You are on page 1of 12

BCN ĐOÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

----------

DỰ ÁN CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN


CHO THANH THIẾU NHI NĂM 2023

ĐỀ TÀI
RỐI LOẠN LO ÂU CỦA HỌC SINH THCS
TRƯỚC CÁC KÌ THI LỚN

Đơn vị: Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn


MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN DỰ ÁN ................................................................................... 1
1. Mục tiêu và mục đích của dự án ................................................................. 1
a. Tên dự án: Ứng phó với rối loạn lo âu trước các kì thi lớn của học sinh. ...... 1
b. Hội chứng rối loạn lo âu: .............................................................................. 1
c. Đối tượng hướng đến: ................................................................................. 1
d. Mục tiêu:...................................................................................................... 1
2. Hoạt động và cách thức dự kiến hoàn thành dự án .................................... 1
3. Tình hình hiện tại của dự án/ đánh giá điều kiện thực tế ........................... 2
a. Tình hình của đối tượng nghiên cứu: ......................................................... 2
b. Tình hình của môi trường khách quan: ...................................................... 2
c. Đánh giá: ................................................................................................... 3
II. KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ........................................................... 3
1. Phân chia nguồn lực và kế hoạch quản lý rủi ro. ....................................... 3
*Phân chia nguồn lực ...................................................................................... 3
*Kế hoạch quản lý rủi ro ................................................................................. 4
2. Đề xuất mức chi phí cho từng giai đoạn của dự án .................................... 4
3. Các hoạt động đã hoàn thành ..................................................................... 4
III. BẢNG ĐÁNH GIÁ ..................................................................................... 4
1. Đánh giá hiệu suất của các yếu tố quan trọng ............................................ 4
a. Mục tiêu rõ ràng ........................................................................................ 4
b. Kế hoạch dự án tốt ..................................................................................... 4
c. Ngân sách hợp lý ....................................................................................... 5
d. Sự tham gia và cam kết cao từ nhóm dự án ................................................ 5
2. Các chỉ số chất lượng và độ đầy đủ của dự án ............................................ 5
a. Tỉ lệ trải nghiệm của học sinh THCS. ........................................................ 5
b. Tỉ lệ tăng cường sức khỏe tâm thần ........................................................... 5
c. Chỉ số tham gia .......................................................................................... 5
d. Chỉ số đảm bảo an toàn .............................................................................. 5
e. Chỉ số đánh giá hiệu suất của dự án ........................................................... 5
3. Kết quả khảo sát .......................................................................................... 5
a. Đối tượng dự án hướng đến ....................................................................... 5
b. Nhận thức về hội chứng: Tỉ lệ học sinh THCS nhận thức về hội chứng rối
loạn lo âu có tỉ lệ cao. ...................................................................................... 6
c. Tình trạng chung của học sinh ................................................................... 6
d. Nguyên nhân trung tâm: ............................................................................ 7
e. Hiệu quả thực mang lại từ các biện pháp trước đó ..................................... 7
IV. KẾT LUẬN ................................................................................................. 7
1. Đúc kết tổng quan ........................................................................................ 7
2. Tính hiệu quả giải pháp .............................................................................. 8
3. Tính ưu việt của giải pháp nhóm tác giả đề ra ............................................ 8
BÁO CÁO HỒ SƠ DỰ ÁN
I. TỔNG QUAN DỰ ÁN
1. Mục tiêu và mục đích của dự án
a. Tên dự án: Ứng phó với rối loạn lo âu trước các kì thi lớn của học sinh.
b. Hội chứng rối loạn lo âu:
- Rối loạn lo âu là một trạng thái tâm lý mà người bệnh trải qua một mức độ lo âu
không tỉnh táo, kéo dài và gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày. Lo âu
là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những tình huống căng thẳng hoặc đe dọa,
nhưng khi nó trở thành một vấn đề lớn và chiếm lĩnh quá nhiều thời gian và năng
lượng của người đó, thì có thể được coi là một rối loạn lo âu.
- Học sinh thường trải qua nhiều cảm xúc lo âu trước các kỳ thi lớn do áp lực và lo
lắng về hiệu suất của mình. Một số biểu hiện cụ thể như sau:

1.Thiếu ngủ/ ngủ kém 3. Khó chịu 5.Hoang mang 7.Chăm sóc bản thân
2.Thay đổi chế độ ăn 4.Tăng cường tự giác 6.Khó tập trung 8.Triệu chứng về cơ thể

c. Đối tượng hướng đến:


