You are on page 1of 10

Mẫu SV 01

Ngày nhận hồ sơ

Mã số đề tài

ĐHQG-HCM Trường Đại học KHXH&NV

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

A. THÔNG TIN CHUNG


A1. Tên đề tài
- Tên tiếng Việt: Những phương pháp đối phó với stress của sinh viên năm 4 khoa
Ngữ văn Anh.
- Tên tiếng Anh: Stress coping mechanism among EF 4th year students.
A2. Thuộc ngành/nhóm ngành Hệ đào tạo
º Khoa học Xã hội º Hệ đại trà
º Khoa học Nhân văn º Hệ chất lượng cao
Chuyên ngành hẹp: Psychology
A3. Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Nguyễn Trần Đăng Khoa. MSSV: 1957011135
Ngày tháng năm sinh: 29/11/2001. Nam/Nữ: Nam
Số CMND: 342050399. Ngày và nơi cấp: 12/07/2017, Đồng Tháp
Số tài khoản: 070102047999. tại Ngân hàng: Sacombank
Chi nhánh ngân hàng: Đồng Tháp
Địa chỉ liên hệ: 557/2A, Nguyễn Văn Khối, phường 8, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Điện thoại: 0843997639. Email: bikhoanguyen2911@gmail.com
A4. Nhóm nghiên cứu

TT Họ và tên Mã số sinh viên Phân công

1 Nguyễn Trần Đăng Khoa 1957011135 Chủ nhiệm


2 Trần Thảo My 1957011146 Thành viên

1
3 Lê Thị Kim Ngân 1957011151 Thành viên
4 Phạm Thanh Sang 1957011180 Thành viên
A5. Kinh phí thực hiện: đề xuất 9.500.000 đồng
Số tiền bằng chữ: chín triệu năm trăm nghìn đồng
B. MÔ TẢ NGHIÊN CỨU
B1. Lý do chọn đề tài
Trong thời gian gần đây, đặc biệt là thời kỳ dịch bệnh đang tiếp tục chuyển biến
tiêu cực, làm chao đảo cuộc sống của tất cả mọi người và trong đó bao gồm cả sinh
viên. Giữa áp lực của sự gián đoạn trong việc học tập cũng như là sự chuyển hướng
sang giáo dục qua hình thức trực tuyến, thật không bất ngờ khi tình trạng tâm lý của
sinh viên bị ảnh hưởng khá tiêu cực. Trong đó các sinh viên năm cuối được cho là
nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Không chỉ về việc hoàn thành chương
trình đại học bị ảnh hưởng khá trầm trọng mà còn về áp lực chuẩn bị cho tương lai
hậu tốt nghiệp. Chính vì vấn đề này mà nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện để
tìm hiểu liệu các sinh viên này đang giải quyết với căng thẳng bằng những phương
pháp nào và liệu các phương pháp này có phải là phương pháp tối ưu. Điều chúng
tôi muốn hướng đến là trả lời cho câu hỏi: Làm cách nào để sinh viên năm cuối giải
quyết với stress một cách hiệu quả nhất? Mục đích của bài nghiên cứu là để hiểu
hơn về các phương pháp sinh viên năm cuối thường sử dụng trong việc đối phó với
stress, từ đó đánh giá, đưa ra kết quả, cũng như hiểu biết chuyên sâu về tổng quan
tình hình hiện tại và đề xuất các phương pháp hiệu quả hỗ trợ cho sinh viên giải
quyết với stress.
B2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
B2.1. Tổng quan về Stress
Stress được định nghĩa là một tình trạng căng thẳng về mặt sinh lý, biểu hiện qua
những phản ứng không đặc hiệu của cơ thể khi gặp những tình huống nguy hiểm từ
môi trường sống (Selye, 1956). Trong các nghiên cứu về stress, lý thuyết của
Lazarus và Folkman (1984) là lý thuyết được sử dụng nhiều nhất. Lý thuyết này cho
rằng stress là một quá trình có sự liên tục tác động qua lại giữa cá nhân và môi
trường. Sự ứng phó đóng vai trò quan trọng trong sự tác động này. Tóm lại, stress là
trạng thái thần kinh căng thẳng khi cá nhân gặp phải những thay đổi trong môi
trường sống.

