You are on page 1of 18

ÔN THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2022 - 2023


Bài 1. (Tĩnh học)
Một thanh mỏng đồng chất OA, khối lượng m , có thể quay trong
mặt phẳng thẳng đứng quanh trục cố định O nằm ngang. C là điểm tiếp
xúc của thanh với khối trụ đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Khối trụ có khối
lượng m được giữ cân bằng bởi một tấm chắn thẳng đứng như hình vẽ
1
(Hình 1). Biết góc nghiêng của thanh là . Đoạn AC dài bằng chiều dài
4
 của thanh. Bỏ qua mọi ma sát.
a) Tính độ lớn phản lực Q của hình trụ tác dụng lên thanh OA.
b) Hỏi tấm chắn tác dụng lên khối trụ một lực là bao nhiêu?
Bài 2. (Cơ chất điểm)
Đặt một vật nhỏ khối lượng m = 20 g trên một
mặt phẳng nghiêng, mặt phẳng này hợp với mặt phẳng
ngang một góc α = 300. Vật m được nối vào điểm O
cố định trên mặt phẳng nghiêng nhờ một dây mảnh,
nhẹ, không giãn có chiều dài R = 50 cm. Ban đầu vật
được giữ cố định trên mặt phẳng nghiêng ở vị trí dây
nối nằm ngang, rồi được thả nhẹ cho chuyển động như
hình vẽ (Hình 1). Vật đổi chiều chuyển động lần đầu
tiên khi dây quay được góc = 150 so với vị trí
ban đầu. Trong suốt quá trình chuyển động dây luôn căng. Biết lực ma sát có phương tiếp tuyến với
quỹ đạo và có chiều ngược với chiều chuyển động. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính hệ số ma sátgiữa vật và mặt nghiêng.
b. Tính độ lớn vận tốc cực đại và lực căng dây cực đại trong quá trình vật chuyển động.
c. Tính tổng quãng đường vật

Bài 3.
Một khối trụ đồng chất khối lượng M , bán kính R , có
MR 2
mômen quán tính đối với trục là I  , được đặt lên mặt
2
phẳng nghiêng góc = 30 . Giữa chiều dài khối trụ có một khe
R
hẹp trong đó có lõi có bán kính . Một sợi dây nhẹ không giãn
2
được quấn nhiều vòng vào lõi rồi vắt qua ròng rọc B (khối lượng
không đáng kể). Đầu còn lại của dây mang một vật C khối lượng
M
m  (Hình 1). Phần dây AB song song với mặt phẳng
6
nghiêng. Hệ số ma sát nghỉ cực đại (cũng là hệ số ma sát trượt)
giữa khối trụ và mặt phẳng nghiêng là μ . Gia tốc trọng trường là g.

1
a. Tìm điều kiện về μ để khối trụ lăn không trượt trên mặt phẳng nghiêng. Tính gia tốc a0 của
trục khối trụ và gia tốc a của vật m khi đó.

b. Giả sử μ không thoả mãn điều kiện trên. Tìm gia tốc a0 của trục khối trụ và gia tốc a của
vật m.
Bài 4. (Cơ vật rắn)
Một viên bi A khối lượng m kích thước nhỏ, được gắn cố định vào đầu một thanh mảnh, cứng
có chiều dài L và cùng khối lượng m. Lúc đầu, thanh được giữ thẳng đứng, đầu B tựa lên mặt bàn
nằm ngang. Thả nhẹ cho thanh đổ xuống. Bỏ qua sức cản của không khí.
1. Giả sử đầu B không trượt trên mặt bàn.

a) Xác định tốc độ góc khối tâm của hệ theo góc  (hình 1) khi đầu
B vẫn còn tiếp xúc với mặt bàn.

b) Đầu B bắt đầu nẩy lên khỏi mặt bàn tại góc  = 0. Tính 0.
c) Muốn cho đầu B không trượt thì hệ số ma sát k giữa đầu B và
mặt bàn phải có giá trị tối thiểu kmin bằng bao nhiêu?

2. Nếu k  kmin, hãy xác định véctơ vận tốc khối tâm của hệ tại thời
điểm  = 0 và lập phương trình quĩ đạo của chuyển động khối tâm sau thời điểm đó.

Bài 5. (Cơ chất điểm)


Trên mặt phẳng ngang có một bán cầu khối lượng m. Từ điểm A cao nhất của bán cầu có một
vật nhỏ khối lượng cũng bằng m trượt không vận tốc đầu xuống. Bỏ qua ma sát giữa vật nhỏ và bán
cầu. Gọi  là góc giữa phương thẳng đứng và bán kính nối từ tâm O của bán cầu tới vật (Hình 1)
1. Bán cầu được giữ đứng yên. Xác định vận tốc của vật theo . Tìm góc m khi vật bắt đầu rời
bán cầu.
2. Không giữ bán cầu, giả sử giữa bán cầu và mặt phẳng ngang có hệ số ma sát là . Tìm  biết
rằng khi  = 300 thì bán cầu bắt đầu bị trượt trên mặt phẳng ngang.
3. Giả sử không có ma sát giữa bán cầu và mặt phẳng ngang. Tìm góc  khi vật bắt đầu rời bán
cầu.
Bài 6. Cơ học vật rắn.
Một thanh cứng OB tiết diện đều, chiều dài L, khối lượng M,
mật độ khối lượng  phụ thuộc chiều dài,  được xác định theo công
thức   k.x (trong đó k là hằng số dương, x là khoảng cách tới đầu
O của thanh). Bề dày của thanh OB rất nhỏ so với chiều dài L. Gia tốc
trọng trường là g. Bỏ qua mọi ma sát, lực cản.
1. Xác định giá trị của k theo M, L.
2. Xác định vị trí khối tâm G của thanh OB.
3. Xác định mô men quán tính của thanh OB đối với trục quay () đi
qua đầu O và vuông góc với thanh OB.
4. Treo thanh OB thẳng đứng, thanh có thể quay tự do trong mặt
phẳng hình vẽ quanh trục quay cố định qua đầu O và vuông góc với
mặt phẳng hình vẽ. Thanh OB đang đứng yên tại vị trí cân bằng (thanh ở vị trí thẳng đứng như hình

6). Một vật có khối lượng m chuyển động theo phương nằm ngang với vận tốc v đến va chạm với
thanh OB tại vị trí B và dính chặt với thanh tại vị trí đó.
a. Tính tốc độ góc  của thanh OB ngay sau va chạm.
2
b. Tìm giá trị nhỏ nhất của khối lượng m để thanh OB quay trọn vòng quanh đầu O.

