You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

abbaab

BÁO CÁO CUỐI KỲ


Môn: CÁC GIAI ĐOẠN LỚN CỦA LỊCH SỬ PHƯƠNG ĐÔNG

Tên đề tài: NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA CỦA NHO GIÁO TRONG NGHIÊN
CỨU LICH SỬ PHƯƠNG ĐÔNG

Giảng viên hướng dẫn : Tiến sĩ Phan Văn Cả


Sinh viên thực hiện : Lê Phương Vy 2056110299
Nguyễn Hương Duyên 19

TP. HỒ CHÍ MINH, ngày 15 tháng 07 năm 2022.

—1—
MỤC LỤC
1.LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................3
2. NHO GIÁO LÀ GÌ...............................................................................................................5
2.1. Khái niệm..........................................................................................................................5
2.2. Nguồn gốc.........................................................................................................................5
2.3. Tổng quan về vai trò lich sử của Nho gi...........................................................................7
3.NHO GIÁO TRONG LỊCH SỬ CÁC NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG....................................7
4.1. Nho giáo trong lịch sử văn hóa Trung Quốc.....................................................................8
4.2. Nho giáo trong lịch sử văn hóa Hàn Quốc........................................................................9
4.3.Nho giáo trong lịch sử văn hóa Nhật Bản........................................................................10
4.4.Nho giáo trong trong lịch sử văn hóa Việt Nam..............................................................11
5.4.Nho giáo trong lịch sử văn hóa các nước nhỏ lân cận......................................................13
5.5.Ảnh hưởng của Nho giáo đến chính trị các nước phương Đông......................................14
5.5.1. Nho giáo trong luật pháp các nước phương Đông.................................................14
5.5.2.Nho giáo trong việc tổ chức bộ máy nhà nước các quốc gia phương Đông............14
5.5.3.Nho giáo trong quan hệ đối ngoại giữa các nước phương Đông ...........................14
7. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU VỀ NHO GIÁO TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
PHƯƠNG ĐÔNG...................................................................................................................16
7.1. Ý nghĩa khoa học.............................................................................................................16
7.2. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................................16
8. KẾT LUẬN
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................17

—2—
Tên đề tài: “Thực trạng và các yếu tố gây ra căng thẳng trong học tập đối với

sinh viên ĐH KHXH&NV”.


1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1.1. Tính nghiêm trọng, tiêu cực của căng thẳng trong học tập đối với sinh viên:
Thế giới hiện đại, được cho là một thế giới của những thành tựu, cũng chính là một thế
giới của sự căng thẳng (stress). Sinh viên đại học không khác với bất kỳ ai, họ cũng trải
nghiệm những căng thẳng hiện diện trong thế giới ngày nay. Trong đó, loại căng thẳng
mang tính cấp thiết nhất là trong vấn đề học tập khi phải đối với với những guồng quay của
bài vở và những điều kiện khách quan khác.

Tại Mỹ, theo nghiên cứu của R. Beiter và cộng sự tại Đại học Franciscan, bang Ohio, cho
thấy có tới 38% số sinh viên báo cáo là có stress, đặc biệt 11% số sinh viên ở mức stress
nặng và rất nặng. Tại Đại học Quốc gia Hà Nội, một nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thụ về:
“Nguyên nhân stress của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009”, cho thấy có tới
79,01% sinh viên có stress ở mức độ nhẹ. Số sinh viên bị stress trước mùa thi cao hơn số
sinh viên bị stress đầu năm học. Chính vì thế, nếu không thực sự tìm ra cách giải quyết sinh
viên có thể trở kéo theo những ảnh hưởng tâm lý như tức giận hoặc lo lắng, buồn bã hoặc thất
vọng dần dần dẫn đến những hệ luỵ cho việc học và cuộc sống. Khi trở nên quá căng thẳng,
đôi khi họ bỏ cuộc hoặc có thể nguy hiểm hơn là tấn công người khác.

Tình trạng stress học tập sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường đối với các bạn sinh viên.
Những lúc trong tình trạng đó các bạn sẽ có những quyết định bốc đồng và không làm chủ
được bản thân, chính những quyết định này cũng đẩy họ tới nhiều khó khăn khác trong cuộc
sống hiện tại hơn bao giờ hết. Chính vì vậy khi bị stress học tập các bạn sinh viên sẽ bị gia
tăng khả năng mắc sai lầm của mình hơn.Thậm chí chúng cũng làm các bạn mất tập trung,
giảm trí nhớ nên ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập. Stress học tập còn ảnh hưởng
đến sức khỏe, họ luôn cảm thấy không được khỏe và mắc nhiều bệnh căn bệnh tâm lý ,
dần dần những cảm xúc bất thường đó có thể hình thành nên căn bệnh trầm cảm hay tự kỷ.
Việc bị stress cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến những mối quan hệ xung quanh. Đôi khi
sẽ là sự rạn nứt đổ vỡ của một tình bạn, tình yêu … và đôi khi sẽ là của cả gia đình của họ.

Những ảnh hưởng của stress đối với sinh viên trên sẽ để lại nhiều hậu quả vô cùng
nghiêm trọng. Chính vì thế chính các bạn sinh viên cũng như bạn bè và người thân của họ
phải giúp họ vượt qua tình trạng này.

—3—
1.2. Tính mới:

- Đề tài sử dụng cách tiếp cận với vai trò là sinh viên (người bị stress) với số liệu mới (tự thu
thập)

- Khám phá ra những điều mới như là trong dấu hiệu của stress do học tập và ảnh hưởng của
nó đến sức hấp dẫn của bản thân

1.3. Tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề:

- Căng thẳng học đường đang là một trong những nguyên nhân chính khiến học sinh viên
Việt Nam bị rối loạn sức khỏe tâm sinh lý, kết quả học tập giảm sút và dẫn đến các hậu quả
tiêu cực. Điều đó đòi hỏi tính cấp thiết của việc nhanh chóng tìm ra giải pháp giúp các bạn
sinh viên thoát khỏi nỗi ám ảnh tâm lý này.