Stress có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc về mặt vật lý, tâm lý và sinh lý.
Theo Cannon (1932), stress có thể gây ra phản ứng chiến-đấu-hay-bỏ-chạy (fight or
flight). Phản ứng này thuộc về mặt sinh lý, bao gồm việc đổ mồ hôi, tăng nhịp tim,
tăng huyết áp và căng cơ thể. Nếu trong thời gian dài, cá nhân phải liên tục, họ sẽ
mắc Hội chứng Thích Ứng Chung (Selye, 1956). Hội chứng này gồm ba giai đoạn:
báo động, kháng cự và kiệt quệ. Thêm vào đó, cá nhân cũng có thể trải qua những
vấn đề tâm lý (ví dụ: sợ hãi, tức giận), kèm theo đó là những vấn đề về mặt hành vi
(ví dụ: rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, các hành vi gây hấn) (Abraham, Conner,

2
Jones, & O'Connor, 2016; Sarafino & Smith, 2011). Theo Coiro và cộng sự, căng
thẳng ở mức độ nặng có thể dẫn tới những vấn đề trầm trọng về sức khỏe tinh thần.
(Coiro, Bettis, & Compas, 2017).

Stress không được chẩn đoán là một căn bệnh nhưng là nhân tố quan trọng liên quan
đến khá nhiều bệnh tâm lý. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra stress. Theo McNeely,
áp lực học hành và việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai chính là hai yếu tố hàng đầu
khiến giới trẻ gặp phải stress. Sinh viên cũng nằm trong những nhóm người dễ đối
mặt với stress. Có 44.9% sinh viên cho rằng họ có mức độ căng thẳng trên mức
trung bình (ACHA, 2018).

B2.2. Tổng quan về các nguồn gây stress của sinh viên
Theo O’Reilly và các cộng sự, các định nghĩa về nguồn gây stress trong học tập vẫn
chưa có tính thống nhất.
Các nghiên cứu đã cho thấy việc học chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra stress cho
sinh viên (Yusoff, Rahim & Yaacob, 2010). Những suy nghĩ hay sự kiện làm giảm
khả năng đạt được các mục tiêu liên quan đến học tập và thành công tại trường học
chính là một trong những lý do gây ra stress ở sinh viên (Kemeny, 2007). Trong việc
học, sinh viên có thể bị stress vì các nguyên nhân như:
- Chương trình học nặng (Bedewy & Gabriel, 2015)
- Bài tập quá nhiều và khó (Bedewy & Gabriel, 2015)
- Áp lực thi cử (Pitt và c.s., 2005)
- Áp lực đến từ những người xung quanh (Bedewy & Gabriel, 2015)
- Khó quản lý thời gian (Ben-zur, 2012)
- Thích ứng với môi trường đại học (Lee và c.s., 2005)

Stress ở nhóm đối tượng sinh viên còn đến từ những khó khăn về tài chính các mối
quan hệ cá nhân, tình trạng sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình,
vấn đề về chỗ ở (Aktekin và c.s., 2001), lo lắng về tương lai và sự nghiệp (O’Reilly
và c.s., 2014), hay môi trường sống (Bedewy & Gabriel, 2015).

Đại dịch Covid-19 cũng đã gây ra sự gia tăng các căn bệnh liên quan đến tinh thần.
Trong số đó, sinh viên cũng là một trong những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất khi
đại dịch này diễn ra. Đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra mối
liên hệ giữa các rối loạn tâm lý và Covid-19 (ví dụ: Duan và Zhu, 2020). Theo
Timely, có 85% sinh viên đã từng bị stress và chứng lo lắng trong đại dịch
Covid-19. Timely cũng cho biết, một năm sau khi đại dịch này diễn ra, 4 trong số 5
sinh viên vẫn cảm thấy stress.

3
B2.3. Tổng quan về việc ứng phó với stress của sinh viên
Cơ chế ứng phó được định nghĩa như một chuỗi hành vi có ý thức và những nỗ lực
tinh thần (mental efforts) để đối phó với một sự kiện hoặc trạng thái gây căng thẳng
nhằm giảm thiểu hậu quả (Lazarus & Folkman, 1984).

