You are on page 1of 9

Đề kiểm tra đội tuyển lần 4

Câu 1:
Một cái đĩa nằm ngang, nhẵn, quay quanh trục thẳng đứng đi qua tâm O
của đĩa với tốc độ góc ω không đổi. Trên đĩa có một thanh mảnh đồng
chất AB dài l, khối lượng m. Thanh AB có thể quay quanh một trục
thẳng đứng đi qua đầu A và gắn với đĩa tại điểm cách O một khoảng a.
Xét trong hệ quy chiếu gắn với đĩa.
1. Xác định độ lớn lực quán tính li tâm tổng hợp tác dụng lên thanh AB
khi nó cân bằng.
2. Tìm vị trí điểm đặt của lực quán tính li tâm tổng hợp tác dụng lên thanh AB khi nó cân
bằng.
3. Tính chu kì dao động nhỏ của thanh trong mặt phẳng đĩa xung quanh trục đi qua A.

Câu 2:
Một bình hình trụ thành mỏng, diện tích tiết diện ngang S, đặt thẳng đứng. Trong
bình có một pitton, khối lượng M, bề dày không đáng kể. Pitton được nối với mặt
trên của bình bằng một lò xo có độ cứng k. Trong bình và ở phía dưới pitton có một
lượng khí lý tưởng đơn nguyên tử, khối lượng m, khối lượng mol là μ. Lúc đầu
nhiệt độ của khí tỏng bình là T 1. Biết rằng chiều dài của lò xo khi không biến dạng
vừa bằng chiều cao của bình. Bỏ qua khối lượng của lò xo và ma sát. Bình và pitton
cách nhiệt tốt. Người ta nung nóng khí trong bình đến nhiệt độ T 2>T 1sao cho pitton
dịch chuyển thật chậm.
1. Tìm độ dịch chuyển của pitton
2. Tính nhiệt lượng đã truyền cho khối khí
3. Chứng minh rằng nhiệt dung của khối khí phụ thuộc vào chiều cao h theo một quy
luật. Tìm quy luật đó.

Câu 3:
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Cho biết: R1 = 3,
R2 = 2, C = 100nF, L là cuộn dây thuần cảm với hệ số
tự cảm L = 0,1H, điện trở ampe kế và dây nối không
đáng kể. Điện trở của các vôn kế là vô cùng lớn. Ampe
kế và vôn kế là ampe kế và vôn kế nhiệt. Đặt vào hai đầu A, B hiệu điện thế u = 5 √ 2cos(t)
(V).
1. Dùng cách vẽ giản đồ vectơ Fresnel tìm biểu thức của các hiệu điện thế hiệu dụngU R 1, U C ,
và cường độ dòng điện hiệu dụng qua2, theo điện áp hiệu dụng U, R1, R2, L, C và .

2. Tìm điều kiện của  để ampe kế có số chỉ lớn nhất có thể. Tìm số chỉ của các vôn kế khi
đó. 3. Tìm điều kiện của  để các vôn kếV 1, và V 2, có số chỉ như nhau. Tìm số chỉ của các
vôn kế khi đó

Câu 4:
Một hệ vật dẫn là hai hình trụ dài đồng trục bán kính R và 2R, cùng chiều dài
L, mặt trụ bán kính R tích điện +Q, mặt còn lại tích điện –Q, đường sinh của
hai mặt trụ không lệch nhau.
a) Giữa mặt trụ bán kính R và 3R/2 chiếm đầy bởi khối điện môi có hệ số
điện môi là ε 1 và giữa mặt bán kính 3R/2 đến 2R chiếm đầy bởi khối điện
môi có hệ số điện môi ε 2. Tính năng lượng của hệ này, từ đó suy ra biểu thức
điện dung của nó.
b) Ở giữa hai mặt trụ không còn tấm kim loại bán kính 3R/2 nữa mà 2 toàn
bộ không gian giữa hai bản tụ ban đầu bị chiếm bởi khối điện môi có hệ số
điện môi biến đổi tuyến tính theo vị trí r tới trục hình trụ, sát mép bản bán kính R điện môi có
hằng số điện môi ε 1, sát mép bản có bán kính 2R là điện môi có hằng số điện môi ε 2. Tính
năng lượng và điện dung của tụ.

Câu 5:
Chiếu lần lượt hai bức xạ có bước sóng ❑1= 0,555m và ❑2= 377nm vào một tấm kim loại
có giới hạn quang điện ❑0thì thấy vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron có độ lớn
gấp đôi nhau.
a. Tìm giới hạn quang điện ❑0 của kim loại đó.
b. Chỉ chiếu bức xạ có bước sóng❑1, tách từ chùm electron bắn ra một electron có vận tốc
lớn nhất rồi cho nó bay từ A đến B trong điện trường đều mà hiệu điện thế U AB = -3V. Tìm
vận tốc của electron khi đến B.

You might also like