You are on page 1of 13

Bài 1: Một vùng không gian hình cầu bán kính R có mật độ điện tích đều và tổng điện

tích +Q. Một


electron với điện tích –e, khối lượng m, có thể tự do di chuyển bên trong hoặc bên ngoài hình cầu,
chỉ chịu ảnh hưởng từ mật độ điện tích.
1. Trong phần này, bỏ qua hiệu ứng bức xạ.
a. Nếu electron có một quỹ đạo tròn với r > R. Xác định chu kì quĩ đạo T dựa theo một vài
hoặc tất cả các biến r, R, Q, e, và bất kì hằng số cơ bản cần thiết.
b. Nếu electron có một quỹ đạo tròn với r < R. Xác định chu kì quĩ đạo T dựa theo một vài
hoặc tất cả các biến r, R, Q, e, và bất kì hằng số cơ bản cần thiết.
c. Cho biết electron bắt đầu từ trạng thái nghỉ tại r = 2R. Xác định tốc độ của electron khi nó
đi qua tâm của khối cầu theo một vài hoặc tất cả các biến r, R, Q, e, và bất kì hằng số cơ bản cần
thiết.
2. Thực tế khi êlectron chuyển động có gia tốc quanh quả cầu êlectron sẽ bức xạ sóng điện từ

với công suất bức xạ tính bằng công thức trong đó a là gia tốc của êlectron, εo là hằng số
điện, c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Giả sử quỹ đạo của êlectron vẫn gần như tròn trong

mỗi chu kỳ. Tính thời gian bán kính quỹ đạo chuyển động của êlectron giảm từ R xuống . Giả sử
rằng gia tốc toàn phần a hướng vào tâm.
Bài 2: Một vật dẫn hình chữ L bao gồm hai vật dẫn bán vô hạn
trong các mặt phẳng xOz và yOz (hệ trục tọa độ Oxyz), ở đây
mặt cắt ngang được thể hiện trong hình vẽ. Vật dẫn hình chữ L
được nối đất và gốc đặt tại góc vuông. Một sợi dây tích điện, với
mật độ điện tích dài chạy song song với trục Oz được đặt tại
điểm có tọa độ (a,b) trong đó .

1. Chứng tỏ rằng điện thế là hằng số trên các trục Ox,Oy. Tìm điện thế V(x,y,z) với .
2. Tìm điện dung trên một đơn vị chiều dài của sợi dây mảnh bán kính r, đặt tại điểm có tọa độ (a,b).
Bài 3:
1. Một quả cầu tâm O, bán kính R, tích điện đều với mật độ điện khối
ρ (ρ > 0), đặt trong không khí. Người ta khoét quả cầu một hốc hình
cầu tâm O1, bán kính r. O1 nằm trên trục Ox và OO1 = d (Hình 1a).
a. Tìm vec-tơ cường độ điện trường tại một điểm M bên trong hốc cầu.
b. Cho biết r = R/4 và d = R/2. Một điện tích điểm Q > 0 nằm trên trục Hình 1a

Ox và ở rất xa O. Tìm vận tốc cần truyền cho Q để nó có thể chuyển động được đến quả cầu trên
phương Ox. Biết khối lượng của Q là m.
2. Cho một quả cầu kim loại tâm O, bán kính R, đặt cô lập, không tích điện.
a. Tính công để đưa một điện tích điểm q > 0 từ vô cùng đến vị trí M với (Hình 1b).
b. Giả sử ban đầu quả cầu mang điện Q > 0. Khi điện tích q nằm cố định tại M thì mật độ điện tích
mặt của quả cầu là dương ở mọi điểm. Tìm giá trị nhỏ nhất của Q.