- Bối cảnh dịch bệnh Covid 19 ảnh hưởng nhiều đến tâm lý học đường và các sinh viên,
nghiên cứu hỗ trợ giải quyết các căng thẳng của sinh viên, làm rõ các nguyên nhân căng
thẳng và chuẩn bị cho sinh viên trở lại giảng đường một cách tốt nhất.

- Nghiên cứu giúp nhà trường nói riêng và ngành sư phạm nói chung nâng cao chất lượng học
tập của sinh viên một cách nhanh chóng và kịp thời thông qua việc cung cấp thông tin về mặt
tâm lý của sinh viên.

1.4. Tính chưa hoàn chỉnh của giải pháp hiện hữu:

Đã có rất nhiều giải pháp giúp khắc phục những lo âu căng thẳng trong học tập. Chỉ cần
thực hiện vài thao tác tìm kiếm đơn giản trên internet, bạn sẽ có ngay một loạt các phương
pháp khác nhau dựa trên phần đông. Chính vì thế, việc áp dụng những phương thức này, làm
sao có thể cá thể hoá trên từng cá nhân và trị liệu trên chính trạng thái tâm lý riêng vẫn còn là
vấn đề cần được cân nhắc để hoàn thiện và dung hòa các giải pháp.
Ví dụ như, khi bạn gõ cụm từ “stress học đường” trên google, sẽ có hơn 100,000 kết quả về
từ khóa này. Trong đó sẽ giải thích về stress học đường, các vấn đề gặp phải và cách giải
quyết. Theo trang Bệnh lý trầm cảm, họ đưa ra một số phương pháp khắc phục stress do học
tập gây ra là: ngủ đủ giấc, chăm sóc bản thân nhiều hơn, chú ý sức khỏe. Những biện pháp
trên có vẻ rất hợp lý nhưng nó áp dụng với tất cả những người đọc. Vì thế, hạn chế ở đây là
nó không cụ thể, khiến cho người đọc khó hình dung được mình cần làm gì để khắc phục tình
trạng này.
Hầu hết các giải pháp cho vấn đề căng thẳng trong học tập hiện hiện nay đều được đưa ra
một cách chủ quan, chung chung, nó không dựa vào tình trạng bệnh của từng người để đưa ra

—4—
lời khuyên. Vì lẽ đó, bài nghiên cứu của nhóm tôi sẽ góp phần phân tích về thực trạng và các
yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng trong học tập của sinh viên ĐH KHXH&NV đề giúp đưa ra
những giải pháp cụ thể hơn cho người bệnh sau này.

1.5. Lợi ích của nghiên cứu:

Việc nghiên cứu nhận thức và xác định rõ nguy cơ của căng thẳng tâm lý về học tập- stress
là cách tốt nhất để phòng ngừa và giảm căng thẳng cho sinh viên. Nghiên cứu tìm ra các
nhân tố gây stress về học tập, giúp các bạn sinh viên và đội ngũ nghiên cứu hiểu được
nguyên nhân, từ đó, tìm ra cách giải quyết hiệu quả. Việc giải tỏa những căng thẳng tâm
lý về học tập cũng giúp sinh viên học tập đạt hiệu quả và xác định những điều tích cực
ảnh hưởng đến tâm trạng của mình. Sinh viên cũng là lực lượng lao động chính trong tương
lai gần. Do đó, nghiên cứu giúp cho sinh viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ công dân
tương lai của mình- xây dựng đất nước phát triển và phồn vinh.

Bên cạnh việc giúp các bạn sinh viên cân bằng lại tình trạng căng thẳng tâm lý của
mình, nghiên cứu giúp ích cho các nhà hoạch định giáo dục, đưa ra những chính sách
giáo dục và thi cử phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân. Những chính sách quan
tâm chăm lo đời sống tinh thần của sinh viên sẽ nâng cao kết quả học tập và hoạt động của
sinh viên nói riêng và nhà trường nói chung. Hơn thế, nghiên cứu củng cố những lí luận từ
trước đến nay về căng thẳng tâm lý ở sinh viên và có những hoạch đắc sâu hơn về căng thẳng
tâm lý ở trường ĐHKHXH&NV.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

2.1. Mục tiêu tổng quát:


Tìm hiểu và phân tích thực trạng sinh viên trường ĐH KHXH&NV gặp căng thẳng tâm lý
học tập trong trạng thái “bình thường mới” đặt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, phân tích
sâu những nguyên nhân ngoại quan và nội quan, từ đó giải quyết triệt để các nguyên nhân và
đề xuất những giải pháp tương ứng để nổi bật tính độc đáo của bài nghiên cứu.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
● Mô tả thực trạng: Mô tả thực trạng căng thẳng và các yếu tố gây nên căng thẳng
trong học tập đối với sinh viên ĐH KHXH&NV. Nghiên cứu sẽ đi sâu vào việc phân
tích tình hình căng thẳng trong học tập của sinh viên hiện nay, đại diện là sinh viên
Nhân văn với một số tiêu chí khảo sát trong bảng hỏi. Từ các yếu tố đưa vào khảo sát
sẽ biết được thực trạng yếu tố nào là nguyên nhân chính và thực trạng vấn đề mà sinh
viên đang mắc phải là gì.