Đối tượng về con người: học sinh cấp THCS.
Đối tượng về vấn đề tâm lý cụ thể: học sinh có triệu chứng.
d. Mục tiêu:
+ Có thể thông qua hoạt động hỗ trợ để các học sinh THCS nhận diện vấn đề rối
loạn lo âu.
+ Tìm hiểu và áp dụng các phương pháp xử lý tích cực, giảm stress và tăng cường
tâm lý tích cực trước các kỳ thi lớn.
+ Lắng nghe và giúp đỡ tâm lý của học sinh THCS.
+ Giúp đỡ, gắn kết các mối quan hệ xung quanh của học sinh THCS.

2. Hoạt động và cách thức dự kiến hoàn thành dự án


Hoạt động dự kiến:
+ Phát triển một website hỗ trợ, cung cấp thông tin liên quan.
+ Tổ chức hoạt động truyền thông/ các buổi hội thảo trực tuyến.
+ Tạo ra diễn đàn, cộng đồng – nơi mọi người có thể tự do thoải mái chia sẻ vấn đề
và câu chuyện của bản thân.
Cách thức hoạt động:

1
+ Online: Làm việc tại văn phòng của dự án, và hoạt động trực tuyến thông qua
website và số hotline.
+ Offline: Tạo ra mô hình “Healing room” với quy chế hoạt động là một căn phòng
kín được ngăn cách làm hai với một tấm rèm ở giữa ; phía bên kia rèm sẽ là học sinh
THCS có nhu cầu chia sẻ, tâm sự ; phía bên còn lại có thể là các bác sĩ tâm lý được
ẩn danh dưới định danh là những người mắc chung nỗi lo âu với các bạn học sinh
THCS để cả hai có thể cùng lắng nghe và chia sẻ.

3. Tình hình hiện tại của dự án/ đánh giá điều kiện thực tế
a. Tình hình của đối tượng nghiên cứu:
Học sinh đối mặt với quá nhiều áp lực, tình hình thực tế khách quan tác động vào
học sinh THCS thông qua các yếu tố khác nhau.
+ Lo lắng về việc đạt kết quả cao, sự so sánh với bạn học đồng trang lứa, áp
lực từ gia đình và xã hội.
+ Học sinh thường phải làm việc và học tập cả ngày thậm chí vào buổi tối, dẫn
đến tình trạng thiếu ngủ và mệt mỏi. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
+ Vì tập trung vào việc học, một số học sinh quên chăm sóc bản thân bao gồm
chế độ ăn uống, giải trí, thể dục thể thao.
+ Học sinh trải qua áp lực tâm lý, cảm thấy căng thẳng và buồn bã hoặc thậm
chí có những suy nghĩ tiêu cực nếu họ không đủ giỏi giang.
+ Học sinh cảm thấy có cảm giác cô đơn, lạc lõng trong quá trình học tập.
+ Học sinh thiếu thời gian cho sở thích và sở đoàn, làm mất đi sự cân bằng
giữa công việc học tập và giải trí.
b. Tình hình của môi trường khách quan:
Tình hình môi trường học tập tạo áp lực căng thẳng cho học sinh.
+ Kỳ thi quan trọng và thường xuyên có thể tạo áp lực lớn cho học sinh, đặc
biệt là trong các hệ thống giáo dục đặt nặng vào kết quả thi.
+ Môi trường cạnh tranh, đặc biệt là trong các trường có chất lượng giáo dục
cao, có thể tạo ra áp lực để học sinh phải xuất sắc và đạt được thành tích cao.
+ Quá nhiều bài tập, dự án và bài kiểm tra có thể gây stress do học sinh cảm
thấy áp đặt và không có đủ thời gian cho các hoạt động khác.
+ Các quy tắc nghiêm ngặt, việc phải tuân thủ các quy định của trường có thể
gây ra áp lực và căng thẳng, đặc biệt đối với những học sinh có tính cách sáng tạo
và tự do.
+ So sánh không lành mạnh với đồng học và đánh giá liên tục có thể tạo cảm
giác thiếu tự tin và áp lực.
+ Hệ thống giáo dục có thể áp đặt những tiêu chuẩn và kỳ vọng không phù
hợp với khả năng và đặc điểm riêng của học sinh.
2
+ Thiếu sự hỗ trợ tâm lý và tư vấn giáo dục có thể làm tăng nguy cơ căng thẳng,
đặc biệt là khi học sinh đối mặt với vấn đề cá nhân hay gia đình.
+ Một môi trường học tập quá tải có thể làm mất đi thời gian cho việc nghỉ ngơi
và giải trí, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
c. Đánh giá:
Để giảm bớt căng thẳng, quan trọng là tạo ra một môi trường học tập tích cực,
hỗ trợ tâm lý, và thúc đẩy sự cân bằng giữa công việc và giải trí. Sự hỗ trợ từ phía
gia đình, giáo viên, và hệ thống giáo dục có thể giúp học sinh đối mặt với áp lực một
cách hiệu quả hơn.

II. KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN


1. Phân chia nguồn lực và kế hoạch quản lý rủi ro.
*Phân chia nguồn lực
a. Nhân sự
+ Chuyên gia y tế tâm thần: Bao gồm bác sĩ tâm thần, nhân viên y tế, chuyên
gia xã hội và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần khác.
+ Nhân viên hỗ trợ: Những người trong các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn
như nhóm hỗ trợ xã hội, y tế tại trường.
+ Nhóm phát triển công nghệ: Nhóm dự án quản lý và đảm bảo tính bảo mật của
dự án và thông tin của học sinh THCS thông qua form khảo sát trực tuyến.
b. Tài chính
+ Ngân sách dự án: Hỗ trợ dự án về các khía cạnh quan trọng của dự án như
nghiên cứu, triển khai dịch vụ, quảng bá và tiếp cận cộng đồng.
c. Cơ sở vật chất
+ Công nghệ và phần mềm: Theo dõi và ghi chú, theo dõi và tương tác trực
tuyến/ trực tiếp cùng học sinh THCS.
+ Trung tâm chăm sóc: Phòng Y tế tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, xây
dựng mô hình “healing room” và fanpage hỗ trợ giải quyết các vấn đề về tâm lý.
d. Thời gian
+ Thời gian của nhân sự: Quản lý lịch trình của nhân sự để đảm bảo có sự hiệu
quả trong quá trình chăm sóc tâm lý học sinh THCS.
+ Thời gian dự án: Lên kế hoạch và giám sát thời gian thực hiện dự án, đặc biệt
là khi có các giai đoạn và mốc thời gian quan trọng.
e. Hỗ trợ xã hội
+ Hỗ trợ từ cộng đồng: Hợp tác với cộng đồng học sinh THCS để tương tác, có
sự hiểu biết về nhau.

3
+ Mạng lưới hỗ trợ: Xây dựng fanpage, healing room và duy trì mạng lưới hỗ
trợ.

*Kế hoạch quản lý rủi ro


+ Xác định rủi ro
+ Xác định và ưu tiên rủi ro
+ Phân tích rủi ro
+ Xác định biện pháp phòng ngừa
+ Xác định biện pháp ứng phó
+ Quyết định/ giám sát về rủi ro

2. Đề xuất mức chi phí cho từng giai đoạn của dự án


+ Giai đoạn 1: Lên ý tưởng, phác thảo dự trù và tính toán về dự án.
+ Giai đoạn 2: Tiến hành thực nghiệm trên quy mô nhỏ
+ Giai đoạn 3: Tiến hành khảo sát diện rộng thông qua phiếu khảo sát.
+ Giai đoạn 4: Tiến hành dự án (bao gồm bước tìm kiếm nhà tài trợ, Ban tổ chức,
các bên thứ 3 và tăng cường chiến dịch truyền thông.

3. Các hoạt động đã hoàn thành


+ Tiến hành brainstorm, xây dựng bước đầu cho dự án.
+ Tiến hành lập bảng kế hoạch sơ lược.
+ Khảo sát trực tuyến sức khỏe tâm thần dành cho học sinh THCS.
+ Fanpage tuyên truyền dự án sức khỏe tâm thần dành cho học sinh THCS.
+ Tính toán rủi ro cần thiết.