Bài 4: Một mặt cầu dẫn mỏng bán kính R 1, một điện tích Q phân bố bên trong mặt cầu với mật độ
điện tích khối , với r là khoảng cách tính từ tâm mặt cầu, a là hằng số. Giả thiết hằng số điện
môi bằng đơn vị.
a. Tìm hằng số a theo Q và R1.
b. Tỉ số năng lượng điện trường bên trong mặt cầu và năng lượng điện trường bên ngoài mặt
cầu.
c. Người ta bao bên ngoài mặt cầu bán kính R 1 một mặt cầu dẫn mỏng bán kính R 2 = 10 cm
sao cho hai mặt cầu đồng tâm. Giữa hai mặt cầu chứa đầy không khí. Tìm R 1 để giữa hai mặt cầu có
hiệu điện thế cực đại trước khi lớp không khí bị đánh thủng.
Bài 5: Một bản điện môi có hai mặt song song được đặt trong điện trường đều có cường độ E 1 =
10,0 V/m và được bố trí sao cho góc α 1 giữa đường pháp tuyến của mặt bản và phương của điện
trường ngoài bằng 30o. Môi trường bên ngoài bảncó hằng số điện môi bằng 1.
1. Điện môi của bản là đồng nhất có ε = 6.
a. Tìm cường độ điện trường E 2 trong bản và góc α2 mà điện trường này tạo với đường pháp
tuyến của mặt bản.
b. Tìm mật độ điện tích liên kết σ xuất hiện trên các mặt bản.
2. Điện môi của bản chỉ biến đổi liên tục, dọc theo phương vuông
góc với hai mặt song song, giá trị điện môi tại mặt thứ nhất là ε 1 = 1,2 và
tại mặt thứ hai là ε 2 = 8. Xác định điện tích liên kết toàn phần trong
khối điện môi giới hạn bởi một đơn vị diện tích bề mặt.
Bài 6: Ba mặt cầu kim loại rất mỏng, đồng tâm bán kính R 1, R2, R3 (R1<
R2< R3) được đặt trong chân không, cách xa các vật khác. Mặt cầu ở giữa K
và mặt cầu phía ngoài cùng được nối với nhau bằng dây dẫn thông qua R R3
khóa K (Hình vẽ). O R1
1. K mở. Tích điện q1, q2, q3 cho các mặt cầu có bán kính tương ứng R 1, R2
R2, R3. Tính điện trường và điện thế tại điểm cách tâm chung O của các
mặt cầu khoảng r. Coi điện thế ở điểm rất xa mặt cầu bằng 0.
2. Đóng K. Tính điện lượng chuyển qua dây dẫn và nhiệt lượng tổng cộng tỏa ra trên dây đó.
Bài 7: Người ta phun một lượng chất lỏng có thể tích V f, tích điện đều với mật độ ρ vào một căn
phòng. Chất lỏng phun vào dưới dạng gồm các hạt nhỏ hình cầu, chúng có thể vỡ ra hoặc kết hợp
với nhau thành giọt lớn hơn. Tuy nhiên ở đây ta coi chúng có kích thước đồng đều dạng hình cầu
bán kính R. Bỏ qua tương tác giữa các hạt, lực liên kết và xét với V ≫ R3.
a. Tính năng lượng tĩnh điện của mỗi giọt và tổng năng lượng của tất cả các giọt trong phòng.
b. Kết quả ở câu a. là không tính đến sức căng bề mặt của chất lỏng, và khi đó các hạt có thể vỡ
ra thành các hạt nhỏ li ti như sương mù. Tuy nhiên thực tế do có sức căng bề mặt nên các hạt vẫn có
một bán kính R0 xác định ở trạng thái cân bằng. Tính tổng năng lượng của các hạt do sức căng bề
mặt và bán kính R0 của mỗi hạt.
Bài 8: Hai quả cầu nhỏ có khối lượng bằng nhau, mang điện
4q -q
tích lần lượt là 4q và –q (q > 0) được đặt tại các điểm A, B 
+ -
trong chân không (hình vẽ).
A B
1. Xét một đường sức đi ra từ A. Gọi góc hợp bởi tiếp
tuyến của đường sức này (tại A)và đường thẳng nối hai điện
tích là . Để đường sức này đi tới B thì  phải thỏa mãn điều kiện nào?

2. Gọi  là khoảng thời gian tính từ thời điểm thả đồng thời hai quả cầu cách nhau một đoạn
r0với vận tốc ban đầu bằng 0 đến thời điểm khoảng cách giữa hai quả cầu là r 0/3. Bỏ qua lực hấp dẫn
tác dụng lên các quả cầu.

a. Cho AB = r0. Nếu giữ cố định một quả cầu còn quả kia được thả cho chuyển động tự do với
vận tốc ban đầu bằng 0 thì sau thời gian 1 bằng bao nhiêu (tính theo ) để khoảng cách giữa hai quả
cầu là r0/3?

