You are on page 1of 8

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/352899085

Thực trạng sức khoẻ tâm thần và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trong làn
sóng đại dịch COVID-19 thứ nhất tại một số trường đại học khoa học sức khoẻ
ở Việt Nam năm 2020

Article · July 2021


DOI: 10.51403/0868-2836/2021/382

CITATIONS READS

0 9,076

6 authors, including:

Hoang Thuy Linh Nguyen Tran Xuan Minh Tri


Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University Tokyo Medical and Dental University
15 PUBLICATIONS   66 CITATIONS    2 PUBLICATIONS   0 CITATIONS   

SEE PROFILE SEE PROFILE

Tuyen Hoang Thang Vo Van


Hue University of Medicine and Pharmacy Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
29 PUBLICATIONS   41 CITATIONS    115 PUBLICATIONS   532 CITATIONS   

SEE PROFILE SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

Evidence-Based Policy Making and Practice in Public Health: Research from Southeast Asia View project

Aging population research between TMDU, Japan and ICHR, Hue UMP, Vietnam View project

All content following this page was uploaded by Thang Vo Van on 15 October 2021.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/382

THỰC TRẠNG SỨC KHOẺ TÂM THẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở SINH VIÊN TRONG LÀN SÓNG ĐẠI DỊCH COVID-19 THỨ NHẤT
TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC SỨC KHOẺ Ở VIỆT NAM
NĂM 2020

Nguyễn Hoàng Thuỳ Linh1*, Nguyễn Thị Miên Hạ1,2, Trần Xuân Minh Trí1,
Hoàng Đình Tuyên1, Trần Thị Mai Liên1, Võ Văn Thắng1
1
Trường Đại học Y Dược Huế
2
Viện Pasteur Nha Trang, Khánh Hòa

TÓM TẮT
Nghiên cứu thực hiện nhằm mô tả thực trạng sức khoẻ tâm thần và một số yếu tố liên quan trên sinh viên
một số trường đại học khoa học sức khoẻ trong giai đoạn COVID - 19. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên
877 sinh viên tại một số trường đại học khoa học sức khỏe ở Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh bằng
khảo sát trực tuyến trên cỡ mẫu thuận tiện. Sức khỏe tâm thần được đánh giá bằng bộ công cụ WHO-5
Well-being Index (WHO - 5 ≤ 50: Có dấu hiệu trầm cảm, WHO-5 > 51: Không có dấu hiệu trầm cảm). Các
biến số bao gồm đặc điểm chung, sức khỏe cá nhân, hành vi tìm kiếm thông tin về COVID-19. Phân tích hồi
quy logistic đa biến để tìm hiểu yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy: 12,7% sinh viên có dấu hiệu trầm cảm
trong đại dịch COVID-19. Có mối liên quan giữa sức khỏe tâm thần với các yếu tố như: Chương trình học,
tình trạng đảm bảo nguồn tài chính, lo lắng về tương lai, bệnh mãn tính, phàn nàn về sức khỏe hiện tại, tầm
quan trọng của tìm kiếm thông tin trên Internet, sự hài lòng chất lượng thông tin về dịch bệnh (p < 0,05).
Nhà trường cần đưa ra những hỗ trợ kịp thời về tâm lý cho sinh viên để có thể vượt qua giai đoạn đại dịch.

Từ khóa: Sức khỏe tâm thần; sinh viên; khối trường khoa học sức khỏe; WHO-5 Well-being Index

I. ĐẶT VẤN ĐỀ KFF (Kaiser Family Foundation), có đến 45%


người Mỹ trưởng thành bị ảnh hưởng đến sức
Đại dịch COVID-19 từ khi xuất hiện vào khỏe tâm thần do lo lắng và stress nguyên nhân
cuối tháng 12 năm 2019 đến nay đã tác động từ vi rút Sars-Cov-2 [1].
tiêu cực không những lên các mặt của đời sống,
Sinh viên khối trường đại học khoa học sức
kinh tế xã hội của nhiều đất nước mà còn tác khỏe học tập trong môi trường căng thẳng với
động lên sức khỏe tâm thần và tạo ra những rào áp lực học tập hằng ngày có thể ảnh hưởng đến
cản mới cho con người [1]. Khi đại dịch này sức khỏe tâm thần. Nhiều nghiên cứu trên thế
bùng phát, gánh nặng về sức khỏe tâm thần có giới đã chỉ ra sinh viên trường Y phải trải qua
khả năng ngày càng tăng lên trong giai đoạn stress và trầm cảm nhiều hơn so với quần thể
giãn cách xã hội, đóng cửa các cơ sở kinh doanh nói chung và nhóm sinh viên khác nói riêng
và trường học được áp dụng, gây ra sự cô lập [3]. Một số yếu tố được chỉ ra như lượng kiến
và tiềm ẩn những khó khăn về tài chính [1]. Tại thức quá tải, thiếu thời gian nghỉ, tiếp xúc với
một nghiên cứu trên sinh viên các trường đại cái chết hoặc chịu đựng đau đớn, những sự
học tại Hy Lạp trong thời gian giãn cách xã hội kiện căng thẳng trong cuộc sống hay những
do COVID-19, tỷ lệ sinh viên bị trầm cảm lên lựa chọn nghề nghiệp không chắc chắn đã dẫn
đến 74,3% [2]. Trong một cuộc khảo sát của đến sức khỏe tâm thần không tốt cho sinh viên