Bài 7. (Cơ vật rắn)


Một thanh khối lượng M chiều dài ℓ có thể quay tự do quanh trục cố định O nằm ngang đi qua
một đầu thanh. Từ khi vị trí nằm ngang đầu thanh kia được thả ra. Khi rơi đến vị trí thẳng đứng thì
nó va chạm hoàn toàn đàn hồi với một vật nhỏ khối lượng m nằm trên mặt bàn. Bỏ qua sức cản của
không khí và ma sát ở trục quay của thanh.
a. xác định vận tốc của vật m ngay sau va chạm.
b. Xác định khoảng cách s mà vật m đi được sau va chạm nếu hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn
là . Biết rằng ngay sau va chạm thanh đứng lại và vật chuyển động tịnh tiến trên bàn.
Bài 8. (Cơ chất điểm)
Cho một thanh cứng đủ dài, đặt cố định nằm ngang.
Trên thanh có luồn một chiếc vòng có khối lượng m1, có thể
trượt không ma sát. Vòng được gắn với sợi dây nhẹ, không
dãn, chiều dài l. Đầu kia của dây gắn với vật có khối lượng m2
= m1 = m (như hình 1).
1. Vật m2 được giữ sao cho sợi dây căng nằm ngang rồi
thả tay. Hình 1
a. Giữ vòng m1 cố định, xác định vận tốc của vật m2 và lực căng dây khi góc hợp bởi dây và
phương thẳng đứng là α bất kì.
b. Vòng m1 không được giữ và có thể trượt không ma sát trên
thanh. Khi dây hợp với thanh góc θ thì vật m1 dịch chuyển được đoạn
x.
- Viết phương trình x theo θ.
- Viết phương trình chuyển động của hệ.
- Tìm lực căng của sợi dây, phản lực của thanh tác dụng lên
vòng khi góc θ = 300. Hình 2
Bài 9. (Cơ chất điểm)
Ô tô 4 bánh có khối lượng tổng cộng là M, mỗi bánh có khối
lượng m bán kính r (Hình 1), bán kính quán tính của bánh xe quanh
trục là rqt . Nếu tác dụng vào 2 bánh xe chủ động (2 bánh sau) một mô
men quay Mq thì ô tô bắt đầu chuyển động từ trạnh thái đứng yên với
lực cản tỉ lệ với bình phương tốc độ tịnh tiến Fc = kv2. Mô men ma sát
của mỗi bánh xe với trục bánh xe là Mms, bỏ qua lực cản lăn. Hãy xác (Hình 1)
định:
1) Tốc độ giới hạn của ô tô.
2) Lực ma sát tác dụng lên bánh xe chủ động và bánh xe dẫn động (2 bánh trước) khi chuyển
động. Cho nhận xét.
Bài 10. Tĩnh học
Thanh AB có khối lượng m = 1,5 kg, đầu A tựa trên sàn nhám, đầu B nối với tường bằng dây
BC nằm ngang, góc α = 60 0 như hình vẽ (Hình 1).
3
a) Tính các lực tác dụng lên thanh.

b) Biết hệ số ma sát giữa AB và sàn là k = 3 / 2. Tìm các


giá trị của α để thanh có thể cân bằng. Biết dây BC luôn nằm
ngang.

Bài 11. Cơ chất điểm


Trên mặt bàn nằm ngang có một khối
gỗ khối lượng M, hai bên bị khoét một phần
có dạng cung tròn AB và CD như hình 1. Biết
BC song song AD, hai cung tròn AB và CD
đều có bán kính R, có độ dài bằng 1/6 chu vi
đường tròn bán kính R và có tiếp tuyến chung
ở trên mặt bàn (A, D là tiếp điểm). Một vật
nhỏ có khối lượng m = M/2, chuyển động với

vận tốc v 0 hướng đến khối gỗ. Bỏ qua mọi
ma sát.
1. Giữ cố định khối gỗ, tìm điều kiện của v0 để vật nhỏ vượt qua được điểm B.
2. Khối gỗ để tự do.
a) Tìm điều kiện của v0 để vật nhỏ vượt qua được điểm B.
b) Xét trường hợp vật nhỏ vượt qua B và sau đó rơi xuống gặp mặt CD ngay tại điểm C. Tìm
vận tốc của vật nhỏ khi nó quay trở lại mặt bàn.
c) Biết v0 = 4m/s, R = 0,2m và lấy g = 10m/s2. Tính chiều dài đoạn BC để vật nhỏ sau khi vượt
qua B rơi xuống gặp mặt CD ngay tại điểm C.
Bài 12. Cơ vật rắn
Một vành tròn mảnh có khối lượng m, bán kính R đang quay
ngược chiều kim đồng hồ quanh trục đi qua tâm và vuông góc với
mặt phẳng của vành với tốc độ góc 0 . Đặt nhẹ vành xuống chân
của một mặt phẳng nghiêng hợp với phương ngang một góc 
thì vành lăn lên mặt phẳng nghiêng (Hình 1). Hệ số ma sát trượt
giữa vành và mặt phẳng nghiêng là  , với   tan  . Bỏ qua ma
sát lăn.
a) Mô tả định tính chuyển động của vành.
b) Tìm thời gian vành lăn có trượt lên mặt phẳng nghiêng.
c) Tìm quãng đường lớn nhất mà vành lăn lên được trên mặt phẳng nghiêng. Giả thiết rằng mặt
phẳng nghiêng đủ dài.
Bài 13. Cơ chất điểm

4
Hai vật có khối lượng m nối với nhau bằng sợi dây không giãn
vắt qua hai ròng rọc nhỏ. Một vật khối lượng m được treo vào trung
điểm của phần dây giữa hai ròng rọc. Ban đầu giữ cho các vật đứng
yên sao cho đoạn dây giữa hai ròng rọc nằm ngang. Chiều dài đoạn
dây giữa hai ròng rọc khi nằm ngang bằng 2 (Hình 1). Người ta thả
đồng thời các vật. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản. Gia tốc trọng trường
là g. Tìm:

1. Độ dời lớn nhất của vật ở giữa hai ròng rọc.

2. Vận tốc và gia tốc của vật ở giữa khi đi qua vị trí cân bằng tĩnh.

Bài 14. Cơ vật rắn


Trên một mặt bàn nhẵn nằm ngang có một thanh
mảnh AB đồng chất có khối lượng m, chiều dài là 2  đang
2m
nằm yên. Một viên đạn nhỏ, có khối lượng bay ngang
3
với tốc độ V0 tới cắm vào đầu B theo phương vuông góc với
thanh và ghim chặt vào đó (Hình 2).

