You are on page 1of 4

THƯ VIỆN VẬT LÝ ÔN TẬP KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ nhất: 23/12/2023
Đề thi gồm 04 trang, 05 câu

Câu I (4,0 điểm).


Hai quả cầu nhỏ cùng kích thước (nhưng khác chất liệu) có khối
lượng tương ứng là m1 và m2 được nối với nhau bằng một lò xo nhẹ
có độ cứng k và chiều dài tự nhiên 0 (Hình 1a). Hệ đang nằm yên
cân bằng trên mặt bàn nằm ngang nhẵn thì vật m1 được truyền vận tốc Hình 1a
đầu v0 . Ta khảo sát chuyển động của hệ trong hai trường hợp sau:
1. Trường hợp 1: Vận tốc v0 hướng dọc theo trục lò xo ra xa vật m2 .
a) Trong hệ quy chiếu gắn với khối tâm của hệ, chứng minh các vật m1 và m2 dao động điều hòa
với cùng chu kỳ. Thiết lập biểu thức tính chu kỳ này.
b) Trong quá trình chuyển động, hãy tìm độ dài lớn nhất và nhỏ nhất của lò xo.
c) Viết biểu thức tính vận tốc của mỗi vật theo thời gian (đối với hệ quy chiếu gắn với mặt bàn).
2. Trường hợp 2: Vận tốc v0 vuông góc với trục lò xo. Cho biết khối lượng m1 = m2 = 120 g, độ
cứng của lò xo k = 50 N/m, chiều dài tự nhiên lò xo 0 = 20 cm và vận tốc ban đầu v0 = 3 m/s.
a) Xác định độ cao mà khối tâm của hệ hai vật đạt được so với mặt bàn.
b) Tìm chiều dài lớn nhất của lò xo trong quá trình chuyển động của hệ.
3. Trong ý này người ta nối vật m2 với vật m3
giống hệt vật m1 thông qua một lò xo nhẹ cũng có
độ cứng là k (Hình 1b). Hệ ba vật đang nằm im
cân bằng trên mặt bàn thì vật m1 được truyền vận Hình 1b
tốc đầu v0 dọc theo trục lò xo về phía vật m2 . Hãy
viết biểu thức xác định vị trí của ba vật theo thời gian so với vị trí ban đầu của chúng.

Câu II (4,0 điểm).


Trong vật lý lượng tử, bức xạ điện từ được lượng tử hóa thành tập hợp của rất nhiều photon.
Chúng ta sẽ khảo sát nhiệt động lực học của một đám khí gồm N photon với các thông số trạng
thái áp suất p , thể tích V và nhiệt độ T . Khí photon thỏa mãn các tính chất sau:
(i) trong phương trình trạng thái của khí photon, áp suất p của khí chỉ phụ thuộc vào nhiệt
độ T , không phụ thuộc tường minh vào thể tích V của khí;
(ii) entropy S của khí là S = 3,6 NkB với k B là hằng số Boltzmann;
(iii) nội năng U của khí là U = 3 pV .
1. Giả sử đám khí photon trên thực hiện một chu trình Carnot thuận nghịch 1-2-3-4-1 trong đó 1-2
và 3-4 là các quá trình đẳng nhiệt ở các nhiệt độ lần lượt là T và T   T còn 2-3 và 4-1 là các quá
trình đoạn nhiệt thuận nghịch.
a) Chứng minh rằng trong các quá tình đoạn nhiệt thuận nghịch của khí photon, áp suất và thể tích
luôn tuân theo hệ thức Poisson pV  = const và xác định hệ số đoạn nhiệt  của khí photon. Hãy
so sánh kết quả thu được với khí lí tưởng của các phân tử đơn, lưỡng và đa nguyên tử.
b) Hãy xác định nhiệt lượng mà đám khí photon thu được ở hai quá trình đẳng nhiệt 1-2 ( Q ) và
quá trình 3-4 ( Q ) theo p1 , p3 ,V1 ,V3 .