III. BẢNG ĐÁNH GIÁ


1. Đánh giá hiệu suất của các yếu tố quan trọng
a. Mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu của dự án đã được đặt ra rõ ràng, hướng đến việc giảm thiểu hội chứng lo
âu của học sinh cấp THCS khi đối diện với các kỳ thi lớn. Mục tiêu đã phản ánh cụ
thể tình hình thực tế, mong muốn của học sinh và nhu cầu thực sự của học sinh.
b. Kế hoạch dự án tốt
+ Dự án đã đề ra những kế hoạch chi tiết trong khâu quản lý, tổ chức và kiểm
soát tốt thời gian và nguồn lực, người chịu trách nhiệm cho dự án.
+ Dự án đã được kiểm soát, quản lý và xây dựng/ nhận diện và giảm thiểu những
rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.

4
+ Thu thập thông tin và tiếp thu nhiều luồn ý kiến đã được chắt lọc, nhận biết
điểm mạnh/ điểm yếu của dự án và cơ hội cải thiện.
+ Học hỏi những dự án đã được thực hiện trước đó.
c. Ngân sách hợp lý
Ngân sách đã được xác định trước, duy trì theo dõi và đảm bảo tài chính.
d. Sự tham gia và cam kết cao từ nhóm dự án
Tất cả các thành viên trong nhóm đều tham gia dự án, đóng góp ý kiến để xây
dựng và phát triển mục tiêu chung.

2. Các chỉ số chất lượng và độ đầy đủ của dự án


a. Tỉ lệ trải nghiệm của học sinh THCS.
Mức độ hài lòng của các em học sinh THCS đối với dự án ở mức tốt. Dự án
thường xuyên nhận được những đánh giá mang tính khách quan, đóng góp và sự
đồng ý với mục đích của dự án.
b. Tỉ lệ tăng cường sức khỏe tâm thần
Đánh giá sự cải thiện sức khỏe tâm thần của các em học sinh THCS: Tinh thần
được giải tỏa, chia sẻ sau khi được khảo sát qua form khảo sát. Dự án có thêm thông
tin về tình hình sức khỏe/ môi trường sinh sống học tập của học sinh, đồng thời phản
ánh vấn đề mà học sinh THCS mong muốn được giúp đỡ.
c. Chỉ số tham gia
Số lượng học sinh tham gia khảo sát thông qua form khảo sát để tăng tính nhận
diện cho dự án, gỡ rối tình trạng lo âu của bản thân ở mức tốt.
+ Đối tượng tham gia khảo sát nhiều tập trung vào học sinh lớp 9 cấp THCS
+ Đối tượng tham gia khảo sát ở tầm trung bao gồm học sinh lớp 6 và lớp 7, 8.
d. Chỉ số đảm bảo an toàn
Mức độ an toàn và bảo mật của dự án ở mức tốt. Đặc biệt khi sử dụng form khảo
sát trực tuyến. Thông tin được thu thập mang tính khách quan, mở rộng quá trình
khảo sát để am hiểu về hội chứng rối loạn lo âu của các em học sinh THCS.
e. Chỉ số đánh giá hiệu suất của dự án
Dự án đạt được những dấu mốc trong những ngày đầu tiên khảo sát các em học
sinh THCS khi đối diện với chứng rối loạn lo âu.
+ Đánh giá được cảm xúc, tình trạng tâm lý của người tham gia trong dự án.
+ Đánh giá thông qua các phiếu khảo sát/ tâm trạng tự đánh giá.

3. Kết quả khảo sát


a. Đối tượng dự án hướng đến
+ Tỉ lệ học sinh lớp 9 điền form khảo sát cao hơn so với các khối lớp còn lại.

5
+ Tỉ lệ học sinh lớp 6 và lớp 8 điền form
khảo sát tương đương nhau, không chênh lệch
quá nhiều.
+ Tỉ lệ học sinh lớp 7 điền form khảo sát
rất ít
b. Nhận thức về hội chứng:
+ Tỉ lệ học sinh THCS nhận thức về hội
chứng rối loạn lo âu có tỉ lệ cao.
+ Chứng tỏ tình trạng nhận thức về bản
thân mình có triệu chứng liên quan đến sức
khỏe tâm thần ở học sinh cao hơn so với mức
bình thường.

c. Tình trạng chung của học sinh

6
d. Nguyên nhân trung tâm:

e. Hiệu quả thực mang lại từ các biện pháp trước đó

IV. KẾT LUẬN


1. Đúc kết tổng quan
Dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu nhi là một nỗ lực toàn diện
nhằm cải thiện và bảo vệ sức khỏe tinh thần của các em trong giai đoạn phát triển
quan trọng của cuộc đời. Nhìn nhận rằng sức khỏe tâm thần đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển và hạnh phúc của trẻ em, dự án tập trung vào việc cung cấp các
dịch vụ chăm sóc chất lượng và đa dạng, từ việc đánh giá và phát hiện sớm các vấn

7
đề tâm lý đến việc cung cấp các phương pháp và kỹ thuật tự chăm sóc cho học sinh
THCS.