1. Xác định chuyển động của hệ sau va chạm.

2. Tìm độ giảm động năng của hệ do va chạm.

Bài 15.
Một nêm có tiết diện là tam giác ABC vuông
tại A, và hai mặt bên là AB và AC. Cho hai vật m1 và
m2 chuyển động đồng thời không vận tốc đầu từ A
trên hai mặt nêm. Bỏ qua mọi ma sát. Lấy g =
10m/s2. (Hình vẽ )

a. Giữ nêm cố định, thời gian hai vật m1 và m2


trượt đến các chân mặt nêm AB và AC tương ứng là t1
và t2 với t2=2t1. Tìm .

b. Để t1 = t2 thì cần phải cho nêm chuyển động theo phương ngang một gia tốc a0 không đổi
bằng bao nhiêu?

Bài 16. (Cơ vật rắn)


Một khối trụ đồng chất khối lượng 20kg bán kính 20cm có thể chuyển
động trên một mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa khối trụ và mặt
phẳng ngang =0,1. Lấy g=10m/s2. Ở thời điểm ban đầu truyền cho khối trụ
một chuyển động quay xung quanh khối tâm với tốc độ góc 0 = 65rad/s và
vận tốc của khối tâm v0 = 5m/s. Bỏ qua ma sát lăn, tính công của lực ma sát.
5
Bài 17. Cơ vật rắn
Một thanh đồng tính được đặt thẳng đứng có khối lượng M và độ dài L, có thể quay xung
quanh đầu trên O của nó. Một viên đạn có khối lượng m bay theo phương nằm ngang bắn trúng và
găm chặt vào đầu dưới của thanh, làm cho thanh lệch một góc  . Giả sử rằng m <<M.

a) Tính vận tốc bay ban đầu của viên đạn.


b) Tính độ tăng động lượng của hệ “viên đạn + thanh” sau va chạm. Sự tăng động lượng này là do
đâu?

c) Viên đạn phải bắn vào vị trí nào của thanh để động lượng của hệ “viên đạn + thanh” không biến
đổi trong quá trình va chạm?
Bài 18.
Một quả cầu rỗng, cứng, có khối lượng m phân bố đều trên vỏ
cầu, tâm O, bán kính R, có đỉnh A, được đặt trên sàn nằm ngang không
ma sát. Một hòn bi nhỏ coi là chất điểm có khối lượng m được thả rơi
 R 2
tự do từ độ cao h   2R   so với sàn. Viên bi rơi chạm vào điểm
 2 
M trên mặt cầu (Hình 2). Cho rằng quả cầu rỗng không nảy lên khi va
chạm; thời gian va chạm rất ngắn nên xung lượng của trọng lực tác
dụng lên quả cầu nhỏ có thể bỏ qua. Cho biết góc = = 45 .
Hãy tìm vận tốc tịnh tiến khối tâm mỗi vật và tốc độ góc quả cầu rỗng
Hình 2
trong hai trường hợp:
1. Va chạm hoàn toàn đàn hồi.
2. Va chạm mềm (sau va chạm quả cầu nhỏ dính trên mặt cầu).
Bài 19.
Một quả cầu đồng chất khối lượng m, bán kính r lăn không trượt
trên bề mặt bên ngoài của một quả cầu lớn hơn đứng yên có bán kính R
như hình vẽ. Gọi θ là góc cực của quả cầu nhỏ đối với hệ trục tọa độ với
gốc đặt ở tâm của quả cầu lớn với trục z là trục thẳng đứng. Quả cầu nhỏ
bắt đầu lăn từ đỉnh quả cầu lớn ( θ  0 ).
a. Tính vận tốc ở tâm của quả cầu nhỏ tại ví trí góc θ bất kỳ.
b. Tính góc θ tại đó mà quả cầu nhỏ rời khỏi quả cầu lớn.
c. Giử sử hệ số ma sát của giữa bề mặt hai quả cầu là μ . Hỏi ở vị
trí góc θ bằng bao nhiêu thì quả cầu nhỏ sẽ bắt đầu trượt.

Bài 20. Cơ vật rắn

Một khối trụ đặc, đồng chất, khối lượng M, bán kính R,
được đặt trên mặt phẳng nghiêng cố định, nghiêng góc
α = 300 so với mặt phẳng ngang. Giữa chiều dài khối trụ
có một khe hẹp trong đó có lõi có bán kính R/2. Một dây
nhẹ, không giãn được quấn nhiều vòng vào lõi rồi vắt
qua ròng rọc B (khối lượng không đáng kể, bỏ qua ma
sát ở trục ròng rọc). Đầu còn lại của dây mang một vật
6
nặng C khối lượng m = M/5. Phần dây AB song song với mặt phẳng nghiêng. Hệ số ma sát nghỉ và
hệ số ma sát trượt giữa khối trụ và mặt phẳng nghiêng: µn = µt = µ. Thả hệ từ trạng thái nghỉ:

a. Tìm điều kiện về µ để khối trụ lăn không trượt trên mặt phẳng nghiêng. Tính gia tốc a0 của trục
khối trụ và gia tốc a của m khi đó.
b. Giả sử µ không thỏa mãn điều kiện ở câu a. Tìm gia tốc a0 của trục khối trụ và gia tốc a của m.

Bài 21.
Hai vật M1 và M2 có khối lượng lần lượt là m1 và m2
được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh, nhẹ, không dãn vắt
qua ròng rọc nhẹ; M1 đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn; M2 treo
thẳng đứng (Hình 1). Tại thời điểm ban đầu, giữ các vật đứng
yên ở vị trí sao cho dây nối M1 hợp với phương ngang một góc
 = 300. Sau đó, buông nhẹ cho các vật bắt đầu chuyển động.
Biết m2 = 2m1; mặt phẳng ngang đủ dài. Tính gia tốc của các
vật tại thời điểm vật M1 bắt đầu rời khỏi mặt bàn và xác định góc  khi đó.

Bài 22.
Một thanh cứng OB không đồng chất, chiều dài l, khối lượng M. Mật độ khối
lượng theo chiều dài của thanh là   kx , với k là hằng số dương, x là khoảng cách
tới đầu O của thanh.

a. Tính giá trị của k và xác định vị trí khối tâm C của thanh theo M và l.

b. Tìm biểu thức tính mô men quán tính của thanh đối với trục quay đi qua
đầu O và vuông góc với thanh.

c. Thanh có thể quay xung quanh một trục nằm ngang đi qua O và vuông góc
với thanh tại nơi có gia tốc trọng trường g (hình 1). Một viên đạn nhỏ có khối lượng
m, đang bay với vận tốc v theo phương ngang thì ghim chặt vào đầu B. Bỏ qua mọi ma sát.

