You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2022 - 2023

ĐẮK LẮK MÔN: VẬT LÍ – THPT, GDTX


Ngày thi: 15/3/2023
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề này có 02 trang, gồm 06 câu)

Câu 1. (4,0 điểm).


Một con lắc đơn gồm một vật nhỏ khối lượng m = 1 gam, mang
điện tích q = 10 – 6 C và một sợi dây mảnh, nhẹ, không dãn, chiều dài
Hệ được đặt vào trong điện trường đều có chiều đường sức
điện như hình 1. Biết E = 10 V/m và α = 60 , lấy g = 10 m/s2.
4 0
φ
1) Tính góc φ (góc hợp bởi dây treo và phương thẳng đứng) và
sức căng Tc của dây treo khi hệ cân bằng.
2) Từ vị trí cân bằng, kéo vật lệch về bên trái đến vị trí dây treo hợp α
với phương thẳng đứng góc β=35 rồi buông không vận tốc đầu.
o

a) Tính chu kì dao động của con lắc.


b) Viết phương trình dao động điều hoà theo li độ cong của con Hình 1
lắc. Chọn gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, chiều dương từ trái sang phải,
mốc thời gian khi vật qua vị trí cân bằng lần đầu tiên.
c) Trong quá trình chuyển động, xác định vị trí vật có vận tốc cực đại và tính giá trị cực đại đó.

Câu 2. (3,0 điểm).


Có 1 g khí Heli (coi là khí lý tưởng đơn nguyên tử) thực P
hiện một chu trình 1 – 2 – 3 – 4 – 1 được biểu diễn trên giản 2P0 1 2
đồ P-T như hình 2. Cho P0 = 105 Pa; T0 = 300 K.
1) Tìm thể tích của khí ở trạng thái 4.
P0
2) Hãy nói rõ chu trình này gồm các đẳng quá trình nào. 4 3
Vẽ lại chu trình này trên giản đồ P-V và trên giản đồ V-T (cần T
ghi rõ giá trị bằng số và chiều biến đổi của chu trình).
0 T0 2T0
3) Tính công mà khí thực hiện trong từng giai đoạn của
chu trình. Hình 2

Câu 3. (3,0 điểm).


Cho hệ cơ gồm một vật nặng có khối lượng m = 1 kg và lò xo có độ
cứng k = 100 N/m, được treo thẳng đứng như hình 3. Lúc đầu giữ giá đỡ
D sao cho lò xo không biến dạng. Sau đó cho D chuyển động thẳng đứng
k
xuống dưới nhanh dần đều với gia tốc a = 2 m/s2.
1) Tìm thời gian kể từ khi D bắt đầu chuyển động cho tới khi vật nặng
có khối lượng m bắt đầu rời khỏi D. m
2) Chứng minh rằng sau khi rời khỏi D vật nặng có khối lượng m dao D
động điều hoà. Tìm chu kỳ và biên độ của dao động. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua
mọi ma sát và khối lượng của lò xo. Hình 3

Câu 4. (4,0 điểm).


Cho mạch điện như hình 4. Tụ điện có C L, r R
A B
điện dung C, cuộn dây có độ tự cảm L và
điện trở r, điện trở thuần có giá trị thay đổi M N
được. Mắc một nguồn điện xoay chiều có Hình 4

Trang 1/2
hiệu điện thế tức thời vào hai đầu A, B. Tần số f của dòng điện có giá trị
thay đổi được. Bỏ qua điện trở của các dây nối.
1) Khi f = 50 Hz, người ta đo được hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu M, N
là UMN = 60 V, cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch Biết hiệu điện thế tức

thời lệch pha so với cường độ dòng điện tức thời và lệch pha so với
a) Tính các giá trị r, L, C và
b) Tính công suất tiêu thụ của mạch điện và viết biểu thức hiệu điện thế tức thời ở hai
đầu tụ điện.
2) Lần lượt cố định giá trị f = 50 Hz, thay đổi giá trị R; rồi cố định giá trị
thay đổi giá trị f. Xác định tỉ số giữa các giá trị cực đại của hiệu điện thế hiệu dụng ở hai
đầu tụ điện trong hai trường hợp trên.
A
Câu 5. (4,0 điểm).
H
Một lăng kính thủy tinh có chiết suất n và góc chiết quang đặt
I
trong không khí.
1) Giả sử lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác cân ABC
J
đỉnh A. Một tia sáng đơn sắc rọi vuông góc vào mặt bên AB sau hai
lần phản xạ toàn phần trên hai mặt AC và AB thì ló ra khỏi đáy BC B C
theo phương vuông góc với BC như hình 5. K
a) So sánh độ lớn của góc chiết quang với độ lớn của góc ^
HIJ Hình 5
và góc ^
IJK .
b) Tính góc chiết quang của lăng kính.
c) Tìm điều kiện mà chiết suất của lăng kính này phải thỏa mãn.
d) Giả sử chiết suất của lăng kính đối với tia sáng màu lam vừa thỏa điều kiện trên.
Khi đó nếu tia tới là tia sáng trắng thì tia ló khỏi đáy BC theo phương vuông góc với BC
còn là ánh sáng trắng không? Giải thích.
2) Giả sử lăng kính có chiết suất là n = . Tia tới đơn sắc qua lăng kính cho tia ló với

góc lệch cực tiểu bằng . Tính góc chiết quang A trong trường hợp này.

Câu 6. (2,0 điểm).


Cho các dụng cụ sau:
- Một nguồn điện một chiều chưa biết suất điện động.
- Một cuộn dây đồng.
- Các dây dẫn có điện trở không đáng kể.
- Một ampe kế nhiệt.
- Một thước kẻ.
- Một ống hình trụ tiết diện nhỏ.
Bỏ qua điện trở của các ampe kế. Hãy thiết lập công thức, nêu cách bố trí thí nghiệm và
phương án tiến hành thí nghiệm để xác định suất điện động của nguồn điện một chiều nói trên.
…………..HẾT…………..
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên………………………………………Số báo danh:………………………….

Trang 2/2
Trang 3/2

You might also like