì còn có thể cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: đó là hành
vi người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà “giá trị
tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý phạt vi phạm hành
chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong
các tội về xâm phạm sở hữu khác:...Điều 174....”
- Mà trong cấu thành mặt khách quan của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản cũng có yếu tố biểu hiện gian dối, đó là hành vi gian dối sau khi người phạm
tội đã có tài sản trong tay thông qua hoạt động vay, mượn, thuê tài sản của người
khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng.
15. Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay,mượn, thuê của người
khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà
có giá trị từ 4.000.000 đồng trở lên đều cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản ( Điều 175 BLHS)
Trả Lời : Đây là nhận định sai. Đúng rồi
- Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 175 BLHS 2015.
- Vì không phải mọi hành vi mà chỉ áp dụng với những hành vi khi người phạm tội
thuộc một trong những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 175 BLHS 2015:
+ Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
+ Đến thời hạn trả tài sản mặc dù có điều kiện trả nhưng cố tình không trả.
+ Sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn tới không có khả năng trả lại tài
sản.

4
Nhóm Bầu trời Thảo luận HS lần 5 HS44B-1
17. Cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở
lên bị giao nhầm là hành vi cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều
176 BLHS).
Trả Lời : Đây là nhận định đúng.
- Vì Điều 176 BLHS có quy định Tài sản mà người phạm tội được nhận nhầm hoặc
tìm được, bắt được có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 10.000.000
đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật là hành vi cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài
sản (Điều 176 BLHS).
II. BÀI TẬP:
Bài tập 1:
Lúc 6 giờ, T gặp cháu N (8 tuổi), đang đứng trong vườn mận. Thấy N đeo sợi
dây chuyền vàng nên y chợt nảy ý định chiếm đoạt. Quan sát xung quanh
không có ai, T bước qua mé nương lấy một khúc cây còng lớn bằng cổ tay.
Cầm khúc cây trên tay, T nhanh bước đến phía sau lưng cháu N và vung tay
đập mạnh vào đầu cháu N làm cháu té xuống đất. Cháu N la lên kêu cứu thì T
tiếp tục đánh vào đầu cháu N cái thứ hai khiến N bất tỉnh. T lấy sợi dây
chuyền trên cổ của cháu N. Kế đó, T ôm cháu N dìm xuống nương, nhấn xác
cháu xuống bùn. Sợi dây chuyền T bán được 775.000 đồng. Vụ việc được phát
hiện nhanh chóng. T bị bắt giữ.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của T.
Bài làm:
T phạm Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015) và Tội giết người ( Điều 123
BLHS 2015).
A. Đối với Tội cướp tài sản ( Điều 168 BLHS 2015):
- Chủ thể : T là người có NLTNHS đầy đủ và đủ tuổi chịu TNHS.
- Khách thể : quyền nhân thân và tài sản của cháu N
- Đối tượng tác động là cháu N và tài sản của cháu N.
- Mặt khách quan :
+ Hành vi : Dùng vũ lực của T: T nảy ý định muốn chiếm đoạt tài sản của cháu N
nên đã lấy một khúc cây còng lớn bằng cố tay, ra phía sau lưng cháu N và vung tay
đập mạnh vào đầu cháu N làm N té xuống đất. Khi cháu N la lên cứu thì T đánh
tiếp cái thứ hai vào đầu cháu N làm N bất tình. Rồi lấy sợi dây chuyền trên cổ của
cháu N.
+ Hậu quả :Cháu N chết

