You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH KÌ THI CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2021-2022

MÔN VẬT LÝ
Thời gian làm bài 180 phút
Ngày thi thứ nhất: 25 tháng 9 năm 2021.
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Đề thi gồm có 5 câu trên 03 trang.

Câu 1 (4 điểm). Hai cái đĩa mỏng phẳng, đồng chất, có cùng khối lượng m, cùng quay
quanh một trục Oz thẳng đứng và cố định. Đĩa (1) có bán kính R đang quay với vận tốc góc
1 = 1,50 .ez ; đĩa (2) có bán kính 2R đang quay với vận
tốc góc 2 = −0 .ez như (Hình 1); ez là véc tơ đơn vị thẳng
đứng hướng lên.
Coi m, R,  , 0 và gia tốc rơi tự do g đã biết.
a. Tìm vận tốc tương đối của điểm B trên mép đĩa (2) so
điểm A trên mép đĩa (1).
b. Khi hai đĩa đang quay, ta hạ dần đĩa (1) chồng lên đĩa
(2), sau đó hai đĩa trượt lên nhau cho đến khi đứng yên
tương đối so với nhau. Thời gian trượt tương đối giữa hai
đĩa là t0. Biết hệ số ma sát trượt giữ hai đĩa là  ; bỏ qua
ma sát giữa hai đĩa với không khí và ma sát ở trục quay.
- Tìm vận tốc góc cuối cùng hệ hai đĩa và độ biến thiên cơ năng hệ.
- Tìm t0.

Câu 2 (4 điểm). Trên đồ thị (Hình 2) là các quá trình biến đổi chậm (chuẩn tĩnh) (1)-(2)-(3)-
(4) của 3 mol khí lí tưởng đơn nguyên tử. Trục hoành của đồ
thị biểu diễn công A khí thực hiện ( khí thực hiện công A  0
và nhận công A  0 ) và trục tung biểu diễn nhiệt lượng Q mà
khí nhận ( Q >0) hoặc nhường ( Q <0) với hệ ngoài.
1. Từ đồ thị, các quá trình là các đoạn thẳng nối các điểm: (1)-
(2), (2)-(3) và (3)-(4), hãy cho biết các quá trình trên là những
quá trình gì?
2. Biết tại điểm (3) trên đồ thị, khí có nhiệt độ T3=300K. Xác
định nhiệt độ lớn nhất Tmax và nhỏ nhất Tmin của khí trong các
quá trình trên.
3. Khí đang ở trạng thái điểm (4) trên đồ thị (Hình 2), phải
thực một công A nén khối khí đoạn nhiệt thuận nghịch đến một trạng thái (5) có nhiệt độ
T5= Tmax đã tìm ở ý 2. Tính A.
4. Phác họa đồ thị của các quá trình này trên giản đồ (p, V).

Câu 3 (5 điểm). Một vật hình trụ đứng bán kính r, chiều cao 2h, tích điện đều với mật độ điện
khối  (   0) . Trong hệ tọa độ Descartes, trụ được đặt tại vị trí có tâm đối xứng của nó nằm
tại gốc tọa độ O (Hình 3), trục đối xứng nằm dọc trục Oz thẳng đứng (Oz hướng lên)
1
a. Bằng phép tính chi tiết, hãy tìm véc tơ cường độ điện trường do trụ tạo ra tại vị trí M có tọa
độ M(0,0,z) theo các đại lượng  , h, r , z và các hằng số đã biết (z>h).
b. Người ta dùng một công A đưa một lưỡng cực điện p có khối lượng m từ một điểm có cùng
độ cao với gốc tọa độ O và ở rất xa đến vị trí M0(0,0, z1) với z1 = 2h .
(i). Tính công cần thiết A.
(ii). Lưỡng cực điện p nói trên có kích thước rất nhỏ so với kích thước trụ,
được đặt ở vị trí M0 và dễ dàng quay trong mặt phẳng thẳng đứng quanh trục
T nằm ngang đi qua tâm lưỡng cực điện. Biết momen quán tính của lưỡng
cực điện đối với trục T là I; bỏ qua mọi ma sát.
Tìm chu kì dao động bé của lưỡng cực điện trong điều kiện h=r.
Coi  , p, h, m, g là các giá trị đã biết.

Biết tích phân bất định


 1 
  x + m dx = 2  x x + m + m ln( x + x + m )  + C
2 2 2

 dx

  x +m
2
= ln( x + x 2 + m ) + C trong đó m, C là hằng số.

Câu 4 (5 điểm). Một vật S có khối lượng m, coi như một chất điểm, tích điện +q, được gắn
cách điện ở đầu dưới một lò xo có độ cứng k, hệ con lắc lò xo này được treo phía trên một quả
cầu thủy tinh tâm C không tích điện, trục lò xo luôn thẳng đứng qua tâm C quả cầu. Quả cầu
thủy tinh này cố định, bán kính R, chiết suất n=1,5, phần mặt dưới
quả cầu là chỏm cầu đỉnh O2 được phủ bạc phản xạ tốt ánh sáng. Bên
ngoài quả cầu sát O2 người ta đặt một điện tích điểm, mang điện tích
-q và cố định (Hình 4). Khoảng cách từ vị trí cân bằng của vật S tới
đỉnh trên O1 của quả cầu là R.
Kích thích cho vật S dao động theo phương thẳng đứng với biên độ A
bé (A<<R); chọn chiều dương trục Ox thẳng đứng hướng lên với O là
vị trí cân bằng của vật; bỏ qua khối lượng lò xo.
1.Tìm chu kì dao động bé của vật S.
2. Coi vật S là một vật sáng dao động trước một hệ quang học; chùm
sáng phát ra từ S gần như thẳng đứng và gọi S’ là ảnh của S qua hệ
quang này; chiết suất của không khí bằng 1.
a. Xác định vị trí ảnh S’ khi S đi qua vị trí cân bằng.
b. Khi vật sáng S dao động thì ảnh của nó qua hệ quang học này có
vận tốc và gia tốc cực đại bằng bao nhiêu?

Câu 5 (2 điểm).
Cho một dây kim loại đàn hồi xoắn AB: đầu B được cố định với tâm của đáy một khối trụ kim
loại tròn, còn đầu A của dây được giữ cố định trên giá đỡ (hình 5). Cả hệ thống này tạo thành
một con lắc xoắn.
Cho các dụng cụ như sau:
- Một sợi dây nhẹ, không dãn, các ròng rọc nhẹ có thể gắn trên giá đỡ;
- Các gia trọng M1, M2, M3;
2
- Một thước đo góc có chia độ gắn được trên giá đỡ;
- Các thước kẹp, thước đo độ dài.
Yêu cầu thí nghiệm:
a) Hãy vẽ sơ đồ thí nghiệm để xác định hệ số xoắn c của dây kim loại và thiết lập biểu thức
tính c.
b) Coi như con lắc xoắn dao động điều hòa, hãy:
- Vẽ các sơ đồ thí nghiệm cần thiết để xác định mômen quán tính I của khối
trụ;
- Thiết lập phương trình cần thiết và dẫn tới biểu thức tính mômen quán tính
I của khối trụ;
- Nêu các bước và các chú ý khi đo mômen quán tính của khối trụ.

Ghi chú: Thí sinh không sử dụng bất cứ tài liệu nào.
Giám thị coi thi không giải thì gì thêm.
----------------HẾT----------------

You might also like