—5—
● Nhận dạng nguyên nhân gây ra các tình trạng căng thẳng tâm lý của sinh viên
trong học tập:
+ Nguyên nhân khách quan: Các mối tương quan giữa cá nhân với gia đình,
trường học và xã hội
- Gia đình có thu nhập thấp, không đáp ứng đủ để các bạn tiếp tục theo học, gây
ra những căng thẳng về tài chính dẫn đến những căng thẳng buộc phải có
thành tích cao trong học tập, giành học bổng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh đại
dịch COVID 19, các thiết bị công nghệ điện tử và hệ thống mạng để học trực
tuyến không đầy đủ dễ sinh ra tâm lý chán nản, không tập trung vào việc học
dẫn đến stress.
- Trường học có những hạn chế trong khâu xử lý thông tin, thông tin đưa đến
sinh viên còn nhiều hạn chế, tạo nên tâm lý hoang mang. Đặc biệt, trong thời
điểm dịch bệnh, sinh viên nhận thông báo chủ yếu qua hệ thống e-learning nên
việc chậm trễ về mặt quản lý sẽ gây nhiều khó khăn.
- Áp lực bạn đồng trang lứa (peer pressure) có thể khiến cho sinh viên tự ti khi
cảm thấy bạn thân mình thua thiệt so với những thành tích mà bạn bè có được.
Sinh viên dễ lấy chuẩn mực chung mà xã hội gán cho để áp vào bản thân
mình, gây ra tình trạng căng thẳng tâm lý trong học tập.
+ Nguyên nhân chủ quan:Sự ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân
- Các bạn sinh viên có tính cạnh tranh cao dễ chịu ảnh hưởng của căng thẳng
tâm lý trong học tập. Những bạn sinh viên này thường có xu hướng nỗ lực để
vươn lên đạt những thành tích nổi bật, nhưng nếu không được kiểm soát thì sẽ
gây ra áp lực vượt qua người khác. Điều này khiến các bạn luôn bị ám ảnh bởi
điểm số.
- Các bạn sinh viên chưa thích nghi kịp với môi trường, thầy cô và bạn bè mới.
Khi học một học phần, thay đổi cách tiếp cận kiến thức trong lớp học của mỗi
giảng viên khiến các bạn cảm thấy quá sức và lo lắng. Hơn thế, việc làm nhóm
để lấy điểm còn mang lại tâm lý khó khăn cho nhiều sinh viên, đặc biệt là
những bạn gặp vấn đề trong giao tiếp và truyền tải thông điệp của mình.
● Dự đoán và giải pháp: Qua đó, cho thấy rằng nghiên cứu về tình trạng căng thẳng
của sinh viên vô cùng quan trọng, đa phần khi stress con người sẽ bị bất ổn về tâm lý,
từ đó dẫn đến rối loạn, làm giảm sút hiệu quả học tập, hay cả khi sức khỏe và tính
mạng, cần phải có biện pháp để giải nguy vấn đề này nhằm có giải pháp cho phù hợp
với người bị mắc phải. Nhận thức được vấn đề này thì nhiều nhưng vẫn chưa đủ để

—6—
thuyết phục và nhóm mình sẽ tiếp tục nghiên cứu về mức độ căng thẳng của sinh viên
nhằm để tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn về đề tài này.
2.3. Nội dung nghiên cứu:
+ Mối quan hệ nhân quả từ nguyên nhân đến thực trạng của vấn đề stress do học
tập của sinh viên
+ Mối liên hệ giữa học tập và stress: do áp lực gia đình, bạn bè về việc học, bạo
lực học đường, cạnh tranh điểm số, thành tích,...
+ Ảnh hưởng nhất định của dịch bệnh Covid 19 đối với tình trạng này
+ Các số liệu thống kê và khảo sát xung quanh vấn đề xác định nguyên nhân
gây ra căng thẳng tâm lý trong học tập
+ Ảnh hưởng của stress học đường đến sức khỏe tinh thần và vật lý của sinh
viên, các dấu hiệu nhận biết stress
+ Chỉ ra những bất cập trong phương pháp giáo dục hiện nay phần nào khiến
tình trạng stress học đường nghiêm trọng hơn
+ Đưa ra một số kiến nghị giúp sinh viên điều chỉnh lại cảm giác căng thẳng
trong học tập, bên cạnh đó giúp cho những nhà quản lý giáo dục đưa ra những
chính sách học tập phù hợp hơn cho sinh viên
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU, PHẠM VI
NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và các yếu tố gây ra đến căng thẳng trong học tập của
sinh viên
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Trường đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM
- Phạm vi thời thời gian: Trong bối cảnh COVID 19 lần 4, tháng 10 - 12 năm 2021
4. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
Căng thẳng giữa các sinh viên đại học do nhiều yếu tố, phát sinh từ cả yếu tố học
thuật và phi học thuật, bao gồm các thuộc tính văn hóa xã hội, môi trường và tâm lý (Brand
và Schonheim-Klein, 2009). Trong những năm trở lại đây, yếu tố tâm lý trong học đường
ngày càng được quan tâm, chú ý nhiều hơn trước. Nhóm đã tiếp cận vấn đề qua nhiều khía
cạnh, tập trung vào tác nhân gây căng thẳng, biểu hiện và hậu quả của chúng. Qua đó, nhóm
phát hiện các vấn đề đặt ra từ nguồn tài liệu, có cơ sở về mặt lý luận và thực nghiệm, xác
định kinh nghiệm và định hướng nghiên cứu cho đề tài.

—7—
4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:

Căng thẳng trong học đường vốn là đề tài được nghiên cứu từ lâu. Năm 2011,
nhóm nghiên cứu nhiều tác giả có bài đăng trên tạp chí khoa học Cephalalgia mang tên
Associations between stress and migraine and tension-type headache: results from a school-
based study in adolescents from grammar schools in Germany. Mục tiêu của nghiên cứu là
tìm ra mối liên hệ giữa những căng thẳng tâm lý và các biểu hiện sinh lí của chúng. Nghiên
cứu được thực hiện trên 1260 học sinh lớp 10 và 11 các trường THPT ở Đức qua phương
pháp bảng hỏi. Kết quả cho thấy trước khi đến kì thi của môn ngữ pháp Đức: 48,7% học sinh
bị đau đầu; 19,8% học sinh bị đau đầu kết hợp với rối loạn nhịp tim và tăng huyết áp; 10,2%
học sinh bị đau nửa đầu. Nghiên cứu cho thấy các học sinh thường có những trạng thái tâm lý
bất ổn trước mỗi kì thi, và những căng thẳng đó được biểu hiện ra bằng cơn đau (biểu hiện
sinh lí).

