You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THPT

QUẢNG TRỊ Môn thi: Vật lý


Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
( Đề thi có 02 trang)

Câu 1: (Cơ học chất điểm)(2 điểm)


Hai quả cầu đồng chất cùng bán R nằm trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát như hình
bên. Quả cầu khối lượng 6m gắn với đầu một lò xo lý tưởng có độ cứng

k đang đứng yên, chiều
dài tự nhiên 6R. Quả cầu khối lượng m chuyển động với vận tốc v0 đến gặp đầu lò xo và làm
cho lò xo bị nén lại đồng thời đẩy vật 6m chuyển động. Tìm: k
1) Độ biến dạng cực đại của lò xo. m 6m
2) Thời gian t mà quả cầu m tiếp xúc với lò xo.

Câu 2 (Cơ học vật rắn)( 4điểm)


1) Một trục quấn dây có thể xem như một hình trụ C đồng chất có khối lượng M = 10 kg, bán
MR 2
kính R (mô men quán đối với trục hình trụ I  ) có thể lăn
2
không trượt trên một mặt phẳng nghiêng hợp với phương ngang
một góc α = 300 như hình vẽ. Sợi dây quấn trên trục vắt qua ròng
rọc B không khối lượng, không ma sát và nối với vật A khối lượng
m = 2kg. Lấy g=9,8m/s2.
a) Tính độ cao mà khối tâm của C đi được khi vật A đi được
quãng đường 2 mét.
b) Tính gia tốc khối tâm của C.
2) Một hình trụ đặc đồng chất bán kính r khối lượng m lăn không trượt trong lòng một máng
hình bán trụ bán kính R > r như hình vẽ. Máng hình trụ cố định
có trục nằm ngang. Ban đầu hình trụ được thả lăn không trượt từ
nghỉ ở vị trí sao cho góc hợp bởi đường nối vuông góc trục hình 0
trụ và trục máng so với phương thẳng đứng là φ0.
a) Tính tốc độ góc của khối trụ so với trục của nó khi góc
hợp bởi đường nối vuông góc trục hình trụ và trục máng so với
phương thẳng đứng là φ.
b) Góc φ0 đủ nhỏ để hình trụ dao động điều hòa trong máng. Tính chu kỳ dao động.

Câu 3: (Tĩnh điện học) (2 điểm)


Bốn tấm kim loại hình vuông diện tích S được bố trí song song cách nhau d như hình vẽ. (S
>> d2). Tấm 1 và tấm 4 được nối với một nguồn điện có suất điện động E, tấm 1 nối với cực
dương. Tấm 2 và tấm 3 được nối với một dây dẫn rồi tháo ra, sau đó thay nguồn giữa tấm 1 và
4 bằng một dây dẫn. Các bước tiến hành được mô tả như hình vẽ trên. Tính hiệu điện thế giữa:
tấm 1 và tấm 2, tấm 2 và tấm 3.

Câu 4: (Điện từ) (4 điểm)

Trang 1/2
Một máy phát điện tự kích gồm một đĩa kim loại có bán kính a gắn trên một trục mảnh
kim loại quay với vận tốc góc ω không đổi bên trong một ống dây hình trụ dài có độ tự cảm L,
dài , có N vòng dây quấn cách đều. Hai đầu cuộn dây được nối với tâm và mép đĩa quay bằng
chổi tiếp xúc như hình vẽ. Tổng điện trở của toàn mạch là R. Một sự thay đổi nhỏ của từ trường
trong không gian đặt máy sẽ làm xuất hiện và gia tăng suất điện động
cảm ứng giữa hai đầu P, Q của máy. 
1) Tại thời điểm t dòng điện trong mạch là i. Tính cảm ứng từ B
trong ống dây theo N,, i và hằng số từ µ0. Bỏ qua từ trường
gây ra bởi đĩa và trục. R
2) Hãy viết phương trình vi phân cho dòng điện i chạy trong
mạch. Viết theo L, R và suất điện động cảm ứng  trên đĩa. a P
Chổi quét
3) Hãy tìm biểu thức của suất điện động cảm ứng  trên đĩa theo
0 , N , a, , i, và tốc độ góc  ?
4) Giải phương trình tìm sự phụ thuộc cường độ dòng điện trong
mạch theo thời gian. Biết cường độ dòng điện trong mạch tại
thời điểm ban đầu bằng i0
5) Tính giá trị nhỏ nhất của tốc độ góc  để cho dòng điện trong Q
mạch tăng dần. Viết kết quả theo R, 0 , N , a, và  . Chổi quét

6) Để giữ giá trị tốc độ góc  không đổi, cần phải tác dụng vào trục quay một momen lực.
Xác định biểu thức mô men lực theo các giá trị đã cho.

Câu 5: (Nhiệt học)(4 điểm)


Một lượng khí lý tưởng đơn nguyên tử thực hiện chu trình
như hình vẽ. Trạng thái A, B cố định, C có thể thay đổi, nhưng quá
trình AC là đẳng áp.
1) Viết phương trình sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thể tích
trong quá trình BC.
2) Tính công lớn nhất của chu trình biết nhiệt độ giảm trong suốt
quá trình BC?
3) Tính hiệu suất của chu trình trong trường hợp công lớn nhất?

Câu 6: (Quang học) (4điểm)


Hai thấu kính mỏng L1 và L2 cùng trục chính có độ tụ lần lượt là D1 và D2 được đặt cách
nhau một khoảng  = 25 cm. Một vật thật AB vuông góc với trục chính đặt trước L1 và ngoài
khoảng hai thấu kính cho một ảnh thật cùng chiều vật.
1) Các thấu kính là hội tụ hay phân kỳ? Biện luận.
2) Hệ này tạo ra một ảnh thật cùng chiều vật với độ phóng đại k = 1. Nếu giữ nguyên vị trí
vật và đổi vị trí của hai thấu kính cho nhau, thì hệ cũng tạo một ảnh thật cùng chiều với vật
nhưng với độ phóng đại k’ = 4. Tính hiệu số các độ tụ D = D1 - D2 của hai thấu kính?

………………..Hết………………..

Trang 2/2

You might also like