- Tính tốc độ góc của thanh ngay sau khi viên đạn ghim vào đầu B.

- Tìm điều kiện khối lượng m của viên đạn để thanh mang viên đạn quay trọn một vòng quanh
O. Tìm điều kiện vật tốc v khi đó.

Bài 23.
Trên một thanh thẳng đặt cố định nằm ngang có hai
vòng nhỏ nối với nhau bằng một sợi dây mảnh, nhẹ,
không dãn, chiều dài L = 2 mét. Khối lượng mỗi vòng là
m = 1 kg. Ở điểm giữa của dây có gắn một vật nặng khối
lượng M = 10/9 kg. Lúc đầu giữ vật và hai vòng sao cho dây không căng nhưng nằm thẳng dọc theo

7
thanh ngang. Thả cho hệ vật chuyển động. Bỏ qua ma sát. Lấy giá trị của gia tốc rơi tự do g = 10
m/s2.

1.1. Tìm tốc độ lớn nhất của vòng.


1.2. Tìm tốc độ lớn nhất của vật, lực căng của dây ở thời điểm vật có tốc độ lớn nhất.

Bài 24.
Dây chiều dài L không dãn nằm trên mặt bàn nằm
ngang, đầu đây bên phải luồn qua một lỗ nhỏ trên bàn và
buộc vào phía dưới mặt bàn như hình vẽ. Phần dây bên
dưới mặt bàn vắt qua một ròng rọc nhỏ nhẹ có treo một vật
khối lượng M . Đầu dây bên trái được giữ sao cho lúc đầu
ròng rọc ở sát mặt dưới của bàn, sau đó thả ra. Dây sẽ trượt
trên bàn vào lỗ. Bỏ qua ma sát. Bề dày mặt bàn không đáng
kể.
Tìm tốc độ v của đầu bên trái vào lúc nó di chuyển được
một đoạn x trong hai trường hợp.
1. Bỏ qua khối lượng dây.
2. Dây đồng chất tiết điện đều có khối lượng m .
Áp dụng số với x  20 cm ; g  10 m / s2 ; m  500 g và M  1,1kg

Bài 25.
1. Trên một mặt bàn nằm ngang nhẵn có 3 chất điểm A, B, C
có khối lượng lần lượt là m1, m2, m3 được nối với nhau bằng
các sợi dây AB và BC mảnh, nhẹ, không giãn (Hình 1). Ở
trạng thái ban đầu, các sợi dây ở trạng thái tự nhiên (không
căng, không chùng) và góc ABC     với  là góc nhọn.
Tìm vận tốc của chất điểm A ngay sau khi truyền cho chất
điểm C một động lượng J theo phương BC.
2. Đặt mặt nón cố định sao cho trục thẳng đứng. Một vật
nhỏ khối lượng m được nối với đỉnh của mặt nón bởi
một sợi dây mảnh, không dãn, khối lượng không đáng kể
có chiều dài L (Hình 2). Ở thời điểm ban đầu (t = 0) vật
chuyển động tròn quanh mặt nón với tốc độ dài vo.
a. Tìm điều kiện của v0 để vật không rời khỏi mặt nón
trong quá trình chuyển động.
b. Cho hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt nón là μ. Xác
định thời điểm vật dừng lại trên mặt nón.
c. Thay vật và sợi dây bằng một đoạn dây cao su có
chiều dài tự nhiên L0 = 50 cm, khối lượng m = 50 g phân
bố đều, hệ số đàn hồi của dây cao su là k = 1000 N/m
(Hình 3). Bỏ qua ma sát giữa dây cao su và mặt nón. Cho cả hệ mặt nón và dây cao su quay đều với
tốc độ góc ω = 10 rad/s quanh trục của mặt nón. Tìm độ biến dạng ΔL của dây cao su. Biết ΔL ≪
L0 và cho rằng khi dãn khối lượng vẫn phân bố đều, lực đàn hồi của dây cao su tuân theo định luật
Húc. Cho α = 30o; g = 9,81 m/s2.
dx 1 ax
Thí sinh có thể dùng công thức sau:  2 2  ln | |  c (với a và c là hằng số)
a x 2a ax

8
Bài 26. . Trên một mặt phẳng nghiêng góc  so với mặt nằm ngang, người ta đặt một chiếc nêm có
góc nêm là , khối lượng m1 và một quả cầu đặc đồng chất, khối lượng m2, bán kính R (Hình 4).
Thả cho hệ chuyển động và chỉ khảo sát các quá trình khi nêm còn trượt trên mặt phẳng nghiêng.
Biết gia tốc rơi tự do là g.
1. Xét  = ,m1 ≫ m2 . Xác định gia tốc tương đối của quả cầu so với nêm khi quả cầu còn chuyển
động trên nêm trong các trường hợp:
a) Bỏ qua mọi ma sát.
b) Quả cầu lăn không trượt trên nêm và nêm trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng. Bỏ qua ma
sát lăn.
2. Xét  = 2 = 60 0, m1 = m2. Trong quá trình chuyển động
của quả cầu và nêm, quả cầu lăn không trượt trên nêm và nêm
trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng. Xác định gia tốc
của nêm khi quả cầu còn lăn trên nêm.
3. Sau khi quả cầu rời nêm, quả cầu được giữ lại còn nêm trượt
vào vùng có hệ số ma sát  = k.s với s là quãng đường nêm
trượt được kể từ khi nêm bắt đầu lọt hoàn toàn vào trong vùng
đó, k là một hằng số dương. Sau khi đi được quãng đường s
bằng S0 thì nêm dừng lại. Tính thời gian  để nêm đi được
quãng đường S0.
Bài 27.
Một tấm ván A dài l  80cm , khối lượng m1=1kg được đặt trên
mặt dốc nghiêng góc  so với mặt phẳng ngang. Một vật B khối
lượng m2=100g được đặt trên tấm ván tại điểm cao nhất của tấm ván
(hình 1). Thả cho hai vật A, B cùng chuyển động. Cho biết hệ số ma
sát giữa A và mặt dốc là 1  0,2 , giữa B và A là  2  0,1 . Lấy
g=10m/s2.

1. Giả sử dốc đủ dài, cho   300 .

a) Tìm thời gian để vật B rời vật A.

b) Khi vật B vừa rời khỏi vật A thì vật A đã đi được đoạn đường dài bao nhiêu trên mặt dốc?

2. Cho chiều dài dốc là L=2,4m. Xác định giá trị của  sao cho khi vật B vừa rời khỏi vật A thì đầu
dưới của vật A tới chân dốc.