Năm 2013, Dr.D.Rajasekar đã có bài nghiên cứu “Impact of academic stress among the
management student of Amet University - An analysis”. Nghiên cứu đã xem xét tác động của
căng thẳng học tập đối với sinh viên học quản lý tại Trường Kinh doanh Amet ở Chennai. Mục
tiêu thực hiện nghiên cứu của tác giả là tìm ra thực trạng căng thẳng học tập, các nguồn gây
căng thẳng từ đó đưa ra các kỹ thuật quản lý căng thẳng hữu ích cho sinh viên ngành quản lý.
Bằng phương pháp thu thập thông tin qua bảng hỏi, nghiên cứu đã xem xét các tiêu chí khác
nhau về các yếu tố thể chất, tâm lý, cá nhân, nhân khấu học và tác động môi trường của các
sinh viên quản lý từ đó cung cấp hiểu biết tốt hơn cho các nhà quản lý học tập để bắt đầu nỗ
lực giảm cường độ căng thẳng học tập.

Năm 2015, hai tác giả Bedewy và Gabriel đã đề cập trong nghiên cứu Examining
perceptions of academic stress and its sources among university students: The Perception of
Academic Stress Scale, mục tiêu của nghiên cứu là kiểm tra những nhận định về căng thẳng
học đường và nguyên nhân của căng thẳng đó ở sinh viên Đại học. Nghiên cứu được thực
hiện dựa trên phương pháp quan sát và lấy mẫu. Trong kết luận nghiên cứu, các tác giả đã
phát hiện ra rằng các yếu tố góp phần gây ra căng thẳng và lo lắng xung quanh kỳ thi là: thời
gian học quá nhiều, thiếu tập thể dục và thời gian thi dài. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra rằng
áp lực của cha mẹ và kỳ vọng của giáo viên có ảnh hưởng đến căng thẳng xung quanh thời
gian thi cử hoặc về việc lựa chọn ngành học cụ thể hoặc nghề nghiệp tương lai. Thêm vào đó,
sinh viên thường báo cáo các triệu chứng liên quan đến căng thẳng có thể từ lo lắng nhẹ đến

—8—
rối loạn giấc ngủ và ăn uống, cũng như dẫn đến giảm hiệu suất, không có khả năng tập trung,
thù địch, trầm cảm và các hiệu ứng suy nhược khác.

Trong nghiên cứu của Pitt và c.s. (2017), hơn 94% sinh viên Úc báo cáo đã từng gặp
phải các vấn đề trong học tập dẫn tới stress. Theo sau đó mới là các vấn đề liên quan đến tài
chính, sức khỏe, gia đình, mối quan hệ liên cá nhân và môi trường xung quanh.

4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:

Tại Việt Nam số lượng các nghiên cứu về chủ đề này còn khá hạn chế. Phần lớn các
nghiên cứu trước đây chỉ tìm hiểu chung về các nguồn gây stress mà các vấn đề trong học tập
chỉ là một phần. Chẳng hạn trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thụ (2009), các nguồn gây
stress trong học tập được mô tả bao gồm áp lực thi cử, vấn đề về trang thiết bị, thiếu giáo
trình, thiếu sách chuyên ngành, chương trình học quá nặng, bài tập quá nhiều.

Trong bài nghiên cứu “Ứng phó với stress trong học tập của sinh viên” ( Nguyễn
Ngọc Quang & Nguyễn Linh Chi), nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở lý thuyết tương
tác về stress nhằm tìm hiểu nguồn gây stress học tập, các chiến lược ứng phó, hệ quả ứng
phó, và mối liên hệ giữa các chiến lược ứng phó với những biến số về nhân khẩu và động lực
học tập của sinh viên. Mẫu nghiên cứu là mẫu thuận tiện bao gồm 157 sinh viên trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân Văn với độ tuổi trung bình là 20.52, độ lệch chuẩn là 1.29, và
nữ chiếm 77.7%. Kết quả nghiên cứu tìm ra 12 nguồn gây stress học tập chủ yếu từ đó tác giả
đưa ra việc giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ tích cực, và chấp nhận là những chiến
lược ứng phó được sinh viên sử dụng thường xuyên nhất.

Mối tương quan giữa căng thẳng trong học tập và mức độ lo âu, trầm cảm, stress của
sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thực hiện bởi tác giả Hoàng Thị Quỳnh
Lan năm 2020. Mục đích của nghiên cứu này là khám phá mối liên hệ giữa trầm cảm, lo lắng,
stress và những căng thẳng trong học tập của sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Có tổng số 354 sinh viên đã tham gia vào một cuộc khảo sát. Kết quả cho thấy, tỷ lệ trầm
cảm, lo âu, stress ở mức độ nhẹ của sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lần lượt là
4%, 49,9%. 69,5%. Kết quả cho thấy, tất cả các sinh viên tham gia nghiên cứu đều có căng
thẳng tâm lý ít nhiều trong việc học tập. Trong đỏ. các yếu tố đánh giá mình không đủ giỏi,
khó tập trung trong giờ học, áp lực học tập để kiếm được một công việc trong tương lai có
ảnh hưởng nhiều nhất đến sự căng thẳng tâm lý của sinh viên.

—9—
Căng thẳng trong học tập đã trở thành một vấn đề phổ biến ở khắp các quốc gia, các nền
văn hóa và các nhóm dân tộc (Wong, Wong & Scott, 2006). Trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng có nhiều những nghiên cứu về vấn đề căng thẳng trong học tập. Các nghiên cứu
đều đi tìm những nguyên nhân gây nên tình trạng này và đưa ra những giải pháp tạm thời. Tuy
nhiên, các nghiên cứu vẫn còn có những hạn chế về số lượng mẫu, phạm vi đề tài và giải pháp
chỉ mang tính khái quát chưa đi sâu vào thực tiễn và thiếu tính ứng dụng cao. Tiếp thu những
ưu điểm của các nghiên cứu trước và tìm hiểu thực trạng của căng thẳng học tập trong giai
đoạn mới 2021, nhóm chúng tôi đã quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng và các
yếu tố gây ra căng thẳng trong học tập đối với sinh viên ĐH KHXH&NV”.

5. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:

5.1. Thao tác hóa khái niệm:

Khái niệm cần phân tích: Căng thẳng, Căng thẳng trong học tập, Nguồn gây Stress trong
học tập, Ứng phó với Stress trong học tập.

