You are on page 1of 2

SỚ GD& ĐT QUẢNG TRỊ

ĐỀ THI HSG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LÊ QUÝ ĐÔN
CÁC TRƯỜNG CHUYÊN DUYÊN HẢI BẮC BỘ
MÔN VẬT LÝ LỚP 11
Năm học 2021 – 2022

Bài 1. (4 điểm)
Một mặt cầu dẫn mỏng bán kính R1, một điện tích Q phân bố bên trong mặt cầu với mật độ điện tích
khối , với r là khoảng cách tính từ tâm mặt cầu, a là hằng số. Giả thiết hằng số điện môi bằng
đơn vị.
a) Tìm hằng số a theo Q và R1.
b) Tỉ số năng lượng điện trường bên trong mặt cầu và năng lượng điện trường bên ngoài mặt cầu.
c) Người ta bao bên ngoài mặt cầu bán kính R1 một mặt cầu dẫn mỏng bán kính R2 = 10 cm sao cho
hai mặt cầu đồng tâm. Giữa hai mặt cầu chứa đầy không khí. Tìm R 1 để hiệu điện thế giữa hai mặt cầu
ngay trước khi lớp không khí bị đánh thủng đạt giá trị cực đại.

Bài 2. (5 điểm)
Một đĩa dẫn điện, bán kính a, quay với tốc độ
góc ω không đổi quanh trục OA của nó (trùng O A z
với Oz). Trục OA dẫn điện và vành đĩa tiếp xúc
điện với một thanh cố định MC. Toàn bộ được i 
đặt trong một từ trường ngoài không đổi M C
. Bỏ qua điện trở các dây dẫn. R
1) Xác định hiệu điện thế uAC.
2) Trường thực ra là do dòng điện i tạo ra
bởi sự quay của đĩa. Ta có thể giả thiết rằng đĩa chuyển động trong một ống dây có độ tự cảm L, điện
trở R, gồm n vòng sít nhau trên một đơn vị dài như trên hình vẽ.
a) Viết phương trình vi phân nghiệm đúng bởi dòng điện i.
b) Chứng minh rằng với một giá trị ω0 của ω thì tồn tại một nghiệm ổn định khác không của i. Điều
gì xảy ra nếu ω nhỏ hơn hay lớn hơn ω0.
c) Trong trường hợp i khác không, hãy xác định hệ thức giữa mômen ngẫu lực phải thực hiện để làm
quay đĩa và cường độ dòng điện i.

Câu 3. (4 điểm)
Cho hệ hai thấu kính hội tụ đồng trục L 1, L2 đặt cách nhau L1
60 cm. Thấu kính L1 có tiêu cự 20 cm, thấu kính L2 có tiêu cự L2
A
10 cm. Vật sáng có dạng đĩa tròn có tâm ở trên trục chính,
đường kính AB = 8 cm, đặt cách L1 một khoảng 40 cm.
1. Tìm vị trí, kích thước ảnh của vật sáng qua L1 và qua hệ.
2. Biết thấu kính L1 có bán kính rìa R1 = 8 cm, thấu kính L2 B
có bán kính rìa R2 = 4 cm. Đặt một màn chắn M vuông góc trục
chính để hứng ảnh của vật qua hệ.
a) Chứng minh mọi tia tới xuất phát từ tâm của vật sáng đi qua L1 đều cho tia ló đi qua L2.
b) Độ sáng của ảnh trên màn không đều, càng xa tâm thì càng mờ. Để ảnh trên màn không thay đổi
kích thước nhưng độ sáng đồng đều, ta có thể đặt thêm một thấu kính hội tụ L 3 đồng trục với L1, L2 và
có bán kính rìa là R3. Tính giá trị nhỏ nhất của R3 và tính tiêu cự của L3 trong trường hợp đó.
Câu 4. (4 điểm)
Cho cơ hệ như hình 3a. Thanh OA đồng (C)
chất, tiết diện đều, khối lượng m, chiều dài O y O y
2R, momen quán tính đối với đường trung  
trực của thanh bằng mR /3. Đĩa (B) đồng
2
 
chất, khối lượng m, bán kính R, tâm A, A g A g
momen quán tính đối với trục của nó bằng x x
(B) (B)
mR2/2. Hệ có thể quay trong mặt phẳng
thẳng đứng Oxy quanh trục nằm ngang Oz. Hình 3a Hình 3b
Bỏ qua ma sát ở các trục quay.
a) Đĩa và thanh liên kết chặt với nhau, tìm chu kì dao động nhỏ của hệ.
b) Đĩa và thanh có thể quay tự do đối với nhau. Ở thời điểm đầu, thanh đứng yên và nghiêng một
góc φ0 so với đường thẳng đứng, đĩa có vận tốc góc ω0. Tìm chu kì dao động nhỏ của thanh.
c) Đĩa và thanh có thể quay tự do đối với nhau, đồng thời đĩa lăn không trượt trên hình trụ cố định
(C) có bán kính R và nhận Oz làm trục (hình 3b). Bỏ qua ma sát lăn. Ở thời điểm đầu, thanh đứng yên
và nghiêng một góc φ0 so với đường thẳng đứng, đĩa đứng yên. Tìm chu kì dao động nhỏ của thanh.
Câu 5. (3 điểm)
Một người muốn xác định khối lượng của một chiếc xuồng mà anh ta đang ở đó. Hỏi người đó sẽ
làm như thế nào nếu trong tay chỉ có một sợi dây thừng, một bút bi nhỏ và biết số cân nặng của chính
mình. (Trình bày cơ sở lý thuyết, trình tự thí nghiệm, bảng số liệu, cách tính sai số và những chú ý
trong quá trình làm thí nghiệm để giảm sai số).

------- HẾT -------

Người biên soạn: Trần Lê Hùng, tổ vật lý trường chuyên Lê Quý Đôn Quảng trị.

You might also like