Theo Yikealo và cộng sự, đa số sinh viên chọn cách đối phó với stress theo hướng
tích cực hơn là tiêu cực. Đa phần sinh viên ứng phó theo hướng tích cực, như: ngủ
đủ giấc, trò chuyện với bạn bè, chia sẻ vấn đề với bố mẹ, bạn bè hoặc giảng viên.
Một mạng lưới xã hội tốt cũng giúp đánh bại stress (Macgeorge và c.s., 2005). Mạng
lưới này bao gồm sự giao tiếp giữa các cá nhân (sự tương tác mặt đối mặt và trực
tuyến). Sinh viên còn cầu nguyện như một cách giảm stress (Gaedke và c.s., 2012).
Đã có nhiều bài nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên thường ứng phó với stress theo
hướng xấu, ví dụ như sử dụng đồ uống có cồn (Pierceall & Keim, 2007), hút thuốc
(Pierceall & Keim, 2007; Yikealo và c.s., 2018), ăn uống quá độ (Yikealo và c.s.,
2018), sử dụng chất cấm (Pierceall & Keim, 2007). Sinh viên cũng lạm dụng thuốc
ngủ (Zafar và c.s., 2008) nhằm mục đích chống lại cơn mệt mỏi và buồn ngủ vào
ban ngày (Waqas và c.s., 2015), và nhằm nỗ lực có được sự tập trung tốt hơn
(Weyandt và c.s., 2009).

Theo bài nghiên cứu của Nguyễn và cộng sự, có hai chiến lược ứng phó với stress
mà sinh viên Việt Nam thường sử dụng, bao gồm các chiến lược ứng phó gắn kết
kiểm soát sơ cấp (giải quyết vấn đề, điều hòa và bộc lộ cảm xúc) và chiến lược ứng
phó gắn kết kiểm soát thứ cấp (chấp nhận, sao nhãng, thay đổi nhận thức, suy nghĩ
tích cực). Hai chiến lược này thường được sử dụng hơn chiến lược ứng phó tách
khỏi (chối bỏ, né tránh, mong ước). Những chiến lược này thường xuyên được kết
hợp với nhau.

B3. Mục tiêu nghiên cứu


B3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu là nhằm xác định được những phương pháp
đối phó với stress của sinh viên năm 4 khoa Ngữ văn Anh.
B3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chính, chúng tôi có một số mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Miêu tả thực tế tình trạng stress học đường của sinh viên năm 4, khoa Ngữ
văn Anh.
(2) Xác định và thống kê các biện pháp SV năm 4 dùng để đối phó và giải quyết
tình trạng stress học đường của bản thân.
(3) Xác định được mức độ hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội so với các
phương pháp khác
(4) Đề xuất những biện pháp hỗ trợ từ nhiều phía (cá nhân SV, đoàn thể, khoa,
trường, v.v.) nhằm giúp sinh viên đối phó hiệu quả hơn với tình trạng stress
học đường.

4
B3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu khoa học này tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
(1) Sinh viên năm 4 khoa Ngữ văn Anh đánh giá tình trạng tâm lý của bản thân,
đặc biệt là về mức độ stress của bản thân như thế nào?
(2) Những biện pháp đối phó với stress được nhiều sinh viên dùng là gì?
(3) So với các phương pháp khác thì việc sử dụng mạng xã hội có hiệu quả như
thế nào ?
(4) Các cán bộ giảng viên, đoàn thể, khoa, nhà trường có thể làm gì để giúp đỡ
sinh viên đối phó với stress hiệu quả hơn?

B4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


B4.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành tại cơ sở Đinh Tiên Hoàng (ĐTH), Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM (HCMUSSH).
B4.2. Thời điểm/thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu dự định diễn ra từ tháng 9, quý 3, năm 2021 đến tháng 5, quý 2, năm
2022.
B4.3. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chí chọn mẫu: Sinh viên năm 4, hệ Chất lượng cao (hệ CLC). Khoa Ngữ
văn Anh (NVA) tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
ĐHQG-HCM (HCMUSSH). Ngoài ra, để có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn về
những nguyên do dẫn đến stress của sinh viên năm 4 cùng với mục tiêu thu thập
những đề xuất về việc đối phó với stress từ cả góc nhìn của người học và người
dạy, chúng tôi sẽ thực hiện phỏng vấn với giảng viên đang làm việc tại NVA
HCMUSSH.

Cỡ mẫu: Số lượng sinh viên cần thiết để thu thập dữ liệu nghiên cứu của chúng
tôi được dự tính là 100 sinh viên và 5-10 giảng viên.