b. Cho AB = 2r0. Nếu thả đồng thời hai quả cầu với vận tốc ban đầu bằng 0 thì sau thời gian 2
bằng bao nhiêu (tính theo ) để khoảng cách giữa hai quả cầu là 2r0/3?
Bài 9: Một tụ trụ không khí có bán kính bản trong là , bán kính

bản ngoài là và chiều dài các bản tụ là L,với . b

a) Tìm điện dung của tụ trụ theo các thông số và a L


b) Tụ được đặt để mép dưới của nó tiếp xúc với bề mặt của một chất h
điện môi lỏng rộng vô hạn có hằng số điện môi và khối lượng
riêng là . Nối tụ với nguồn điện thì thấy điện thế bản trong tụ trụ bằngV0 còn điện thế bản ngoài
bằng 0. Khi đó điện môi lỏng dâng lên một đoạn là như hình vẽ. Bỏ qua hiện tượng căng bề mặt

của chất lỏng. Cho gia tốc rơi tự do là g. Tìm theo các thông số và
Bài 10: Hai hạt nhỏ (coi là chất điểm) có cùng khối lượng m 1 = m2 = m hút nhau bằng một lực
xuyên tâm, có độ lớn F. Hạt m1 có thể trượt không ma sát trên thanh cứng Ox; hạt m 2 có thể trượt
không ma sát trên thanh cứng Oy (hình vẽ). Tại thời điểm t = 0 hai hạt bắt đầu chuyển động từ trạng
thái đứng yên và lần lượt cách gốc tọa độ một khoảng x 0 và y0. Bỏ qua trọng lực và tương tác hấp
dẫn giữa hai hạt.
a) Chứng minh rằng với bất kì dạng phụ thuộc của F theo r là như thế nào (F khác 0) thì hai
hạt vẫn đến gốc tọa độ đồng thời.
b) Xét trường hợp riêng F = c (c là một hằng số). Tìm thời gian hai hạt chuyển động cho tới
gốc tọa độ.
c) Xét trường hợp lực hút giữa hai hạt có biểu thức F = F (r) = -br (b là một hằng số). Giả sử
hai hạt khi tới gốc tọa độ O thì có thể chuyển động tiếp mà không cản trở chuyển động của nhau do
va chạm. Hãy viết phương trình chuyển động của hạt m 1 và tìm thời thời điểm hai hạt trở lại gốc tọa
độ lần thứ 2.
Bài 11: Một quả cầu tâm O, bán kính R mang mật độ điện .
a. Chứng minh rằng phân bố này tương đương với sự chồng chất với hai khối cầu bán kính R, có
các tâm lần lượt là O+ và O- có các hoành độ +a và –a trên trục Oz, tích điện đều với với các mật độ
lần lượt bằng và ở giới hạn khi khoảng cách a tiến tới không.

b. Hãy xác định trường và thế tạo bởi phân bố này ở bên trong và
bên ngoài của quả cầu (chọn ở O).
Bài 12: Hai chất điểm khối lượng m và M (M>m) và có cùng điện
tích dương q, ban đầu chúng được giữ cố định cách nhau khoảng l
trong điện trường đều E hướng từ m đến M (Hình 1). Đồng thời thả
hai chất điểm tự do và giả thiết rằng trong quá trình chuyển động chúng chỉ luôn chuyển động trên
một đường thẳng cố định nối m và M lúc đầu. Hãy tìm khoảng cách lớn nhất giữa hai chất điểm
trong quá trình chuyển động tiếp theo.
Bài 13:
1. Trên hình 1a, hai vỏ cầu kim loại đặt
đồng tâm có các bán kính và được
nối đất. Đưa vào giữa hai bản một điện
tích nằm cách tâm hai vỏ cầu một
khoảng Tìm điện tích và
trên các vỏ cầu. Hình 1
2. Bây giờ ngắt khóa cho cả hai vỏ cầu
đều không tiếp đất rồi di chuyển điện tích ra xa vô cùng. Dùng một khóa đôi lần lượt tiếp đất cho
vỏ cầu trong, rồi vỏ cầu ngoài, rồi lại vỏ cầu trong, cứ lần lượt như thế sau khi mỗi vỏ cầu (trong và
ngoài) tiếp đất lần, điện tích trên chúng là và (Hình 1b). Tìm các điện tích này.
Bài 14: Nghiên cứu thế năng tĩnh điện thông qua phương pháp ảnh điện
Chọn mốc thế năng tĩnh điện ở vô cùng. Tính thế năng tĩnh điện của điện tích q trong các trường
hợp sau:

1. Điện tích q đặt cách một bản phẳng dẫn điện dài vô hạn đoạn a (hình vẽ a).
2. Hai điện tích +q và và –q đặt cách nhau một đoạn d. Cả hai điện tích đều cách bản phẳng
dẫn điện dài vô hạn một đoạn a (hình vẽ b).
3. Một điện tích q cách hai bản vật dẫn đoạn a và b. Hai bản vật dẫn là một nửa bản vật dẫn
dài vô hạn và vuông góc với nhau (hình vẽ c).