Trang 1/4
c) Biết rằng chu trình Carnot trên của đám khí photon là lí tưởng và thuận nghịch, dựa vào định lý
Carnot, hãy chứng minh rằng áp suất của khí photon và nhiệt độ của nó liên hệ với nhau qua hệ
1
thức p (T ) = bT n và xác định n .
3
2. Do giả thiết (i), liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ của khí photon ở câu 1.c luôn đúng cho mọi quá
trình khác. Bây giờ, giả sử khí photon trên thực hiện các quá trình biến đổi đẳng tích và đẳng nhiệt
liên tiếp sau: (V0 = 0, T0 = 0) → (0, T ) → (V , T ) .
a) Entropy của khí photon và số photon ở trạng thái cuối phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ T và
thể tích V của khí?
b) So sánh giá trị pV T của khí photon với của khí lí tưởng các phân tử thông thường.
c) Năng lượng trung bình của một photon bằng bao nhiêu kBT ?
d) Nhiệt dung riêng đẳng tích Cv và nhiệt dung riêng đẳng áp C p của một mol khí photon phụ thuộc
như thế nào vào nhiệt độ T và thể tích V của khí? Khí photon có tuân theo hệ thức Mayer không?

Câu III (4,0 điểm).


Một hệ gồm hai vật dẫn được nhúng chìm trong một chất điện môi lỏng đồng chất, dẫn điện
kém. Khi một hiệu điện thế không đổi được đặt vào giữa hai vật dẫn, thì hệ có cả điện trường và từ
trường. Trong bài toán này, ta sẽ khảo sát một hệ như vậy.
1. Đầu tiên, xét một dây dài vô hạn, đặt trong chân không, với điện tích trên một đơn vị chiều dài
là . Tìm vecto cường độ điện trường E (r ) do dây gây ra.
2. Điện thế gây bởi dây dài tích điện có thể được viết dưới dạng V (r ) = f (r ) + K , trong đó K là
một hằng số. Xác định f (r ).
3. Hãy tính điện thế trong toàn không gian V ( x, y, z ) được gây nên một dây dài vô hạn với điện
tích trên một đơn vị chiều dài là  , đặt tại x = −b và một dây dài vô hạn khác với điện tích trên
một đơn vị chiều dài là − , đặt tại x = b. Cả hai dây đều song song với trục 0 z. Lấy giá trị điện
thế V = 0 tại gốc tọa độ. Hãy phác họa các mặt đẳng thế.
4. Bây giờ, xét hai vật dẫn hình trụ rỗng giống nhau, có bán kính R = 3a đặt trong chân không.
Độ dài của hai vật bằng nhau và lớn hơn nhiều so với bán kính của vật  R. Các trục của cả hai
vật đều thuộc mặt phẳng xz và song song với trục z, một trục cắt trục x tại x = −5a và trục kia
cắt trục x tại x = 5a. Một hiệu điện thế V0 được đặt vào giữa hai vật (vật ở x = −5a có điện thế
cao hơn) bằng cách mắc chúng vào một bộ pin. Bỏ qua mọi hiệu ứng rìa. Tính điện thế trong tất cả
các miền không gian. Lấy giá trị điện thế V = 0 tại gốc tọa độ. Tính điện dung C của hệ.
5. Bây giờ nhúng cả hai vật dẫn hình trụ với các thiết lập như ở ý 4. trong một chất lỏng dẫn điện
kém, với độ dẫn điện là  .
a) Hãy tính dòng điện toàn phần chạy giữa hai vật này. Giả sử hằng số điện môi của chất lỏng bằng
hằng số điện môi của của chân không ( =  0 ). Tính điện trở R của hệ.
b) Tính từ trường do dòng điện trong phần 5.a tạo ra. Giả sử độ từ thẩm của chất lỏng bằng độ từ
thẩm của chân không (  = 0 ).
adx x
Cho biết công thức nguyên hàm: a 2
+x 2
= arctan   + C , trong đó C là một hằng số.
a
Câu IV (4,0 điểm).
Sau cơn mưa, bầu trời trong xanh, trong không khí có rất nhiều hạt bụi lơ lửng, những giọt nước
nhỏ, nếu mặt trời chiếu từ phía sau ở góc thấp, có thể quan sát thấy cầu vồng (Hình 4a). Đôi khi
cùng một lúc hai cầu vồng xuất hiện, cầu vồng bên trong gọi là cầu vồng chính (Cầu vồng cấp 1),
chỉ có 1 lần phản xạ của ánh sáng mặt trời trong các giọt nước; cầu vòng tối hơn bên ngoài được
gọi là cầu vồng phụ (Cầu vồng cấp 2), có 2 lần phản xạ của ánh sáng mặt trời trong các giọt nước.
Thông thường chỉ có thể quan sát được cầu vồng cấp 1 và 2 trong tự nhiên, còn cầu vồng cấp cao
hơn có thể được nhìn thấy trong môi trường phòng thí nghiệm.