B5. Phương pháp nghiên cứu


B5.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên
cứu lượng. Phương pháp định tính được xem như là một phương pháp nghiên cứu
phổ biến trong lĩnh vực xã hội học, tập trung vào nội dung và chất lượng của đối
tượng nghiên cứu. Vì thế, chúng tôi cho rằng phương pháp nghiên cứu này hoàn
toàn phù hợp với tính chất bài nghiên cứu khi mà chúng tôi tập trung vào việc khai
thác, tổng hợp những thông tin định tính như: cách để sinh viên năm 4, hệ CLC,
NVA-HCMUSSH đối mặt với stress và từ đó đưa ra một vài đề xuất phù hợp mang
tính giải quyết. Bên cạnh đó, phương pháp định lượng là việc thu thập, phân tích
thông tin trên cơ sở các số liệu thu được từ thị trường. Mục đích của việc nghiên
cứu định lượng là đưa ra các kết luận thị trường thông qua việc sử dụng các phương
pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu. Chúng tôi cho rằng đây là một phương

5
pháp phù hợp cho nghiên cứu của chúng tôi khi mà chúng tôi cần phải thống kê các
biện pháp SV năm 4 dùng để đối phó và giải quyết tình trạng stress học đường của
bản thân từ đó đề xuất thêm các phương pháp nghiên cứu.

B5.2. Công cụ nghiên cứu


Chúng tôi dự định sử dụng cả hai phương pháp bảng hỏi và phỏng vấn cho bài
nghiên cứu này để thu thập, khai thác thông tin từ sinh viên và giảng viên. Bảng hỏi
và phỏng vấn của chúng tôi tập trung đúc kết câu trả lời cho câu hỏi “Sinh viên
thường dùng những phương pháp nào để đối phó với stress?” và “Đề xuất làm giảm
stress từ giảng viên”

Đầu tiên, chúng tôi sẽ tiến hành phát bảng hỏi trực tiếp ở các lớp CLC của sinh viên
năm 4, tại cơ sở ĐTH và sẽ thu lại kết quả khảo sát trong khoảng 3 giờ đồng hồ sau
đó. Tiếp theo, chúng tôi sàng lọc dữ liệu, chọn ra 5-10 sinh viên có mong muốn chia
sẻ trực tiếp hơn ở hình thức phỏng vấn. Chúng tôi đồng thời thực hiện phỏng vấn
với giảng viên đang công tác tại khoa NVA về vấn đề sức nặng và áp lực học tập mà
sinh viên năm 4 tại khoa gặp phải cũng như khai thác những đề xuất để làm giảm sự
căng thẳng học tập từ giảng viên.

Sau đó, chúng tôi dựa trên dữ liệu đã thu thập được từ bảng hỏi và phỏng vấn để tiến
hành tổng hợp và phân tích những phương pháp đối phó với stress. Từ đó, đưa ra
một vài đề xuất của nhóm cho cách thức đối phó với stress. Phương pháp phân tích
được sử dụng ở đây là phương pháp phân tích nội dung để phân tích thông tin từ
bảng hỏi và phương pháp phân tích tường thuật để phân tích thông tin từ phỏng vấn.
Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành xác thực và sàng lọc dữ liệu, chọn ra dữ liệu
cần cho quá trình phân tích.

B6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


B6.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung cho lý thuyết tâm lý học về stress cũng như cách đối phó với stress.
Giúp có cái nhìn tổng quát hơn về một phương pháp đối phó với stress vừa
trở nên phổ biến gần đây của sinh viên Việt Nam.
Xác định được hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội để đối phó với stress
so với các phương pháp khác.
B6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá được thực trạng về stress của sinh viên
khoa Ngữ văn Anh, tìm ra ảnh hưởng của cơ chế ứng phó đến việc giảm
stress.
Nghiên cứu mong muốn giúp sinh viên khoa ngữ văn Anh chọn được phương
pháp giảm stress hiệu quả và lành mạnh.
Nghiên cứu mong muốn đưa ra đề xuất giúp khoa Ngữ văn Anh đề ra những
hoạt động, chương trình giúp cho sinh viên giảm stress.

6
Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho
những đề tài khác có nội dung tương tự.

B7. Bố cục đề tài


Bài nghiên cứu được chia làm 5 chương:
Chương I: Dẫn nhập
Chương II: Tổng quan nghiên cứu
Chương III: Phương pháp nghiên cứu
Chương IV: Kết quả nghiên cứu
Chương V: Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

B8. Tài liệu tham khảo


B8.1.Tiếng Việt
1. Nguyen, Q. N., & Nguyen, C. L. (2020). Ứng phó với Stress Học tập ở Sinh viên
[Coping with academic stress among students].