- Căng thẳng (hay còn gọi là Stress) là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể
trước các yếu tố đe dọa đến thể chất và tinh thần, là phản ứng cảm xúc của con người
bị tác động bởi các áp lực về tinh thần và vật chất. Có nhiều định nghĩa khác nhau về
Stress trên các phương diện khác nhau.
+ Về mặt sinh học:

Theo Hans Selye: “Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước
những tình huống căng thẳng”. (Selye H. Implications of stress concept. New York
state journal of medicine. 1975)

Theo J. Delay: “Stress là một trạng thái căng thẳng cấp diễn của cơ thể buộc phải huy
động các khả năng phòng vệ để đối phó với một tình huống đang đe dọa”.

+ Về mặt nhận thức:

“Căng thẳng xuất hiện khi cá nhân nhận thấy rằng họ không thể ứng phó hay đáp ứng
được với những yêu cầu đối với họ hoặc đang đe dọa sự tồn tại khỏe mạnh của họ”
(R. S. Lazarus, 1966)

“Stress xuất hiện khi áp lực vượt quá khả năng thông thường thường của bạn để ứng
phó (S. Palmer, 1999)

— 10 —
- Căng thẳng trong học tập là trạng thái, biểu hiện tâm lý phổ biến của con người khi
đối mặt với áp lực lớn trong việc học tập gây ra những cảm xúc tiêu cực như mệt mỏi,
chán nản, mất định hướng,...thậm chí tuyệt vọng, trầm cảm, hệ trọng lớn nhất là đánh
mất chính mình trong mục tiêu, lý tưởng và cuộc sống và ảnh hưởng đến những mối
quan hệ khác, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và thể chất của đối tượng học sinh,
sinh viên.

Đây là khái niệm nhóm sử dụng trong bài nghiên cứu này.

- Nguồn gây Stress trong học tập:


+ Là những suy nghĩ hay sự kiện làm giảm khả năng đạt được các mục tiêu liên
quan đến học tập và thành công tại trường học của sinh viên. Chẳng hạn, việc
ôn thi, làm bài thi, hay làm một bài tập nhóm là những nguồn gây stress trong
học tập vì việc không đạt được kết quả như mong muốn trong các hoạt động
này có thể gây cản trở cho việc tốt nghiệp của sinh viên - (Kemeny, 2007).
+ Nguồn gây stress trong học tập chính là các yếu tố gây ra căng thẳng tạo nên
tình trạng stress của học sinh, sinh viên hiện nay. Các yếu tố này được xác
định và đưa ra ở nhiều góc độ khác nhau như học tập, gia đình, bạn bè, công
việc, sự kỳ vọng, chi tiêu…
- Ứng phó với Stress trong học tập là những nỗ lực có ý chí, có ý thức nhằm điều
chỉnh cảm xúc, nhận thức, hành vi, sinh lý, và môi trường trong quá trình phản ứng lại
với sự kiện hoặc tình huống gây stress (Compas và c.s, 2001).
- Các chỉ báo: Căng thẳng về học tập bởi lý do

- Tài chính gia đình không ổn định

- Peer pressure (áp lực đồng trang lứa)

- Vấn đề về tính cách (hiếu thắng hoặc mặc cảm, tự ti)

- Học online không tiếp thu được

- Không thích nghi được với môi trường học (các thầy cô khác nhau, học phần khác
nhau)

5.2. Tiếp cận nghiên cứu:

— 11 —
Quan điểm tiếp cận nhấn mạnh đến các yếu tố tâm lý căng thẳng nói cách khác là tiếp
cận theo hướng tâm lý học. Các nghiên cứu gần đây cho thấy lứa tuổi học sinh, sinh
viên đang phải chống chọi với những vấn đề sức khỏe tâm thần gia tăng trong đại dịch
COVID-19. Giãn cách xã hội; sự gián đoạn đối với các thói quen trước đây; bố mẹ
mất việc làm, không có thu nhập; việc học trực tuyến; ngắt quãng mối quan hệ với
bạn bè; bạo lực gia đình,… là những yếu tố rủi ro xảy ra trong thời kỳ COVID-19 có
thể dẫn đến suy nhược sức khỏe tâm thần, khiến các bệnh tâm thần hiện có trở nên
trầm trọng hơn hoặc gây ra vấn đề sức khỏe tâm thần mới.

Theo Lazarus (1984-1993) ảnh hưởng mà căng thẳng có ở con người chủ yếu là
những cảm nhận cá nhân về sự đe dọa, tổn thương và khả năng ứng phó mà bản thân
gây ra căng thẳng đó. Thuyết Lazarus và Susan Folkman cho rằng căng thẳng tâm lý
có hại được xem như sự phá hủy mặt tâm lý thách thức con người, tạo ra sự tức giận,
phẫn nộ, thất vọng và buồn chán, những đánh giá đe dọa dẫn đến lo âu, sợ hãi,... Đây
là mô hình thể hiện hướng tiếp cận nghiên cứu mà nhóm đưa ra với các tác nhân gây
ra căng thẳng học tập của sinh viên một số nguyên nhân chung dẫn đến stress của sinh
viên cụ thể:

Mô hình cho chúng ta hiểu rằng căng thẳng trong học tập như là một vấn đề cá nhân
tập hợp trong thời gian có căng thẳng, các vấn đề này có thể sẽ thay đổi theo thời

— 12 —
gian. Trong quá trình nhận thức cá nhân nhìn nhận, đánh giá sự kiện gây ra căng
thẳng, mức độ đe dọa, nguy hiểm của nó gây ra, có thể thấy được rằng nghiên cứu về
căng thẳng được khai thác rộng rãi và đa chiều ở các nghiên cứu trên thế giới với
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Mỗi lý thuyết về căng thẳng có những điểm mạnh và
hạn chế riêng, nó tùy thuộc vào cách tiếp cận mỗi lý thuyết đó.