*Tác giả: Nguyễn Hoàng Thùy Linh Ngày nhận bài: 09/01/2021
Địa chỉ: Trường Đại học Y Dược Huế Ngày phản biện: 21/01/2021
Điện thoại: 0905 654 727 Ngày đăng bài: 05/06/2021
Email: nhtlinh@huemed-univ.edu.vn

114 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 31, số 6 - 2021


ngành Y [4]. Trong khảo sát về sức khỏe tâm thành bộ câu hỏi trực tuyến được khuyến khích
thần của sinh viên Y của Trần Thị Quỳnh Anh chia sẻ rộng rãi link khảo sát cho các đối tượng
năm 2013, 45,5% sinh viên có sức khỏe tâm khác tham gia. Thực tế, nghiên cứu có sự tham
thần không tốt và các yếu tố như khó khăn về gia của 877 đối tượng từ các trường đại học có
tài chính, năm đang theo học có liên quan đến ngành thuộc khối trường khoa học sức khoẻ, đa
sức khỏe tâm thần [5]. Vì vậy, để đánh giá số là sinh viên từ các trường Đại học: Y Dược
những vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên Huế, Duy Tân Đà Nẵng, Y Dược thành phố Hồ
khối ngành khoa học sức khỏe Việt Nam trong Chí Minh, Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng.
giai đoạn đại dịch COVID-19 khá khó khăn
2.6 Biến số nghiên cứu
này, nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả
thực trạng về sức khỏe tâm thần và các yếu tố Biến số phụ thuộc:
liên quan trên đối tượng nghiên cứu tại một số
trường đại học khoa học sức khỏe ở Huế, Đà Tình trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên
Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn (có dấu hiệu trầm cảm, không có dấu hiệu trầm
dịch COVID-19, 2020. cảm). Sức khỏe tâm thần được đo lường bằng
thang đo WHO-5 Well-being Index, thang đo
này có thể sử dụng để sàng lọc triệu chứng trầm
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU cảm trên cộng đồng [6], bao gồm 5 nhận định
về sức khỏe bản thân với Likert 6 mức (0 =
2.1 Đối tượng nghiên cứu Không lúc nào; 1 = Đôi khi; 2 = Ít hơn nửa thời
gian; 3 = Hơn nửa thời gian; 4 = Hầu hết thời
Sinh viên đại học hoặc học viên sau đại học
gian; 5 = Toàn thời gian). Tổng điểm thô từ
của một số trường ngành khoa học sức khỏe
0 đến 25, sau đó được nhân lên 4 thành điểm
tại Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên và đang sinh cuối cùng (0 - 100 điểm), điểm càng cao thì sức
sống tại Việt Nam trong suốt thời gian diễn ra khỏe tâm thần càng tốt. Dựa vào tổng điểm, sức
khảo sát. khỏe tâm thần được phân thành 02 nhóm sau:
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Có dấu hiệu trầm cảm: 29 – 50 điểm.
Nghiên cứu được thực hiện theo hình thức Không có dấu hiệu trầm cảm: 51 – 100 điểm.
khảo sát trực tuyến tại các trường đại học
khoa học sức khoẻ ở Huế, Đà Nẵng, Thành Biến số độc lập:
phố Hồ Chí Minh từ 25/4/2020 đến 09/5/2020
là thời gian sau khi lệnh giãn cách xã hội do Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: Giới
COVID-19 được nới lỏng và cuộc sống đang (Nữ/ Nam và khác); tuổi; chương trình học (cử
nhân/bác sĩ/dược sĩ, thạc sĩ); nguồn tài chính
dần trở lại bình thường.
cho việc học (hỗ trợ của cha mẹ/ quỹ hỗ trợ
2.3 Thiết kế nghiên cứu sinh viên/ việc làm trong học kỳ/ việc làm trong
thời gian nghỉ của học kỳ/ học bổng); tình trạng
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. đảm bảo nguồn tài chính cho việc học (không
2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu đầy đủ/ ít đầy đủ/ đầy đủ); thang đo về vị trí xã
hội (thang đo Mac Arthur: biến liên tục), tìm
Cỡ mẫu thuận tiện được áp dụng trong kiếm thông tin về COVID-19 (có/ không).
nghiên cứu. Tổng số mẫu đã thu thập là 877
đối tượng từ các trường đại học có ngành thuộc Tình hình sức khỏe cá nhân: Bệnh mãn tính
khối trường khoa học sức khoẻ. (có, không); khiếm khuyết sức khỏe (có/ không);
phàn nàn sức khỏe hiện tại (có, không); thang đo
2.5 Phương pháp chọn mẫu về lo lắng về tương lai (thang đo Dark Future).
Phương pháp chọn mẫu hòn tuyết lăn Hành vi tìm kiếm thông tin COVID-19:
(snowball sampling), sinh viên sau khi hoàn Thang đo về tầm quan trọng của tìm kiếm
Tạp chí Y học dự phòng, Tập 31, số 6 - 2021 115
thông tin trên Internet; sự hài lòng về chất được sử dụng để xác định kết quả có ý nghĩa
lượng thông tin (không hài lòng/bình thường/ thống kê. Số liệu được xử lý bằng phần mềm
hài lòng); ngôn ngữ của nguồn thông tin (tiếng SPSS 20.0.
Việt/ tiếng Anh và ngôn ngữ khác).
2.9 Đạo đức nghiên cứu
2.7 Phương pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu đã được sự chấp thuận của
Số liệu được thu thập theo hình thức khảo Hội đồng Y đức trường Đại học Y Dược Huế
sát trực tuyến bằng Microsoft Forms chia sẻ trên (số chấp thuận H2020/050, ngày 20/4/2020).
các kênh mạng xã hội (như Facebook, Zalo…). Thông tin của người tham gia chỉ phục vụ cho
mục đích nghiên cứu.
2.8 Xử lý và phân tích số liệu