Bài 28.
Một thanh đồng chất tiết diện đều có khối lượng là 2m, chiều dài l đang nằm yên trên sàn ngang

nhẵn. Một viên bi nhỏ khối lượng m chuyển động với véctơ vận tốc v đến va chạm tuyệt đối đàn hồi
theo phương vuông góc với thanh tại một điểm cách khối tâm của thanh một đoạn là x.

a. Xác định x để vận tốc khối tâm của thanh ngay sau va chạm có giá trị lớn nhất, nhỏ nhất
và các giá trị đó bằng bao nhiêu ?

b. Với giá trị nào của x thì ngay sau va chạm viên bi nhỏ đứng yên ?
9
Bài 29.
Phải ném một vật nhỏ ở mặt đất với vận tốc ban đầu nhỏ
d
nhất bằng bao nhiêu để nó bay qua một vật có dạng một phần tư
hình trụ bán kính R như hình vẽ. Khi ấy khoảng cách từ điểm ném
R
đến bề mặt phẳng của vật trụ và góc ném bằng bao nhiêu?

Bài 30. R
Một con bọ khối lượng m bắt đầu bò chậm từ đáy trong
của một vỏ bán cầu khối lượng M và bán kính R. Xác định công M
mà con bọ thực hiện khi nó bò đến vành của vỏ bán cầu. Hế số ma m
sát nghỉ giữa con bọ và vỏ bán cầu là đủ lớn, còn vỏ bán cầu không trượt
trên mặt phẳng ngang.

Bài 31.
Từ đỉnh con dốc có dạng một mặt phẳng nghiêng, hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc , người
ta bắn ra một vật nhỏ với vận tốc ban đầu ⃗ hợp với phương nằm ngang một góc . Biết rằng gia
tốc rơi tự do là ⃗ và vật nhỏ đó sẽ đạt độ cao cực đại lớn hơn độ cao của đỉnh dốc, gốc thời gian là
lúc vật được bắn ra khỏi đỉnh dốc
1. Lúc đạn chưa quay trở lại dốc, hãy xác định
a) Độ cao cực đại của vật so với độ cao của đỉnh dốc.
b) Gia tốc tiếp tuyến của vật tại thời điểm .
c) Bán kính cong của quỹ đạo tại thời điểm .
2. Biết va chạm giữa vật và con dốc là tuyệt đối đàn hồi với hệ số hồi phục = 1 (có nghĩa là
vận tốc của vật ngay trước và ngay sau va chạm đối xứng với nhau qua mặt phẳng dốc)
a) Chứng tỏ khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật va chạm với dốc là một hằng số,
tính hằng số đó.
b) Tìm điều kiện để khoảng cách giữa hai điểm va chạm liên tiếp tăng theo quy luật:
: : : … = 1: 3: 5: …
Bài 32.
Một thanh mảnh, đồng chất có khối lượng M  360 g chiều dài L  30cm có thể quay không ma sát
quanh trục O cố định nằm ngang đi qua đầu thanh. Từ vị trí thẳng đứng, đầu còn lại của thanh được
thả ra và thanh đổ xuống. Khi tới vị trí thấp nhất thì thanh va chạm hoàn toàn đàn hồi với một vật nhỏ
(coi như chất điểm) có khối lượng m1  120g nằm trên mặt bàn. Cho gia tốc trọng trường

g  10m / s 2 .Mômen quán tính của thanh đối với trục quay qua O l à I  ML2 / 3 .

10
a) Xác định tốc độ góc và gia tốc góc của thanh khi thanh có vị trí nằm
ngang. M
b) Xác định các thành phần lực theo phương ngang và theo phương
thẳng đứng mà trục quay tác dụng lên thanh khi thanh có vị trí nằm
O
ngang.
c) Xác định vận tốc của vật m1 ngay sau va chạm.
d) Vật m1 được gắn với m 2 =120g qua một lò xo nhẹ có độ cứng m2 m1
k
k  100 N / m (Hình 2). Xác định vận tốc khối tâm hệ ngay sau va
chạm. Bỏ qua mọi ma sát.
Bài 33. Hai cầu thủ bóng đá A và B chạy trên một đường thẳng đến gặp nhau với cùng tốc độ 5,0m/s.
Để điều hành tốt trận đấu, trọng tài chạy chỗ sao cho luôn đứng cách cầu thủ hậu vệ A là 12m và cách
cầu thủ tiền đạo B là 16m. Khi khoảng cách giữa A, B bằng 20m thì vận tốc và gia tốc của trọng tài là
bao nhiêu?
Bài 34.
Một khối trụ đặc, đồng chất, khối lượng M, bán kính
R, được đặt trên mặt phẳng nghiêng cố định, nghiêng
góc α = 30 0 so với mặt phẳng ngang. Giữa chiều dài
khối trụ có một khe hẹp trong đó có lõi có bán kính
R/2. Một dây nhẹ, không giãn được quấn nhiều vòng
vào

lõi rồi vắt qua ròng rọc B (khối lượng không đáng kể, bỏ qua ma sát ở trục ròng rọc). Đầu còn lại của
dây mang một vật nặng C khối lượng m = M/5. Phần dây AB song song với mặt phẳng nghiêng. Hệ
số ma sát nghỉ và hệ số ma sát trượt giữa khối trụ và mặt phẳng nghiêng µn = µt = µ. Thả hệ từ trạng
thái nghỉ.

1. Tìm điều kiện của µ để khối trụ lăn không trượt trên mặt phẳng nghiêng. Tính gia tốc a0 của
trục khối trụ và gia tốc a của m khi đó.

2. Giả sử µ không thỏa mãn điều kiện ở câu 1. Tìm gia tốc a0 của trục khối trụ và gia tốc a của
m.

Bài 35.
Người ta lồng một hòn bi có lỗ xuyên suốt và có khối lượng m vào một thanh AB nghiêng góc  so
với phương nằm ngang. Lúc đầu bi đứng yên. Cho thanh AB tịnh tiến trong mặt phẳng thẳng đứng
với gia tốc a0 nằm ngang.
B
1. Giả sử không có ma sát giữa bi và thanh. Trong mỗi trường hợp: gia m
tốc a0 của thanh AB hướng sang trái và sang phải, hãy tính: a0
- Gia tốc của hòn bi đối với AB?
- Phản lực Q của AB lên bi? A 
11
- Tìm điều kiện để bi chuyển động về phía A; về phía B; đứng yên?
2. Hỏi như câu 1. Cho biết a0 = 2g và hướng sang trái, hệ số ma sát giữa bi và thanh AB là k = 1/3.
Bài 36.
Một vật có trọng lượng P được kéo lên từ nghỉ theo

