You are on page 1of 2

KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN 11 (16 ĐẾN 21.

2) THDUNG
Bài 1: (4 điểm) A
Một cái thước đồng chất AB khối lượng m1 = 200g, chiều dài l = 80cm, có trục quay cố
định nằm ngang đi qua điểm O trên thanh và cách đầu A đoạn OA = 20cm. Đầu B của thước có O
gắn chặt một quả cầu nhỏ C khối lượng m2 = 100g. Hệ đang cân bằng thì người ta bắn theo
phương ngang vào quả cầu C một vật nhỏ khối lượng m3 = 100g với vận tốc v. Biết va chạm là
tuyệt đối đàn hồi và sau va chạm thước đạt góc lệch lớn nhất so với phương thẳng đứng là 600.
Cho g = 9,8m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí và ma sát ở trục quay.
1. Tính vận tốc góc của thước ngay sau va chạm? m3
B
2. Tính vận tốc v của m3 ngay trước va chạm?
Bài 2. (4 điểm) P
Cho một mol khí lý tưởng đơn nguyên tử biến đổi theo một
2
chu trình thuận nghịch được biểu diễn trên đồ thị như hình
vẽ.Trong đó đoạn thẳng 1-2 có đường kéo dài đi qua gốc toạ độ và 3
quá trình 2-3 là quá trình đoạn nhiệt. Biết T1 = 300 K ;
1
P2 = 3P1;V4 = 4V1 . 4

1. Tính các nhiệt độ T2 , T3 , T4 V


0
2. Tính hiệu suất chu trình.
3. Chứng minh rằng trong quá trình 1-2 nhiệt dung của khí là hằng số.
Bài 3. (4 điểm) Hai thanh ray thẳng, dài, song song và cách đều nhau một D A
khoảng bằng ℓ, được đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Người ta đặt lên hai
thanh ray này hai thanh kim loại khác: AB và CD, sao cho chúng vuông
góc với phương của hai thanh ray và cách nhau một khoảng bằng d. Đường ℓ
ray có điện trở không đáng kể, mỗi thanh AB và CD có khối lượng m và
điện trở R; hệ số ma sát giữa hai thanh AB và CD với hai thanh ray là rất C B
nhỏ. Hệ thống được đặt trong từ trường đều, cảm ứng từ B như hình vẽ.
Ở thời điểm đầu, thanh CD đứng yên, thanh AB được truyền vận tốc v 0 dọc theo phương của hai thanh ray
như hình vẽ.
a) Sau khoảng thời gian rất lớn, khoảng cách giữa AB và CD bằng bao nhiêu?
b) Xác định lượng nhiệt tỏa ra sau khoảng thời gian đó.
Bài 4: (4 điểm) Một người cận thị chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 15cm đến 45cm .
a. Người này dùng kính lúp có độ tụ D= 25dp để quan sát một vật nhỏ .Mắt cách kính 10cm .Độ bội giác của
ảnh bằng 3 .Xác định khoảng cách từ vật đến kính
b. Người này đặt mắt sát vào thị kính của một kính hiển vi và quan sát được ảnh của một vật nhỏ trong trạng
thái không điều tiết . Cho biết tiêu cự của vật kính bằng 1cm , tiêu cự của thị kính bằng 5cm , độ dài quang
học của kính hiển vi bằng 10cm. Tính khoảng cách từ vật đến vật kính và độ bội giác của ảnh khi đó ?
Bài 5. (4 điểm)
Cho một mạch điện xoay chiều như sơ đồ hình 1, cuộn dây có độ tự
1 100
cảm L= H, điện trở R0=  , Rlà biến trở, tụ điện có điện dung R
 3
C thay đổi được. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là uAB=220
2. sin(100t ) (V). A C M B
200
a. Điều chỉnh cho R=  . Tìm C để hiệu điện thế UAB cực đại.
3
b. Tìm C để hiệu điện thế UAB không đổi khi R của biến trở biến L, R0
thiên. Hình 1

Câu 6. Trong một thí nghiệm xác định mật độ hạt êlectron tự do trong thanh kim loại, người ta sử dụng các
dụng cụ và thiết bị sau:
- Một nam châm vĩnh cửu hình chữ U;
- Một nguồn điện một chiều;
- Một biến trở;
- Một vôn kế có nhiều thang đo;
- Một thanh kim loại bằng đồng, mỏng, đồng chất, tiết diện đều hình chữ nhật;
- Thước đo chiều dài;
- Cuộn chỉ;
- Cân đòn (cân khối lượng);
- Dây nối, khoá K.
a. Xây dựng các công thức cần sử dụng.
b. Vẽ các sơ đồ thí nghiệm. Nêu các bước tiến hành thí nghiệm.
(Biết khe giữa hai cực từ của nam châm hình chữ U đủ lớn để có thể đưa các dụng cụ cần thiết vào
trong đó).

You might also like