Trong nghiên cứu về thực trạng căng thẳng trong học tập của sinh viên nhóm đã tìm
hiểu và đi theo hướng tiếp cận – căng thẳng tâm lý của Lazarus, điều này nghĩa là
không chú trọng về cơ chế sinh lý căng thẳng của con người mà tiếp cận này có thể
được xem như phù hợp.

5.3. Khung nghiên cứu:

5.4. Giả thuyết đề tài nghiên cứu:

Giả thuyết 1: Sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn gặp tình trạng căng
thẳng trong học tập.

Giả thuyết 2: Các yếu tố gây ra tình trạng căng thẳng trong học tập của sinh viên trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn bao gồm:

- Tâm lý cá nhân của sinh viên (kỳ kiểm tra, lịch học dày, nhiệm vụ học tập quá
nhiều, khả năng hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức, phương pháp học tập chưa hiệu
quả)

— 13 —
- Gia đình (mơ ước/kỳ vọng của cha mẹ, tài chính hạn hẹp, không hòa thuận với gia
đình)

- Nhà trường (quản lý và tư vấn sinh viên chưa sát sao);

- Xã hội (áp lực đồng trang lứa, chuẩn mực gán ghép).

Giả thuyết 3: Các yếu tố trên gây ra ảnh hưởng về mặt sức khỏe, thái độ và hành vi: đau
đầu/ đau nửa đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, thù địch, trầm cảm dẫn
đến giảm hiệu suất học tập, không có khả năng tập trung và mất phương hướng.

5.5. Phương pháp nghiên cứu:

5.5.1. Loại hình nghiên cứu:

- Theo chức năng: Nghiên cứu giải thích

Loại hình nghiên cứu giải thích nhằm tìm hiểu về thực trạng và giải thích những
nguyên nhân gây ra căng thẳng trong học tập của sinh viên. Mục đích của loại hình nghiên
cứu này là giúp người nghiên cứu hiểu rõ về tình trạng cũng như các biểu hiện khi gặp stress
học đường

- Theo phương pháp thu thập thông tin: Nghiên cứu định lượng

Nhóm sử dụng công cụ bảng hỏi để khảo sát trực tuyến (Google Form). Bảng hỏi là
công cụ thu thập thông tin và ý kiến cá nhân của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn về thực trạng và các yếu tố gây căng thẳng trong học tập.

5.5.2. Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp được đề tài thu thập thông qua phương pháp phân tích dữ liệu có
sẵn từ những sách, báo khoa học, luận văn, nghiên cứu khoa học.

- Phương pháp thu thập thông tin định lượng- sơ cấp

Để làm sáng tỏ mục tiêu đề ra, nhóm sử dụng công cụ bảng hỏi để khảo sát thực trạng
(mức độ, biểu hiện) và nguyên nhân gây ra căng thẳng trong học tập của sinh viên trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn qua phiếu khảo sát trực tuyến (Google Form).

— 14 —
Nhóm sẽ đăng tải phiếu khảo sát thông qua các hội, nhóm trên mạng xã hội Facebook
như là Hội sinh viên nhân văn, Hội Ký túc xá Đại học Quốc gia,…

5.5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Với những tài liệu thứ cấp: Nhóm tiến hành sắp xếp, tóm tắt các tư liệu thành các
nhóm ý có liên quan phục vụ cho đề tài.
- Với những dữ liệu sơ cấp: Sau khi có được dữ liệu từ cuộc khảo sát, nhóm trích xuất
dữ liệu từ Google Form sang phần mềm Microsoft Excel để tiến hành phân tích dữ
liệu.

5.5.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này mô tả ngắn gọn những số liệu thu thập được qua bảng hỏi. Từ các
mẫu có thể đưa ra nhận xét, đánh giá chung cho thực trạng và nguyên nhân gây ra căng thẳng
trong học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

- Phương pháp đánh giá

Sau khi phân tích thực trạng tổng quan, nhóm tiến hành đánh giá thực trạng cũng như
nguyên nhân gây ra căng thẳng trong học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn của sinh viên. Đồng thời phân tích mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân-
biểu hiện của các tình trạng căng thẳng tâm lý đó và đề xuất các giải pháp giúp giảm bớt tình
trạng căng thẳng tâm lý trong học tập cho sinh viên, gia đình và nhà trường.

6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:

Trong đời sống sinh viên có rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm như là quản lý thời
gian, các mối quan hệ bạn bè, lựa chọn chuyên ngành,... Thế nhưng, vấn đề về mặt tâm lý là
điều đáng phải lo ngại nhất. Vấn đề về tâm lý có rất nhiều cách thể hiện, đặc biệt là vấn đề
tâm lý căng thẳng trong học tập của sinh viên. Stress do học tập gây ra đang là điều được các
sinh viên và các nhà giáo dục quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ căng thẳng trong học tập có thể gây
ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm về cả mặt tinh thần và thể chất cho sinh viên. Chính vì vậy, nên
nhóm sẽ quyết định giới hạn về nghiên cứu các vấn đề ở phần căng thẳng trong học tập của
sinh viên.

— 15 —
Dưới góc độ nhận thức, căng thẳng trong học học tập thường do những áp lực quá tải
tác động từ phía gia đình, bạn bè, học hành khiến người bệnh sinh ra cảm giác chán nản, mệt
mỏi. Họ thường xuyên có suy nghĩ tiêu cực về bản thân từ đó sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận,
hành vi và ứng xử trong các quan hệ giao tiếp. Có thể nói căng thẳng trong học tập mang đến
nhiều tác động có hại cho sinh viên và cả những người xung quanh.

Nghiên cứu này được thực hiện trên đối tượng là sinh viên trường đại học
KHXH&NV - ĐHQG TP. HCM trong thời gian đại dịch Covid 19 lần 4 và được thực hiện
trên các nền tảng online.

7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN:

7.1. Ý nghĩa khoa học:

Kết quả của đề tài nghiên cứu có ý nghĩa trong việc từng bước xóa bỏ những tiêu cực
trong tâm lý, giúp thay đổi nhận thức và hành vi của sinh viên cũng như bổ sung ngữ liệu cho
ngành tham vấn tâm lý nói riêng và ngành khoa học tâm lý nói chung, góp phần phòng và
chữa những tổn thương trong tâm lý của chủ thể. Đề tài còn là cơ sở nhân rộng phổ biến khoa
học tâm lý đến nhiều đối tượng khác trong xã hội.