Trang 2/4
Hình 4a

Hình 4b
Hình 4c
Xét một giọt nước hình cầu có đường kính cỡ 102 μm (Hình 4b), một tia sáng tới nằm trong mặt
phẳng chứa tâm của giọt nước, mặt phẳng này cắt giọt nước hình cầu tạo thành một hình tròn lớn
nhất, ánh sáng đi vào giọt nước bị phản xạ và khúc xạ tạo thành các tia sáng phát ra và tất cả các
tia sáng đều ở trong mặt phẳng này. Tia sáng phát ra sau k lần (k = 0,1, 2,...) phản xạ ánh sáng
trong giọt nước được gọi là tia sáng cấp k. Biết tia sáng tới mặt ngoài của giọt nước với góc tới i,
chiết suất của không khí và nước lần lượt là 1 và n.
1. Hãy xác định góc lệch k của tia sáng cấp k.
2. Xét một chùm ánh sáng đơn sắc song song chiếu vào một giọt nước, các vị trí tới khác nhau
tương ứng với các góc tới khác nhau (Hình 4c). Khi góc tới i thay đổi, góc lệch k của tia sáng
cấp k có giá trị nhỏ nhất  km . Hãy tìm biểu thức của km và góc tới tương ứng của nó ik .
3. Chiết suất n của giọt nước ứng với các ánh sáng đơn sắc có bước sóng khác nhau là khác nhau.
Xét tia sáng trắng chiếu tới giọt nước với một góc tới i nhất định, hãy tìm góc lệch của tia sáng cấp
k , độ biến thiên của góc lệch k so với chiết suất n là dk dn , xét trường hợp ứng với góc tới ik
trong ý 2.
4. Hình 4c là sơ đồ của tia sáng cấp 1 phát ra sau khi chùm ánh sáng đơn sắc song song chiếu vào
một giọt nước, góc lệch cực tiểu của tia sáng cấp 1 là 1m , cấp k là  km . Xét chùm ánh sáng trắng
song song chiếu tới giọt nước, chiết suất của giọt nước đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím tương
ứng là nd = 1,329 và nt = 1,344. Hãy tính góc lệch km do
và  km
tim
của cầu vồng cấp k = 1 và k = 2
tương ứng, cũng như độ rộng góc  k =  km
tim
−  km
do
, đồng thời cho biết thứ tự sắp xếp màu sắc của
chúng từ trong ra ngoài. Góc được tính theo đơn vị là độ (°), chính xác đến 0,01°.
5. Nếu quan sát cầu vồng qua một tấm phân cực, bạn có thể thấy ánh sáng của cầu vồng là ánh sáng
phân cực. Giả sử ánh sáng tới giọt nước là ánh sáng tự nhiên đơn sắc, cường độ ánh sáng phân cực
s (hướng phân cực vuông góc với bề mặt tới) trong ánh sáng phát ra là I s , cường độ ánh sáng phân
cực p (hướng phân cực song song với bề mặt tới) trong ánh sáng phát ra là I p , mức độ phân cực
Is − I p
của ánh sáng được định nghĩa là P = . Khi ánh sáng tới là ánh sáng đơn sắc đỏ, hãy tính độ
Is + I p
phân cực Pk của ánh sáng phát ra từ bậc cầu vồng cấp k = 1 và k = 2.