mặt phẳng nghiêng góc α nhờ chiếc tời có bán kính r,
O
trọng lượng Q quay quanh trục cố định O. Tời chịu r
tác dụng của một ngẫu lực có mômen ℳ. Cho biết tời
bán kính quán tính là đổi với trục quay O là ρ (Vật có A
khối lượng m, bán kính quán tính đối với một trục
quay là ρ thì có mô men quán tính đối với trục bằng α
mρ2); hệ số ma sát trượt giữa vật A và mặt phẳng
nghiêng là μ. Bỏ qua khối lượng dây cáp và ma sát tại trục quay O.
1. Với ℳ = ℳ0 không đổi, vật A được kéo đi lên. Tính gia tốc của vật A theo các thông số đã cho
và gia tốc trọng trường g.
2. Cho ℳ = ℳ0 – β.ω, trong đó ℳ0, β là các hằng số dương, ω là vận tốc góc của tời.
a. Lập phương trình liên hệ giữa vận tốc v và gia tốc của A (phương trình vi phân chuyển động của
hệ).
b. Tìm liên hệ giữa vận tốc v và quãng đường s mà vật đi được.
Bài 37.
Một vật khối lượng m=1kg gắn vào một sợi dây, vật
m đang chuyển động tròn bán kính R=40cm trên mặt phẳng
nằm ngang. Đầu kia của sợi dây luồn qua một lỗ ở tâm của
vòng tròn và treo vào đó một vật M=2kg. Nếu thả M thì
khoảng cách gần nhất của vật m với tâm sẽ là r=10cm. (dây
không giãn)

a) Tìm tốc độ lớn nhất và nhỏ nhất của khối lượng m.


b) Tốc độ của mỗi vật khi vật m cách tâm một đoạn là
bao nhiêu?
c) Tìm gia tốc của vật M tại điểm cao nhất và điểm thấp nhất?
Bài 38.

Vành mảnh bán kính R, bắt đầu lăn không trượt trên mặt nghiêng
R
góc  với phương ngang từ độ cao H (R<<H). Cuối mặt nghiêng vành
va chạm hoàn toàn đàn hồi với thành nhẵn vuông góc với mặt nghiêng
(hình vẽ 2). Bỏ qua tác dụng của trọng lực trong quá trình va chạm. H

Hãy xác định:


a) Vận tốc của vành trước va chạm. 
b) Tìm gia tốc của chuyển động tịnh tiến của khối tâm, chuyển động
quay quanh khối tâm sau va chạm
c) Thời điểm vật bắt đầu trượt xuống.
d) Độ cao cực đại mà vành đạt được sau va chạm. Hệ số ma sát trượt giữa vành và mặt nghiêng là µ.
Bài 39. Một dây xích AB chiều dài l, khối lượng M một phần nằm trên một mặt bàn nhẵn nằm ngang,
phần còn lại có chiều dài h lơ lửng ở ngoài mép bàn.

12
1. Cho đầu B của sợi xích vừa chạm tới mặt sàn. Ở một thời điểm nào đó người ta thả đầu A
của dây xích. Tìm vận tốc của đầu A khi nó rời khỏi mép bàn.
2. Cho đầu B được buông thõng xuống mép bàn. Sợi xích bắt đầu trượt khi phần buông thõng
1
của dây xích là   kl độ dài của xích ( k  ). Hãy tích công của lực ma sát tác dụng lên dây xích
2
khi nó hoàn toàn trượt xuống khỏi mặt bàn. Biết chiều dài xích nhỏ hơn độ cao của bàn.

1
Bài 40. Một thanh đồng chất AB dài 2ℓ, khối lượng M, tâm C, mô men quán tính I  M 2 đối với
3
trục quay qua C vuông góc với thanh. Thanh được đặt trên một trục đi qua O, có bán kính không đáng
kể trùng với trục Oz, OC = d với 0 < d < ℓ.
a) Đặt lên đầu A một vật nhỏ khối lượng y
m, tiếp xúc giữa vật và thanh có hệ số ma sát
trượt là µ. Ban đầu thanh được giữ nằm ngang m
sau đó thả hệ không vận tốc ban đầu. Xét trường B
hợp thanh không trượt mà chỉ quay quanh O. A C O x
Xác định điều kiện để m vẫn còn trên thanh.
b) m được gắn cố định tại A, tiếp xúc giữa thanh và trục có hệ số ma sát µ. Thả hệ từ vị trí ban
đầu khi thanh trùng với Ox (theo phương ngang) và không vận tốc ban đầu. Xác định góc α hợp giữa
thanh và phương ngang tại thời điểm thanh bắt đầu trượt trên trục Oz.
Bài 41.
Một viên đạn có khối lượng m1 = 0,01 kg, bay
theo phương ngang với vận tốc v1 = 400m/s
thì va chạm và cắm sâu vào một cái nêm có
khối lượng m2 = 0,99kg đang đứng yên cùng
với một vật có khối lượng m3 = 1 kg đặt ở
chân nêm như hình. Trong suốt quá trình
chuyển động, m3 không bị nẩy lên. Bỏ qua mọi ma sát và cho g = 10 m/s2.
a) (2 điểm) Tìm độ cao cực đại của vật m3. Biết rằng có một thời điểm cả 3 vật có cùng một
vận tốc và m3 vẫn ở trên nêm.
b) (3 điểm) Tìm vận tốc của nêm và vật m3 khi chúng đã rời nhau.
Bài 42.
Một khối trụ đặc, bán kính R, khối lượng M = 300 g đang đứng
yên trên mặt phẳng ngang. Một chất điểm khối lượng m = 100
g, chuyển động theo phương ngang với tốc độ v0 = 10 m/s đến
và chạm đàn hồi xuyên tâm với khối trụ.

a) (1 điểm) Tìm tốc độ khối tâm O của khối trụ ngay


sau khi va chạm.

b) (3 điểm) Biết hệ số ma sát nghỉ giữa M và mặt phẳng ngang bằng hệ số ma sát trượt giữa
chúng và có giá trị là   0, 2 . Tìm quãng đường khối tâm O đi được kể từ ngay sau khi va chạm cho
đến khi hình trụ lăn không trượt trên mặt phẳng ngang.

