You are on page 1of 12

ÁP LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT

I. Lý do lựa chọn đề tài

Giáo dục ở trường là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của một cá nhân và
cũng là một bước ngoặt trong cuộc đời học tập của họ. Ở giai đoạn này, kết quả học
tập của học sinh đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định giai đoạn học
tập tiếp theo của họ, từ đó hình thành sự nghiệp của họ. Quá căng thẳng trong học
tập trong giai đoạn này có thể dẫn đến những tác động tiêu cực sâu rộng và kéo dài.

Trong thế giới cạnh tranh cao ngày nay, học sinh phải đối mặt với nhiều vấn đề học
tập khác nhau bao gồm căng thẳng trong kỳ thi, không quan tâm đến việc tham gia
các lớp học và không thể hiểu một môn học. Căng thẳng trong học tập liên quan
đến sự lo lắng về tinh thần liên quan đến những thách thức hoặc thất bại trong học
tập được dự đoán trước hoặc thậm chí là nỗi sợ hãi về khả năng thất bại trong học
tập. Các yếu tố gây căng thẳng trong học tập thể hiện ở nhiều khía cạnh trong môi
trường của học sinh: ở trường, ở nhà, trong các mối quan hệ đồng nghiệp của họ và
thậm chí ở khu vực lân cận của họ.

Căng thẳng học tập ở mức độ quá mức có thể dẫn đến gia tăng các vấn đề về tâm lý
và thể chất như trầm cảm, lo âu, căng thẳng và các rối loạn liên quan đến căng
thẳng, do đó có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Việc tìm hiểu
nguyên nhân, các biểu hiện về áp lực học tập của học sinh THPT nhằm đề xuất các
biện pháp giúp học sinh tránh được những ảnh hưởng xấu của stress. Từ đó, giúp
các em có trạng thái tâ lý bình thường, ổn định để học tập tốt hơn, thực hiện được
ước mơ của mình. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Áp lực học tập của học sinh THPT”.

II. Thực trạng áp lực học tập của học sinh THPT hiện nay

2.1. Thực trạng rối loạn stress ở học sinh THPT trên Thế giới

Stress là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần cần được quan tâm. Theo báo
cáo của WHO (2003), khoảng 20% trẻ em và vị thành niên đang mắc các vấn đề
sức khỏe tâm thần, tỷ lệ này khác biệt ở các quốc gia khác nhau, do những khác
biệt về kinh tế, xã hội… Các điều tra dịch tễ học ở nhiều quốc gia trên Thế giới
đều cho thấy các rối loạn tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên rất phổ biến và
chiếm tỉ lệ khoảng từ 13 - 29%.
Theo thống kê do Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia Mỹ công bố, cứ mỗi giờ lại có
một học sinh tự tử (Saha, 2017). Cơ quan đã ghi nhận 1,8% học sinh tự tử do
không thi cử và tỷ lệ tự tử tăng 80% trong khung thời gian một năm.

Trầm cảm, lo lắng, các vấn đề về hành vi, cáu kỉnh, v.v. là một vài trong số rất
nhiều vấn đề được báo cáo ở những học sinh có căng thẳng học tập cao (Deb,
Strodl & Sun, 2015; Verma, Sharma & Larson, 2002). vì nó có liên quan đến việc
không thể tập trung, sợ thất bại, đánh giá tiêu cực về tương lai, v.v. (Busari, 2012).
ít hoạt động thể chất, ăn uống và ngủ kém (Hiệp hội Y tế Đại học Hoa Kỳ, 2009;
Bennet & Holloway, 2014; King, Vidourek & Singh, 2014). Áp lực mà những sinh
viên này phải đối mặt trong việc thực hiện là rất nghiêm trọng, dẫn đến việc các
sinh viên cố gắng tự tử tăng gấp 5 lần.