Bài 15: Hai bản kim loại A và B (cô lập) phẳng giống nhau được đặt nằm ngang, song song, đối
diện với nhau. Diện tích của mỗi bản là S và khoảng giữa chúng bằng d. Tích điện cho bản A đến
điện tích –q rồi nối tắt hai bản với nhau. Trong không gian giữa hai bản A và B, tại khoảng cách d/4
bên trên bản dưới, người ta đặt vào một tấm kim loại D có cùng diện tích S, khối lượng và điện tích
của tấm này là m và q.
a.Tìm điện tính của mỗi bản kim loại A và B khi đó.
b.Hỏi phải truyền cho tấm kim loại D một vận tốc cực tiểu bằng bao nhiêu theo hướng thẳng đứng
lên trên để trong quá trình chuyển động nó đạt được tới độ cao d/4 so với vị trí ban đầu của nó?
Bài 16: Thanh mảnh AB chiều dài l, có khối lượng trên một đơn vị chiều dài phụ thuộc khoảng cách

x tính từ A theo công thức


( )
ρ( x )=ρ0 1+
x
l , với 0=const. Thanh có thể a
quay tự do trong mặt phẳng thẳng đứng quanh một trục nằm ngang cố A
định qua A (như bên). Bỏ qua mọi ma sát, lực cản không khí.
1. Tính chu kỳ dao động nhỏ của thanh quanh vị trí cân bằng.
2. Thanh AB được tích điện đều với mật độ điện dài λ 1 >0 . Trong
mặt phẳng của thanh, phía trên trục quay một đoạn a có một dây dẫn thẳng
B
dài vô hạn nằm ngang tích điện đều với mật độ điện dài λ 2 >0 .Tính chu
kỳ dao động nhỏ của thanh quanh vị trí cân bằng. (Trong quá trình dao
động coi λ 1 , λ 2 =const ) .
Bài 17: Trong không gian có 4 hạt giống nhau tích q và –q xen kẽ nhau và chúng nằm trên 4 đỉnh
của hình vuông tâm O và cách O khoảng R. Bỏ qua tác dụng của các lực khác so với lực điện.
Truyền cho cả 4 hạt vận tốc như nhau theo phương vuông góc với bán kính tâm O. Biết trong quá
trình chuyển động 4 hạt luôn nằm trên 4 đỉnh của 1 hình vuông và khoảng cách gần nhất đến tâm
là 0,5R.
a. Xác định quỹ đạo chuyển động của điện tích và các thông số quỹ đạo
b. Tìm thời gian ngắn nhất đến vị trí gần O nhất
c. Tìm vận tốc ban đầu của mỗi hạt.
Bài 18: Hai bản A và B của một tụ điện phẳng là hai tấm kim loại mỏng hình vuông đặt thẳng đứng
cạnh 15 (cm) và đặt cách nhau 5 (cm) trong không khí. Bản B nối đất còn bản A nối với nguồn điện
có điện thế V0 = 60 (kV) sau đó ngắt khỏi nguồn. Một quả cầu nhỏ có khối lượng m = 0,1 (g), bán
kính r = 0,3 (cm) được treo vào điểm O của bản A bằng một sợi dây tơ không giãn, khối lượng
không đáng kể và không dẫn điện dài l = 9,7 (cm). Ban đầu quả cầu chạm vào bản A, sau đó chuyển
động qua lại va chạm vào A và B một số lần và cuối cùng dừng lại khi dây treo hợp với phương
thẳng đứng một góc α.
a. Hãy giải thích hiện tượng? Tính góc α và hiệu điện thế cuối cùng V f O
giữa hai bản A và B?
b. Tính số lần n chuyển động qua lại của quả cầu trước khi nó dừng
hẳn?
Cho g = 9,81 m/s2. Cho biết điện trường giữa hai bản A và B là điện
trường đều. Cho biết điện dung của quả cầu dẫn bán kính r tính bằng công

