You are on page 1of 8

Họ và tên: Nguyễn Thị Trà My

Mã sinh viên: 7123402126

1. Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên Học viện
Chính sách và Phát triển
2. Lý do chọn đề tài

Sức khỏe là một nhân tố tạo nên sức mạnh của cộng đồng, của đất nước,
của dân tộc, là nguồn hạnh phúc của giống nòi Việt Nam. Theo chủ tịch Hồ Chí
Minh, sức khoẻ không chỉ là vô bệnh tật hoặc sống lâu mà còn là một trạng thái
thoải mái nhất của một cá nhân cụ thể về thể chất và tinh thần. Khái niệm sức
khoẻ còn bao gồm trong đó chất lượng và số lượng sống, hiệu quả đóng góp
của cuộc sống cá nhân đối với sự phát triển chung của toàn xã hội... Đối với
sinh viên, sức khỏe là một yếu tố vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp
đến khả năng học tập, lao động, sức sáng tạo. Sinh viên là lứa tuổi tràn đầy sinh
lực sống, luôn năng động với những kế hoạch sống đa dạng. Lịch học, lịch làm
việc và các hoạt động xã hội liên tục nối tiếp, tạo ra những lối sinh hoạt rất sinh
động. Tuy nhiên cũng từ sự đa dạng ấy, tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe tâm sinh lý của các bạn sinh viên . Nền tảng sức khỏe
thể chất và tinh thần không vững chắc, sinh viên dễ rơi vào lối sống độc hại.
Thực tế cho thấy rằng, phần đông sinh viên Học viện CS&PT nói riêng và giới
trẻ nói chung, đang phải đối mặt với những áp lực từ cạnh tranh trong học tập,
thành tích thi đua, áp lực từ việc làm thêm, hay do lối sống lười vận động, dành
nhiều thời gian cho máy tính và điện thoại có thể đẩy nhiều bạn vào tình trạng
thiếu ngủ, tâm trạng thất thường và đôi khi là thiếu tỉnh táo. Đây cũng là nguyên
nhân chính khiến sức khỏe cơ thể dần suy sụp.

Với lối sống hiện đại ngày nay, bệnh tật có xu hướng trẻ hóa, những bệnh
tưởng chừng chỉ có ở người cao tuổi thì ngày nay lại xuất hiện ở những bệnh
nhân ở độ tuổi rất trẻ. Vậy nên nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “ Các yếu
ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển” nhằm

1
nâng cao nhận thức và nghiên cứu giải pháp, định hướng kế hoạch chăm sóc
sức khỏe cho các bạn sinh viên trong quá trình học tập và làm việc sau này.

3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài


 Mục tiêu tổng quát
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên từ đó xác định
tầm quan trọng của sức khỏe đối với đời sống của sinh viên.
- Đưa ra những giải pháp giúp sinh viên nhận thức và chủ động bảo vệ sức
khỏe của mình.
 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu sức khỏe của sinh viên đang theo chiều hướng tốt hay xấu và
đã có ý thức bảo vệ sức khỏe hay chưa.
- Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên,
yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất.
- Đưa ra các giải pháp ngăn chặn tình trạng coi thường sức khỏe, từ đó có
một lối sống khoa học, lành mạnh, đảm bảo sức khỏe.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài


● Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe
của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển.

● Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới
sức khỏe của sinh viên APD
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu sinh viên khóa 12 Học viện Chính
sách và Phát triển
- Phạm vi về thời gian: từ năm 2020 đến 2023

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2
Chủ đề sức khỏe, đặc biệt là ở người trẻ là vấn đề luôn được quan tâm
hàng đầu. Vấn đề này được nhiều tác giả nghiên cứu tại nhiều trường đại học
khác nhau, có thể kể đến vài công trình nghiên cứu

● Bài nghiên cứu: “Thực trạng và giải pháp nâng cao thể lực cho sinh viên
trường đại học Quảng Bình” (2017) của Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn tại
trường đại học Quảng Bình.

● “ Nghiên cứu mô hình thể lực và bệnh tật sinh viên chính quy trường Đại
học Y Dược Huế khám sức khỏe nhập học 2013-2014” của tác giả Đoàn
Phước Thuộc của trường Đại học Y Dược Huế.

● “Tình hình bệnh tật của sinh viên Trường ại học Huế nhập học năm 2006
– 2007” của tác giả Trần Thị Ngọc Hoa, Nguyễn Công Quân.

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài sức khỏe
của sinh viên, tác giả đã kế thừa những thành tựu của những nghiên cứu đã
được công bố, từ đó xây dựng nghiên cứu đối với sinh viên Học viện Chính
sách và Phát triển, giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe
và có những phương pháp phù hợp.

6. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, đánh giá và phân tích: Tổng
hợp các kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước, kết hợp với tổng hợp
các kết quả điều tra thêm. Từ đó tiến hành phân tích và đánh giá để làm rõ các
yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên APD

● Phương pháp thu thập thông tin:

Thu thập thông tin thứ cấp thông qua đọc và tổng hợp các tài liệu nghiên
cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nhằm làm rõ tính cấp thiết của
nghiên cứu;

Thu thập thông tin sơ cấp thông qua phiếu điều tra khảo sát bảng hỏi, đối
tượng là sinh viên khóa 12 Học viện Chính sách và Phát triển, sau đó sử dụng

3
phương pháp lấy mẫu thuận tiện nhằm khảo sát thu thập dữ liệu phản hồi của
các sinh viên.

● Phương pháp xử lý thông tin:

Phương pháp định tính

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Lợi ích mang lại và tác động của kết quả nghiên cứu

● Đóng góp về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu góp phần tìm hiểu rõ hơn về
tình trạng sức khỏe và ảnh hưởng của sức khỏe đến học tập và lao động
của sinh viên APD

● Đóng góp về thực tiễn: Phản ánh được tác động lớn của sức khỏe đến đời
sống sinh viên, đưa ra các giải pháp vận động, cổ vũ sinh viên chủ động
bảo vệ sức khỏe

8. Kết cấu đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề
tài nghiên cứu có các nội dung chính được chia thành 3 chương như sau

● Chương 1: Cơ sở lý luận về yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên

● Chương 2: Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh
viên Học viện Chính sách và Phát triển

● Chương 3: Đề xuất các biện pháp cải thiện sức khỏe đối đối với sinh viên
Học viện Chính sách và Phát triển

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC


KHỎE CỦA SINH VIÊN

1.1. Khái niệm sức khỏe

Có rất nhiều quan niệm về sức khỏe, nhưng nhìn chung đều thống nhất ở
khái niệm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Sức khỏe là trạng thái thoải mái

4
toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng
không có bệnh hay thương tật”

Như vậy, sức khỏe bao gồm ba thành tố: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh
thần, sức khỏe xã hội

1.2. Phân loại sức khỏe

1.1.1. Sức khỏe thể chất

Sức khỏe thể chất được xem là trạng thái nguyên vẹn và phối hợp nhịp
nhàng về mặt giải phẫu với chức năng sinh lý ở tất cả các bộ phận của cơ thể.
Thể hiện ở: Sức lực; sự nhanh nhẹn; sự dẻo dai; khả năng chống đỡ được các
yếu tố gây bệnh; khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của
môi trường như chịu nóng, lạnh, hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết

1.1.2. Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần là sự thăng bằng và hài hòa trong hoạt động tinh thần
giữa lý trí và tình cảm. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu,
cảm xúc vui tươi, thanh thản; ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời; ở những quan
điểm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan
niệm bi quan và lối sống không lành mạnh.

1.1.3. Sức khỏe xã hội

Sự hòa nhập của cá nhân với cộng đồng được gọi là sức khỏe xã hội

1.3. Vai trò của sức khỏe đối với sinh viên

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên

1.4.1. Các yếu tố chủ quan

- Yếu tố cá nhân: Hành vi, lối sống của sinh viên

1.4.2. Các yếu tố khách quan

1.4.2.1. Yếu tố con người

- Gia đình
5
- Các mối quan hệ khác ( bạn bè, đội ngũ giảng viên, đội ngũ tư vấn,...)

1.4.2.2. Yếu tố môi trường sống

- Nhà trường
- Xã hội
- Vị trí địa lý

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC


KHỎE CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

2.1. Giới thiệu chung về Học viện Chính sách và Phát triển

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ

2.1.3.1. Chức năng

2.1.3.2. Nhiệm vụ

2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên Học viện
Chính sách và Phát triển

2.2.1. Tổng quan nghiên cứu

2.2.2. Kết quả khảo sát và phân tích

2.2.2.1. Kết quả khảo sát chung

2.2.2.2. Kết quả từng yếu tố ảnh hưởng

2.2.3. Phân tích, nhận xét các yếu tố tác động

2.2.3.1. Các yếu tố chủ quan

● Yếu tố cá nhân: Hành vi, lối sống của sinh viên

2.2.3.2. Các yếu tố khách quan

● Yếu tố con người


6
- Người thân
- Các mối quan hệ khác ( bạn bè, đội ngũ giảng viên, đội ngũ tư vấn,...)
● Yếu tố môi trường sống
- Nhà trường
- Xã hội
- Vị trí địa lý

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN SỨC KHỎE ĐỐI VỚI
SINH VIÊN HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

3.1. Quan điểm phương hướng, mục tiêu

3.2. Đề xuất biện pháp cải thiện sức khỏe đối với sinh viên Học viện Chính
sách và Phát triển

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

CÂU HỎI KHẢO SÁT

7
8

You might also like