13
Bài 43.
Cho cơ hệ như hình vẽ. Vật M có hệ số ma sát nghỉ cực đại bằng ma sát trượt
bằng  đối với mặt ngang, lò xo rất nhẹ có độ cứng k, sợi dây mảnh không dãn và
đủ dài, bỏ qua khối lượng ròng rọc và ma sát tại trục ròng rọc. Khi hệ thống đang
đứng yên, treo nhẹ nhàng vật m vào đầu dưới của lò xo.
1, Xác định khối lượng cực tiểu m0 của m để vật M bắt đầu dịch chuyển.
2, Với m=m0, xác định lực ma sát tác dụng lên M khi gia tốc của m bằng 0; và
khi vận tốc của m bằng 0 lần thứ nhất (không tính trạng thái ban đầu).
3, Với m=2m0, xác định vận tốc của m khi M bắt đầu dịch chuyển.
Bài 44.
Một khối trụ đồng chất khối lượng 20kg bán kính 20cm có thể chuyển động trên
một mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa khối trụ và mặt phẳng ngang =0,1. Lấy
g=10m/s2. Ở thời điểm ban đầu truyền cho khối trụ một chuyển động quay xung quanh
khối tâm với tốc độ góc 0 = 65rad/s và vận tốc của khối tâm v0 = 5m/s. Bỏ qua ma sát
lăn, tính công của lực ma sát.
Bài 45.

Một viên đạn xuyên qua một tấm ván bằng gỗ chiều dày h có vận tốc giảm từ v 0 đến v. Biết

rằng lực cản của tấm ván tỷ lệ với bình phương vận tốc của viên đạn F = - kv 2 , trong đó v là tốc độ
của đạn trong gỗ.

a. Viết biểu thức vận tốc đạn theo theo thời gian khi đạn có trong ván?

b. Tìm thời gian chuyển động của viên đạn trong tấm ván?

Bài 46.

Một cầu thủ tham gia trò chơi đánh bóng chày. Sau đây ta sẽ nghiên cứu một vài điều trong
trò chơi này.

1. Đánh bóng
Như ta đã biết trong lúc đánh bóng thì tay ta có thể sẽ bị đau. Điều này là do bóng sẽ truyền
cho gậy một xung lượng và làm gậy bật ngược trở lại. Khi đó ta phải dùng tay tác dụng vào gậy một
xung lượng để có thể đẩy bóng quay lại, đồng thời tay ta cũng sẽ nhận được một xung lượng từ gậy.
Do thời gian va chạm là rất nhỏ nên lực tác dụng lên tay là rất lớn và tay có thể bị “điếng”. Hãy tìm
vị trí cầm gậy để khi đánh bóng giảm thiểu nguy cơ chấn thương ở tay nhất có thể, tức là tìm khoảng
cách giữa điểm cầm vợt với điểm đánh bóng? Lưu ý: để giải bài toán này ta mô hình hóa gậy đánh

14
bóng như một thanh đồng chất, khối lượng phân bố đều có chiều dài l, khi đánh bóng thì tay ta cầm
vào một đầu của thanh.

2. Tầm xa của bóng


Bây giờ ta xem xét đến chuyển động của quả bóng chày. Giả sử nó là một quả cầu rỗng có bán
kính r. Khi được ném đi giả sử bóng được ném ngang với vận tốc v và có tốc độ quay là từ độ cao
h (sao cho < ). Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nó đã không được đánh để quay trở lại mà rơi
xuống sân thi đấu. Sau khi rơi xuống, nó bật lên với hệ số hồi phục theo phương thẳng đứng là e.
Trước khi bật lại, quả bóng trượt trong một thời gian ngắn. Chính xác khi quả bóng vừa bắt đầu lăn
không trượt, nó bắt đầu bật lên theo quỹ đạo parabol. Chỉ rõ:
a. Góc phản xạ của quả bóng tại thời điểm nó vừa bắt đầu nảy lên.
b. Số vòng lăn được n của quả bóng trên sân trong quá trình trượt trên bề mặt của sân.
c. Tổng tầm xa x của quả bóng sau khi kết thúc quỹ đạo parabol.
Cho biết:

- Trong quá trình va chạm, do có sự mất mát năng lượng nên vận tốc của bóng theo phương

thẳng đứng trước và ngay sau va chạm lần lượt là và và hệ số phục hồi là tỉ số = với <

1.
- Tổng n số hạng đầu tiên của cấp số nhân có số hạng đầu là và công bội là:
( )
=

Bài 47.
Một chú chó làm xiếc nhảy lên một khối trụ đặc, đồng chất đang
nằm yên trên mặt đất và bắt đầu “chạy” trên khối trụ đó. Để đơn giản
bài toán, ta coi chú chó là chất điểm C có khối lượng m, khối trụ coi như
một đĩa tròn tâm O, bán kính a, khối lượng M. Chú chó này rất khéo và
luôn giữ được độ cao h so với mặt đất.
1. Giả sử giữa khối trụ với mặt đất không có ma sát.
a. Chứng minh rằng tâm O của khối trụ đứng yên.

b. Tính lực ⃗ mà chú chó tác dụng lên khối trụ.


c. Tìm phương trình vận tốc góc ω của khối trụ theo thời gian.
2. Giả sử chuyển động của khối trụ trên mặt đất là lăn không trượt.

a. Tính lực ⃗ mà chú chó tác dụng lên khối trụ.


b. Tìm phương trình vận tốc góc của khối trụ theo thời gian.
c. Tìm điều kiện của hệ số ma sát nghỉ k thỏa mãn bài toán.

15
Bài 48.

a. Một vật được ném xiên lên từ gốc tọa độ O với tốc độ v0 nghiêng
so với phương ngang góc α và nằm trong mặt phẳng Oxy (Ox theo
phương ngang, Oy thẳng đứng).

+ Viết phương trình quỹ đạo.

+ Góc α là bao nhiêu thì tầm xa đạt cực đại, tìm tầm xa khi đó.

+ Góc α thay đổi tùy ý, hãy viết phương trình đường giới hạn
vùng không gian trong mặt phẳng Oxy nơi mà vật có thể đi qua, không tính sự nảy lên từ đất. Bỏ
qua sức cản không khí.

b. Một bức tường cao H = 40 m, dày a = 10 m (Hình 1). Lấy g = 10 m/s2. Xác định vận tốc
ném nhỏ nhất từ mặt đất để vật vượt qua tường, không chạm vào tường. Bỏ qua sức cản không khí.

Bài 49.

Vật nhỏ A, khối lượng m chuyển động với vận tốc v 0 đến gặp E
một vật cản B có khối lượng M đang đứng yên trên mặt nằm ngang
như Hình 1. Một mặt của vật B là mặt bán trụ đường kính DE = 2R. A K
Biết A trượt trong mặt phẳng vuông góc với trục bán trụ của vật B. D
Vật B chuyển động tịnh tiến trên mặt nằm ngang. Bỏ qua các loại ma B
Hình 1
sát.
a) Tìm áp lực do A tác dụng lên B khi A ở điểm trung điểm K của cung DE.
b) Tìm điều kiện về v0 để vật A lên tới điểm E.