Bài nghiên cứu giúp tìm hiểu đồng thời hỗ trợ cải thiện tâm lý “phổ biến” thường phát
sinh trong học tập của sinh viên trường ĐH KHXH&NV nói riêng và các bạn sinh viên thuộc
khối ngành kiến thức xã hội nói chung. Dựa trên những chứng cứ xác đáng từ thực tế cùng dữ
liệu khảo sát, kết hợp đối chiếu với những bài nghiên cứu trong cùng đề tài, từ đó giúp tổng
quan và xây dựng khung nghiên cứu phù hợp. Đặc biệt, bài nghiên cứu sẽ tạo cơ sở lý luận bổ
sung vào tiền đề khoa học tâm lý căng thẳng đối với lứa tuổi thanh niên đặc biệt là đối tượng
sinh viên.

Không dừng lại ở việc đào sâu các yếu tố gây căng thẳng học tập trong sinh viên, bài
nghiên cứu còn giúp đề xuất các phương pháp trị liệu trước, trong và sau quá trình rơi vào
trạng thái này bao gồm phương thức đánh giá mức độ nghiêm trọng quy chuẩn, từ đó đưa ra
các phương pháp “cá nhân hoá” tối đa đến từ những người thực hiện đề tài nghiên cứu khoa
học này.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn:

— 16 —
Sinh viên là lực lượng lao động trong tương lai gần và là một trong những nhân tố
quyết định sự lớn mạnh của đất nước nên việc nghiên cứu về tâm lý và sức khỏe tinh thần của
sinh viên có ý nghĩa rất quan trọng về mặt thực tiễn.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra được thực trạng và nguyên nhân gây căng thẳng học
đường ở sinh viên. Từ đó hỗ trợ nhà trường nói riêng và ngành sư phạm nói chung đưa ra giải
pháp giải quyết căng thẳng của sinh viên một cách nhanh chóng và kịp thời, chuẩn bị cho
sinh viên trở lại giảng đường một cách tốt nhất.

Việc xác định các nhân tố tác động đến tâm lý sinh viên sẽ giúp các nhà tâm lý
học, nhà giáo dục, có thêm cơ sở đưa ra các biện pháp điều chỉnh trong điều trị và giáo dục
để đảm bảo sức khỏe tinh thần cho sinh viên.

Kết quả nghiên cứu (ở một mức độ nhất định) có thể cung cấp thêm nguồn tài liệu
tham khảo, nghiên cứu cho sinh viên các chuyên ngành: tâm lý học, giáo dục học, báo chí,
truyền thông đa phương tiện,...và những ai quan tâm đến tình trạng căng thẳng tâm lý ở sinh
viên.

8. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:

8.1. Thời gian thực hiện nghiên cứu:

- Diễn ra từ ngày 27/10/2021 đến ngày 27/12/2021.

- Khung thời gian nghiên cứu bao gồm các giai đoạn: lựa chọn đề tài, tiến hành nghiên
cứu, xử lý kết quả nghiên cứu, viết báo cáo và trình bày báo cáo.

8.2. Tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu:

Tiến độ thực hiện các nội dung theo từng giai đoạn được trình bày cụ thể trong bảng sau:

STT NỘI DUNG THỜI GIAN PHỤ TRÁCH

1 Lựa chọn đề tài nghiên cứu 27/10/2021 Cả nhóm

2 Xây dựng nội dung nghiên cứu Từ 28/10/2021 - 21/11/2021 Cả nhóm

3 Xây dựng công cụ khảo sát Từ 22/11/2021 - 29/11/2021 Cả nhóm

4 Tiến hành khảo sát Từ 1/12/2021 - 8/12/2021 Cả nhóm

5 Xử lý dữ liệu đã thu thập Từ 9/12/2021 - 16/12/2021 Cả nhóm

6 Viết báo cáo Từ 17/12/2021 Cả nhóm

7 Nộp báo cáo 12/2021 Cả nhóm

— 17 —
8.3. Chi tiết công việc nghiên cứu:

❖ Giai đoạn chuẩn bị:

- Chọn đề tài, xác định đối tượng, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu.

- Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu và lập bảng tóm tắt các
công trình nghiên cứu trong phạm vi đề tài căng thẳng trong học tập.

- Xác định một vài vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Lập kế hoạch sơ bộ cho công tác nghiên cứu.

- Xây dựng khung nội dung đề cương nghiên cứu.

❖ Giai đoạn triển khai nghiên cứu:

- Lập giả thuyết nghiên cứu.

- Nghiên cứu tính cấp thiết thực tiễn của đề tài.

- Tổ chức thu thập dữ liệu thông qua lập bảng câu hỏi.

- Thu thập và xử lý dữ liệu.

- Phân tích kết quả nghiên cứu.

- Chỉ ra thực trạng và nguyên nhân của vấn đề căng thẳng trong học tập của sinh
viên.

- Đề xuất kiến nghị.

❖ Giai đoạn báo cáo kết quả nghiên cứu:

- Viết báo cáo nghiên cứu.

- Nộp bài báo cáo nghiên cứu.

8.4. Các nội dung trong đề cương nghiên cứu:

A. MỞ ĐẦU:

1. Đặt vấn đề nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu.

3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.

4. Cơ sở thực tiễn (Tổng quan tài liệu).

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

— 18 —
Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu của
chúng tôi kết cấu thành 3 chương mục như sau:

- Chương I: Cơ sở lý luận về các yếu tố gây ra căng thẳng trong học tập đối với sinh
viên:

Trong chương này, nhóm sẽ đưa ra những định nghĩa, ý nghĩa của các khái niệm có
liên quan đến các yếu tố gây ra căng thẳng trong học tập đối với sinh viên. Từ đó,
khẳng định vị trí, vai trò và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.