thức , với . A B
Bài 19: Cho một tụ điện phẳng có diện tích bản tụ là S, khoảng cách giữa
hai bản tụ là d. Chọn trục tọa độ 0x vuông góc với bản tụ, gốc 0 nằm trên một bản tụ (Hình 2).
Người ta lấp đầy không gian giữa hai bản tụ bằng một tấm x
điện môi có hằng số điện môi phụ thuộc vào tọa độ x theo
d U0
quy luật với và là các hằng số dương. O
Tụ được mắc vào một hiệu điện thế không đổi. Hãy tính: Hình 2
a. Điện dung của tụ điện.
b. Tổng độ lớn điện tích liên kết bên trong khối điện môi.
c. Tính công cần thiết để đưa một nửa tấm điện môi ra khỏi tụ. Bỏ qua mọi ma sát và tác dụng
của trọng lực.
Bài 20: Một điện tích điểm mang điện tích dương q được đặt gần một quả cầu kim loại bán kính R.
Quả cầu được nối đất và giữ cố định.
d R
1. Điện tích điểm q được đặt cố định tại một điểm nằm
cách tâm quả cầu một khoảng d (Hình 3a). Bằng phương pháp q
ảnh điện. Hãy
Hình a.
a. Xác đinh lực tương tác giữa điện tích q và quả cầu.

b. Xác định véctơ cường độ điện trường tại các điểm nằm trên đường nối điện tích và tâm
quả cầu, cách điện tích q một khoảng r.
2. Điện tích điểm q có khối lượng m được nối với một sợi
R q
dây mềm, nhẹ, mảnh, không dãn, cách điện và có chiều dài
Đầu kia của dây được gắn vào điểm O cố định (Hình b). Điểm O
L O
và tâm quả cầu cách nhau L Bỏ qua tác dụng của Hình b.
trọng lực. Kích thích để q dao động nhỏ trong điện trường. Tìm
tần số dao động.
Bài 21:
a. Một hình vuông mỏng có cạnh bằng a , tích điện đều với mật độ điện tích mặt Tìm điện thông
gửi qua một mặt của hình vuông (hình vuông có hai mặt).
b. Một hình lập phương cạnh a , có sáu mặt tích diện đều với mật độ điện tích mặt . Tìm điện
thông gửi qua một mặt của hình lập phương.
c. Tìm lực mà năm mặt của hình lập phương ở ý b) tác dụng lên mặt còn lại.

Biết độ điện thẩm chân không là .


Bài 22: Một tụ điện phẳng với mỗi bản tụ là một hình
chữ nhật chiều dài b, chiều rộng a (hình 1). Hai bản tụ h
a x
cố định, nằm thẳng đứng, đối diện nhau và cách nhau
đoạn . Lúc đầu, tụ điện được nối vào nguồn một
chiều có suất điện động không đổi. Sau đó, tụ điện b
Hình 1
được ngắt khỏi nguồn và nhúng thẳng đứng trong một
điện môi lỏng có hệ số điện môi ε, khối lượng riêng ρ. Chất điện môi có thể trượt không ma sát trên
mặt bản tụ. Tính chiều cao h mà cột chất lỏng dâng lên giữa hai bản tụ.