5
Nhóm Bầu trời Thảo luận HS lần 5 HS44B-1
+ Mối quan hệ nhân quả : đơn trực tiếp ( hành vi dùng vũ lực để cướp tài sản của
cháu N là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của N.)
- Mặt chủ quan :
+ Lỗi cố ý trực tiếp: T nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Mục đích : chiếm đoạt sợi dây chuyền của N.
B. Tội giết người ( Điều 123 BLHS 2015):
- Chủ thể : T là người có NLTNHS đầy đủ và đủ tuổi chịu TNHS
- Khách thể : Xâm phạm đến tính mạng của cháu N.
- Đối tượng tác động là cháu N
- Mặt khách quan :
+ Hành vi : Dùng vũ lực của T: T nảy ý định muốn chiếm đoạt tài sản của cháu N
nên đã lấy một khúc cây còng lớn bằng cố tay, ra phía sau lưng cháu N và vung tay
đập mạnh vào đầu cháu N làm N té xuống đất. Khi cháu N la lên cứu thì T đánh
tiếp cái thứ hai vào đầu cháu N làm N bất tình. Rồi lấy sợi dây chuyền trên cổ của
cháu N. Sau đó, T còn ôm cháu N dìm xuống nương, nhấn xác cháu xuống bùn.
+ Hậu quả : Cháu N chết
+ Mối quan hệ nhân quả : đơn trực tiếp ( hành vi dùng vũ lực để cướp tài sản của
cháu N là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của N.)
- Mặt chủ quan :
+ Lỗi cố ý trực tiếp: T nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Bài tập 3:
Ông X (45 tuổi) đã có vợ nhưng vẫn lén lút quan hệ tình cảm với A (29 tuổi).
Sau một thời gian, A nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của ông X và bàn bạc
kế hoạch với anh trai B. Theo kế hoạch, khi A và ông X đang quan hệ trong
nhà nghỉ thì B xông vào, tự nhận là chồng của A và đánh ông X. Ông X năn nỉ
xin B tha, B yêu cầu ông X phải đưa cho B 300 triệu đồng để “bồi thường
danh dự”. Ông X không đồng ý nên B tiếp tục đánh ông X lấy đi toàn bộ tiền
bạc, điện thoại, đồng hồ của ông X, trị giá tài sản là 30 triệu đồng. Sau đó B
chụp hình ông X và A, nói nếu không đưa 250 triệu đồng thì sẽ gửi những tấm
hình đó cho vợ con ông X. Ông X đồng ý và hẹn mười ngày sau sẽ đưa tiền.
Vụ việc sau đó bị phát giác.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì
phạm tội gì? Tại sao?

6
Nhóm Bầu trời Thảo luận HS lần 5 HS44B-1
Bài làm
- Trong tình huống trên thì hành vi của A và B đã đủ các yếu tố để cấu thành tội
phạm, đó là 2 tội là tội cướp tài sản ( hành vi đánh và lấy đi tài sản của ông X trị
giá 30 triệu) theo quy định tại Điều 168 BLHS 2015 và tội cưỡng đoạt tài sản
(hành vi hiếp ép buộc ông X đưa 300 triệu nhưng ông X không đồng ý sau đó là
250 triệu được ông X đồng ý) theo Điều 170 BLHS 2015.
* Tội cướp tài sản: Đ168
- Khách thể:
+ Xâm phạm đến tài sản của ông X
+ Đối tượng tác động: tài sản của ông X
- Chủ thể: chủ thể thường: A và B có đầy đủ NLTNHS và tuổi chịu TNHS.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A và đã cố ý cướp tài sản của ông X thể hiện ở việc đã lên kế hoạch kĩ
càng và khi ông X không đồng ý đưa 300 triệu B đã tiếp tục hành hung ông H và
lấy đi toàn bộ tài sản hiện có lúc bấy giờ của ông X trị giá 30 triệu
+ Hậu quả: ông X bị cướp đi toàn bộ tài sản trị giá 30 triệu
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đơn trực tiếp (hành vi của A và
B đã gây ra hậu quả làm thiệt hại về mặt vật chất cho ông X)
(Đây là tội có cấu thành tội phạm hình thức nên có hay không có hậu quả và mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả hay không thì không ảnh hưởng đến
việc định tội danh)
- Mặt chủ quan: cố ý trực tiếp
+ Về lý trí: A và B nhận thức rõ được hành vi của mình là nguy hiểm, A và B cũng
thấy trước được hậu quả nguy hiểm do hành vi của mình gây ra
+ Về ý chí: mong muốn hậu quả xảy ra (cướp được tài sản của ông X)
*Tội cưỡng đoạt tài sản: Đ170
- Khách thể:
+ Xâm phạm đến tài sản của ông X
+ Đối tượng tác động: tài sản của ông X
- Chủ thể: chủ thể thường: A và B có đầy đủ NLTNHS và tuổi chịu TNHS.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A và B cố tình cưỡng đoạt tài sản của ông X thể hiện ở việc lên kế
hoạch kĩ càng và thực hiện đúng kế hoạch đó để tống tiền ông X với số tiền lúc đầu