Nghiên cứu của tác giả Kuozma NM (2004), tại Australia chỉ ra rằng có 10 – 15%
học sinh THPT bị căng thẳng. Tổng quan nghiên cứu của tác gả Zhang Jiapeng
Casper (2012), có tới 25 – 30% học sinh Mỹ chịu ảnh hưởng của stress. Trong
phần tổng quan của tác giả Shilpa Taragar (2009), nghiên cứu về yếu tố gây stress
ở học sinh cho biết tỷ lệ học sinh 10 – 19 tuổi bị stress là khoảng 10 – 20%, trong
đó nguyên nhân chính gây ra stress ở học sinh chủ yếu là do yếu tố gia đình.

2.2. Thực trạng rối loạn stress ở học sinh THPT ở Việt Nam

Chúng ta biết rằng: Học tập ở Việt Nam được đánh giá 90% qua điểm số. Và liệu
những điểm số ấy có phản ánh chính xác năng lực của học sinh?

Rất nhiều vấn đề xoay quanh hai chữ “điểm số” và hai chữ “thành tích”. Sự thực,
nền giáo dục Việt Nam quá coi trọng bằng cấp, mà phủ nhận giá trị thực của mỗi
con người. Học sinh A không thích văn học, nhưng để trở thành học sinh giỏi toàn
diện, em bắt buộc phải đạt điểm cao môn học mình không thích. Áp lực về điểm
số, gia đình, thầy cô đã khiến A trở thành một người học vẹt, và không thể chủ
động hay sáng tạo theo lối văn của em khi các bài văn đều sẵn có.  Nhà trường và
gia đình tạo cho các em áp lực về điểm số, về thi đua, về thành tích và bằng cấp.
Còn bản thân các em cũng tự tạo áp lực cho chính bản thân để tránh khỏi sự trừng
phạt hoặc chỉ để đạt đủ điểm theo thành tích. Sự học này thực sự không phải là học
thật, mà cái gọi là học thật là học bằng đam mê.
Một số tình trạng cho thấy áp lực học rất lớn lên học sinh ở Việt Nam:

 Hơn 75% học sinh ngủ ít hơn 8 tiếng/ ngày. Trẻ em là lứa tuổi bên cạnh
học tập, cần phải được vui chơi và hoạt động thể thao. Nhưng hầu hết các
em dành thời gian cho việc học và không có thời gian để tham gia các
hoạt động cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Hơn nữa, việc
ngủ ít hơn thời gian 8 tiếng/ ngày khiến các em không đủ tỉnh táo trong
các tiết học trên lớp, dẫn đến giảm khả năng tập trung và phân tích bài
học. Sự học kéo dài 8 tiếng trên lớp và 2 – 4 tiếng học thêm khiến sức lực
các em bị suy giảm.
 Các kỳ kiểm tra diễn tra với tần suất lớn, các kỳ thi dựa trên kết quả điểm
số đánh giá bằng cấp trực tiếp.
 Áp lực học tập dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc hỗ trợ. Các vị phụ huynh
sẵn sàng đầu tư các loại thuốc hỗ trợ trí não, thuốc bổ não cho con mà
không rõ về các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra hoặc tình trạng
học sinh học tập gắng sức phải truyền nước, điện giải, truyền đạm để…
lấy sức học tiếp. Đa số các áp lực tạo nên vấn đề stress và gây ra tình
trạng viêm loét dạ dày hoặc nặng hơn là các bệnh như viêm đại
tràng, tăng huyết áp, rối loạn đường máu, rối loạn nhịp tim, trầm cảm,…
Sự can thiệp của thuốc không thể hiệu quả bằng các chế độ ăn uống và
nghỉ ngơi hợp lý.
 Áp lực học tập dẫn đến tình trạng đột quỵ hoặc tự tử. Tình trạng tự tử của
học sinh, sinh viên Việt Nam là không nhiều, nhưng vẫn tồn tại. Trẻ
không thể tâm sự với ai khi tất cả mọi người xung quanh đều ra sức thúc
giục và gây áp lực cho trẻ
 Khi nói về áp lực học tập tại Việt Nam và so sánh với với một số quốc gia
khác. Các quốc gia phương Đông bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nhật
Bản, …có tỷ lệ tự tử ở học sinh cao hơn rất nhiều so với các quốc gia
phương Tây. Điều này cho thấy một thực tế rằng: áp lực học sinh sinh
viên các nước phương Đông, trong đó có quốc gia của chúng ta là quá
lớn, vượt ra khỏi phạm vi chịu đựng của thế hệ làm chủ nước nhà.