Mô hình hồi quy logistic đa biến nhằm xác III. KẾT QUẢ
định các yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần
của sinh viên với độ tin cậy 95%. Mức α = 0,05 3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n = 877)

Đặc điểm n %
Nam 269 30,7
Giới
Nữ 608 69,3
< 25 793 90,4
Tuổi ≥ 25 84 9,6
Tuổi trung bình (TB+/-SD) 21,5 ± 3,2
Cử nhân/Bác sĩ/Dược sĩ 864 98,5
Chương trình học
Thạc sĩ 13 1,5
Hỗ trợ của cha mẹ 824 94,0
Quỹ hỗ trợ sinh viên 44 5,0
Việc làm trong học kỳ 112 12,8
Nguồn tài chính cho việc học
Việc làm trong thời gian nghỉ của học kỳ 73 8,3
Học bổng 88 10,0
Khác 28 3,2
Không đầy đủ 108 12,4
Tình trạng đảm bảo nguồn tài
Ít đầy đủ 238 27,1
chính cho việc học
Đầy đủ 531 60,5

Tìm kiếm thông tin về vi rút Có 842 96,0


Sars-Cov-2 trong 4 tuần qua Không 35 4,0

Đa phần sinh viên tham gia vào nghiên cứu 40% sinh viên cho rằng nguồn hỗ trợ tài chính
là nữ và dưới 25 tuổi, hầu hết là sinh viên đang của họ là không và ít đầy đủ cho các dự định
theo học các chương trình đại học, chỉ 1,5% là học. Trong giai đoạn đại dịch COVID-19, hầu
học viên sau đại học. Hỗ trợ tài chính từ cha hết (96%) sinh viên và học viên có tìm kiếm
mẹ là phổ biến nhất trong các nguồn tài chính thông tin về vi rút Sars-Cov-2 và một số chủ
cung cấp cho việc học, trong đó có đến gần đề liên quan.