Bài 50.
Một con gián khối lượng m bò ngược chiều kim đồng hồ theo mép một
cái khay nhiều ô (một cái đĩa tròn lắp trên một trục thẳng đứng), bán kính
R, mômen quán tính I, với ổ trục không ma sát. Vận tốc của con gián (đối
với trái đất) là v, còn khay quay theo chiều kim đồng hồ với vận tốc góc ⃗
0 . Con gián tìm được mẩu vụn bánh mì ở mép khay và dừng lại. R

a) Vận tốc góc của khay sau khi con gián dừng lại, là bao nhiêu? ⃗

b) Cơ năng của hệ có bảo toàn không?


Hình 2

Bài 51. Thanh AB cứng, chiều dài l mỗi đầu gắn một quả cầu nhỏ khối lượng m bằng với khối lượng
của thanh. Ban đầu cho thanh tựa vào tường thẳng đứng như hình vẽ. Đụng nhẹ quả cầu B để nó bắt
đầu trượt trên mặt sàn nằm ngang. Giả thiết rằng trong quá trình chuyển động thanh AB luôn nằm

16
trong mặt phẳng thẳng đứng. Bỏ qua ma sát giữa các quả cầu với tường và sàn. Gia tốc trọng trường

là g .
2.1 Viết biểu thức mo-men quán tính của hệ đối với trục quay qua trọng tâm.

2.2 Tìm vận tốc của quả cầu B và vận tốc góc của thanh khi thanh hợp với sàn góc α.

2.3 Xác định góc α hợp bởi thanh với sàn vào thời điểm mà quả cầu A bắt đầu rời khỏi
tường.

2.4 Xác định vận tốc của trọng tâm của thanh trước khi chạm sàn.

Bài 52.
Trên mặt bàn nằm ngang có một miếng gỗ khối lượng m, tiết diện như Hình 1 (hình chữ nhật
chiều cao R đã bị khoét bỏ 1/4 hình tròn bán kính R). Ban đầu miếng gỗ đứng yên. Một hòn bi sắt có

cùng khối lượng với miếng gỗ chuyển động với vận tốc v0 đến gặp miếng gỗ. Bỏ qua ma sát giữa

hòn bi và miếng gỗ. Lấy gia tốc trọng trường là g = 10m/s2.

1. Miếng gỗ được giữ cố định. Cho vo  3 gR .

Tính tốc độ của hòn bi và áp lực của nó lên miếng gỗ khi


B
nó đến B.

2. Miếng gỗ có thể chuyển động tự do không ma sát trên mặt R


m m
phẳng ngang.
A
a. Tính các thành phần nằm ngang vx và thẳng đứng vy của Hình 1
hòn bi khi nó đi tới điểm B của miếng gỗ. Tìm điều kiện để
hòn bi vượt qua B.

b. Giả thiết điều kiện vượt qua B được thoả mãn. Trong giai đoạn tiếp theo hòn bi và miếng gỗ
chuyển động như thế nào? Tính độ cao cực đại mà hòn bi đạt được so với mặt bàn

Bài 53.
Một hình trụ bán kính R khối lượng M đặt lên mặt phẳng nghiêng góc 
với phương ngang và lăn không trượt xuống. Hệ số ma sát giữa hình trụ với
mặt phẳng nghiêng là .
Hình 2
a. Tìm điều kiện về góc  để hình trụ lăn không trượt trong 2 trường hợp:
hình trụ đặc và hình trụ rỗng.

b. Tìm gia tốc của tâm hình trụ trong 2 trường hợp trên.

17
c. Đặt vào trong hình trụ rỗng bán kính R, khối lượng M một hình trụ đặc đồng chất có bán kính r
= R/2, có khối lượng là m rồi đặt hệ lên mặt phẳng nghiêng góc  và thả ra không vận tốc đầu (Hình
2). Biết rằng không xảy ra sự trượt giữa các hình trụ và giữa hình trụ với mặt phẳng nghiêng khi hệ
lăn xuống. Tìm gia tốc của hệ khi chuyển động ổn định.

Bài 54.

M R
r
S

Một đĩa đồng chất hình trụ (khối lượng M=0,4 kg, bán kính R=6 cm, dày d) được treo bằng
hai dây dài bằng nhau quấn vào một trục bán kính r =0,1 cm đi qua tâm S của đĩa.
Bỏ qua khối lượng của dây và của trục, và bề dày của dây. Lấy g=10 m/s2. Quấn
dây để nâng khối tâm của đĩa lên H=1 m.
a. Cho đĩa tì vào một tấm ván nghiêng góc α=300 so với phương ngang. Đĩa đứng yên
và dây treo có phương thẳng đứng. Tìm hệ số ma sát giữa đĩa và tấm ván.
b. Lấy tấm ván cho đĩa quay và tụt xuống vị trí thấp nhất rồi lại đi lên. Để đơn giản,
giả thiết tâm quay tức thời A của đĩa luôn nằm trên đường thẳng đứng đia qua điểm A
treo. S
Tìm vận tốc góc của đĩa lúc khối tâm S đã tụt quãng đường s.
c. Tìm vận tốc góc của đĩa theo góc quay φ trong giai đoạn đổi chiều và xác định vận
tốc góc cực đại.
Tính gần đúng lực căng tối đa của mỗi sợi dây trong giai đoạn đĩa đổi chiều.

Bài 55. (Cơ chất điểm)


Một thanh dẫn cứng được bẻ thành góc  nằm trên mặt phẳng
ngang. Xâu qua hai cạnh của góc này hai nhẫn như nhau, được
nối với nhau bằng một sợi dây lý tưởng dài 2L . Tại giữa sợi
dây người ta gắn một vật nhỏ có khối lượng bằng khối lượng
của nhẫn. Thời điểm ban đầu người ta giữ hai nhẫn ở vị trí
cách đều đỉnh của góc một đoạn d .
1. Giả sử rằng không có ma sát giữa hai vòng nhẫn và thanh
dẫn. Xác định:
a) lực căng sợi dây và lực cần tác dụng để giữ các vòng nhẫn.
b) gia tốc của hai nhẫn ngay sau khi buông chúng ra.
c) khoảng cách hai nhẫn ban đầu để gia tốc của hai nhẫn tìm được trên là lớn nhất. Tính giá trị lớn
nhất đó.
2. Thực tế giữa hai vòng nhẫn và thanh dẫn là có ma sát nên khi buông tay ra thì hệ vẫn ở trạng thái
cân bằng. Tìm điều kiện của hệ số ma sát giữa vòng nhẫn và thanh dẫn.

18

You might also like