Trang 3/4
Cho biết khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2 , góc
tới và góc khúc xạ tương ứng là 1 và 2 , đối với phân cực s, tỉ số giữa biên độ điện trường của
ánh sáng phản xạ và ánh sáng khúc xạ với biên độ điện trường của ánh sáng tới lần lượt là:
n cos 1 − n2 cos 2 2n1 cos 1
rs = 1 ; ts =
n1 cos 1 + n2 cos 2 n1 cos 1 + n2 cos 2
Đối với phân cực p, tỉ số giữa biên độ điện trường của ánh sáng phản xạ và ánh sáng khúc xạ với
biên độ điện trường của ánh sáng tới lần lượt là:
n cos 1 − n1 cos 2 2n1 cos 1
rp = 2 ; tp = .
n2 cos 1 + n1 cos 2 n2 cos 1 + n1 cos 2
Câu V (4,0 điểm).
1. Trong Cơ học cổ điển, về nguyên tắc bao giờ cũng có thể xác định chính xác đồng thời cả vị trí
lẫn vận tốc (hoặc động lượng) của một hạt. Tuy nhiên, trong thế giới vi mô, phép đo bao giờ cũng
ảnh hưởng đến đối tượng vi mô, làm biến đổi trạng thái của nó, nên phép đo có những bất định về
nguyên tắc không thể khử hết được. Nguyên lý bất định do nhà vật lý lý thuyết người Đức Werner
Heisenberg phát triển, còn gọi là hệ thức bất định Heisenberg, phát biểu rằng: "Ta không bao giờ
có thể xác định chính xác cả vị trí lẫn vận tốc (hay động lượng, hoặc xung lượng) của một hạt vào
cùng một lúc. Nếu ta biết một đại lượng càng chính xác thì ta biết đại lượng kia càng kém chính
xác". Về mặt toán học, hệ thức bất định có dạng p.x  , trong đó x là tọa độ của hạt, p là
2
động lượng của hạt và là hằng số Planck rút gọn.
Xét một bài toán đơn giản về sự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Một cách đơn giản ta
coi mô hình của một phân tử gồm hai nguyên tử là hệ hai quả cầu nhỏ có khối lượng tương ứng là
M và m nối với nhau bằng một lò xo nhẹ. Biết hệ dao động điều hòa với tần số riêng là  .
Dùng hệ thức bất định để ước lượng kích thước và năng lượng của phân tử nói trên ở trạng thái có
năng lượng thấp nhất.
2. Hai hạt giống nhau chuyển động lại gần nhau trên một đường thẳng. Trong hệ quy chiếu gắn với
khối tâm chúng, động năng của mỗi hạt là Wd =  E0 với  là một số dương, E0 là năng lượng
nghỉ của hạt. Hỏi trong hệ quy chiếu gắn với một hạt thì hạt kia có động năng bằng bao nhiêu?

------------------------HẾT-------------------------

SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN


Thầy Nguyễn Văn Cư Đồng Nai
Thầy Thới Ngọc Tuấn Quốc TP.HCM
Thầy Lê Đại Nam Đại học Nam Florida
Thầy Nguyễn Anh Văn TP. Cần Thơ
Bạn Huỳnh Hiếu Nhơn Đồng Tháp

TRÌNH BÀY VÀ HIỆU CHỈNH


Thầy Huỳnh Vĩnh Phát TP. HCM
Cô Đinh Thị Anh Xuân Hà Nội
Bạn Huỳnh Hiếu Nhơn Đồng Tháp

Trang 4/4

You might also like