7
Nhóm Bầu trời Thảo luận HS lần 5 HS44B-1
là 300 triệu nhưng ông X không đồng ý sau đó B chụp hình giường chiếu của ông
X với A và tiếp tục ép buộc ông X đưa 250 triệu và được ông X đồng ý.
(Đây là tội có cấu thành tội phạm hình thức nên có hay không có hậu quả và mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả hay không thì không ảnh hưởng đến
việc định tội danh)
- Mặt chủ quan: cố ý gián tiếp
+ Về lý trí: A và B nhận thức rõ được hành vi của mình là nguy hiểm, A và B cũng
thấy trước được hậu quả nguy hiểm do hành vi của mình gây ra
+ Về ý chí: mong muốn hậu quả xảy ra (cưỡng đoạt được tài sản của ông X)
Bài tập 4:
A và B bàn với nhau tìm cách chiếm đoạt xe gắn máy của người khác. A và B
đến một bãi gửi xe. A đứng ngoài canh chừng để báo động cho B khi cần thiết.
B vào trong bãi xe, lựa 1 chiếc xe SUZUKI dắt đi, nổ máy và gài số chạy
nhanh qua nơi kiểm soát mặc cho những người kiểm soát vé truy hô. Sau đó,
cả hai bị bắt giữ. 
Hãy xác định A và B phạm tội gì?
Bài làm:
- A và B phạm tội Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS 2015). Đồng thời trong
trường hợp này A và B là đồng phạm với nhau (Điều 17 BLHS 2015).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội trộm cắp sản:
- Khách thể:
+ Khách thể: quyền sở hữu của chủ tài sản
+ Đối tượng tác động: chiếc xe máy SUZUKI
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A và B đến một bãi gửi xe. A đứng ngoài canh chừng để báo động cho
B khi cần thiết. B vào trong bãi xe, lựa 1 chiếc xe SUZUKI dắt đi, nổ máy và gài
số chạy nhanh qua nơi kiểm soát mặc cho những người kiểm soát vé truy hô.
+ Hậu quả: gây thiệt hại vật chất (thiệt hại về tài sản)
+ Mối quan hệ nhân quả: hành vi của A và B là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại
về vật chất cho chủ tài sản.
- Chủ thể: A và B thoả điều kiện về chủ thể của tội phạm này – chủ thể thường
(nếu đạt độ tuổi luật định).
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp

8
Nhóm Bầu trời Thảo luận HS lần 5 HS44B-1
Ngoài ra, trong trường hợp này A và B là đồng phạm với nhau (theo Điều 17), từ
tình huống trên cho thấy trước đó A và B đã có kế hoạch, bàn bạc với nhau tìm
cách chiếm đoạt chiếc xe gắn máy ở bãi giữ xe. A đứng ngoài canh chừng để B
thực hiện việc phạm tội.
Bài tập 6:
Công ty X được thuê vận chuyển một số container hàng hóa của công ty Y từ
càng Cát Lái về kho hàng của công ty Y.Chiều 14/3, nhân viên điều động của
công ty X nhận được 13 phiếu giao nhận container để thực hiện việc vận
chuyển. Sau khi về đến công ty,nhân viên này giao cho tài xế 3 phiếu còn 10
phiếu để trên bàn làm việc. Lợi dụng lúc vắng người, một nhân viên của công
ty X là A đã trộm một phiếu giao nhận và đưa cho B.Sau đó, B thuê xe vào
cảng Cát Lái và tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều động rồi dùng
phiếu giao nhận do A đưa lấy đi một container hàng xà bông. B bán container
hàng này được 400 triệu đồng và chia cho A 200 triệu đồng.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích
tại sao?
Bài làm
A và B phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ( điều 174 BLHS 2015); A,B là đồng
phạm với nhau, trong đó A đóng vai trò là người giúp sức và B là người thực hành.
- Vì hành vi trái pháp luật của A và B đáp ứng đủ điều kiện để cấu thành tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản.
- Khách thể:
+ Xâm phạm quan hệ sợ hữu của công ty X.
+ Đối tượng tác động: một container hàng xà bông.
- Chủ thể: A và B có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: B đã tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều độn phiếu giao nhận
do A đưa lấy đi một container hàng xà bông,B bán container hàng này được 400
triệu đồng và chia cho A 200 triệu đồng .Khi B lấy phiếu giao nhận ra thì nhân
viên trong cảng đã chuyển giao tài sản (container) cho B. Còn A đã giúp B lấy
trộm phiếu giao nhận bằng cách trộm phiếu rồi đưa cho B.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: A và B biết hành vi của mình là trái thấy trước hậu quả nguy
hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.
Bài tập 9:

9
Nhóm Bầu trời Thảo luận HS lần 5 HS44B-1
A là người sống lang thang, không nghề nghiệp, thấy bà C hay đeo sợi dây
chuyền có giá trị, A nảy sinh ý định chiếm đoạt. Vào một buổi tối, khi thấy
nhà bà C tắt đèn đi ngủ, A cạy cửa nhà rồi vào phòng ngủ. A đến cạnh giường
rạch màn, A thấy bà C còn thức nên đưa tay vào kéo đứt sợi dây chuyền 3 chỉ
vàng (trị giá 11 triệu đồng) của bà rồi bỏ chạy. Bà C hô gọi hàng xóm, đuổi
theo và tóm được A.
Hãy xác định tội danh của A trong các trường hợp sau:
1. A vứt lại sợi dây chuyền, dùng tay đánh mạnh bà C rồi bỏ chạy.
2. A nhanh tay bỏ sợi dây chuyền vào túi quần và rút dao mang sẵn trong
người đâm vào ngực bà C làm bà C chết.
Bài làm
1. A vứt lại sợi dây chuyền, dùng tay đánh mạnh bà C rồi bỏ chạy.
Tội danh mà A đã phạm là Tội cướp giật tài sản (Điều 171, BLHS) với tình tiết
định khung tăng nặng là hành hung để tẩu thoát.???
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cướp giật tài sản:
- Khách thể:
+ Khách thể: quyền sở hữu tài sản và quyền nhân thân của bà C.
+ Đối tượng tác động: sợi dây chuyền 3 chỉ vàng của bà C.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A đã đến cạnh giường của bà C và đưa tay kéo đứt sợi dây chuyền của
bà C rồi bỏ chạy. Bên cạnh đó, A đã dùng tay đánh mạnh bà C và đã vứt lại sợi dây
chuyền nên đây được coi là tình tiết định khung tăng nặng.
- Chủ thể: A thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội phạm này - chủ thể thường (nếu đủ
độ tuổi luật định).
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: cố ý trực tiếp.
+ Mục đích: A thực hiện hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản của bà C.
2. Tội danh mà A đã phạm là Tội giết người (Điều 123) và Tội cướp giật tài
sản (Điều 171, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cướp giật tài sản:
- Khách thể:
+ Khách thể: Quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ nhân thân của bà C.
+ Đối tượng tác động: sợi dây chuyền 3 chỉ vàng của bà C.

10
Nhóm Bầu trời Thảo luận HS lần 5 HS44B-1
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A đã đến cạnh giường của bà C và đưa tay kéo đứt sợi dây chuyền của
bà C rồi bỏ chạy và lấy tài sản.
+ Hậu quả: gây thiệt hại vật chất (bà C bị mất tài sản).
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: hành vi của A là nguyên nhân
trực tiếp gây thiệt hại về tài sản cho bà C.
- Chủ thể: A thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội phạm này - chủ thể thường (nếu đủ
độ tuổi luật định).
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: cố ý trực tiếp.
+ Mục đích: A thực hiện hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản của bà C.
*Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội giết người:
- Khách thể:
+ Khách thể: quyền được sống của bà C.
+ Đối tượng tác động: bà C – con người đang sống.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A đã rút dao mang sẵn trong người đâm vào ngực bà C.
+ Hậu quả: bà C tử vong.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: hành vi của A là nguyên nhân
trực tiếp khiến bà C tử vong.
- Chủ thể: A thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội phạm này - chủ thể thường (nếu đủ
độ tuổi luật định).
- Mặt chủ quan: Lỗi: cố ý trực tiếp. A biết hành vi của mình là nguy hiểm và thấy
trước hậu quả tất yếu xảy ra nhưng vẫn mong muốn thực hiện thông qua việc A đã
giấu sẵn con dao trong người và đâm vào ngực bà C.

--- THE END ---

11
Nhóm Bầu trời Thảo luận HS lần 5 HS44B-1

12

You might also like