Bài 23: Một tụ điện phẳng được đặt trong một điện trường đều cường độ có các đường sức điện
cùng hướng với đường sức điện bên trong tụ. Tụ đã được tích đến điện tích q, diện tích các bản tụ là
S và cách nhau một khoảng d. Hãy xác định công cực tiểu để:
a. Đổi chỗ vị trí giữa các bản tụ.
b. Xoay các bản tụ song song với đường sức của điện trường ngoài.
c. Rút tụ ra khỏi điện trường.
Bài 24: Gia tốc kế dùng để kích hoạt các túi khí an toàn trong
các ôtô khi xảy ra va chạm được đơn giản hóa bằng một hệ cơ
điện mô tả ở hình 1 gồm một vật có khối lượng M gắn cố định
A B C
với một bản tụ B và gắn với hai lò xo có cùng độ cứng k. Bản
B có thể dịch chuyển trong khoảng giữa hai bản A, C gắn cố
định và ba bản này luôn song song với nhau. Tất cả các bản
đều giống nhau, cùng diện tích S, có khối lượng và độ dày
không đáng kể. Hai bản A, C được nối với các điện thế cho
C0
trước V và - V, còn bản B nối đất thông qua một cái chuyển
mạch hai trạng thái. Khi toàn bộ hệ thống không có gia tốc thì
khoảng cách giữa mỗi bản A, C và bản B là d, nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước của các bản.
Bỏ qua tác dụng của trọng lực, giả thiết rằng hệ tụ điện được gia tốc cùng với ôtô với gia tốc a
không đổi. Ta cũng giả thiết rằng trong quá trình gia tốc đó, lò xo không dao động và tất cả các
thành phần của tụ điện phức hợp này đều ở vị trí cân bằng của chúng, tức là chúng không chuyển
động đối với nhau và do đó, cũng không chuyển động so với ôtô. Do sự gia tốc này, bản di động B
sẽ bị dịch chuyển đi một đoạn x nhất định tính từ vị trí ở chính giữa hai bản cố định A, C.
1. Xét trường hợp chuyển mạch ở trạng thái (1), hãy biểu diễn gia tốc không đổi a như là hàm
của x. Khi x << d, chứng minh rằng vật M thực hiện dao động cưỡng bức, tính tần số góc của dao
động đó và điều kiện của độ cứng lò xo để thỏa mãn.
2. Bây giờ giả thiết rằng chuyển mạch ở trạng thái (2), tức là bản di động B được nối đất thông
qua một tụ điện có điện dung C0 (ban đầu không tích điện). Xét trường hợp x << d.
2.1. Tính điện thế V0 của tụ C0 như là hàm của x.
2.2. Bỏ qua mọi ma sát, cho d = 1,0 cm, S = 2,5.10 -2 m2, k = 4,2.103 N/m, V = 12 V, M
= 0,15 kg. Hệ thống được thiết kế sao cho khi điện thế trên tụ điện C 0 đạt giá trị V0 = 0,15 V thì túi
khí sẽ được kích hoạt. Chúng ta muốn rằng túi khí không bị kích hoạt trong quá trình phanh bình
thường, khi gia tốc a của ôtô nhỏ hơn gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s 2, và sẽ bị kích hoạt nếu a ≥ g.
Xác định giá trị điện dung C0 để thỏa mãn điều kiện này.
Bài 25: Hai bản kim loại phẳng A và B đặt thẳng đứng, cố định, đối diện
nhau, cách nhau một đoạn d. Biết d rất nhỏ so với kích thước mỗi bản. Hai L
bản A, B ban đầu chưa tích điện và được nối với một cuộn cảm thuần có độ
tự cảm L như hình 1. Người ta đột ngột tách ra từ một bản một điện tích
dương q0 nằm trong một lớp mỏng vật chất và cho nó chuyển động tịnh tiến A B
như toàn bộ với vận tốc v không đổi theo phương vuông góc với mặt bản,
đến bản kia.
Tìm biểu thức cường độ dòng điện qua cuộn cảm trong thời gian lớp điện d
tích còn chuyển động trong khoảng giữa hai bản A và B. Hình 1
Bài 26: Ba quả cầu giống nhau được đặt tại 3 đỉnh của tam giác đều cạnh a, được nối với
nhau bằng các sợi dây. Điện tích và khối lượng của mỗi quả cầu là q và m. Người ta cắt một
trong các sợi dây. Tìm vận tốc cực đại của quả cầu ở giữa. Bỏ qua tác dụng của trọng lực.
Bài 27: Trên đường tròn tâm O, bán kính R o đặt bốn chất điểm tại bốn
đỉnh của một hình vuông như hình vẽ. Khối lượng của mỗi chất điểm đều
bằng m. Hai chất điểm có điện tích +q, hai chất điểm còn lại có điện tích
–q. Ban đầu, truyền cho tất cả các chất điểm vận tốc có độ lớn như nhau,
theo phương tiếp tuyến với đường tròn, chiều thuận chiều kim đồng hồ
(hình vẽ) . Biết trong quá trình chuyển động, khoảng cách nhỏ nhất của
mỗi chất điểm đến tâm O của đường tròn là R 1 ( R1 <Ro ). Bỏ qua tác dụng
của lực hấp dẫn.
a. Các chất điểm sẽ chuyển động theo quỹ đạo như thế nào?
M•
b. Tìm thời gian đặc trưng cho chuyển động của mỗi chất điểm.
h
Bài 28: Hai tấm phẳng giống nhau tích điện đều với mật độ điện mặt tấm
trên là  và tấm dưới là -. Chúng được đặt song song và đối diện như
hình 1. Tính cường độ điện trường tại M ở độ cao h so với tấm trên, biết σ
M nằm trong mặt phẳng chứa hai mép và mặt phẳng đối xứng. Khoảng −σ

