You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn thi: VẬT LÍ
ĐỀ CHÍNH THỨC
Ngày thi: 11 tháng 09 năm 2021
Thời gian làm bài: 180 phút
Đề thi gồm 02 trang

Bài I (3,0 điểm)


Một khối khí lý tưởng thực hiện chu trình gồm các đẳng quá trình
như đồ thị Hình 1.
1. Hãy gọi tên các đẳng quá trình và cho biết sự biến đổi của các
thông số trạng thái trong mỗi quá trình (không cần giải thích).
2. Vẽ đồ thị của chu trình đã cho trong mặt phẳng tọa độ V − T .
Bài II (3,0 điểm)
Hai mặt phẳng 1 và  2 song song nhau, cách nhau một
đoạn d , chia cả không gian ra làm 3 khu vực. Khu vực (1) là vùng
không gian chứa từ trường đều, có cảm ứng từ B1 như Hình 2.
Khu vực (2) là vùng không gian chứa điện trường đều, có véc tơ
cường độ điện trường E vuông góc với mặt phẳng 1 và hướng
tới mặt phẳng  2 . Khu vực (3) là khu vực có từ trường đều B2
cùng phương với B1 . Tại một điểm trên mặt phẳng  2 , một electron được cấp vận tốc ban đầu
v0 hướng về phía mặt phẳng 1 theo phương của đường sức điện. Bỏ qua trọng lực.

1. Xác định chiều và biểu thức tính độ lớn véc tơ cảm ứng từ B2 để hạt electron có quỹ
đạo khép kín ( B1 , v0 , d , độ lớn điện tích của electron là e đã biết).

2. Vẽ quỹ đạo của hạt electron trong trường hợp trên.


Bài III (2,0 điểm)
Có rất nhiều điện trở giống nhau, mỗi điện trở là R0 = 3 .

1. Tìm số điện trở ít nhất và cách mắc để có điện trở tương đương R = 5 .
2. Chứng tỏ rằng có vô số cách mắc để có điện trở tương đương R = 5 .
Bài IV (3,0 điểm)
Hệ quang học đồng trục gồm thấu kính L1 và thấu kính L2 đặt cách nhau l = 30cm , tiêu cự
của hai thấu kính lần lượt là f1 = 6cm và f 2 = −3cm . Vật sáng AB = 1cm đặt vuông góc với trục
chính, A thuộc trục chính và cách thấu kính L1 một khoảng d1 . Gọi A ' B ' là ảnh của AB tạo bởi
hệ quang học đồng trục nói trên.
1. Khi d1 = 15cm . Xác định vị trí, tính chất, chiều cao của ảnh A ' B ' .
2. Xác định d1 để khi đổi chỗ hai thấu kính cho nhau, vị trí của ảnh A ' B ' không đổi.

Trang 1/2
Bài V (4,0 điểm)
Cho cơ hệ như Hình 3. Lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng
K = 40 N / m , đầu dưới của lò xo gắn vào tấm ván có khối lượng M 0 , đầu
trên của lò xo gắn với đĩa có khối lượng M = 80 g . Thả một vật có khối
lượng m = 80 g rơi tự do từ độ cao h = 30cm so với đĩa. Lấy g = 10m / s 2 .
1. Tìm tốc độ của m ngay trước khi va chạm với M .
2. Biết va chạm giữa m và M là hoàn toàn mềm. Tìm tốc độ của hệ
ngay sau va chạm.
3. Trong trường hợp khối lượng tấm ván M 0 đủ lớn, sau khi va chạm,
hệ vật và đĩa sẽ dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Tìm tần số góc
và biên độ dao động của hệ khi đó.
4. Tìm điều kiện về khối lượng M 0 của tấm ván để sau khi va chạm, hệ vật và đĩa dao động
điều hòa.
5. Trong trường hợp khối lượng của tấm ván M 0 = 80 g . Tính khoảng thời gian từ lúc thả
vật m đến lúc tấm ván bị nhấc lên khỏi mặt sàn lần thứ nhất.
Bài VI (4,0 điểm)
Một khối trụ có khối lượng m và bán kính R đang đứng yên
bằng cách tựa vào một khối hộp và mép tường, ở nơi có gia tốc tơi
tự do g như Hình 4. Khối hộp được kéo tịnh tiến sang phải với vận
tốc v không đổi sao cho mép B của khối hộp và mép tường A luôn
song song với nhau. Lúc đầu khối hộp ở rất sát tường. Bỏ qua ma
sát giữa khối trụ với mép tường và khối hộp.
1. Trong mặt phẳng hình vẽ, xác định hình dạng quỹ đạo tâm
O của khối trụ so với điểm A khi khối trụ chưa rời khối hộp.
2. Trong khoảng thời gian khối trụ vẫn còn tiếp xúc với khối
hộp, tại thời điểm khoảng cách AB = d :
+ Chứng minh rằng theo phương ngang, tâm O của khối trụ chuyển động thẳng đều.
+ Tìm vận tốc tâm O của khối trụ trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất.
+ Độ lớn lực tương tác giữa khối trụ và khối hộp.
3. Tìm vận tốc v của khối hộp trong trường hợp khối trụ bắt đầu rời khối hộp khi khoảng
R
cách AB đạt d = .
2
Bài VII (1,0 điểm)
Cho hai cuộn dây có cùng độ tự cảm L và hai tụ điện có cùng
điện dung C , mắc với nhau thành mạch điện như Hình 5. Bỏ qua điện
trở của các cuộn dây và dây nối. Trong mạch đang có dòng điện chạy
qua các phần tử, lập hệ hai phương trình vi phân mô tả sự biến đổi của
điện tích q1 và điện tích q2 trên các bản A1 và A2 theo thời gian
(trong phương trình chứa q1 , q2 và các đạo hàm của chúng).

----------------- Hết ----------------


Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh : ................................................... Số báo danh : ..........................
Chữ kí của cán bộ coi thi số 1: Chữ kí của cán bộ coi thi số 2:

Trang 2/2

You might also like