You are on page 1of 7

Đề kiểm tra đội tuyển lần 6

Câu 1:
1.Cho cơ hệ như hình vẽ. Ròng rọc cố định và con lăn có dạng hình trụ
đồng chất, cùng khối lượng M và bán kính R. Sợi dây nhẹ không dãn quấn
quanh con lăn rồi vắt qua ròng rọc. Một vật khối lượng m được buộc vào
đầu tự do của dây. Ban đầu hệ đứng yên. Thả cho hệ chuyển động. Biết
rằng dây không trượt trên ròng rọc và con lăn. Mặt phẳng nghiêng góc α cố
định và nhám để con lăn không trượt trên mặt phẳng nghiêng. Tính gia tốc
của vật m theo m, M, R, α và gia tốc trọng trường g.
2. Một quả cầu rắn đồng chất bán kính R, khối lượng M, lăn không trượt
trên một nêm khối lượng M, chiều dài nêm là l, góc nghiêng của nêm là α.
Vận tốc đầu của quả cầu bằng 0, gia tốc trọng trường là g. Giả sử nêm tự
do, không có ma sát giữa nêm và sàn. Tính vận tốc v của nêm khi quả cầu
xuống chân nêm.
Câu 2:
Một mol khí lí tưởng đơn nguyên tử thực hiện theo chu trình như hình 3,
trong đó: Quá trình 1-2 được biểu diễn bằng đường thẳng.
a. - Xác định thể tích chất khí khi có nhiệt độ cao nhất T trong chu trình, và
max

tìm T max theo nhiệt độ tại điểm 1 là T 1. - Vẽ đồ thị chu trình trên trong hệ tọa
độ VOT.
b. Trong quá trình 1-2 có một giá trị V* sao cho khi V 1 <V <V ¿thì chất khí
¿
thu nhiệt, còn khi 4,5V 1 >V >V thì chất khí tỏa nhiệt. Tính giá trị V*.
c. Tính hiệu suất của chu trình.
d. Trên đoạn 1-2 hãy viết biểu thức nhiệt dung theo thể tích: C = f(V)?
Câu 3:
Cho một mạch điện như hình vẽ: Nguồn điện E có điện trở trong không
đáng kể tạo một hiệu điện thế không đổi U 0 giữa hai điểm N, Q; các tụ
điện có điện dung C 1= 2C và C 2 = C, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm
L, điôt D lí tưởng, bỏ qua điện trở của các dây nối. Trước khi ghép vào
mạch, các tụ chưa tích điện. Ban đầu K mở, khi điện tích các tụ đã ổn
định thì đóng khoá K. Chọn gốc thời gian t = 0 là lúc đóng khóa K.
1. Tính cường độ dòng điện cực đại qua cuộn dây.
2. Viết biểu thức biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu điện thế u NP và cường độ dòng điện qua
cuộn dây theo thời gian
Câu 4:
Cho hai ống kim loại mỏng hình trụ (1) và (2), có bán kính lần lượt là
R1= 5cm, R2 = 6cm. Hai trụ trên được lồng vào nhau và đồng trục,
giữa chúng là không khí. Tích điện trái dấu cho hai trụ sao cho mật độ
2 π ε0 U
¿
điện tích dọc theo trục hình trụ có dạng :
( )
ln 2
R , trong đó U là hiệu
R1
điện thế giữa hai trụ. Người ta tạo ra trong khoảng không gian giữa
hai trụ một từ trường đều B = 0,2T, các đường sức từ song song với
trục hình trụ và có chiều như hình. Khoét một lỗ ở trụ ngoài rồi bắn một hạt  có năng lượng
W = 100eV bay vào chính giữa hai trụ theo phương vuông góc bán kính và nằm trong mặt
phẳng hình vẽ. Hiệu điện thế giữa trụ (1) và trụ (2) là bao nhiêu để hạt  luôn chuyển động
cách đều hai trụ. Bỏ qua tác dụng của trọng lực. Cho biết: mα =6,64.10−27kg; q α = 2|e| =
−19 −19
3,2. 10 C; 1eV = 1,6 . 10 J.
Câu 5:
Một cái chậu có đáy là gương phẳng G nằm ngang. Đặt thấu kính L
nhỏ, mỏng, dạng phẳng lồi, tiêu cự là 10 cm, sao cho mặt lồi ở trên còn
mặt phẳng thì nằm trên mặt phẳng ngang qua đỉnh của chậu. Vật sáng
S nằm trên trục chính của thấu kính, ở trong khoảng giữa gương và
20
thấu kính và cho hai ảnh thật, cách nhau cm. Cho nước vào đầy
3
chậu thì hai ảnh thật lúc này cách nhau 15cm. Biết chiết suất của nước
3
là n = , Tìm độ cao h của chậu và khoảng cách từ vật S tới thấu kính.
4

You might also like