cách giữa các tấm d << h<< bề rộng của các tấm. Hình 1
Bài 29: Hai bản của một tụ điện phẳng đặt trong không khí có cùng diện
tích S, có thể chuyển động không ma sát dọc theo một sợi dây cách điện nằm ngang xuyên qua tâm
của chúng. Một bản có khối lượng m, điện tích Q còn bản kia có khối lượng 2m, điện tích -2Q. Ban
đầu hai bản được giữ cách nhau một khoảng 3d.
a) Tìm năng lượng điện trường giữa hai bản tụ.
b) Ở thời điểm nào đó người ta thả hai bản ra. Hãy xác định vận tốc của mỗi bản khi chúng
cách nhau một khoảng d.
Bài 30: Tụ điện phẳng có diện tích S, khoảng cách 2 bản = d. Chọn trục Ox như hình vẽ. Người ta

lấp đầy tụ bằng 1 tấm điện môi có


Tụ được mắc vào U0 như hình vẽ
1. Tính điện dung của tụ?
2. Mật độ điện tích trên các bản tụ và điện trường tại điểm trong tụ có tọa độ x?
3. Công để đưa 1 nửa tấm điện mới ra khỏi tụ =? Bỏ qua ma sát, g.
Bài 31:
Tụ phẳng gồm hai bản mỏng tròn lớn bằng chất cách
điện, mỗi bản có diện tích S được giữ cố định trong
không khí, cách nhau một đoạn nhỏ d, tích điện tích +Q
và -Q phân bố đều trên bề mặt. Ở tâm mỗi bản có khoét
một lỗ nhỏ. Dọc theo đường thẳng qua lỗ, từ rất xa có
một quả cầu rất nhỏ khối lượng m tích điện tích +q
chuyển động về phía bản tích điện +Q (H1) .

(H1)
a. Tìm vận tốc nhỏ nhất của quả cầu của quả cầu để nó có thể xuyên qua tụ điện ?
b. Nếu vận tốc lúc đầu của quả cầu lớn gấp đôi vận tốc tối thiểu ở a thì khi ra khỏi tụ điện tại điểm
N nó có vận tốc là bao nhiêu ?
Bài 32: Khối cầu bán kính R gồm có các ion dương phân bố đều, điện tích tổng cộng Q > 0. Điện
tích điểm khối lượng m, điện tích - q < 0 nằm tại tâm khối cầu. Coi rằng sự có mặt của - q không
làm ảnh hưởng đến phân bố điện tích trong khối. Bỏ qua tác dụng của trọng lực và cho rằng các
điện tích không va chạm với nhau trong quá trình chuyển động.
a. Xác định cường độ điện trường gây ra bởi khối cầu phụ thuộc theo bán bính vẽ đồ thị
b. Phải cấp cho - q động năng ban đầu tối thiểu bằng bao nhiêu để nó có thể ra tới bề mặt
khối cầu ?
c. Trong trường hợp trên, tìm thời gian để - q ra đến bề mặt khối.
Bài 33: Hai bản kim loại rộng hình chữ nhật, diện tích S, chiều dài l được đặt song song cách nhau
một khoảng d. Các bản được tích điện đến hiệu điện thế U. Một tấm điện môi hằng số , bề dày d,
bị hút vào khoảng không giữa hai bản. Chiều dài tấm lớn hơn
Hãy xác định sự phụ thuộc của lực tác dụng lên điện môi vào x trong hai trường hợp:
a. Hai bản ngắt khỏi nguồn.
b. Hai bản vẫn nối với nguồn. Hãy giải thích do đâu có lực hút nói trên.
Bài 34: Hai bản tụ điện phẳng được mắc vào một nguồn có suất điện động là E và điện trở trong là

r. Các bản tụ đặt thẳng đứng và đưa một bình lớn chứa chất lỏng có khối lượng riêng ρ1 và hằng số

điện môi ε1 tới sát mép dưới của các bản tụ. Khi đó chất lỏng sẽ bắt đầu được hút vào trong tụ.
Trong thời gian thiết lập cân bằng trong hệ có toả ra nhiệt lượng là Q. Hỏi lượng nhiệt toả ra trong

hệ này là bao nhiêu? Nếu thay chất lỏng trên bằng một chất lỏng khác có khối lượng riêng ρ 2 và

hằng số điện môi ε 2 . Bỏ qua sức căng mặt ngoài.