116 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 31, số 6 - 2021


3.2 Tình hình sức khỏe của đối tượng nghiên cứu

Bảng 2. Tình hình sức khoẻ thể chất và tinh thần của sinh viên thuộc khối trường
Đại học khoa học sức khoẻ (n = 877)

Tình hình sức khỏe n %


Có 80 9,1
Bệnh mãn tính
Không 797 90,9
Có 12 1,4
Khiếm khuyết sức khỏe
Không 865 98,6
Có 287 32,7
Phàn nàn về sức khỏe hiện tại
Không 590 67,3
Trung bình điểm lo lắng về tương lai 2,5 ± 1,4
Trung bình điểm sức khỏe tâm thần 71,3 ± 18,9
Có dấu hiệu trầm cảm 111 12,7
Đánh giá sức khỏe tâm thần
Không có dấu hiệu trầm cảm 766 87,3

Qua bảng 2, trong 877 sinh viên tham gia nghiên cứu cho thấy 12,7% sinh viên có dấu hiệu
nghiên cứu có khoảng 9% sinh viên mắc các bị trầm cảm bằng thang đo sàng lọc WHO-5.
bệnh mãn tính hoặc vấn đề sức khỏe trong thời
gian dài và chỉ 1,4% đối tượng có khiếm khuyết 3.3 Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm
sức khỏe trong các hoạt động hằng ngày. Kết quả thần của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của sinh viên (n = 877)

Đặc điểm Dấu hiệu trầm cảm


của đối tượng nghiên cứu AOR* (95% KTC) p
Cử nhân/Bác sĩ/Dược sĩ 1 -
Chương trình học
Thạc sĩ 9,95 (1,92 - 51,66) 0,006
Đầy đủ 1 -
Tình trạng đảm bảo nguồn tài chính
Ít đầy đủ 1,88 (1,14 – 4,17) 0,014
cho việc học
Không đầy đủ 2,19 (1,15 – 3,12) 0,018
Tình trạng sức khỏe cá nhân
Lo lắng về tương lai 1,36 (1,14 - 1,62) 0,001
Không 1 -
Bệnh mãn tính
Có 1,96 (1,01 - 3,79) 0,046
Không 1 -
Phàn nàn về sức khỏe hiện tại
Có 2,76 (1,73 - 4,40) < 0,001
Hành vi tìm kiếm thông tin
Tầm quan trọng của tìm kiếm thông tin trên Internet 0,49 (0,24 - 0,99) 0,046
Hài lòng 1 -
Sự hài lòng về chất lượng thông tin Bình thường 1,97 (1,19 – 3,24) 0,008
Không hài lòng 3,54 (1,48 – 8,46) 0,005

* AOR: OR hiệu chỉnh – Các biến trong mô hình bao gồm: Giới tính, nhóm tuổi, chương trình học, vị trí xã hội, tình trạng đảm bảo
nguồn tài chính cho việc học; lo lắng về tương lai, bệnh mãn tính, phàn nàn về sức khỏe hiện tại; tầm quan trọng của tìm kiếm thông
tin trên Internet, sự hài lòng về chất lượng thông tin; ngôn ngữ của nguồn thông tin

