You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN

HÀ TĨNH DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT


NĂM HỌC 2019 – 2020
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: VẬT LÝ
(Đề thi có 02 trang, gồm 05 câu) Ngày thi: 19/9/2019
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1: (4 điểm)
Cho một mặt nón có trục thẳng đứng, góc ở đỉnh là 2α.
1. Mặt nón được giữ cố định. Một vật nhỏ khối lượng m được
nối với đỉnh của mặt nón bởi một sợi dây mảnh, không dãn, khối
lượng không đáng kể có chiều dài L (Hình 1). Ở thời điểm ban đầu
(t = 0) vật chuyển động tròn quanh mặt nón với tốc độ dài vo.
 
L
a. Tìm điều kiện của v0 để vật không rời khỏi mặt nón trong
quá trình chuyển động. m
b. Cho hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt nón là μ. Xác định
thời điểm vật dừng lại trên mặt nón.
2. Thay vật và sợi dây bằng một đoạn dây cao su có chiều dài tự
nhiên L0 = 50 cm, khối lượng m = 50 g phân bố đều, hệ số đàn hồi Hình 2
Hình 1
của dây cao su là k = 1000 N/m. Bỏ qua ma sát giữa dây cao su và
mặt nón. Cho cả hệ mặt nón và dây cao su quay đều với tốc độ góc ω = 10 rad/s quanh trục của mặt
nón. Tìm độ biến dạng ΔL của dây cao su. Biết ΔL ≪ L0 và cho rằng khi dãn khối lượng vẫn phân bố
đều, lực đàn hồi của dây cao su tuân theo định luật Húc. Cho α = 30o; g = 9,81 m/s2.
dx 1 a+x
Thí sinh có thể dùng công thức sau:  2 2 = ln | | + c (với a và c là hằng số)
a −x 2a a−x
Câu 2: (4 điểm)
Bầu khí quyển của Trái đất, có cấu trúc khá phức tạp, tuy nhiên trong bài toán này, chúng ta sẽ xem
xét hai mô hình đơn giản của tầng dưới của khí quyển, được gọi là tầng đối lưu. Để hiểu được tính chất
vật lý của một số hiện tượng, chỉ cần xem xét bầu khí quyển của Trái đất bao gồm một loại khí lí tưởng
lưỡng nguyên tử, đơn chất với khối lượng mol 𝜇 = 28,9.10−3 kg/mol. Cho rằng gia tốc trọng trường không
thay đổi theo độ cao và có giá trị g = 9,81 m/s2; áp suất khí quyển ở bề mặt trái đất là p0 = 1,013.105 Pa;
hằng số khí R = 8,31 J/(mol.K)
1. Khí quyển đẳng nhiệt.
Trong mô hình này chúng ta giả sử rằng nhiệt độ của khí quyển là như nhau trên toàn bộ độ cao của
nó và bằng 𝑇0 = 293 K.
a. Tính khối lượng của toàn bộ khí quyển Trái đất. Biết bán kính của Trái đất 𝑅𝐸 = 6400 km.
b. Tính áp suất không khí ở độ cao H = 1500 m so với bề mặt Trái đất.
2. Khí quyển đoạn nhiệt
Tầng đối lưu thực sự không phải là đẳng nhiệt mà nhiệt độ không khí giảm theo độ cao do các quá
trình đối lưu liên tục. Quá trình không khí đối lưu có thể được coi là các quá trình đoạn nhiệt. Biết nhiệt
độ ở bề mặt Trái đất là T0 = 293 K. Tính nhiệt độ và áp suất của không khí ở độ cao H = 1500 m so với
bề mặt Trái Đất
Câu 3: (4 điểm)
y
Một quả cầu kim loại có bán kính R được nối đất và một điện
tích điểm có điện tích q được đặt cách tâm quả cầu một khoảng l. A(x; y)
Trong trường hợp này, quả cầu sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng.
Để xác định điện trường trong không gian do điện tích q và quả R
cầu gây ra người ta có thể sử dụng một phương pháp gọi là Q q
0 • • x
“phương pháp ảnh điện”. Ở phương pháp này, để xác định điện a
l
trường bên ngoài quả cầu và trên mặt cầu, người ta thay thế điện
tích hưởng ứng của quả cầu bằng một điện tích điểm Q có tác
dụng tương đương. Q nằm ở đâu đó bên trong quả cầu, cách tâm Hình 3