III. Biểu hiện của áp lực học tập.

3.1. Biểu hiện về mặt sinh lý (thực thể)


Như đã nói căng thẳng thường biểu hiện ở những cảm xúc tiêu cực. Chính điều này
đã dẫn tới những thay đổi về mặt thực thể như:

 Đau đầu, đau dạ dày, đau nửa đầu


 Đau ngực, tim đập nhanh
 Bị tiêu chảy hay táo bón
 Buồn nôn và chóng mặt
 Thấy ớn lạnh và run rẩy
 Ăn không ngon miệng
 Vã mồ hôi
 Thấy mệt mỏi

3.2. Biểu hiện về cảm xúc

Khi đối mặt với căng thẳng, các cá nhân thường biểu hiện về mặt cảm xúc. Hơn thế
nữa, căng thẳng thường xuất hiện qua những cảm xúc khó chịu. Những cảm xúc
tiêu cực của căng thẳng bao gồm các cảm xúc:

 Khó chịu, tức giận và giận giữ: căng thẳng thường mang đến cảm giác tức
giận nằm trong khoảng giữa sự khó chịu và giận dữ không thể kiểm soát.
Trạng thái thất vọng là điển hình của sự tức giận.
 E sợ, lo lắng và sợ hãi: căng thẳng có thể thường xuyên gây ra sự lo lắng
và sợ hãi hơn những cảm xúc khác.
 Thất vọng, buồn chán và đau khổ: đôi khi căng thẳng cũng mang đến sự
thất vọng làm cho cá nhân trùng xuống.

Bên cạnh đó còn có những cảm xúc tiêu cực khác như tội lỗi, xấu hổ, ghen tức, đố
kỵ, phẫn nộ.

3.3. Biểu hiện về mặt nhận thức

Mỗi cá nhân có những biểu hiện về căng thẳng khác nhau bởi mỗi người phản ứng
và ứng phó với từng tình huống là khác nhau và cách chúng ta đối mặt với căng
thảng cũng ở mức độ khác nhau. Chính điều này làm hạn chế khả năng tiếp nhận
và xử lý thông tin khi căng thẳng xảy ra như:

 Gặp khó khăn trong quá trình ghi nhớ


 Không thể tập trung
 Khả năng đánh giá, nhận định kém
 Tư duy chậm hoặc không muốn tư duy
 Có nhiều suy nghĩ âu lo
 Ý nghĩ quanh quẩn
 Nghĩ lại những buồn phiền gần đây nhất
 Cảm thấy mất lòng tin, hay nghi ngờ
 Chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của mọi vấn đề, đánh giá thấp bản thân
 Không có khả năng đưa ra quyết định

3.4. Biểu hiện về mặt hành vi

Mặc dù con người biểu hiên căng thẳng ở những biểu hiện khác nhau, biểu hiện về
mặt hành vi cũng là khía cạnh quan trọng. Biểu hiện căng thẳn ở mặt cảm xúc và
sinh lý thường là tự động. Những hành vi tiêsu cực biểu hiện căng thẳng bao gồm
những hành vi vượt quá bình thường có ảnh hưởng đến cá nhân người đó và những
người xung quanh. Biểu hiện ở khía cạnh hành vi cũng có những hành vi tiêu cực
và hành vi tích cực như:

 Ăn quá nhiều hoặc quá ít


 Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
 Không năng động, linh hoạt như bình thường
 Nói năng không rõ ràng, khó hiểu
 Nói liên tục về một sự việc, hay phóng đại sự việc
 Hay tranh luận
 Thu mình lại, rút kui, không muốn tiếp xúc với người khác

IV. Ảnh hưởng của áp lực học tập đến học sinh THPT

- Nổi lên trong nhiều nghiên cứu như một yếu tố rủi ro cơ bản cho sức khỏe tâm
thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên là sức ép học tập. Sức ép học tập là
một yếu tố nguy cơ đối với cả trầm cảm và tự tử ở học sinh.

- Áp lực học tập càng khiến các em khó hoàn thành những nhiệm vụ học tập được
giao, kết quả học tập giảm sút.

- Sức khỏe thể chất giảm sút dẫn đến các em không đủ sức để học tập, vui chơi.
- Một nghiên cứu xã hội học cho thấy vào mùa thi có đến 15% số các học trò có
các biểu hiện rối loạn về cảm xúc cần được tư vấn và điều trị. Mới đây một nghiên
cứu của các nhà tâm thần trên 5 trường học lớn tại Hà Nội, tỷ lệ trẻ có nguy cơ rối
loạn cảm xúc là 5%, trong đó 2% số học sinh cần điều trị tại các cơ sở y tế. Đó là
những con số đáng báo động về tình trạng rối loạn cảm xúc và loạn thần do áp lực
thi cử tuổi thanh thiếu niên. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân trẻ
rối loạn cảm xúc sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, cụ thể là bệnh tâm thần.

V. Nguyên nhân

5.1. Nguyên nhân chủ quan

+ Các em đặt ra những mục tiêu quá cao dẫn đến tự tạo áp lực học tập lớn cho bản
thân.

+ Bản thân các em không có hứng thú học tập, chưa tích cực, chủ động trong học
tập

+ Các em không tự tin vào bản thân, kiến thức bị hạn chế.

+ Nhiều em tự tạo áp lực cho mình do không biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian
học tập và nghỉ ngơi hợp lý. Chẳng hạn như có nhiều em đển gần đến ngày thi mới
học dồn, học ngày, học đêm nên không đủ thời gian nghỉ ngơi. Thậm chí, có em
chỉ ngủ 2 - 3 tiếng/ngày dẫn đến quá trình ghi nhớ bị giảm sút. Một số em lại
không chú ý đến việc bổ sung chất dinh dưỡng mà lại sử dụng quá nhiều các chất
kích thích như cà phê, thuốc lá,... Từ đó, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu,
rối loạn tâm lý trong thời gian ôn thi. Thậm chí, tình trạng bệnh có thể kéo dài dù
các em đã hoàn thành xong kỳ thi (do tâm lý lo lắng khi làm bài thi không tốt, sợ
thi rớt,...).

Theo nghiên cứu “ Thực trạng căng thẳng của học sinh lớp 12” của tác giả Nguyễn
Thị Hằng Phương, Đinh Xuân Lâm , Huỳnh Thị Thu Thuý , Nguyễn Thuỳ Dung
(2018) trên 395 học sinh lớp 12 ở địa bàn thành phố Đà Nẵng chỉ ra rằng:

Nghiên cứu về nghiên nhân gây ra căng thẳng cho học sinh lớp 12 tham gia nghiên
cứu, với p < 0,05, trong 10 yếu tố được trưng cầu, thì yếu tố khiến học sinh căng
thẳng nhất là bản thân đặt ra những yêu cầu quá cao so với năng lực của mình
(ĐTB = 2,99 chiếm vị trí cao nhất). Yếu tố ở vị trí thứ 2 là lo lắng với kì thi THPT
quốc gia (ĐTB = 2,93) và yếu tố thứ 3 là kì vọng từ cha mẹ (ĐTB = 2,95). Tiếp
theo là các yếu tố mâu thuẫn gia đình (ĐTB = 2,85); Quan hệ xã hội: Bất hòa trong
quan hệ với bạn, bị hiểu nhầm, bị tẩy chay (ĐTB = 2,97). Ngoài yếu tố sự kì vọng
của chính bản thân (tự đặt ra những yêu cầu quá cao so với năng lực) cùng chiếm
vị trí thứ nhất (ĐTB ở nam là 2,87 và nữ là 2,99), thì có sự khác biệt trong các
nguyên nhân gây căng thẳng đối với học sinh nam và học sinh nữ. Đối với học sinh
nữ, các yếu tố gây ra căng thẳng lần lượt là: Bất ổn trong quan hệ với bạn, bị hiểu
nhầm, tẩy chay (ĐTB = 2,97); Kì vọng từ cha mẹ (ĐTB = 2,95); Thầy cô thiên vị
(ĐTB = 2,93). Đối với học sinh nam, các yếu tố gây ra căng thẳng lần lượt là: Lo
lắng với kì thi THPT quốc gia (ĐTB = 2,93); Mâu thuẫn trong gia đình (ĐTB =
2,81); Kiến thức nhiều và khó (ĐTB = 2,81).

Nguyên nhân Điểm trung Thứ tự Nam Nữ


bình
Học tập: kiến 2.82 7 2.81 2.83
thức nhiều và
khó
Làm bài thi và 2.42 9 2.69 2.15
kiểm tra nhiều
Lịch học dày 2.39 10 2.12 2.66
đặc
Lo lắng với kì 2.93 2 2.95 2.91
thi THPTQG
Thầy cô thiên 2.84 6 2.75 2.93
vị
Bất ổn trong 2.86 4 2.75 2.97
quan hệ bạn
bè, bị hiểu
nhầm, tẩy
chay
Mâu thuẫn 2.85 5 2.81 2.87
trong gia đình
Kì vọng của 2.87 3 2.79 2.95
cha mẹ
Bản thân đặt 2.94 1 2.87 2.99
ra nững yêu
cầu quá cao so
với năng lực
Sức khỏe 2.62 8 2.31 2.93
không tốt

5.2 Nguyên nhân khách quan

+ Chương trình học quá tải, nhồi nhét kiến thức, khai thác năng lực ghi nhớ hơn là
sáng tạo. Nhiều môn học xa rời thực tế, xa rời cuộc sống nên học sinh thấy chán
nản.

Kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý - giáo dục thuộc trường Đại học Sư phạm
Đại học Huế trên 160 học sinh lớp 12 trường Trung học phổ thông Quốc học Huế
cho thấy, hầu hết học sinh lớp 12 đều trải nghiệm stress trong học tập ở mức độ
tương đối cao: hơn 80% học sinh đều ở mức độ từ “khá căng thẳng” đến “căng
thẳng rất nhiều” vì những tác nhân như khối lượng kiến thức cần tiếp thu lớn, lịch
học dày đặc, nhiệm vụ học tập quá nhiều, không có đủ thời gian để ôn tập và củng
cố kiến thức đã học, các kỳ kiểm tra/ kỳ thi. Đặc biệt, có tới 93% học sinh cho rằng
họ căng thẳng vì khối lượng kiến thức cần tiếp thu quá lớn.

+ Tình trạng dạy thêm, học thêm khiến học sinh phải học thêm giờ, học nhiều, thi
nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi. Ngay từ khi còn đang học mẫu giáo, trẻ đã
phải học quá nhiều môn: học vẽ, học nhạc, học chữ,... Việc học trước chương trình
hiện nay đang trở thành phổ biến đối với học sinh ở các thành phố lớn. Dịp hè,
thay vì nghỉ ngơi thì lại là dịp chạy đua đối với con trẻ bởi lịch học hè kín mít.