Bài 35: Ở cách xa các vật thể khác trong không gian, có hai quả cầu nhỏ tích điện. Điện tích và khối
lượng của các quả cầu lần lượt là q 1= q, m1 =1g; q2 = -q, m2 = 2g. Ban đầu, khoảng cách hai quả cầu
là a = 1m, vận tốc quả cầu m 2 là 1m/s, hướng dọc theo đường nối hai quả cầu và đi ra xa m 1 và vận
tốc của quả cầu m1 cũng bằng 1m/s, nhưng hướng vuông góc với đường nối hai quả cầu. Hỏi với giá
trị điện tích q bằng bao nhiêu thì trong chuyển động tiếp theo, các quả cầu có hai lần cách nhau một
khoảng bằng 3m? Chỉ xét tương tác điện của hai quả cầu.
Bài 36: Hai hạt α A và B, lúc đầu hạt
A đứng yên, B bay từ rất xa tới với vận B + →

tốc như hình vẽ.


m
0 v h

Tính khoảng cách ngắn nhất mà m


A +
B có thể tới gần A. Xét hai trường hợp:
a. h = 0.
b. h ≠ 0.
4
(Hạt α là hạt nhân của nguyên tử 2 He , mang điện tích +2e)

Bài 37: Một tụ phẳng không khí tạo bởi hai bản song song, mỗi vản có
diện tích S = 20 cm2, đặt cách nhau một khoảng d = 2mm. Giữa hai bản
tụ đặt một tấm có bề dày là d/2 có cùng diện tích với hai bản tụ, hằng số
điện môi = 2 và điện trở suất  = 1010 .m. Tụ được mắc vào một
nguồn điện không đổi 50V qua khóa K (như hình vẽ).
a. Tính thời gian đặc trưng của sự tồn tại dòng điện trong mạch
khi đóng khóa K.
b. Vẽ phác đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc điện tích trên tụ theo K
U
thời gian. 0
c. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên tấm trong thời gian tồn tại dòng điện trong mạch.
Bài 38:
a.Tìm cường độ điện trường do một quả cầu đặc bán kính R tích điện
đều theo thể tích với mật độ điện khối ρ gây ra tại điểm cách tâm của
mặt cầu một đoạn r.
b.Bên trong một khối cô lập tâm O bán kính R, tích điện đều với mật độ
điện khối ρ có một cái hốc hình cầu tâm O 1 bán kính r, OO1=a (Hình 1).
Chứng tỏ điện trường trong hốc là điện trường đều và có độ lớn bằng
ρa
2 ε 0 . Nếu O trùng O1 thì kết quả sẽ ra sao? Hình
1

Bài 39: Hai bản kim loại A và B (cô lập) phẳng giống nhau được đặt nằm ngang, song song, đối
diện với nhau. Diện tích của mỗi bản là S và khoảng giữa chúng bằng d. Tích điện cho bản A đến
điện tích –q rồi nối tắt hai bản với nhau. Trong không gian giữa hai bản A và B, tại khoảng cách d/4
bên trên bản dưới, người ta đặt vào một tấm kim loại D có cùng diện tích S, khối lượng và điện tích
của tấm này là m và q.
a. Tìm điện tích của mỗi bản kim loại A và B khi đó.
b. Hỏi phải truyền cho tấm kim loại D một vận tốc cực tiểu bằng bao nhiêu theo hướng thẳng đứng
lên trên để trong quá trình chuyển động nó đạt được tới độ cao d/4 so với vị trí ban đầu của nó?
Bài 40: Nguyên tử của một nguyên tố bao gồm hạt nhân mang điện Ze đặt tại tâm (Z là nguyên tử
số của nguyên tố, e là điện tích nguyên tố) và lớp vỏ do các electron chuyển động xung quanh hạt
nhân tạo thành. Coi phân bố điện tích của lớp vỏ chỉ phụ thuộc khoảng cách r tới tâm hạt nhân với
mật độ điện khối như sau:

nếu

nếu
Trong đó n, A và a là các hằng số.
a) Chỉ ra rằng n phải lớn hơn một giá trị xác định. Tìm giá trị đó.
b) Nguyên tử đang trung hòa về điện, hãy tìm hằng số A.
c) Tìm điện trường và điện thế tại một điểm bất kỳ trong không gian do nguyên tử gây ra.

You might also like