quả cầu một khoảng a và trên đường nối điện tích điểm q đến tâm
1
quả cầu (Hình 3). Để khảo sát điện trường tại một điểm nào đó, do tính đối xứng nên chúng ta chỉ cần
sử dụng hệ tọa độ Oxy trên mặt phẳng chứa hai điện tích Q, q và điểm cần khảo sát (Hình 3).
1. Tìm biểu thức điện thế tại điểm A có tọa độ A(x;y) nằm ngoài quả cầu theo q, Q, l, a, x, y và ε0.
Từ đó suy ra biểu thức điện thế tại một điểm trên mặt cầu theo q, Q, l, a, x và ε0.
2. Tìm biểu thức tính giá trị điện tích Q và khoảng cách a theo q, l, R.
3. Tính công A cuả lực điện trường khi đưa điện tích điểm q chuyển động chậm từ điểm cách tâm
quả cầu khoảng l đến vô cùng theo q, l, R và ε0.
Câu 4: (4 điểm)
Cho biết chiết suất của không khí bằng 1.
1. Chiếu một chùm sáng song song hẹp, đơn sắc có bước sóng λ tới
bề mặt một màng xà phòng mỏng, phẳng dưới góc tới α. Ánh sáng phản
xạ trên màng đi qua thấu kính hội tụ L và tới một màn ảnh E đặt tại tiêu
diện của thấu kính. Thấu kính được đặt vuông góc với các tia sáng phản
xạ từ màng xà phòng. (Hình 4). Xác định độ dày tối thiểu của màng xà
phòng dmin để chùm sáng thu được trên màn E có cường độ cực đại.
2. Trên một tấm thủy tinh dày nằm ngang chiết suất n, có một lớp Hình 4
chất lỏng mỏng, phẳng, trong suốt có chiết suất n0 (Hình 5). Một chùm
sáng song song hẹp đơn sắc bước sóng λ chiếu lên lớp chất lỏng dưới
góc tới α, chùm sáng phản xạ đi qua thấu kính hội tụ L và được hứng
trên màn ảnh E đặt tại tiêu diện của thấu kính. Thấu kính được đặt
vuông góc với các tia sáng phản xạ.
Tại một thời điểm cường độ chùm sáng thu được trên màn E là cực
đại. Sau đó, cường độ chùm sáng giảm dần và sau một thời gian T
cường độ sáng trên màn E lại cực đại trở lại.
Xác định vận tốc giảm độ dày lớp chất lỏng do sự bay hơi của nó gây Hình 5
ra. Biết n0 < n
Câu 5: (4 điểm)
Với một thanh nhỏ hình trụ đặc, đồng chất, dài L, bán kính r, một đầu thanh được giữ cố định còn
đầu kia tác dụng mômen lực làm thanh bị xoắn, hệ số xoắn k của thanh lúc này liên hệ với suất trượt G
G 4
của vật liệu làm thanh theo biểu thức k = r Khi thanh bị xoắn góc θ thì nó sẽ sinh ra một mômen
2L
có độ lớn M = k để chống lại biến dạng xoắn.
Cho các dụng cụ sau:
- Một thanh kim loại hình trụ nhỏ bằng thép (đường kính cỡ milimet);
- Một thanh cứng chưa biết khối lượng và hai gia trọng nhỏ, mỗi gia trọng có khối lượng m đã biết,
lồng vào thành cứng, có thể di chuyển dọc theo thanh và cố định với thanh cứng ở bất kỳ vị trí nào
bằng các ốc hãm (Hình 6).
- Một giá treo;
- Một sợi chỉ rất mảnh, đủ dài; Hình 6
- Một thước đo độ dài có độ chia nhỏ nhất đến milimet;
- Một đồng hồ bấm giây;
- Các loại khớp nối cần thiết để có cố định các thanh với nhau và với giá treo.
1. Chọn các dụng cụ cần thiết trong số các dụng cụ đã cho, hãy trình bày phương án em cho là chính
xác nhất có thể, để đo được bán kính của thanh kim loại bằng thép đã cho.
2. Hãy trình bày phương án thí nghiệm để đo được suất trượt của vật liệu bằng thép dùng để làm
thanh kim loại hình trụ nhỏ cho ở trên.

------------------------------HẾT------------------------------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Cán bộ cọi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh………………………………………...…….Số báo danh………………


2

You might also like