Nghiên cứu “Đánh giá tác động của áp lực học tập đến sức khỏe tâm thần của học
sinh bậc Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh” với khảo sát từ 270
học sinh đến từ 3 trường Trung học phổ thông của nhóm tác giả trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Gần 60% học
sinh đánh giá chương trình học nặng so với khả năng của các em. Gần 90% học
sinh cảm thấy căng thẳng vì thời gian dành cho việc học quá nhiều, trong đó mức
độ rất căng thẳng chiếm trên 49%. Bên cạnh việc học chính khóa ở trường, ở nhà
các em còn học thêm với trên 43% số em học 1 - 2 buổi, trên 46% học từ 3 - 4
buổi; 6,29% số em học trên 5 buổi/tuần. Chỉ một tỉ lệ rất nhỏ (3,74%) trả lời không
tham gia học thêm. Đặc biệt, học sinh ở trường chuyên cảm nhận áp lực cao hơn
học sinh trường không chuyên.

+ Áp lực thành tích từ phía nhà trường muốn học sinh đạt kết quả cao để không
ảnh hưởng đến chỉ tiêu, kế hoạch thi đua, khiến thầy cô chỉ tập trung vào việc dạy
kiến thức, tăng cường kiểm tra việc học, bồi dưỡng học sinh có khả năng, phê bình
các em học yếu trước lớp...

Trả lời câu hỏi “Yếu tố nào ảnh hưởng đến căng thẳng của học sinh?”, có đến
65,5% học sinh được khảo sát cho biết nguyên nhân từ học hành và 78,5% từ việc
thi cử. Đây là những con số được đưa ra trong báo cáo tại Hội thảo Tâm lý học
đường Quốc tế lần thứ VI được tổ chức từ ngày 31/7- 18 2/8/2018 tại Đại học Sư
phạm Hà Nội.

+ Áp lực từ phía gia đình muốn trẻ phải thể hiện xuất sắc ở trường. Cha mẹ đặt kỳ
vọng cao vào trẻ, muốn các em học lên đại học và đạt điểm cao trong các bài kiểm
tra, tỏ ra thất vọng, so sánh với các anh chị em trong gia đình khi các em không đạt
được những kỳ vọng đó. Việc phải học tập theo mong muốn của các bậc phụ
huynh khiến các em không có hứng thú học, rất dễ dẫn đến các hành động phản
kháng, các hành động quá khích. Nhiều bậc cha mẹ luôn kêu ca về chương trình
học tập của con tại nhà trường là quá tải, quá vất vả, nhưng lại bắt ép con em mình
phải học mọi lúc, mọi nơi bất kể ngày thường hay ngày nghỉ. Nhiều em thường bị
cha mẹ nhiếc móc, la mắng mỉa mai vì điểm số học tập không được cao như ý
muốn của cha mẹ. Nhiều bậc phụ huynh biết rất rõ mình đang tạo áp lực cho con
nhưng họ vẫn cho rằng không thể làm khác được vì sợ con thiệt thòi, thua kém bạn
bè. Để khắc phục tình trạng trên, trước khi kêu gọi những thay đổi từ phía nội
dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, cách kiểm tra, đánh giá của nhà
trường thì hơn ai hết, các bậc phụ huynh phải thay đổi quan niệm, nhận thức về
vấn đề này.

Cũng theo nghiên cứu “Thực trạng căng thẳng của học sinh lớp 12” của tác giả
Nguyễn Thị Hằng Phương, Đinh Xuân Lâm, Huỳnh Thị Thu Thuý, Nguyễn Thuỳ
Dung (2018) chỉ ra rằng: Mối quan hệ giữa các yếu tố gây căng thẳng và nhóm học
lực của học sinh, trong đó có yếu tố kì vọng của cha mẹ là chiếm điểm trung bình
là 2.31, đối với học sinh có học lực giỏi sự kì vọng của cha mẹ chiếm tới 38.4%.