- Chương II: Thực trạng và nguyên nhân của các yếu tố gây ra căng thẳng trong học
tập đối với sinh viên:

Chương sẽ đi vào phân tích mô hình, đánh giá các số liệu (bao gồm mẫu nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin, đặc điểm, dữ liệu, phần mềm sử
dụng, đối chiếu cơ sở lý thuyết). Sau đó đi vào giải thích và chỉ ra nguyên nhân của
các yếu tố gây ra căng thẳng trong học tập đối với sinh viên.

- Chương III: Kết quả nghiên cứu và đánh giá:

Sau khi tìm hiểu về những nội dung lý thuyết, chúng tôi xây dựng hệ thống bảng hỏi
và tiến hành thu thập thông tin khảo sát từ các bạn sinh viên. Dựa trên kết quả nghiên
cứu thu thập được, nhóm tiến hành phân tích những số liệu đã thu thập. Thông qua
việc phân tích các kết quả, nhóm sẽ đưa ra một vài dự báo tình hình căng thẳng trong
học tập đối với sinh viên ĐH KHXH&NV hiện nay.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

- Tóm tắt nội dung và tổng hợp kết quả nghiên cứu.

- Đề xuất một số kiến nghị cho việc giải quyết vấn đề nghiên cứu.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

8.5. Tài liệu tham khảo:

[1] Bataineh, M.Z. (2013). Academic Stress among Undergraduate Students: The
Case of Education Faculty at King Saud University. International Interdisciplinary
Journal of Education. 2(1). DOI: 10.12816/0002919.

[2] Bedewy, D., & Gabriel, A. (2015). Examining perceptions of academic stress
and its sources among university students: The Perception of Academic Stress Scale.
Health psychology open, 2(2). DOI: 2055102915596714.

[3] Dale, C. (1999). Quẳng gánh lo đi & vui sống [Tài liệu dịch]. Thành phố Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản trẻ.

— 19 —
[4] Hoàng Thị Quỳnh Lan. (2020). Mối tương quan giữa căng thẳng trong học tập và
mức độ lo âu trầm cảm stress của sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tạp
chí tâm lý học, 10(259).

[5] Milde-Busch, A., Blaschek, A., Heinen, F., Borggrafe, I., Koerte, I., Straube,
A., ... & Von Kries, R. (2011). Associations between stress and migraine and
tension-type headache: results from a school-based study in adolescents from
grammar schools in Germany. Cephalalgia, 31(7), 774.

[6] Nguyễn Huy. (17/12/2020). Stress học đường - Dấu hiệu và cách giải quyết.
Khai thác từ https://benhlytramcam.vn/stress-hoc-duong-dau-hieu-va-cach-giai-
quyet-2534/?fbclid=IwAR0m_O0O4nWOJo-
p3c7TmFvjxe35Q7EJoqpvJFaVUbKqaue3gwWD64mUxHs.

[7] Nguyễn Ngọc Quang & Nguyễn Linh Chi. (2017). Ứng phó với stress trong học
tập của sinh viên. ResearchGate. DOI: 10.13140/RG.2.2.13895.85926/1

[8] Nguyễn Ngọc Quang, Lã Thị Thuỳ Tiên, Phan Thị Mai & Ninh Thuỳ Dung.
(2017). Mối liên hệ giữa sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản, động lực học tập và
trì hoãn học tập ở sinh viên. ResearchGate. DOI: 1031234.

[9] Nguyễn Thị Bình. (2015). Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm. Luận
văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[10] Nguyễn Thị Huyền. (2012). Thực trạng hiện tượng stress trong đời sống sinh
viên trường ĐH KHXH & NV - ĐHQG HCM. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư
Phạm Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh.

[11] Nguyễn Tùng Chi. Nghiên cứu khoa học ảnh hưởng stress với cuộc sống con
người. Tiểu luận nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Hà
Nội.

[12] Nguyễn Văn Đồng. (2004). Tâm lý học phát triển giai đoạn thanh niên đến
tuổi già. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

[13] Phạm Ngọc Rao. (1986). Stress trong thời đại văn minh. Đà Nẵng: NXB Đà
Nẵng.

[14] Phạm Thị Vi. (2013). Mức độ stress của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Quảng
Nam. Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

[15] Phan Thị Ni Na. (2014). Mức độ stress của sinh viên trường Cao đẳng Y tế
Quảng Nam. Được trình bày tại Hội nghị Khoa học Công nghệ tuổi trẻ các trường
đại học, cao đẳng y dược Việt Nam lần thứ XVII, Hà Nội.

[16] Phí Thị Hiếu & Phạm Thị Quý. (2014). Mức độ stress trong hoạt động học tập
của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học &
Công nghệ, 118(04), tr21-25.

— 20 —
[17] Prabu, P.S. (2015). A Study on Academic Stress among Higher Secondary
Students. International Journal of Humanities and Social Science, 4(10). ISSN:
2319 – 7722.

[18] Rajasekar, D. (2013). Impact of academic stress among the management


students of Amet University - An analysis. AMET International Journal of
Management. 32. ISSN: 2231-6779.

[19] Reddy, K. J, Menon, K. R, Thattil, A. (2018). Academic Stress and its Sources
Among University Students. Biomedical & Pharmacology Journal, 11(1).

[20] Unicef Việt Nam. (2/2021). Báo cáo Nghiên cứu về Sức khỏe tâm thần và tâm
lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại Việt Nam. Khai thác từ
https://www.unicef.org/vietnam/media/1016/file/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20t
%C3%B3m%20t%E1%BA%AFt.pdf

BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÓM 24


Mức độ hoàn thành
STT Họ và tên MSSV
bài tập nhóm

1 Trần Ái Phúc Vy 2056180035 100%

Hoàng Thị Lan Anh


2 2056180039 100%
(Nhóm trưởng)

3 Đinh Thị Phương Vy 2056180092 100%

4 Nguyễn Văn Vàng 2056180214 100%

5 Lê Phương Vy 2056110299 90,2%

6 Nguyễn Thảo Vi 1956010213 92,2%

— 21 —
— 22 —

You might also like