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 31, số 6 - 2021 117


Bảng 3 cho thấy rằng chương trình học, tình cuộc sống của mỗi người [5, 8]. Đặc biệt, khối
trạng đảm bảo nguồn tài chính cho việc học, các trường đại học khoa học sức khỏe với môi
lo lắng về tương lai, bệnh mãn tính, phàn nàn trường học tập đặc thù có thể ảnh hưởng đến
về sức khỏe hiện tại, tầm quan trọng của tìm sức khỏe tâm thần của sinh viên.
kiếm thông tin trên Internet, sự hài lòng về chất
lượng thông tin là các yếu tố liên quan đến sức Học viên theo học chương trình thạc sĩ có
khỏe tâm thần của sinh viên có ý nghĩa thống nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so với nhóm
kê trong mô hình hồi quy đa biến logistic (p < sinh viên đại học, có thể do áp lực về chương
0,05). Trong đó, sinh viên lo lắng về tương lai trình học tập, thời gian học tập ngắn và nhận
thì tăng nguy cơ có dấu hiệu trầm cảm 1,36 lần thức trách nhiệm nghề nghiệp nhiều hơn.
so với sinh viên khác (AOR: 1,36, 95% KTC: Nghiên cứu cũng cho thấy nhóm đối tượng có
nguồn tài chính hỗ trợ việc học không đầy đủ
1,14 - 1,62). Nhóm không hài lòng và cho rằng
và ít đầy đủ có tỷ lệ trầm cảm theo WHO - 5 cao
chất lượng thông tin là bình thường thì nguy
hơn so với nhóm sinh viên được hỗ trợ đầy đủ,
cơ có dấu hiệu trầm cảm cao hơn so với nhóm
điều này là khá tương đồng so với nghiên cứu
hài lòng lần lượt là 3,54 lần (AOR: 3,54, 95%
trước [5, 9]. Việt Nam không có nhiều sự hỗ
KTC: 1,48 – 8,46) và 1,97 lần (AOR: 1,97,
trợ tài chính cũng như chương trình học bổng
95% KTC: 1,19 – 3,24).
từ Chính phủ cho chi phí học phí và sinh sống
[9], nên lúc đại dịch COVID-19 lan nhanh ảnh
IV. BÀN LUẬN hưởng đến sự phát triển kinh tế càng làm gánh
nặng về tài chính để đảm bảo việc học tăng lên.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên và học
Lo lắng về tương lai là một yếu tố liên
viên có dấu hiệu trầm cảm trong giai đoạn
quan có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu. Lo
COVID-19 là 12,7%. Hầu hết sinh viên thuộc
lắng về một tình trạng không chắc chắn hay
khối ngành khoa học sức khoẻ trên toàn quốc
sợ hãi về một vấn đề nào đó có thể sẽ bị thay
phải nghỉ học tập trung tại giảng đường hoặc
đổi trong tương lai, ví dụ tình trạng dịch bệnh
các cơ sở thực hành trong khoảng thời gian
COVID-19, có thể dẫn đến việc tránh né thực
dài, thay đổi hình thức học tập từ trực tiếp
hiện tình huống khó khăn trong tương lai, dẫn
sang online trong giai đoạn lây lan nhanh của
đến cảm giác không an toàn và có cả dấu hiệu
vi rút Sars-Cov-2. Chính điều này có thể đã
trầm cảm [10, 11].
ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe tâm thần của
sinh viên. Họ lo lắng tương lai chưa được đến Kết quả trong mô hình hồi quy logistic đa
trường để tiếp tục học tập khi tình hình dịch biến cho thấy nếu sinh viên cho rằng việc tìm
bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp hoặc những kiếm thông tin về COVID-19 và sự hài lòng
lo lắng phơi nhiễm với môi trường nguy cơ ở với chất lượng thông tin liên quan có ý nghĩa
các cơ sở lâm sàng khi tình hình học tập trở với trầm cảm của SV trong giai đoạn này khi
lại bình thường. Trong bối cảnh đặc biệt đó, đã hiệu chỉnh các yếu tố khác như tình hình sức
nghiên cứu tại Trung Quốc trên 3881 sinh viên, khoẻ thể chất và tinh thần. Điều này là dễ hiểu
tỉnh Guangdong, cho thấy tỷ lệ sinh viên có vì khi càng tìm kiếm thông tin, đặc biệt là khi
dấu hiệu trầm cảm [7] là 21,16%, cao hơn so thông tin dịch bệnh có hướng tiêu cực không
với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Có thể lý được kiểm chứng và chưa hài lòng về thông tin
giải khi tình hình lây lan nhanh và ảnh hưởng đó, người truy cập sẽ càng lo lắng về tình trạng
của COVID-19 lên các mặt đời sống ở Trung dịch bệnh đang xảy ra.
Quốc nặng nề hơn nhiều so với Việt Nam tại
thời điểm giữa năm 2020. Một số hạn chế của nghiên cứu bao gồm:
Đối tượng nghiên cứu không thể đại diện cho
Sức khỏe tâm thần bị tác động bởi nhiều toàn bộ sinh viên khối trường khoa học sức
yếu tố tác động như xã hội, kinh tế, môi trường khỏe tại Việt Nam. Nghiên cứu thu thập số liệu
bên ngoài ở những giai đoạn khác nhau trong dựa trên nền tảng Internet nên những sinh viên
118 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 31, số 6 - 2021
ở những vùng khó khăn khó có thể tiếp cận health amidst the COVID-19 quarantine in
được nghiên cứu này. Greece. Psychiatry Research. 2020; 290: 113111.
3. Dahlin M, Joneborg N, Runeson B. Stress and
depression among medical students: a cross-
V. KẾT LUẬN sectional study. Medical education. 2005; 39(6):
594 - 604.
4. Aktekin M, Karaman T, Senol YY, et al. Anxiety,
Nghiên cứu phát hiện tỷ lệ sinh viên liên
depression and stressful life events among
quan đến ngành Y có dấu hiệu trầm cảm là medical students: a prospective study in Antalya,
12,7% trong đại dịch COVID-19. Chương trình Turkey. Medical education. 2001; 35(1): 12 - 17.
sau đại học, tình trạng đảm bảo nguồn tài chính 5. Tran Q, Dunne M, Luu H. Vietnam journal of
ít/ không đầy đủ cho việc học, lo lắng về tương medicine & pharmacy well-being, depression
lai, bệnh mãn tính, phàn nàn về sức khỏe hiện and suicidal ideation among medical students
tại, tầm quan trọng của tìm kiếm thông tin trên throughout Vietnam. Vietnam Journal of Medicine
Internet và sự hài lòng về chất lượng thông tin and Pharmacy. 2014; 6: 23 - 30.
liên quan có ý nghĩa đến sức khoẻ tâm thần của 6. Topp CW, Ostergaard SD, Sondergaard S, Bech
P. The WHO-5 Well-Being Index: A Systematic
đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, nhà trường cần
Review of the Literature. Psychotherapy and
quan tâm và đề xuất hỗ trợ về tâm lý kịp thời
Psychosomatics. 2015; 84(3): 167 - 176.
cho sinh viên để vượt qua giai đoạn đại dịch 7. Chang J, Yuan Y, Wang D. Mental health status and
COVID-19 đầy khó khăn tiếp theo hay chuẩn its influencing factors among college students during
bị cho những khó khăn khách quan khác trong the epidemic of COVID-19. Journal of Southern
tương lai. Medical University. 2020; 40(2): 171 - 176.
8. WHO. Mental health atlas : 2011. Geneva: World
Health Organization. 2011.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9. Pham T, Bui L, Nguyen A, Nguyen B, Tran P, Vu P,
et al. The prevalence of depression and associated
1. Nirmita PRK, Kendal O, Cynthia C, et al. The risk factors among medical students: An untold
Implications of COVID-19 for Mental Health story in Vietnam. Plos one. 2019; 14(8): e0221432.
and Substance Use 2020. Received on 19 May 10. Kaya S, & Avci R. Effects of cognitive-behavioral-
2020. https://www.healtheuropa.eu/mental-health theory-based skill-training on university students’
-awareness-week-covid-19-mental-health- future anxiety and trait anxiety. Eurasian Journal
research/100050/. of Educational Research. 2016; 66: 281 - 298.
2. Kaparounaki CK, Patsali ME, Mousa D-PV, 11. Zaleski Z. Future Anxiety: concept, measurement,
Papadopoulou EVK, Papadopoulou KKK, and preliminary research. Personality and Individual
Fountoulakis KN. University students’ mental Differences. 1996; 21(2): 165 - 174.