5.3. Nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh


Theo các nhà tâm lý học có 2 nguyên nhân chính dẫn đến rối nhiễm tâm lý tuổi học
đường. Thứ nhất là nhóm nguyên nhân nội sinh do yếu tố di truyền, nhưng nguyên
nhân này chỉ chiếm tỷ lệ 1,2-3%. Theo nghiên cứu Stress and Learning in Pupils:
Neuroscience Evidence and its Relevance for Teachers (2021) của nhóm tác giả
Sue B. Whiting,Sam V. Wass,Simon Green,Michael S. C.Thomas chỉ ra rằng: Bằng
chứng cho thấy rằng một số cá nhân nhạy cảm hơn những người khác với các ảnh
hưởng từ môi trường và một số khác biệt này có thể là do di truyền gen, tức là, một
số mức độ khả năng phục hồi hoặc tính dễ bị tổn thương các gia đình (Keers và
cộng sự, 2016 ; Kuijper và cộng sự, 2019 ). Ví dụ, nồng độ cortisol ở tóc có thể
được sử dụng như một dấu hiệu của hoạt động phản ứng với căng thẳng trong thời
gian dài. Một nghiên cứu song sinh liên quan đến thanh thiếu niên và thanh niên đã
ước tính khả năng di truyền của nồng độ cortisol ở tóc là 72% (Rietschel, Streit,
Zhu, et al., 2017). Sự khác biệt về phản ứng với căng thẳng cũng có thể được
truyền giữa các thế hệ bằng các con đường môi trường. Ví dụ, nghiên cứu biểu sinh
đã gợi ý rằng một người mẹ gặp căng thẳng có thể khiến con của cô ấy chuyển hóa
đến mức cảnh giác với nguy hiểm hơn, tức là, phản ứng căng thẳng dễ dàng kích
hoạt hơn, sẵn sàng chiến đấu hoặc bỏ chạy (Babenko, Kovalchuk, & Metz, 2015)
hoặc một người có phản ứng căng thẳng thẳng thừng, tức là không đủ kích thích
(Shakiba, Ellis, Bush, & Boyce, 2019).
Dạng nguyên nhân thứ 2 là do các yếu tố ngoại sinh như những sang chấn tâm lý,
sức ép học tập, các kỳ thi... Theo thống kê, cứ 10 trẻ đến tư vấn và điều trị các
chứng rối nhiễu tâm lý thì có đến 7-8 em có căn nguyên từ học đường.

5.4. Các nguyên nhân khác

Một công trình nghiên cứu toàn cầu với chủ đề “Hãy để trẻ tự do vui chơi” của hai
giáo sư tiến sĩ Jerome Singer và Dorothy G. Singer thuộc khoa tâm lý trường Đại
học Yale (Mỹ) vừa thực hiện trong năm 2007 trên 11 nước trong đó có Mỹ, Anh,
Pháp, Argentina, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Nam Phi và
Việt Nam:

Khảo sát trực tiếp 1.650 bà mẹ có con dưới 12 tuổi về vấn đề “tự do vui chơi” của
con mình, có 91% bà mẹ Việt Nam tiết lộ phần lớn thời gian con họ gắn với tivi (tỷ
lệ này của thế giới là 71%). Chỉ có 4% cho rằng con mình có tham gia vào các trò
chơi vận động (trên thế giới là 22%). Còn những hoạt động ngoài trời như khám
phá thiên nhiên, chơi trò chơi tưởng tượng, sáng tạo cũng chỉ đạt tỷ lệ rất thấp từ 5-
6%. Rõ ràng trẻ em Việt Nam rất ít được tự do vui chơi, bị áp lực học hành căng
thẳng, rất cần báo động đến các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục thuộc bộ, ngành liên
quan.