Với sự chú ý đặc biệt đến môi trường học tập và xã hội của học sinh THCS, dự
án tập trung vào việc phát triển các chương trình giáo dục và tư vấn để giúp trẻ phát
triển kỹ năng giải quyết vấn đề, xây dựng lòng tự trọng, và tạo ra môi trường hỗ trợ
tích cực. Đồng thời, dự án cũng đặt ra những chương trình ngoại khóa và hoạt động
cộng đồng để khuyến khích sự tương tác xã hội và phát triển kỹ năng giao tiếp.

Bằng cách tích hợp công nghệ và các phương tiện truyền thông hiện đại, dự án
cung cấp một nền tảng trực tuyến để cung cấp thông tin và tư vấn về sức khỏe tâm
thần cho cả trẻ em và phụ huynh. Ngoài ra, cộng đồng trực tuyến cũng là nơi để chia
sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm hỗ trợ từ nhóm, và tạo ra một cộng đồng hỗ trợ mạnh mẽ.

Qua việc tăng cường giác quan về sức khỏe tâm thần và khám phá những cách tiếp
cận sáng tạo, dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu nhi hy vọng mang
lại một ảnh hưởng tích cực và bền vững, xây dựng nền tảng cho sự phát triển toàn
diện và hạnh phúc của thế hệ trẻ trong cộng đồng.

2. Tính hiệu quả giải pháp


Đo lường tác động của dự án lên sức khỏe tâm lý và xã hội của thanh thiếu
nhi. Điều này có thể bao gồm sự cải thiện về tâm trạng, tăng cường kỹ năng xã hội,
và sự tăng cường lòng tự trọng.

Đánh giá mức độ tham gia của thanh thiếu nhi trong các hoạt động và chương
trình chăm sóc sức khỏe tâm thần. Nếu có bất kỳ điều chỉnh nào trong hành vi và
tâm trạng của họ sau thời gian tham gia, đó có thể là một dấu hiệu tích cực.

Đánh giá sự hiệu quả của các chiến lược nghệ thuật và truyền thông để truyền
đạt thông điệp về sức khỏe tâm thần và tạo động lực tham gia.

3. Tính ưu việt của giải pháp nhóm tác giả đề ra


Dự án chú trọng vào việc phát hiện và chăm sóc sớm các vấn đề về sức khỏe
tâm thần của thanh thiếu nhi. Sự tập trung sớm giúp đảm bảo rằng các vấn đề có
thể được xử lý ngay từ khi chúng xuất hiện, giảm nguy cơ tổn thương và tăng cơ
hội phục hồi.

8
Dự án tích hợp nhiều phương pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần như tư vấn cá
nhân, tư vấn nhóm, hoạt động ngoại khóa, và sử dụng công nghệ để tạo ra một hệ
thống chăm sóc đa dạng và linh hoạt.

Sử dụng công nghệ và phương tiện truyền thông sáng tạo để truyền đạt thông
điệp và cung cấp tư vấn. Các ứng dụng di động, trang web và các nền tảng trực
tuyến tạo ra cơ hội cho thanh thiếu nhi tiếp cận thông tin và hỗ trợ một cách thuận
tiện.

Dự án tập trung vào việc phát triển kỹ năng xã hội, giải quyết vấn đề, và xây
dựng lòng tự trọng thông qua các chương trình giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Những kỹ năng này không chỉ hỗ trợ sức khỏe tâm thần mà còn làm nền tảng cho
sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tạo ra môi trường an toàn và hỗ trợ cho thanh thiếu nhi, giúp họ cảm thấy
thoải mái khi chia sẻ và thảo luận về các vấn đề tâm lý. Sự thoải mái này giúp tăng
cường hiệu quả của các phiên tư vấn và hoạt động chăm sóc.

Thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá liên tục để đảm bảo rằng dự án không
chỉ đáp ứng nhu cầu ngay lúc này mà còn luôn được điều chỉnh để đáp ứng sự biến
động của tình hình sức khỏe tâm thần của thanh thiếu nhi.

You might also like