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 31, số 6 - 2021 119


MENTAL HEALTH AND ITS ASSOCIATED FACTORS AMONG
STUDENTS IN SOME HEALTH SCIENCE UNIVERSITIES
IN VIETNAM DURING FIRST WAVE OF COVID-19 PANDEMIC IN 2020

Nguyen Hoang Thuy Linh1, Nguyen Thi Mien Ha1,2, Tran Xuan Minh Tri1,
Hoang Dinh Tuyen1, Tran Thi Mai Lien1, Vo Van Thang1
1
Hue University of Medicine and Pharmacy
2
Pasteur Institute in Nha Trang, Khanh Hoa

The aim of study was to assess the prevalence prevalence of depression by WHO-5 screening
of depression by WHO-5 screening and its among medical students was 12.7%. Depression
associated factors among Vietnamese students among medical students during COVID-19 was
in some health science universities in Hue, Da significantly associated with study programs,
Nang, Ho Chi Minh City during COVID-19 satisfaction financial situation, future anxiety,
pandemic. A web-based survey was conducted chronic diseases, health complaints, importance
from 25 April to 9 May 2020. A total convenient of Internet information search and information
sample was 877 students who were available to satisfaction (p < 0.05). Therefore, the university
answer the questionnaire through social media leaders need to not only be concerned to mitigate
negative impacts of the COVID-19 pandemic
platforms. WHO-5 Well-being Index was used
on physical health, socio-economic situations
for the screening of depression among students (a
but also offer psychological assistance to mental
cut of point of ≤ 50 was suggested). Multivariate
health issues.
logistic regression was used to identify the
association between mental health and potential Keywords: Mental health; students; health
related factors with significant level as 0.05. The science universities; WHO-5 Well-being Index

120 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 31, số 6 - 2021

View publication stats

You might also like