B8.2.Tiếng Anh
2. Abraham, C., Conner, M., Jones, F., & O'Connor, D. (2016). Health psychology.
Routledge.
3. Aktekin, M., Karaman, T., Senol, Y. Y., Erdem, S., Erengin, H., & Akaydin, M.
(2001). Anxiety, depression and stressful life events among medical students: a
prospective study in Antalya, Turkey. Medical education, 35(1), 12-17.
4. Bedewy, D., & Gabriel, A. (2015). Examining perceptions of academic stress
and its sources among university students: The Perception of Academic Stress
Scale. Health psychology open, 2(2), 2055102915596714.
5. Ben-Zur, H. (2012). Loneliness, optimism, and well-being among married,
divorced, and widowed individuals. The Journal of Psychology, 146(1-2), 23-36.
6. Cannon, W. B. (1939). The wisdom of the body.
7. Coiro, M. J., Bettis, A. H., & Compas, B. E. (2017). College students coping
with interpersonal stress: Examining a control-based model of coping. Journal of
American College Health, 65(3), 177-186.
8. Fisher, S. (1993). Stress, health and disease. British journal of hospital medicine,
49(10), 687-688.
9. Gaedke, G., Venegas, B. C., Simbrunner, P., & Janous, G. (2012). Impact of
stress factors on part-time college students. International Journal for
Cross-Disciplinary Subjects in Education, 3(2), 692-698.
10. Kemeny, M. E., & Gruenewald, T. L. (1999, January). Psychoneuroimmunology
update. In Seminars in Gastrointestinal Disease (Vol. 10, No. 1, pp. 20-29).

7
11. Lazarus, R. S., & Folkman, S. (1984). Stress, appraisal, and coping. Springer
publishing company.
12. Lee, D. H., Kang, S., & Yum, S. (2005). A Qualitative Assessment of Personal
and Academic Stressors among Korean College Students: An Exploratory Study.
College Student Journal, 39(3).
13. MacGeorge, E. L., Samter, W., & Gillihan, S. J. (2005). Academic stress,
supportive communication, and health. Communication Education, 54(4),
365-372.
14. Pierceall, E. A., & Keim, M. C. (2007). Stress and coping strategies among
community college students. Community College Journal of Research and
Practice, 31(9), 703-712.
15. Pitt, A., Oprescu, F., Tapia, G., & Gray, M. (2018). An exploratory study of
students’ weekly stress levels and sources of stress during the semester. Active
Learning in Higher Education, 19(1), 61-75.
16. Selye, H. (1956). The stress of life.
17. Waqas, A., Khan, S., Sharif, W., Khalid, U., & Ali, A. (2015). Association of
academic stress with sleeping difficulties in medical students of a Pakistani
medical school: a cross sectional survey. PeerJ, 3, e840.
18. Weyandt, L. L., Janusis, G., Wilson, K. G., Verdi, G., Paquin, G., Lopes, J., ... &
Dussault, C. (2009). Nonmedical prescription stimulant use among a sample of
college students: relationship with psychological variables. Journal of Attention
Disorders, 13(3), 284-296.
19. Yikealo, D., & Tareke, W. (2018). Stress Coping Strategies among College
Students: A Case in the College of Education, Eritrea Institute of Technology
Abstract: September.
20. Yusoff, M. S. B., Rahim, A. F. A., & Yaacob, M. J. (2010). Prevalence and
sources of stress among Universiti Sains Malaysia medical students. The
Malaysian journal of medical sciences: MJMS, 17(1), 30.
21. Zafar, S. N., Syed, R., Waqar, S., Zubairi, A. J., Vaqar, T., Shaikh, M., ... &
Saleem, S. (2008). Self-medication amongst university students of Karachi:
prevalence, knowledge and attitudes. Journal of the Pakistan Medical
Association, 58(4), 214.
B9. Đăng ký sản phẩm khoa học của đề tài

STT Thể loại sản phẩm Số lượng

1 Bài viết Hội thảo khoa học 0

2 Bài đăng trên Tạp chí/chuyên san 0

3 Báo cáo trước hội đồng khoa 0

8
Ngày 24 tháng 10 năm 2021 Ngày 22 tháng 10 năm 2021

Người hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài

ThS. Nguyễn Xuân Triều Nguyễn Trần Đăng Khoa

Ngày …… tháng…… năm 2021 Ngày …… tháng…… năm 2021

Chủ tịch Hội đồng Phòng QLKH-DA

You might also like