VI. Biện pháp phòng ngừa

6.1. Về phía gia đình

Với vai trò là cha mẹ của con trẻ, hãy tâm sự nhiều hơn với trẻ để giải tỏa căng
thẳng. Cha mẹ có thể đóng vai trò một nhà tâm lý học để kịp thời nắm bắt tâm lý,
đọc vị các hành vi bất thường ở trẻ. Nếu trẻ đã rơi vào trạng thái bệnh lý nghiêm
trọng, hãy đưa trẻ thăm khám các chuyên gia tâm lý hoặc tham gia điều trị các
bệnh liên quan tại các cơ sở y tế.

6.2. Về phía nhà trường

 Cần chú trọng việc tư vấn học đường: để giúp các em học sinh có thể dễ
dàng vượt qua áp lực thì nhà trường, gia đình phải là nơi các em có thể
được tư vấn để đưa ra những lựa chọn tốt nhất. Tránh những quyết định
bốc đồng để lại những điều ân hận không đáng cho các em.
 Giáo viên và nhà trường nên đề ra phương châm: lấy sự học làm động lực
chứ không phải là áp lực. Hãy cho học sinh thư giãn sau những giờ học
căng thẳng bằng cách hướng các em đến những giờ ngoại khóa thật vui
nhộn và kích thích sự sáng tạo. Giáo viên nên khuyến khích trao quà cho
sự cố gắng của các em, không nên tạo áp lực quá lớn về điểm số và thi đua
thành tích. Tổ chức các buổi học nhóm, nhằm giải quyết những vấn đề lớn
và rất lớn. Cần chú trọng việc tư vấn học đường: để giúp các em học sinh
có thể dễ dàng vượt qua áp lực thì nhà trường, gia đình phải là nơi các em
có thể được tư vấn để đưa ra những lựa chọn tốt nhất. Tránh những quyết
định bốc đồng để lại những điều ân hận không đáng cho các em. Hãy cố
gắng tạo liên kết thầy trò một cách thân thiện nhất, để có thể hiểu tâm lý và
cách để giúp các em phát triển cũng như thành công trong học tập tốt hơn.

6.3. Về phía học sinh


Mỗi cá nhân học sinh hãy có một kế hoạch học tập và thư giãn hợp lý, kết hợp với
chế độ ăn ngủ nghỉ và hoạt động thể thao để giải tỏa căng thẳng cũng như stress do
áp lực học tập gây ra.

 Học cách sắp xếp thời gian biểu hợp lý để đảm bảo cho các em có đủ thời
gian giải quyết khối lượng bài tập về nhà.
 Hãy chú tâm đến vấn đề sức khỏe bởi khi có một cơ thể khỏe mạnh các em
sẽ có một tinh thần thoải mái thì học tập mới đem lại hiệu quả và tránh
những căng thẳng mệt mỏi, những triệu chứng thực thể.
 Đừng ép buộc bản thân: nhiều học sinh luôn có những suy nghĩ lo sợ bị
điểm kém, sợ trượt đại học, sợ làm bố mẹ thất vọng, sợ thua kém bạn bè.
Trong trường hợp này hãy nhắc nhở bản thân “Chỉ cần mình cố gắng hết
sức và không bỏ cuộc, dù kết quả có như thế nào thì mình cũng không có
gì phải hối hận”. Hãy đơn giản hóa mọi chuyện, mọi kỳ thi để có thể thực
sự bình tĩnh, giảm những căng thẳng, tỉnh táo để lựa chọn con đường đúng
đắn nhất.
 Củng cố niềm tin và tự tin vào bản thân mình.
 Ngủ đủ giấc: các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh nên nhận thức
được tầm quan trọng của giấc ngủ. Hãy nhớ không có bất cứ bài tập nào
quan trọng đến nỗi các em phải hy sinh giấc ngủ.
 Sau những giờ học căng thẳng, hãy giành ra 30p giải trí và thư giãn tối đa.
Điều này tuy đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả để các em có thể tỉnh
táo và lấy lại năng lượng cho trí não.

You might also like